[TT Hữu ích] Ảnh phục chế màu về Việt Nam.

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,764
Động cơ
291,166 Mã lực
Cụ Trương Vĩnh Ký, ảnh chụp tại Pháp năm 1863, khi cụ đi làm phiên dịch cho phái đoàn sứ thần của cụ Phan Thanh Giản.
Cụ Trương Vĩnh Ký là một học giả uyên bác, tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến phản đối cụ, đặc biệt trên FB, có nhiều bài viết mạt sát cụ theo Tây.

Cụ ấy mặt mũi thanh tú , mắt sáng như sao..cụ nhỉ
 

Thèm lấy vợ

Xe buýt
Biển số
OF-801590
Ngày cấp bằng
27/12/21
Số km
757
Động cơ
579 Mã lực
Tuổi
34
Xe khách chạy tuyến Hà Nội-Bắc Giang, 1920s.
Các cụ ngồi chật quá, xe chở quá tải ác liệt.
Chữ Hán sau xe: Hà Nội -Bắc Giang.


52332463577_38d4c5e55b_o-colorized.jpg
Trường hợp này không biết theo luật bây giờ khung hình phạt là bao nhiêu các cụ nhỉ.
Theo cháu là tịch thu phương tiện chứ chở thế này không được.
 

nkafe

Xì hơi lốp
Biển số
OF-838482
Ngày cấp bằng
10/8/23
Số km
308
Động cơ
7,890 Mã lực
Tuổi
30
Ha ha, thì ra thế. Mấy hôm nay thấy các cụ chửi Minh Mạng kinh quá, cũng thích vì em cũng muốn chửi nhà Nguyễn hèn với giặc ác với dân. Giờ đọc đến Trương Vĩnh Ký thì mới thấy à thì ra các cụ rao trước để rửa mặt cho gian tặc Ký.
Minh Mạng ác thế cơ mà, nên ngài Ký có viết email cho giặc Pháp thế này cũng chỉ là để kêu gọi một nền văn minh tiêu diệt cái ác thôi nhỉ
"... Nhưng tôi nhân danh là người đại diện cho tín hữu Ki-tô kính dâng lên Ngài lời cầu xin của chúng tôi... Các ngài là những vị giải phóng chúng tôi và bàn tay của kẻ thù đã chạm đến chúng tôi rồi... Tất cả chúng tôi chắc sẽ chịu chết nếu Ngài không kịp đánh đuổi kẻ thù của chúng ta (chỉ quân nhà Nguyễn)..."

Nói đi nói lại thì đaoh gia tô và những người theo đạo đó nói chung là phản quốc, phản tộc.
 

nhanchauchau

Xe điện
Biển số
OF-153466
Ngày cấp bằng
21/8/12
Số km
2,007
Động cơ
1,028,383 Mã lực
Ha ha, thì ra thế. Mấy hôm nay thấy các cụ chửi Minh Mạng kinh quá, cũng thích vì em cũng muốn chửi nhà Nguyễn hèn với giặc ác với dân. Giờ đọc đến Trương Vĩnh Ký thì mới thấy à thì ra các cụ rao trước để rửa mặt cho gian tặc Ký.
Minh Mạng ác thế cơ mà, nên ngài Ký có viết email cho giặc Pháp thế này cũng chỉ là để kêu gọi một nền văn minh tiêu diệt cái ác thôi nhỉ
"... Nhưng tôi nhân danh là người đại diện cho tín hữu Ki-tô kính dâng lên Ngài lời cầu xin của chúng tôi... Các ngài là những vị giải phóng chúng tôi và bàn tay của kẻ thù đã chạm đến chúng tôi rồi... Tất cả chúng tôi chắc sẽ chịu chết nếu Ngài không kịp đánh đuổi kẻ thù của chúng ta (chỉ quân nhà Nguyễn)..."

Nói đi nói lại thì đaoh gia tô và những người theo đạo đó nói chung là phản quốc, phản tộc.
Cụ nhạy cảm quá! =))
Có khi cụ đánh cái công văn phản đối tỉnh Bến Tre ác liệt vào.
 

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
3,962
Động cơ
247,947 Mã lực
Trong ảnh các bác đầu cua, Âu phục Tây hóa thế kia thì theo em ko phải năm 1904, có lẽ là năm 1946. Trong phong trào Duy Tân 1906-1908, những cuộc vận động chống cổ hủ do cụ Phan Châu Trinh mới đề xướng việc cắt tóc ngắn, mặc âu phục, bài trừ hủ tục.


