[Funland] Ảnh phục chế màu về Việt Nam.

fallingwater

Xe tăng
Biển số
OF-147503
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
1,498
Động cơ
353,239 Mã lực
Có mấy bản báo cáo của Pháp, hiện lưu tại thư viện Bộ Quốc phòng Pháp, trung tâm lưu trữ Hải ngoại.
1. Báo cáo của Richy, Đồn trưởng đồn Chợ Gồ gửi cho sĩ quan chỉ huy quân Pháp ở Phủ Lạng Thương, đề ngày 10/02/1913 về việc Đề Thám bị giết, cho biết:
“Vào sáng ngày 10 tháng 2 năm 1913, ba tên thủ hạ người Hoa [bọn này trước đã ra đầu hàng] trong đó có Lý Bắc trước đây là tá điền của Đề Thám đã giúp sức đắc lực trong việc giết Đề Thám trong lúc ông đang ngủ vào khoảng 5h sáng”. [Hồ sơ số 36.211, phông Phủ Thống sứ Bắc Kỳ, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Hải ngoại Pháp]

2.Báo cáo số 67 đề ngày 10/2/1913 của viên Phụ trách Khu Đại lý hành chính [Délégué de la Délégation administrative] Pháp ở Nhã Nam gửi cho viên Công sứ Pháp ở Bắc Giang cũng nói rằng vào lúc 5h sáng ngày 10 tháng 02 năm 1913, những tên người Hoa ra đầu thú quân Pháp đã mang đầu của Đề Thám đến trình báo cho Richy.

3. Báo cáo của viên đội người Pháp là Demariaux cho biết mình đã đến tận nơi ẩn náu của Đề Thám khi ông mới bị giết theo sự dẫn đường của Lý Bắc để xác minh sự việc. Demariaux đã mô tả chi tiết như sau:
“Đề Thám ở trong một cái hang khoảng trên 10 m2, đào sâu xuống đất thành một cái hầm khoảng 2 m2 để làm chỗ ngủ. Đề Thám mặc bộ quần áo màu chàm giống như trang phục của người Thổ, thân thể ông không thể hiện những nét như của một người trên 50 tuổi mà còn rất săn chắc, không có nhiều nốt ruồi như những người Thổ khác, chỉ có một vài vết mờ trên thân thể, cằm phải có một cái sẹo…”.
Đọc về Đề Thám thì thấy số phận con gái của ông rất đặc biệt:
 

Dzon

Xe điện
Biển số
OF-13015
Ngày cấp bằng
6/2/08
Số km
3,250
Động cơ
548,365 Mã lực
Nơi ở
Thai Nguyen
Có mấy bản báo cáo của Pháp, hiện lưu tại thư viện Bộ Quốc phòng Pháp, trung tâm lưu trữ Hải ngoại.
1. Báo cáo của Richy, Đồn trưởng đồn Chợ Gồ gửi cho sĩ quan chỉ huy quân Pháp ở Phủ Lạng Thương, đề ngày 10/02/1913 về việc Đề Thám bị giết, cho biết:
“Vào sáng ngày 10 tháng 2 năm 1913, ba tên thủ hạ người Hoa [bọn này trước đã ra đầu hàng] trong đó có Lý Bắc trước đây là tá điền của Đề Thám đã giúp sức đắc lực trong việc giết Đề Thám trong lúc ông đang ngủ vào khoảng 5h sáng”. [Hồ sơ số 36.211, phông Phủ Thống sứ Bắc Kỳ, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Hải ngoại Pháp]

2.Báo cáo số 67 đề ngày 10/2/1913 của viên Phụ trách Khu Đại lý hành chính [Délégué de la Délégation administrative] Pháp ở Nhã Nam gửi cho viên Công sứ Pháp ở Bắc Giang cũng nói rằng vào lúc 5h sáng ngày 10 tháng 02 năm 1913, những tên người Hoa ra đầu thú quân Pháp đã mang đầu của Đề Thám đến trình báo cho Richy.

