Cổng đền Quán Thánh, 1896.
Cảm ơn cụ Ngao05 đã bổ sung thông tin ạ.
Cảm ơn cụ Ngao05 đã bổ sung thông tin ạ.
Chỉnh sửa cuối:
Cụ cho em xin ví dụ mẫu chữ nôm và chữ Hán (phồn thể) để em xem khác như thế nào với. Cám ơn cụChính xác là chữ Nôm. Chữ Nho là chữ Hán Việt còn người Việt từ tk 10-19 dùng chữ Hán Nôm hay chữ Nôm. Chữ Nôm phát triển dựa trên chữ Hán và phức tạp hơn vì nhiều nét hơn, đó là lý do thời đó người mù chữ nhiều. Nên mấy ông giáo sỹ từ Bồ Đào Nha sang mới thiết kế ra chữ Quốc ngữ dựa trên ký tự latin để truyền giáo cho dễ, rồi sau đó Pháp quyết định phổ cập bắt sử dụng chữ Quốc ngữ. Nhưng sau này người Pháp vẫn tranh cãi với nhau vì phổ biến chữ Quốc ngữ, dễ học dễ viết nên nhiều người biết chữ nên các phong trào giải phóng mới phát triển được.
E đọc được chứ em có biết viết đâu. Em đang đọc lại Truyện Kiều tranh thủ tìm hiểu luôn thể. cụ Nguyễn Du viết Truyện Kiều bằng chữ Nôm.Cụ cho em xin ví dụ mẫu chữ nôm và chữ Hán (phồn thể) để em xem khác như thế nào với. Cám ơn cụ
Em hỏi thế vì đình chùa miếu mạo có lưu các dòng chữ trông giống chứ Hán. Các cụ bảo là chữ nho đó, nhưng em thấy 99,99% là chữ hán phồn thể. Em còn đưa cả dân Đài loan qua đọc thì họ đọc vanh vách và bảo là chữ phồn thể mà. Em không phải dân nghiên cứu chữ, chỉ là tò mò chưa được giải thích. Mong cụ nào biết soi xétE đọc được chứ em có biết viết đâu. Em đang đọc lại Truyện Kiều tranh thủ tìm hiểu luôn thể.
Theo em đọc được thì Chữ Nho chính là chữ Hán về mặt viết nhưng người Việt đọc theo phiên âm Việt nên thành chữ Nho. Mục đích là để bọn Tàu nó ko hiểu mình nói gì cả. Nên người Đài Loan đọc được là cái bảng chữ Nho là đương nhiên vì chính là chữ Hán mà. Sau này, kể từ thế kỷ 10 trở đi người Việt mới thêm nét cho chữ Nho để tạo ra chữ viết riêng của mình (lúc này độc lập rồi) đọc theo âm Việt gọi là chữ Nôm. Giờ thì bọn Tàu nó ko hiểu mình đang viết về điều gì. Cái này đều lý do an ninh. Còn từ chữ Nôm sang chữ Quốc Ngữ thì do vấn đề truyền đạo, chứ chữ Nôm khó quá, quá nhiều người mù chữ. Phải mất 10 năm mới hiểu hết chữ Nôm trong khi người bình thường học chữ Quốc ngữ mất có vài tháng. Nên khi giải phóng cái phong trào bình dân học vụ dạy cho mọi người hiểu chữ viết để tuyên truyền dễ hơn.Em hỏi thế vì đình chùa miếu mạo có lưu các dòng chữ trông giống chứ Hán. Các cụ bảo là chữ nho đó, nhưng em thấy 99,99% là chữ hán phồn thể. Em còn đưa cả dân Đài loan qua đọc thì họ đọc vanh vách và bảo là chữ phồn thể mà. Em không phải dân nghiên cứu chữ, chỉ là tò mò chưa được giải thích. Mong cụ nào biết soi xét
Vậy là trước đó đền này thờ các vị thần linh khác đúng không cụ ? sau khi cụ THĐ mất thì đền được chuyển thành thờ Đức thánh Trần?Đền Kiếp Bạc, năm 1904.