View attachment 8124890
Cơn bão Giáp Thìn 1904 đã thổi bay bốn vì cầu Thành Thái xuống sông Hương - Ảnh: J. Pannier
Cầu này nay còn không cụ?
 

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
3,962
Động cơ
247,947 Mã lực
Vẫn còn, rất đẹp, rất thơ mộng, đi vào thơ ca nhiều lắm, là biểu tượng của Huệ thương, cụ ko biết à :-?

truong-tien-bridge.jpg
À chính là cầu này ạ! Thanks cụ. Em tưởng là cầu ngày xưa chiến tranh đổ nát bỏ đi rồi
 
  • Vodka
Reactions: Nov

phucnhan21

Xe tải
Biển số
OF-838138
Ngày cấp bằng
3/8/23
Số km
370
Động cơ
3,287 Mã lực
Tuổi
34
Nơi ở
Yên Mỹ - Hưng Yên
Quả chọn sai thế tử nguy hiểm thật cụ ạ. Công tác đào tạo bổ nhiệm cán bộ lđ của cụ N Ánh xem ra thất bại to.
Ng Ánh trc khi mất muốn kiềm chế người Tây, nhưng ngại vì Tây giúp ông ta nhiều nên quyết định chọn Minh Mạng Nguyễn Phúc Đảm lúc này đã trưởng thành lên nối ngôi thay vì dòng của Hoàng Tử Cảnh, H.Tử Cảnh từ nhỏ đã học bên Tây vì Gia Long gửi làm con tin cho Pháp. Sau khi lên ngôi, Minh Mạng quyết liệt đàn áp ko cho truyền giáo, bế quan toả cảng, mở rộng chiến tranh, triệt hạ phe cánh ủng hộ thân Vương Mỹ Đường, con trai H.Tử cảnh

Minh Mạng tuy có nhiều chinh sách sai lầm nhưng nếu như thời ông ta Pháp mà đánh khả năng chiến đấu khoẻ luôn đấy chứ ko như Tự Đức, 1 tay đụt và nhát gan !!
 

phucnhan21

Xe tải
Biển số
OF-838138
Ngày cấp bằng
3/8/23
Số km
370
Động cơ
3,287 Mã lực
Tuổi
34
Nơi ở
Yên Mỹ - Hưng Yên
"Cụ Phạm Phú Thứ là một người thiết tha cải cách, canh tân đất nước, sau chuyến đi Pháp về, cụ viết sách kể chuyện đi Tây, mắt thấy tai nghe, rồi các bản điều trần dâng vua, tha thiết mong vua cải cách duy tân đất nước.
Vua đọc xong thấy hay, bảo các quan bàn bạc cùng làm, các quan cho là quái gở..."
Bấy giờ, sao vua không đích thân du hành chuyến thăm Pháp để mắt thấy tai nghe bên ngoài họ ra sao cụ nhỉ? Ko lẽ vì kinh phí? Quan niệm? Hay do lý do bế tỏa giao thương kinh tế chính trị nên ko dám vượt qua chính văn bản mình đã ký?
Hồi đó các quan còn bảo thủ quá, với lại Vua ko dứt khoát nên ko cải cách đc. Tiếc quá cụ nhỉ
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,764
Động cơ
291,166 Mã lực
Trường Giang cuồn cuộn chảy về đông?
Bạc đầu ngọn sóng cuốn anh hùng,
Thị phi thành bại theo dòng nước,
Sừng sững cơ đồ bỗng tay không.
Núi xanh nguyên vẹn cũ
Bao độ ánh triều hồng,
Bạn ngư tiều dãi dầu trên bãi,
Vốn đã quen gió mát trăng trong,
Một vò rượu nếp vui gặp gỡ, Chuyện đời tan trong chén rượu nồng.