3. Báo cáo của viên đội người Pháp là Demariaux cho biết mình đã đến tận nơi ẩn náu của Đề Thám khi ông mới bị giết theo sự dẫn đường của Lý Bắc để xác minh sự việc. Demariaux đã mô tả chi tiết như sau:
“Đề Thám ở trong một cái hang khoảng trên 10 m2, đào sâu xuống đất thành một cái hầm khoảng 2 m2 để làm chỗ ngủ. Đề Thám mặc bộ quần áo màu chàm giống như trang phục của người Thổ, thân thể ông không thể hiện những nét như của một người trên 50 tuổi mà còn rất săn chắc, không có nhiều nốt ruồi như những người Thổ khác, chỉ có một vài vết mờ trên thân thể, cằm phải có một cái sẹo…”.
Về cái chết của Đề Thám giờ vẫn còn nhiều giả thuyết nhưng có lẽ cụ bị thuộc hạ giết tại Chợ Gồ là nhiều thông tin có độ tin cậy cao nhất. Từ vụ Chợ Gồ lại ra nhiều giả thuyết khác về cái chết của cụ. Sau lại thêm giả thuyết khác là cụ Đề Thám bị sát hại tại Núi Sáng (Lập Thạch, Vĩnh Phúc). Hai giả thuyết này là phổ biến nhất: https://vtc.vn/tim-lai-dau-thieng-hum-xam-anh-hung-de-tham-bi-sat-hai-o-dau-ar713022.html
Cách đây hơn chục năm lại có thêm giả thuyết mới về cụ Đề Thám từ mộ người ăn mày tại Hiệp Hoà (Bắc Giang). https://laodong.vn/archived/nghi-van-ve-noi-chon-cat-cu-hoang-hoa-tham-673767.ldo
Ngày xưa chưa có công nghệ xét nghiệm ADN nên cái chết của cụ Đề Thám vẫn còn nhiều điểm chưa sáng tỏ nên tạo ra lắm tin đồn. Tiếc là các nhà sử học bây giờ cũng có vẻ không quan tâm lắm đến những sự kiện lịch sử xưa để cho mọi người tường tận, :)
 

Atlas99

Xe tải
Biển số
OF-742659
Ngày cấp bằng
11/9/20
Số km
276
Động cơ
93,197 Mã lực
Về cái chết của Đề Thám giờ vẫn còn nhiều giả thuyết nhưng có lẽ cụ bị thuộc hạ giết tại Chợ Gồ là nhiều thông tin có độ tin cậy cao nhất. Từ vụ Chợ Gồ lại ra nhiều giả thuyết khác về cái chết của cụ. Sau lại thêm giả thuyết khác là cụ Đề Thám bị sát hại tại Núi Sáng (Lập Thạch, Vĩnh Phúc). Hai giả thuyết này là phổ biến nhất: https://vtc.vn/tim-lai-dau-thieng-hum-xam-anh-hung-de-tham-bi-sat-hai-o-dau-ar713022.html
Cách đây hơn chục năm lại có thêm giả thuyết mới về cụ Đề Thám từ mộ người ăn mày tại Hiệp Hoà (Bắc Giang). https://laodong.vn/archived/nghi-van-ve-noi-chon-cat-cu-hoang-hoa-tham-673767.ldo
Ngày xưa chưa có công nghệ xét nghiệm ADN nên cái chết của cụ Đề Thám vẫn còn nhiều điểm chưa sáng tỏ nên tạo ra lắm tin đồn. Tiếc là các nhà sử học bây giờ cũng có vẻ không quan tâm lắm đến những sự kiện lịch sử xưa để cho mọi người tường tận, :)
Các nhà sử học chắc cũng nhiều nguời quan tâm, nhưng dữ kiện chỉ có vậy, muốn nghiên cứu sâu hơn thì vuớng nhiều chuyện, kể cả tài chính... nên phải tạm dừng ở mấy giả thuyết như vậy thôi...
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Về cái chết của Đề Thám giờ vẫn còn nhiều giả thuyết nhưng có lẽ cụ bị thuộc hạ giết tại Chợ Gồ là nhiều thông tin có độ tin cậy cao nhất. Từ vụ Chợ Gồ lại ra nhiều giả thuyết khác về cái chết của cụ. Sau lại thêm giả thuyết khác là cụ Đề Thám bị sát hại tại Núi Sáng (Lập Thạch, Vĩnh Phúc). Hai giả thuyết này là phổ biến nhất: https://vtc.vn/tim-lai-dau-thieng-hum-xam-anh-hung-de-tham-bi-sat-hai-o-dau-ar713022.html
Cách đây hơn chục năm lại có thêm giả thuyết mới về cụ Đề Thám từ mộ người ăn mày tại Hiệp Hoà (Bắc Giang). https://laodong.vn/archived/nghi-van-ve-noi-chon-cat-cu-hoang-hoa-tham-673767.ldo
Ngày xưa chưa có công nghệ xét nghiệm ADN nên cái chết của cụ Đề Thám vẫn còn nhiều điểm chưa sáng tỏ nên tạo ra lắm tin đồn. Tiếc là các nhà sử học bây giờ cũng có vẻ không quan tâm lắm đến những sự kiện lịch sử xưa để cho mọi người tường tận, :)
Dựa theo báo cáo của Pháp thì cũng có thể hiểu được phần nào, nhưng mộ cụ chôn ở đâu? Ai thực sự giết cụ thì bây giờ vẫn thực sự chưa có câu trả lời chính xác cụ ạ.
 