Chữ Hán : Trần Hưng Đạo Vương Từ.
Đền Kiếp Bạc là nơi thờ phụng Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn.
Ngày nay thuộc xã Hưng Đạo, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Được xây dựng tại nơi trước đây là đại bản doanh của vương Trần Quốc Tuấn, từ nơi đây ông đã 3 lần xuất quân và đại thắng quân Nguyên .
Sứ giả nhà Nguyên là Trần Cương Trung trong An Nam tức sự [ em đã dịch trên OF] đã bôi bác:
- Đền mà gọi là Vạn Kiếp thì thật là ngu.
Khi ông ta đến nơi này lúc cụ Trần Hưng Đạo vẫn còn sống.
Vậy là chữ hán rồi! Nho hay nôm là do cách đặt tên địa phương (ở đây là Việt nam chúng ta)Theo em đọc được thì Chữ Nho chính là chữ Hán về mặt viết nhưng người Việt đọc theo phiên âm Việt nên thành chữ Nho. Mục đích là để bọn Tàu nó ko hiểu mình nói gì cả. Nên người Đài Loan đọc được là cái bảng chữ Nho là đương nhiên vì chính là chữ Hán mà. Sau này, kể từ thế kỷ 10 trở đi người Việt mới thêm nét cho chữ Nho để đọc theo âm Việt gọi là chữ Nôm, để bọn Tàu nó ko hiểu mình đang viết về điều gì. Cái này đều lý do an ninh. Còn từ chữ Nôm sang chữ Quốc Ngữ thì do vấn đề truyền đạo, chứ chữ Nôm khó quá, quá nhiều người mù chữ. Phải mất 10 năm mới hiểu hết chữ Nôm trong khi người bình thường học chữ Quốc ngữ mất có vài tháng. Nên khi giải phóng cái phong trào bình dân học vụ dạy cho mọi người hiểu chữ viết để tuyên truyền dễ hơn.
Các quan còn tệ hơn vua, cho là Yêu Ngôn [ lời lẽ xằng bậy] xin đem chém.Nên việc triều đình Huế bao nhiêu năm vẫn không canh tân đổi mới thì thua trận là vấn đề thời gian thôi cụ ạ.
Cụ Nguyễn Trường Tộ, cụ Phạm Phú Thứ,.. Dâng sớ lên vua Tự Đức, kể rằng bên Châu Âu họ có máy hơi nước năng suất bằng trăm ngựa kéo,họ khai mỏ lấy than làm nhà máy, cày ruộng bằng máy kéo hơi nước, vua Tự Đức mới đọc kinh hoàng quá phê:
- Nói sao quá cao, trẫm chả hiểu gì???
Các quan còn tệ hơn vua, cho là Yêu Ngôn [ lời lẽ xằng bậy] xin đem chém.
Sau cụ Tộ nói mãi, đến vua cũng cho là có lý, vua bảo thế khanh đi mời thợ Tây, kỹ sư Tây về mở trường dạy kỹ thuật đi, trẫm cấp đất, cử người.
Cụ Tộ lại mời được kỹ sư Pháp, mấy ông giáo sĩ Tây cũng yêu khoa học, vua cấp đất mở trường, bảo các quan bàn bạc đi, làm đi, tổ chức đi, các quan bàn bạc ngược xuôi chả đâu vào đâu nên dự án đổ bể.
Cái này cụ nói đúng rồi, trách vua một phần, nhưng chính các quan, những người giúp vua cũng có lỗi lớn cụ ạ.Các quan còn tệ hơn vua, cho là Yêu Ngôn [ lời lẽ xằng bậy] xin đem chém.
Cái này đúng là thời nào cũng có cụ nhỉ. Tội đồ của dân tộc, đất nước, không ai khác chính là những người quản lý với sự bảo thủ, trì trệ và ích kỷ của mình.