Em dẫn bài hát của phim Tàu để thấy rằng tất cả các cụ Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh hay các danh tướng của cc ấy đều thuộc hàng hào kiệt nếu ta có con mắt đứng dưói nhìn lên quá khứ. Chẳng qua trong cuộc tranh hùng ắt phải có kẻ thắng ngưòi thua. Và ls nc ta ( và nhiều nc khác ) luôn đc vẽ hồng bên thắng bôi bỏ bên thua..ai cũng là người , nên nếu loại đi những dườm tích thì công cao ắt tội lớn cũng là thường.
SG trước kia hình như có cả Dinh Gia Long lẫn trung tâm huấn luyện Quang Trung thì phải ?
 

phucnhan21

Xe tải
Biển số
OF-838138
Ngày cấp bằng
3/8/23
Số km
370
Động cơ
3,287 Mã lực
Tuổi
34
Nơi ở
Yên Mỹ - Hưng Yên
Trường Giang cuồn cuộn chảy về đông?
Bạc đầu ngọn sóng cuốn anh hùng,
Thị phi thành bại theo dòng nước,
Sừng sững cơ đồ bỗng tay không.
Núi xanh nguyên vẹn cũ
Bao độ ánh triều hồng,
Bạn ngư tiều dãi dầu trên bãi,
Vốn đã quen gió mát trăng trong,
Một vò rượu nếp vui gặp gỡ, Chuyện đời tan trong chén rượu nồng.

Em dẫn bài hát của phim Tàu để thấy rằng tất cả các cụ Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh hay các danh tướng của cc ấy đều thuộc hàng hào kiệt nếu ta có con mắt đứng dưói nhìn lên quá khứ. Chẳng qua trong cuộc tranh hùng ắt phải có kẻ thắng ngưòi thua. Và ls nc ta ( và nhiều nc khác ) luôn đc vẽ hồng bên thắng bôi bỏ bên thua..ai cũng là người , nên nếu loại đi những dườm tích thì công cao ắt tội lớn cũng là thường.
SG trước kia hình như có cả Dinh Gia Long lẫn trung tâm huấn luyện Quang Trung thì phải ?
Tính ra Gia Long cũng là người công tâm khi cho viết sử chuẩn đó chứ cụ nhỉ, em ko thấy bôi bác Tây Sơn mấy (ý kiến riêng)
 

ung_sung_tu_tai

Xe container
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,047
Động cơ
204,079 Mã lực
Tuổi
44
Dạ

Có vẻ trước những năm 90, bố mẹ, anh em ruột mà làm cùng đơn vị thì ai phù hợp vị trí nào cứ vị trí ấy mà làm.
Khác hẳn với bây giờ.

Phạm Phú Thứ là ông nội cụ Phạm Đồng Điện, Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội thập niên 1970
Phạm Văn Thiêm (em ruột cụ Phạm Đồng Điện) là giảng viên Khoa Hoá, Đại học Bách khoá, đồng nghiệp của em
 

Nov

Xe điện
Biển số
OF-729257
Ngày cấp bằng
15/5/20
Số km
2,121
Động cơ
1,029,590 Mã lực
SG trước kia hình như có cả Dinh Gia Long lẫn trung tâm huấn luyện Quang Trung thì phải ?
Dinh Gia Long xây thời Nguyễn, TT Quang Trung mãi thời NĐD, nên về cơ bản tồn tại song song cũng là bình thường.
Tính ra Gia Long cũng là người công tâm khi cho viết sử chuẩn đó chứ cụ nhỉ, em ko thấy bôi bác Tây Sơn mấy (ý kiến riêng)
Gia Long nào cho viết về TS như vậy ợ?!
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,638
Động cơ
130,767 Mã lực
Trong ảnh các bác đầu cua, Âu phục Tây hóa thế kia thì theo em ko phải năm 1904, có lẽ là năm 1946. Trong phong trào Duy Tân 1906-1908, những cuộc vận động chống cổ hủ do cụ Phan Châu Trinh mới đề xướng việc cắt tóc ngắn, mặc âu phục, bài trừ hủ tục.


View attachment 8124890
Cơn bão Giáp Thìn 1904 đã thổi bay bốn vì cầu Thành Thái xuống sông Hương - Ảnh: J. Pannier
5da26263-1b47-4f5d-9de6-879aed169612.jpeg

