Chân dung cụ Phạm Phú Thứ, 1863 tại Pháp, lúc này cụ 44 tuổi, hàm Tòng Nhị Phẩm.
Cụ Phạm Phú Thứ là một người thiết tha cải cách, canh tân đất nước, sau chuyến đi Pháp về, cụ viết sách kể chuyện đi Tây, mắt thấy tai nghe, rồi các bản điều trần dâng vua, tha thiết mong vua cải cách duy tân đất nước.
Vua đọc xong thấy hay, bảo các quan bàn bạc cùng làm, các quan cho là quái gở.
Vua bèn điều cụ ra Bắc, tại đây, cụ thể hiện tài năng, khai khẩn đất đai hoang hóa, lập nhà cứu tế,mở trường dạy học tiếng Tây Ban Nha, Pháp, Anh, muốn xuất bản sách báo ngoại văn, rồi cụ muốn thoát Trung Hoa bằng cách đề cao tiếng Việt, không chấp nhận phiên âm các tên riêng của Tây sang Hán Việt, mà phiên âm theo âm Nôm, ví dụ:
- Thổ Nhĩ Kỳ cụ gọi là Tu Ru Ky, Ai Cập gọi là Y Diệp...
Cụ muốn khai mỏ, học theo Nhật Bản đưa người đi Tây, Tây Ban Nha bảo đồng ý, cứ cử người đi, họ sẽ cử giáo sĩ đào tạo, đặc biệt nghề hàng hải.
Sau khi cụ Phan Thanh Giản tự sát, vua Tự Đức thấy các điều khoản trong hiệp ước nặng quá, bèn bảo cụ vào Nam Kỳ thương lượng lại, Pháp bảo bọn tao vẫn bị quân khởi nghĩa quấy phá ngày đêm, đánh xong họ chạy sang 3 tỉnh miền Đông, mà đến giờ này vua An Nam vẫn chưa trả tiền như đã hứa.
Cụ rất cứng rắn đàm phán, Pháp không nhượng bộ, Tây Ban Nha thì ok, bảo bọn tao rút dần quân thôi, Tây Ban Nha khen các cụ Hoàng Diệu, Trần Tiền Thành, Phạm Phú Thứ ...ban cho các cụ huy chương và khánh bạc, ...Pháp tức lắm nhưng đành im.
Các quan thấy thế ngày đêm xàm tấu, bảo cụ tự do cho quân chở gạo đi bán cho nước ngoài [ thực ra là cho vào các kho, đợi giá cao bán lấy lãi, không thì dự trữ] vua nghe lời xằng bậy, bèn bắt cụ về kinh đô định xử lý, nhưng cũng ngại, cụ ốm mà mất.
Hậu duệ của cụ có phi công VNCH Phạm Phú Quốc, người lái máy bay ném bom Dinh Độc Lập thời TT Ngô Đình Diệm.