ung_sung_tu_tai

Xì hơi lốp
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,012
Động cơ
203,324 Mã lực
Tuổi
44
Dạ

Đọc báo thấy những thông tin liên quan đến vấn đề này đều được xào đi xào lại từ mấy tài liệu tiếng Việt đã xuất bản ở VN ạ. Hầu như không thấy có thêm thông tin từ các tài liệu khác như kiểu lấy từ các thư viện Pháp, bằng tiếng Pháp như thông tin của cụ doctor76 đưa ra ở trên.

Ví dụ sác/báo xuất bản năm 1983 thì dựa vào sách báo (tất nhiên tiếng Việt) năm 1958; xuất bản năm 2014 thì dựa vào sách 1983..
mà có nhẽ những sách năm 1958 của người Việt ở miền Bắc viết thì khó mà có được nhưng thông tin trong báo cáo của Pháp hồi đó - nay lưu tại thư viện Pháp mà cục Doc nói ở trên

Về cái chết của Đề Thám giờ vẫn còn nhiều giả thuyết nhưng có lẽ cụ bị thuộc hạ giết tại Chợ Gồ là nhiều thông tin có độ tin cậy cao nhất. Từ vụ Chợ Gồ lại ra nhiều giả thuyết khác về cái chết của cụ. Sau lại thêm giả thuyết khác là cụ Đề Thám bị sát hại tại Núi Sáng (Lập Thạch, Vĩnh Phúc). Hai giả thuyết này là phổ biến nhất: https://vtc.vn/tim-lai-dau-thieng-hum-xam-anh-hung-de-tham-bi-sat-hai-o-dau-ar713022.html
Cách đây hơn chục năm lại có thêm giả thuyết mới về cụ Đề Thám từ mộ người ăn mày tại Hiệp Hoà (Bắc Giang). https://laodong.vn/archived/nghi-van-ve-noi-chon-cat-cu-hoang-hoa-tham-673767.ldo
Ngày xưa chưa có công nghệ xét nghiệm ADN nên cái chết của cụ Đề Thám vẫn còn nhiều điểm chưa sáng tỏ nên tạo ra lắm tin đồn. Tiếc là các nhà sử học bây giờ cũng có vẻ không quan tâm lắm đến những sự kiện lịch sử xưa để cho mọi người tường tận, :)
Các nhà sử học chắc cũng nhiều nguời quan tâm, nhưng dữ kiện chỉ có vậy, muốn nghiên cứu sâu hơn thì vuớng nhiều chuyện, kể cả tài chính... nên phải tạm dừng ở mấy giả thuyết như vậy thôi...
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Văn học nghệ thuật, phim ảnh, tuồng chèo...thì hư cấu cho hay cũng là bình thuờng, cụ ạ... Có điều cần phân biệt rõ cái nào là đúng lịch sử, cái nào là hư cấu thôi...
Cái dở nhất của văn học nghệ thuật tuồng chèo là do dân ta xem nhiều, nên mặc định nhiều cái rất vô lý :
1. Lý trưởng, xã trưởng, chánh tổng, quan huyện, tri phủ ....đa số đều là người xấu, ngu dốt, tham lam, hám gái...họ đều bị bắt mặc áo the khăn xếp, đeo thẻ ngà của triều đình Huế, họ luôn đại diện cho các ác, cho chế độ phong kiến..
Thực tế không hoàn toàn như vậy, họ đều có học hành, khoa bảng, không phải ai cũng xấu xa,ngu dốt.
2. Địa chủ, người buôn bán... Thường xuyên xấu,ác, làm chuyện ác.
Thực tế, họ phải tài giỏi và chịu khó làm ăn, buôn bán, có đầu óc... Mới có tiền.
3. Người dân nghèo, nông dân luôn thông minh, chơi khăm tầng lớp trên.
Thực tế người nghèo, nông dân nghèo thường hiền lành, cam chịu, nhưng cũng rất hung hãn khi bị xúi giục và làm những việc rất ác liệt.
4. Tầng lớp nho sĩ luôn đc đề cao, trọng nghĩa khinh tiền, giỏi giang, cái gì cũng biết, ai cũng nể sợ.
Thực tế, ngoài những người đỗ đạt, có khí chất nhà Nho, khá nhiều là dạng ăn bám, bất mãn, lý thuyết xuông, hủ Nho...
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Dạ