16-4-1968 – cầu phao nối giữa hai nhịp cầu Tràng Tiền bị Quân Giải phóng đánh sập rạng sáng 7/2/1968. Ảnh: Eddie Adams
Hue 1968_4_16 (9).jpg
Hue 1968_4_16 (10).jpg
Đúng là vụ gãy lần 3 năm 1968 ạ. Có thế trang em đọc cũng mình họa nhầm ảnh.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,819
Động cơ
410,589 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Vua Khải Định và Hoàng sang Pháp dự Hội chợ thuộc địa ở Marseille năm 1922 đấy cụ. Cả đi và về mấy tháng gì đó.
Tôi nói chuyện khi Việt nam là nước độc lập. Còn thời Khải Định thì VN là thuộc địa rồi, vua có ý nghĩa gì nữa đâu.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ảnh làng Palan, tháp điện báo quang học của Pháp, trong chiến dịch Bắc Kỳ, trận thành Sơn Tây, ngày 1 tháng 9 năm 1883.
Làng Palan, nay là làng Bá Giang, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng.
Trận chiến ở làng này xảy ra ngày 1 tháng 9 năm 1883, giữa 1.500 quân Cờ Đen, 3000 binh lính người Việt, do Lưu Vĩnh Phúc chỉ huy, phía quân Pháp có 900 lính thủy quân lục chiến, có cả lính Nam Kỳ, 450 lính Cờ Vàng, 1 đại đội pháo binh và 6 tàu thủy có vũ trang, do tướng Alexandre-Eugène Bouët chỉ huy.
Trận Palan diễn ra hai tuần sau trận Phủ Hoài, trong đó Tướng Alexandre-Eugène Bouët [1833–87], tư lệnh tối cao người Pháp ở Bắc Kỳ, đã thất bại trong việc đánh bại Quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc. Lũ lụt nặng nề vào giữa tháng 8 đã buộc quân Cờ đen phải bỏ vị trí trước sông Đáy và rút lui về phía sau sông. Mấu chốt cho các vị trí mới của họ là làng Phùng, án ngữ con đường chính đi Sơn Tây tại chỗ vượt sông Đáy, và Palan [Bá Giang] ở ngã ba sông Hồng và sông Đáy.
Dưới áp lực của Jules Harmand, tổng ủy viên dân sự Pháp ở Bắc Kỳ, Bouët đã tấn công các vị trí Cờ Đen mới vào cuối tháng 8 để dọn đường tới Sơn Tây, mục tiêu cuối cùng của Pháp. Bouët cử 1.800 lính Pháp tham gia cuộc tấn công này. Lực lượng Pháp bao gồm hai tiểu đoàn bộ binh thủy quân lục chiến [chefs de bataillon Berger và Roux], mỗi tiểu đoàn được tăng cường bởi các lực lượng bộ binh súng trường Nam Kỳ, một khẩu đội pháo binh thủy quân lục chiến [ do đại úy Roussel chỉ huy] và một tiểu đoàn lính Cờ Vàng.
Quân Pháp được yểm trợ bởi các pháo hạm Pluvier, Léopard, Fanfare, Éclair, Hache và Mousqueton từ Đội tàu Bắc Bộ, dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng [capitaine de vaisseau ] Morel-Beaulieu.
Ngày 31 tháng 8, ngôi làng Palan bị pháo hạm bắn phá từ phía sau và bị tiểu đoàn của Berger tấn công trực diện, đã bị chiếm mà không gặp khó khăn gì, và quân phòng thủ Cờ Đen bỏ chạy tán loạn dọc theo con đê.
Rạng sáng ngày 1 tháng 9, các hàng quân Pháp tiến dọc theo con đê rộng hai mét chạy dọc theo bờ sông Đáy hướng tới mục tiêu chính: Phùng , là điểm chính trên đường đi Sơn Tây. Phía trước và bên trái làng Phùng được che chắn bởi các trận giao tranh dày đặc của các tay súng Bắc Kỳ và Nam Kỳ.
Trong khi đó, pháo hạm tiến lên sông Hồng. Pháo hạm Pluvier và Fanfare vẫn ở ngã ba sông Hồng và sông Đáy để hỗ trợ một đại đội bộ binh bảo vệ Palan, trong khi Mousqueton, Éclair và Hache di chuyển lên sông Đáy để hỗ toán quân tấn công.
Cách Bá Giang 3 km, quân Pháp bắt đầu đọ súng với quân Cờ đen, quân số khoảng 1.200 người và được 3.000 người Việt hỗ trợ. Quân Cờ đen, được trang bị súng trường Winchester hiện đại, đã thể hiện lòng dũng cảm nhất và chỉ tiến từng bước một. Ngược lại, người Việt kiềm chế. Mặc dù họ gây ra nhiều tiếng ồn, la hét, vẫy cờ, đánh cồng và trống một cách hiếu chiến, nhưng họ tỏ ra không mấy hào hứng với việc chiến đấu thực sự.