Không cụ ơi, chữ Hán Nôm và chữ Hán Việt. Cụ search tìm hiểu về chữ Nôm sẽ thấy nó khác chữ Hán. Đại khái chữ Nôm là chữ mẹ đẻ do người Việt tạo ra xây dựng trên chữ Hán, nên người Hán có thể hiểu được, nhưng ko đọc được và đôi khi nó cũng khác. Trong 3 loại chữ Viết tồn tại trên đất nước ta từ Công nguyên tới giờ thì chữ Nôm mới là chữ do chính người Việt tạo ra. Cụ xem qua vài clip trên Youtube là hiểu ngay.Vậy là chữ hán rồi! Nho hay nôm là do cách đặt tên địa phương (ở đây là Việt nam chúng ta)
Ông sứ giả không nói thờ ai cụ ạ, ông ta sang Việt Nam lúc cụ Trần Hưng Đạo còn sống, ông ta cũng gặp mặt trực tiếp, rồi đi thuyền về Nam Sách, Hải Dương, đến Vạn Kiếp, tên lúc đó là vậy, ông ta có câu thơ như em nói đấy.Vậy là trước đó đền này thờ các vị thần linh khác đúng không cụ ? sau khi cụ THĐ mất thì đền được chuyển thành thờ Đức thánh Trần?
Thế để em séarch chữ nôm bảo bạn đài loan bảo đọc xem saoKhông cụ ơi, chữ Hán Nôm và chữ Hán Việt. Cụ search tìm hiểu về chữ Nôm sẽ thấy nó khác chữ Hán. Đại khái chữ Nôm là chữ mẹ đẻ do người Việt tạo ra xây dựng trên chữ Hán, nên người Hán có thể hiểu được, nhưng ko đọc được và đôi khi nó cũng khác. Trong 3 loại chữ Viết tồn tại trên đất nước ta từ Công nguyên tới giờ thì chữ Nôm mới là chữ do chính người Việt tạo ra.
Xin hỏi cụ ĐỐc, cụ có biết mấy câu trong chữ ký của Cụ là của Anh nào hok?Đền Kiếp Bạc, năm 1904.
Chữ Hán : Trần Hưng Đạo Vương Từ.
Đền Kiếp Bạc là nơi thờ phụng Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn.
Ngày nay thuộc xã Hưng Đạo, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Được xây dựng tại nơi trước đây là đại bản doanh của vương Trần Quốc Tuấn, từ nơi đây ông đã 3 lần xuất quân và đại thắng quân Nguyên .
Sứ giả nhà Nguyên là Trần Cương Trung trong An Nam tức sự [ em đã dịch trên OF] đã bôi bác:
- Đền mà gọi là Vạn Kiếp thì thật là ngu.
Khi ông ta đến nơi này lúc cụ Trần Hưng Đạo vẫn còn sống.
Đến nay chưa rõ người soạn thảo văn kiện có mấy câu này ở xứ ủy trung kỳXin hỏi cụ ĐỐc, cụ có biết mấy câu trong chữ ký của Cụ là của Anh nào hok?
Vụ chữ quốc ngữ này cũng hay. Có lần e thấy bà nội vợ đọc quyển kinh thánh cũ (chắc phải từ những năm 40-50 gì đó), cụ cứ nói là "Đức chúa lời..."Chính xác là chữ Nôm. Chữ Nho là chữ Hán Việt còn người Việt từ tk 10-19 dùng chữ Hán Nôm hay chữ Nôm. Chữ Nôm phát triển dựa trên chữ Hán và phức tạp hơn vì nhiều nét hơn, đó là lý do thời đó người mù chữ nhiều. Nên mấy ông giáo sỹ từ Bồ Đào Nha sang mới thiết kế ra chữ Quốc ngữ dựa trên ký tự latin để truyền giáo cho dễ, rồi sau đó Pháp quyết định phổ cập bắt sử dụng chữ Quốc ngữ. Nhưng sau này người Pháp vẫn tranh cãi với nhau vì phổ biến chữ Quốc ngữ, dễ học dễ viết nên nhiều người biết chữ nên các phong trào giải phóng mới phát triển được.