Đọc báo thấy những thông tin liên quan đến vấn đề này đều được xào đi xào lại từ mấy tài liệu tiếng Việt đã xuất bản ở VN ạ. Hầu như không thấy có thêm thông tin từ các tài liệu khác như kiểu lấy từ các thư viện Pháp, bằng tiếng Pháp như thông tin của cụ doctor76 đưa ra ở trên.

Ví dụ sác/báo xuất bản năm 1983 thì dựa vào sách báo (tất nhiên tiếng Việt) năm 1958; xuất bản năm 2014 thì dựa vào sách 1983..
mà có nhẽ những sách năm 1958 của người Việt ở miền Bắc viết thì khó mà có được nhưng thông tin trong báo cáo của Pháp hồi đó - nay lưu tại thư viện Pháp mà cục Doc nói ở trên
Các nhà sử học Vn cũng cứ căn cứ, như cụ nói, là theo sách cũ, chứ công tác quan trọng là khảo cổ thì gần như bỏ, vì rất ít người theo ngành này.
Theo em, nếu có điều kiện có thể đến thư viện Quân đội Pháp, tìm lại các báo cáo, rất nhiều cụ ạ, là có manh mối thôi.
 

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
3,891
Động cơ
248,127 Mã lực
1695647604938.jpg

Ngày 15-3-1887, tại Trường Thi (nơi nhà Nguyễn tổ chức kỳ thi Hương ở Bắc kỳ, nay là Thư viện Quốc gia, phố Tràng Thi) lần đầu tiên diễn ra Triển lãm kỹ nghệ Hà Nội do Thống sứ Bắc kỳ bảo trợ. Việc tổ chức triển lãm nhằm khuếch trương sức mạnh cũng như khoa học công nghệ của nước Pháp đồng thời nhằm “khai hóa văn minh cho dân chúng An Nam”.
Phiên bản Tượng Thần Tự do bằng 1/16 phiên bản thật, người Pháp mang sang trưng bày ở triển lãm này. Tượng cao 2 mét 10, cả tay giơ lên là 2 mét 85
Khu đất đó rộng 75.000 mét vuông, vốn là trường thi Hương Hà Nội. Người Pháp mượn Kinh lược Hà Nội khu đất này để làm triển lãm, sau đó phải trả lại làm chỗ thi. Khu đất đó nay là chỗ Thư viện Quốc gia và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, có phố Trường Thi, Hà Nội chạy qua
Còn Đấu Xảo lúc đó còn là Sân quần ngựa, phải hơn thập kỷ sau mới rời sân quần ngựa để lấy chỗ xây dựng Đấu Xảo, và khánh thành tháng 11 năm 1902, cho nên năm 1887 chưa thể trình diễn tại Đấu Xảo được
Trong lúc tượng chuẩn bị đưa trả về Pháp, thì một số người “mượn” tượng đưa về trưng bày ở Hội Tương tế Bắc Kỳ phố Mã Mây một thời gian.
Sau đó chính quyền Pháp quyết định không mang tượng về Pháp nữa và tặng luôn cho Hà Nội, thế là tượng được dựng ở Vườn hoa Chí Linh, tượng đài Lê Thái Tổ ngày nay
Thống sứ Bắc Kỳ Paul Bert chết bệnh năm 1886. Con gái và con rể ông quyên tiền dựng tượng ông. Năm 1890 bức tượng Paul Bert khánh thành. do vậy phải hạ bệ tượng Thần Tự Do và chuyển lên nóc Tháp Rùa
Sau này người Pháp thấy chướng (dĩ nhiên), nên 1896, đã dỡ tượng đi, đưa về đặt ở Vuòn hoa Cửa Nam, dân ta gọi là Tượng Bà Đầm Xoè
PS. Ông Nguyễn Phúc Giác Hải và một số người khác cũng bị lầm lẫn việc này
Tòa vàng vàng đối diện tháp rùa trong ảnh ngày nay có phải chỗ UBND khong cụ? (bị xây lại rồi ý)