Cuối cùng quân Pháp cũng tới được một ngôi chùa ở chân đê. Quân Cờ đen đã sơ tán khỏi chùa trước khi quân Pháp đến và rút lui về trung tâm vị trí của họ, nằm sau bờ kè đất của một con đê cách đó bốn trăm mét. Quân Cờ đen đã gia cố bờ kè này bằng một hàng rào tre, và bảy lá cờ đen lớn và dễ thấy, được thêu bằng bạc, bay đều đặn cạnh nhau dọc theo hàng rào. Sau con đê, Lưu Vĩnh Phúc đặt bản doanh tại một ngôi chùa nhỏ mái ngói xanh. Quân Cờ đen đã bố trí một ít pháo dọc theo bên trái và trung tâm của phòng tuyến này, để hỏa lực của chúng có thể quét sạch con đường đê dẫn đến chỗ phòng thủ.
Ở vị trí này, quân Cờ đen gần như vô hình. Quân Pháp chỉ có thể nhìn thấy những chiếc mũ rơm lớn bằng tre của họ. Họ nổ súng từ chỗ ẩn nấp với kỷ luật và sự bướng bỉnh đáng ngưỡng mộ. Thương vong bắt đầu gia tăng trong hàng ngũ quân Pháp.
Bouët cố gắng hạ gục hỏa lực của kẻ thù. Ra lệnh cho các chiến hạm Mousqueton, Éclair và Hache chiếm các vị trí trên sông Đáy phía sau đê, và bắn vào hậu cứ không được bảo vệ của phòng tuyến Cờ Đen. Khẩu đội pháo của Roussel triển khai dọc theo đê, phía sau chùa và cũng cố gắng bắn phá bờ kè nhưng không hiệu quả. Phần lớn đạn pháo của quân Pháp đã bị mưa rơi dày đặc từ chiều hôm trước thấm ướt cắm vào lòng đất bờ kè mà không nổ.
Cuối cùng Bouët ra lệnh cho Berger tấn công trung tâm Cờ Đen và cử đại đội của Taccoën từ tiểu đoàn của Roux tới để tăng viện cho cuộc tấn công. Berger chỉ đạo các đại đội bộ binh thủy quân lục chiến của Guérin de Fontjoyeux và Taccoën dẫn đầu cuộc tấn công, được hỗ trợ bởi một đại đội súng trường Nam Kỳ, trong khi hai đại đội còn lại trong tiểu đoàn của ông bắn yểm trợ từ chùa. Cuộc tấn công được thực hiện trên một cánh đồng lúa ngập nước. Ba đại đội tấn công tiến qua khoảng cách 600 mét giữa chùa và đê theo thứ tự, cuộc giao tranh qua vùng nước cao ngang ngực,lính Pháp phải giơ súng trường lên trên đầu để giữ khô ráo. Quân Cờ đen sớm phân biệt áo xanh đậm của bộ binh thủy quân lục chiến với áo đen của lính súng trường Nam Kỳ, và tập trung hỏa lực vào quân Pháp, nhiều lính Pháp bị bắn chết trên ruộng ngập nước. Tuy nhiên, quân Pháp vẫn nhanh chóng tiến quân.
Khi nhóm lính tấn công cách đê hai mươi mét, tiếng kèn vang lên, hai đại đội bộ binh thủy quân lục chiến xông vào bờ kè. Đại đội của Taccoën, dẫn đầu, mất 5 người thiệt mạng và 10 người bị thương khi tiếp cận. Người của Guérin de Fontjoyeux cũng bị thiệt hại nặng nề, hai trung úy cũng thiệt mạng trong cuộc tấn công. Nhưng cuộc tấn công của quân Pháp quá nhanh đến nỗi khoảng năm mươi quân Cờ đen đang nằm ngửa ngủ say, chưa kịp đứng dậy đã bị lưỡi lê đâm xuyên họng. Những người Trung Quốc sống sót chạy trốn qua cánh đồng lúa. Quân Pháp đã giết nhiều người trong số họ bằng súng trường khi truy đuổi, lần này, đến lượt quân Cờ Đen bị nếm mùi ruộng lúa ngập nước, quân Pháp bắn tỉa chính xác.
Trong khi Berger đang xông vào trung tâm phòng tuyến Cờ Đen xung quanh Phùng, Roux tấn công và đánh tan quân Việt ở bên trái, đốt cháy những túp lều rơm nép mình giữa rừng tre. Cuộc tấn công được dẫn đầu bởi các tay súng trường Nam Kỳ của chính ông ta và quân Cờ Vàng, với đại đội bộ binh thủy quân lục chiến của Drouin được triển khai phía sau họ để củng cố quyết. Quân phòng thủ nhường đường thay vì đối mặt với quân Cờ vàng hung hãn, và quân tấn công đã lợi dụng sự sụp đổ của cánh phải của Lưu Vĩnh Phúc để càn quét về phía trung tâm, nơi chúng [Cờ Vàng] bắt sống được bảy quân Cờ đen.
Trận này Pháp bị chết 16 lính và 43 bị thương, trong đó có 2 sĩ quan
Như thường lệ, quân Cờ đen mang đi phần lớn người chết, nhưng 60 thi thể bị bỏ lại, cùng với vài trăm khẩu súng trường. Trước khi quân Pháp lên tiếng kịp ngăn chặn, quân Cờ Vàng đã hân hoan chặt đầu các xác chết, cắm đầu vào các cọc tre dài rồi trồng trên bờ đê.
Nhóm quân Cờ Vàng đã cướp bóc một ngôi làng Việt Nam yên bình ngay sau trận chiến, và Bouët buộc phải giải tán chúng. Nhiều quân cờ vàng giải ngũ đã nhanh chóng gia nhập quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc tại Sơn Tây. Ba tháng sau, họ sẽ chiến đấu chống lại những người trả tiền lương cũ [ quân Pháp] .

