- Biển số
- OF-726544
- Ngày cấp bằng
- 22/4/20
- Số km
- 3,623
- Động cơ
- 130,511 Mã lực
Chắc cụ đọc trong Ngô Tộc:Nếu liên quan tới đồ ăn như miến rong , bánh kẹo thì có thể là Cự Đà Thanh oai, La Phù Hoài Đức ..mà ngày ấy không biết làng kẹo Lủ có thuộc Hà Đông không.
Hình như tỉnh Hà Đông xưa kia nó ôm ra tận mạn tây hồ Quảng Bá , Đống Đa luôn hay sao ấy cụ Đốc..?
1 lần em đọc đâu không nhớ đc..có chi tiết đời các cụ nhà cụ Ngô Đ Diệm còn từ mạn huyện Phúc Thọ HT vào Quảng Bình..do các cụ đỗ đạt và đc bổ nhiệm trong đó. Anh bạn em đọc đâu còn đính chính thêm rằng giòng họ đó có liên quan tới cụ Vua Ngô Quyền nữa.
1 lần em đọc thì bà Trần Lệ Xuân có cụ kỵ từ Nam Định, thi cử rồi vào Làm quan tận Biên Hòa, rồi lại phiêu bạt ra bắc..
Nếu đúng thì lịch sử không ngờ thật.
"Sau khi Ngô Quyền mất (944), kế đến Hậu Ngô Vương rồi loạn 12 sứ quân, con cháu Ngô Vương li tán khắp nơi lập ra những dòng họ Ngô ở khắp đất Bắc: Con trưởng Ngô Xương Ngập là Ngô Xương Xí xưng Sứ quân Bình Kiều ở Thanh Hóa sinh ra Ngô Xương Sắc và Ngô Ích Vệ thành hai Ngành: Trưởng, Thứ hiện nay.
Ngành trưởng, bắt đầu từ Ngô Xương Sắc (đời thứ 9) sinh Ngô Tử An, là Phụ quốc triều Tiền Lê. Triều Tiền Lê ngắn ngủi, chuyển sang triều Lý. Vì triều Lý định đô ở Thăng Long, nên con cháu không làm chức việc gì dần dần sa sút, nghèo khổ. Cho mãi đến cuối triều Lý thì Ngô Rô (đời 17) chuyển về Động Bàng tức là Đồng Phang nay thuộc xã Định Hòa huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa. Ngô Rô sinh Ngô Tây, Ngô Tây sinh 4 con trai, trong đó con đầu và con út thất truyền còn 2 con giữa là Ngô Trừng và Ngô Kinh. Đây là thời kỳ phát triển mạnh nhất của dòng họ Ngô.
Con trưởng Ngô Trừng là Tham đốc Nghị Quốc công, hậu duệ là họ Ngô Lạc Nghiệp (Thọ Nghiệp, Xuân Trường, Nam Định). Họ Lạc Nghiệp phân chi đi nhiều nơi, trong đó có họ Ngô Vạn Xuân (Vạn Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình) - họ có Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm, có một nhánh đổi sang họ Vũ"