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Bản đồ thành Hà Nôi thời Minh Mạng, lập trong dịp Minh Mạng ra Bắc nhận sách phong của nhà Thanh. Bản đồ do người Pháp lập và giữ, sau này mới công bố trong cả bản tường trình rất chi tiết về cuộc ra Bắc này của Minh Mạng.
Tất nhiên, nhà Nguyễn giấu tiệt những chi tiết này.
Nhà Thanh lúc ấy vẫn coi Thăng Long là kinh đô, nên sứ giả chỉ đem chiếu chỉ đến đây, vua Nguyễn phải từ Huế ra Hà Nội nhận phong .
Bản đồ cũ của Hà Nội và vùng phụ cận, giúp theo dõi lộ trình của các sứ thần Trung Hoa đến Hà Nội làm lễ phong vương cho vua Minh Mạng.
Phần trích dịch từ tiếng Pháp :
Phái đoàn sứ TQ đến bờ Bắc [tả ngạn] sông Hồng theo đường Bắc Ninh, qua sông và tới bến đò phía Nam của sông.
Họ vào trong nội thành phố , nằm giữa bờ sông và Kinh thành, bằng hai cửa: ở thượng nguồn, cửa Quan Chưởng hay cửa Đông Hà, ở hạ lưu, bằng một cửa khác; không nghi ngờ gì nữa, họ đã vào cửa đầu tiên, gần lãnh sự quán Pháp được thành lập sau này; gần đó có dựng lều tiếp tân hoặc Vọng Lâu là nơi Sứ thần nghỉ ngơi, thay quần áo và uống trà. Họ băng qua thành phố bản xứ bằng một trong những trục lộ lớn xuất phát từ cửa thành; đi dọc theo toàn bộ phía Đông của thành, và sau khi vòng qua pháo đài Đông-Nam, họ vào cửa Đông-Nam, cửa cao quý nhất; trước hết vì phía Nam là mặt chính của một Kinh đô, của một tòa thành, của một cung điện; kế đó, vì phía Đông là ở bên trái so với cung điện chính, tức là phía cao quý hơn.
Cửa Châu Tước [Chim sẻ đỏ] là một trong các cửa đi thẳng vào thành nội của điện Kính Thiên ở vị trí trung tâm của Kinh thành. Chính cái tên của cửa đã chỉ ra rằng nó ở phía Nam: quả thật, “Chim đỏ” là con vật biểu tượng ngự trị phương Nam. Không nghi ngờ gì nữa, nó là cánh cửa trung tâm, trong số ba cánh cửa trang trí mặt tiền phía Nam của tường thành nội.ban
Cửa Châu Tước chính là cửa Đoan Môn, cửa thành mặt tiền phía Nam của thành Nội.

1000004865-colorized.jpg
 

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
3,891
Động cơ
248,127 Mã lực
Không biếu không được ấy cụ, nó khổ thế đấy. Sau em cũng như cụ, mình phận thấp, có nịnh cũng chưa đến lượt, thế là thôi. Trước Tết đi cùng phòng đến nhà 1 phát , xong lấy lý do đi du Xuân, vắng nhà...
Cái văn hóa biếu xén phong bì để nhờ vả chạy chọt chốn quan trường và công sở, bệnh viện, giáo dục theo em là cái mọi rợ nhất của xh này! Không biết đến bao giờ xóa được
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cái văn hóa biếu xén phong bì để nhờ vả chạy chọt chốn quan trường và công sở, bệnh viện, giáo dục theo em là cái mọi rợ nhất của xh này! Không biết đến bao giờ xóa được
Nhiều lúc biết mà đành cắn răng, nói thực, không phải vì mình, vì con mình thì đúng hơn cụ ạ.
Hồi con em đi viện, phòng bình thường chật kinh khủng, 3 cháu 1 giường, bố mẹ đứng trông, bố cắp chiếu ra hè nằm, có phòng tự nguyện, tranh nhau, vợ em học cùng với bác sĩ ở đó nên họ ngại cầm, em dúi luôn cho hộ lý, bs, y tá...lúc sau đã có phòng riêng, rộng rãi, bảo vệ không bao giờ đuổi nữa.
 