 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Phú Thọ, 1920s.
Một cụ đứng ở cổng đền Hùng, chữ Hán: Cao Sơn Ảnh Hành.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Au col de la Porte d' Annam
Hà Tĩnh, thập niên 1920-1929.
Đường thiên lý từ Nam ra Bắc [quốc lộ 1] qua Đèo Ngang, qua Hoành Sơn Quan.

La Porte d'Annam, 1920-1929.
Cổng An Nam là tên mà người Pháp gọi Hoành Sơn Quan 橫山關 , được vua Minh Mạng cho xây dựng năm 1833.
Nằm trên địa phận Đèo Ngang, giữa ranh giới của hai tỉnh Hà Tĩnh - Quảng Bình bây giờ, Hoành Sơn Quan được mệnh danh là cổng trời, sánh ngang với “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” là đèo Hải Vân trên con đường thiên lý Bắc - Nam hàng trăm năm qua và là một danh thắng vốn đã nổi tiếng từ xưa.
Nơi đây không chỉ nổi tiếng từ khi Thanh Quan nữ sĩ “Bước tới Đèo Ngang...” để lại bài thơ bất hủ mà đã nổi tiếng mà còn có nhiều tao nhân mặc khách danh tiếng đến thăm và đề thơ.
Cụ Cao Bá Quát có bài thơ: Hoành Sơn Quan:

橫山關

地表立孱顏,
連峰到海間.
百年看故壘,
千里入重關。
宿鳥初投樹,
歸雲半擁山。
遲遲蘇季子,
裘敝未知還。

Hoành Sơn quan
Địa biểu lập sàn nhan,
Liêu phong đáo hải gian.
Bách niên khan cổ luỹ,
Thiên lý nhập trùng quan.
Túc điểu sơ đầu thụ,
Quy vân bán ủng san.
Trì trì Tô quý tử,
Cửu tệ vị tri hoàn.

Tạm dịch:

Non cao nêu đất nước,
Liền một dẫy ra khơi.
Thành cũ trăm năm vững,
Ải xa nghìn dặm dài.
Chim về rừng lác đác,
Mây bám núi chơi vơi.
Chàng Tô nấn ná mãi,
Tấm áo rách tơi rồi.

Bài thơ nổi tiếng hơn cả là bài: Qua Đèo Ngang 過岧卬 của Bà Huyện Thanh Quan 婆縣青關

Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ [ rợ] mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
[ gần đây có ý kiến cho là chữ rợ mới đúng, vì trên Đèo Ngang không có chợ].
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top