Dzon

Xe điện
Biển số
OF-13015
Ngày cấp bằng
6/2/08
Số km
3,250
Động cơ
548,365 Mã lực
Nơi ở
Thai Nguyen
Cái dở nhất của văn học nghệ thuật tuồng chèo là do dân ta xem nhiều, nên mặc định nhiều cái rất vô lý :
1. Lý trưởng, xã trưởng, chánh tổng, quan huyện, tri phủ ....đa số đều là người xấu, ngu dốt, tham lam, hám gái...họ đều bị bắt mặc áo the khăn xếp, đeo thẻ ngà của triều đình Huế, họ luôn đại diện cho các ác, cho chế độ phong kiến..
Thực tế không hoàn toàn như vậy, họ đều có học hành, khoa bảng, không phải ai cũng xấu xa,ngu dốt.
2. Địa chủ, người buôn bán... Thường xuyên xấu,ác, làm chuyện ác.
Thực tế, họ phải tài giỏi và chịu khó làm ăn, buôn bán, có đầu óc... Mới có tiền.
3. Người dân nghèo, nông dân luôn thông minh, chơi khăm tầng lớp trên.
Thực tế người nghèo, nông dân nghèo thường hiền lành, cam chịu, nhưng cũng rất hung hãn khi bị xúi giục và làm những việc rất ác liệt.
4. Tầng lớp nho sĩ luôn đc đề cao, trọng nghĩa khinh tiền, giỏi giang, cái gì cũng biết, ai cũng nể sợ.
Thực tế, ngoài những người đỗ đạt, có khí chất nhà Nho, khá nhiều là dạng ăn bám, bất mãn, lý thuyết xuông, hủ Nho...
Sau vài năm đi làm, va chạm với xã hội em đã nhận thức được những điều này, phải nói văn học, nghệ thuật nó định hướng tư tưởng ác liệt thật, nhiều khi làm cho ta có những suy nghĩ lệch lạc, ko thực tế về xã hội :)
 

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
3,891
Động cơ
248,127 Mã lực
Nhiều lúc biết mà đành cắn răng, nói thực, không phải vì mình, vì con mình thì đúng hơn cụ ạ.
Hồi con em đi viện, phòng bình thường chật kinh khủng, 3 cháu 1 giường, bố mẹ đứng trông, bố cắp chiếu ra hè nằm, có phòng tự nguyện, tranh nhau, vợ em học cùng với bác sĩ ở đó nên họ ngại cầm, em dúi luôn cho hộ lý, bs, y tá...lúc sau đã có phòng riêng, rộng rãi, bảo vệ không bao giờ đuổi nữa.
Thời như trong ảnh có chưa cụ nhỉ? Có từ bao giờ nhỉ? Gốc rễ là cái gì?
 

HTlangtu

Xe điện
Biển số
OF-486386
Ngày cấp bằng
3/2/17
Số km
2,522
Động cơ
228,300 Mã lực
Cái dở nhất của văn học nghệ thuật tuồng chèo là do dân ta xem nhiều, nên mặc định nhiều cái rất vô lý :
1. Lý trưởng, xã trưởng, chánh tổng, quan huyện, tri phủ ....đa số đều là người xấu, ngu dốt, tham lam, hám gái...họ đều bị bắt mặc áo the khăn xếp, đeo thẻ ngà của triều đình Huế, họ luôn đại diện cho các ác, cho chế độ phong kiến..
Thực tế không hoàn toàn như vậy, họ đều có học hành, khoa bảng, không phải ai cũng xấu xa,ngu dốt.
2. Địa chủ, người buôn bán... Thường xuyên xấu,ác, làm chuyện ác.
Thực tế, họ phải tài giỏi và chịu khó làm ăn, buôn bán, có đầu óc... Mới có tiền.
3. Người dân nghèo, nông dân luôn thông minh, chơi khăm tầng lớp trên.
Thực tế người nghèo, nông dân nghèo thường hiền lành, cam chịu, nhưng cũng rất hung hãn khi bị xúi giục và làm những việc rất ác liệt.
4. Tầng lớp nho sĩ luôn đc đề cao, trọng nghĩa khinh tiền, giỏi giang, cái gì cũng biết, ai cũng nể sợ.
Thực tế, ngoài những người đỗ đạt, có khí chất nhà Nho, khá nhiều là dạng ăn bám, bất mãn, lý thuyết xuông, hủ Nho...
chết cười với nhận xét, song rất chính xác :))
Nhưng cụ thấy giờ, có cái nào còn giống như thời nay không ah ??? :D
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,479
Động cơ
408,489 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Tòa vàng vàng đối diện tháp rùa trong ảnh ngày nay có phải chỗ UBND khong cụ? (bị xây lại rồi ý)
Đúng nó là Tòa thị chính cũ của Hà nôi cụ ợ, thời Pháp gọi là Tòa Đốc lý. Chụp gần rất đẹp:

Hanoi2.jpg


Thế mà về sau bị phá đi xây lại. Ý đồ là tạo ra chữ H cách điệu, nhưng kết quả là 1 khối nhà giống y cái máy chém.
 

HTlangtu

Xe điện
Biển số
OF-486386
Ngày cấp bằng
3/2/17
Số km
2,522
Động cơ
228,300 Mã lực
4 cụ Cai tổng ở Phả Lại, 1900.
Cai tổng là chức danh người đứng đầu một tổng, đơn vị hành chính dưới cấp huyện, gồm một số xã.
Chánh tổng có từ thời nhà Lê, dưới triều đại Tây Sơn được lập lại, nhưng lại bị bãi bỏ dưới thời Gia Long. Đến thời Minh Mạng, đơn vị hành chính cấp tổng được thành lập lại và đặt lại chức danh chánh tổng.
Chánh tổng là viên quan thuộc cấp huyện, giữ vai trò trung gian giữa cấp huyện và cấp xã, có trách nhiệm truyền những mệnh lệnh của chính quyền cấp trên xuống cấp xã trong phạm vi một tổng và giám sát việc thực hiện những mệnh lệnh đó.
Thời kỳ Pháp thuộc, chánh tổng và phó tổng được xếp trong ngạch nhân viên hành chính, được hưởng lương và xếp hạng bậc.
Trước năm 1887, chánh tổng và phó tổng do chính quyền thuộc địa lựa chọn, chỉ định. Sau năm 1887, chánh tổng được tuyển chọn thông qua thi tuyển.
Từ năm 1908, chánh tổng được tuyển lựa thông qua bầu cử mà cử tri là những người thuộc các thành phần có chức quyền, có tài sản, có bằng cấp và thống đốc là người có quyền quyết định cuối cùng trong việc tuyển chọn, ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, chánh tổng được tuyển lựa qua bầu cử và là người thay mặt cho tổng về mặt hành chính và pháp lý để giao thiệp với cấp trên.

1000004793-colorized.jpg
Về vai chánh tổng, e có tìm hiểu được 1 chuyện cũng khá hay
Trước các cụ hay nói "ấm ớ hội Tề", sau này e được 1 cụ già ở quê 85 tuổi giải thích là: thời Pháp có yêu cầu dân trong mỗi xã lập 1 Lý Trưởng, 3-5 xã lập 1 Chánh tổng, phó tổng để quản lý hành chính khu vực đó gọi là hội Tề
Nhưng sau Việt Minh về hoạt động, các cụ này đa phần là ghét Pháp, và giác ngộ, nên ban đêm có nuôi giấu VM họp nằm vùng, nắm tình hình ở xã thôn của mình quản lý. Nhưng ban ngày thì vẫn làm việc hành chính cho Pháp
Khi Pháp nó thấy động tĩnh, liền gọi lên hỏi thì 3 ông, mỗi ông nói 1 kiểu, tiếng Pháp biết được ít ít, thông ngôn lúc có, lúc không?
Nói "có VM" thì không được, bảo "không có" thì không xong, vì Pháp nó lấy thông tin từ mật thám. Nên các cụ cứ ú a ú ớ. Nên mới có thành ngữ " ấm ớ hội Tề" là vì vậy :D :D :D
Chứ trước nay chưa bao giờ có từ này trong sách vở
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,479
Động cơ
408,489 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cái dở nhất của văn học nghệ thuật tuồng chèo là do dân ta xem nhiều, nên mặc định nhiều cái rất vô lý :
1. Lý trưởng, xã trưởng, chánh tổng, quan huyện, tri phủ ....đa số đều là người xấu, ngu dốt, tham lam, hám gái...họ đều bị bắt mặc áo the khăn xếp, đeo thẻ ngà của triều đình Huế, họ luôn đại diện cho các ác, cho chế độ phong kiến..
Thực tế không hoàn toàn như vậy, họ đều có học hành, khoa bảng, không phải ai cũng xấu xa,ngu dốt.
2. Địa chủ, người buôn bán... Thường xuyên xấu,ác, làm chuyện ác.
Thực tế, họ phải tài giỏi và chịu khó làm ăn, buôn bán, có đầu óc... Mới có tiền.
3. Người dân nghèo, nông dân luôn thông minh, chơi khăm tầng lớp trên.
Thực tế người nghèo, nông dân nghèo thường hiền lành, cam chịu, nhưng cũng rất hung hãn khi bị xúi giục và làm những việc rất ác liệt.
4. Tầng lớp nho sĩ luôn đc đề cao, trọng nghĩa khinh tiền, giỏi giang, cái gì cũng biết, ai cũng nể sợ.
Thực tế, ngoài những người đỗ đạt, có khí chất nhà Nho, khá nhiều là dạng ăn bám, bất mãn, lý thuyết xuông, hủ Nho...
Văn hóa nghệ thuật của VN thời xưa chia làm 2 mảng riêng biệt: Mảng thơ ca của các nhà nho và quan lại thì thoát tục và không liên quan đến bình dân. Còn mảng bình dân (chèo, cổ tích, tiếu lâm) thì xây dựng các nhân vật như cụ nói ở trên. Từ thế hệ này qua thế hệ khác, dần dần nó biến thành định kiến xã hội.

Kiểu xây dựng nhân vật "nôm na" của Việt nam nhiều khi khá buồn cười. Như không ít vở chèo, kịch tạo hình Lý Thường Kiệt râu dài, oai phòng lẫm liệt trong khi cụ Kiệt là hoạn quan chính tông. Hay cho các cụ thời Lý Trần Lê mặc những trang phục mà chỉ thế kỷ 19 mới xuất hiện. Gần đây còn có kiểu xây dựng nhân vật giúp việc nào cũng chăm chỉ hiền lành lương thiện, bị gia chủ bắt bạt chèn ép đủ kiểu, trong khi thực tế phần lớn không như vậy.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Văn hóa nghệ thuật của VN thời xưa chia làm 2 mảng riêng biệt: Mảng thơ ca của các nhà nho và quan lại thì thoát tục và không liên quan đến bình dân. Còn mảng bình dân (chèo, cổ tích, tiếu lâm) thì xây dựng các nhân vật như cụ nói ở trên. Từ thế hệ này qua thế hệ khác, dần dần nó biến thành định kiến xã hội.

Kiểu xây dựng nhân vật "nôm na" của Việt nam nhiều khi khá buồn cười. Như không ít vở chèo, kịch tạo hình Lý Thường Kiệt râu dài, oai phòng lẫm liệt trong khi cụ Kiệt là hoạn quan chính tông. Hay cho các cụ thời Lý Trần Lê mặc những trang phục mà chỉ thế kỷ 19 mới xuất hiện. Gần đây còn có kiểu xây dựng nhân vật giúp việc nào cũng chăm chỉ hiền lành lương thiện, bị gia chủ bắt bạt chèn ép đủ kiểu, trong khi thực tế phần lớn không như vậy.
Dần dần, người ta cứ mặc định cho các lớp người trong xã hội xưa, xây dựng con người một chiều, rất chối.
Em thấy, là người, ai cũng có mặt tốt xấu, ai cũng có vết đen, các vĩ nhân cũng vậy thôi cụ.
Trước có vở chèo: Bài ca giữ nước của Tào Mạt, vở chèo này bôi bác Lịch sử ác liệt, xây dựng nhân vật Ỷ Lan như thánh, trong thực tế bà cũng làm những việc rất độc ác như giết Thượng Dương hoàng thái hậu, chôn sống hơn 72 cung nữ. Rồi lại vu cho bà Thượng Dương làm tay sai gián điệp cho quân Tống.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top