Cảm ơn cụ nhiều thông tin thú vị.
Có lẽ Thiệu Trị là ông vua kém nhất. Khi Thiệu Trị lên nhà Thanh thua chiến tranh nha phiến 1 thế sự đã quá rõ rồi mà vẫn "cố thủ", Tự Đức cũng tệ Chiến tranh nha phiến 2 nhà Thanh thua rõ 10 mươi
Mình nghĩ hay là một phần tham nhũng lợi ích quan lại gắn chặt với thương nhân Hoa Kiều nên nhất định không mở cửa với phương Tây?
Thực ra chúng ta ngồi ở đây, sau gần 200 năm thì có thể phán xét, chứ nếu đặt vào địa vị quan lại thời đó, chịu ảnh hưởng Nho giáo từ bé thì nó khác lắm. Cứ bảo canh tân nhưng ai dám đảm bảo canh tân sẽ tốt hơn? Ấy là chúng ta ở hậu thế thì biết chắc chứ thời đó, ai đảm bảo 100%? Thế nên, thà cứ theo lối cũ mà an toàn còn hơn.Nên việc triều đình Huế bao nhiêu năm vẫn không canh tân đổi mới thì thua trận là vấn đề thời gian thôi cụ ạ.
Cụ Nguyễn Trường Tộ, cụ Phạm Phú Thứ,.. Dâng sớ lên vua Tự Đức, kể rằng bên Châu Âu họ có máy hơi nước năng suất bằng trăm ngựa kéo,họ khai mỏ lấy than làm nhà máy, cày ruộng bằng máy kéo hơi nước, vua Tự Đức mới đọc kinh hoàng quá phê:
- Nói sao quá cao, trẫm chả hiểu gì???
Các quan còn tệ hơn vua, cho là Yêu Ngôn [ lời lẽ xằng bậy] xin đem chém.
Sau cụ Tộ nói mãi, đến vua cũng cho là có lý, vua bảo thế khanh đi mời thợ Tây, kỹ sư Tây về mở trường dạy kỹ thuật đi, trẫm cấp đất, cử người.
Cụ Tộ lại mời được kỹ sư Pháp, mấy ông giáo sĩ Tây cũng yêu khoa học, vua cấp đất mở trường, bảo các quan bàn bạc đi, làm đi, tổ chức đi, các quan bàn bạc ngược xuôi chả đâu vào đâu nên dự án đổ bể.
Cụ Nguyễn Huệ võ thuật cá nhân nghe vậy thì quá cao thủ cụ nhỉ.
Em đọc báo giấy từ lâu quá nên ko nhớ báo nào. Có nói rằng giáo sĩ phương tây ghi đại ý rằng : khi công thành TL, đến lúc 2 bên mệt mỏi . Cụ Nguyễn Huệ bỏ voi xuống ngựa. Đích thân xông lên đốc chiến..thành vỡ cổng bị phá .quân Thanh chủ động tràn ra quyết tử..cụ Huệ cưỡi ngựa tay cầm 2 con dao dài cùng quân đội ập vào đánh dữ. Giáo sĩ nói cụ ấy rất giỏi , chém chết vài tướng Tàu tại cổng thành, các tướng sĩ thấy vậy hăng lên xốc tới tàn sát quân Tàu.
Cụ giáo sĩ còn tả cụ Nguyễn Huệ người tầm thước, da đen , mặt nhiều nốt, và có dung mạo theo người á đông thì ....t..iểu nh..ân .
Cụ Huệ cầm 2 thanh kiếm cưỡi ngựa xông lên chém quân Thanh ở Thăng Long, là mô tả của giáo sĩ Jean Davoust...
Cụ đọc thớt em dịch: Nhật ký ở Bắc Hà của giáo sĩ Jean Davoust sẽ rõ.
Còn mô tả cụ Huệ tầm thước da đen, mặt sần sùi là của nhà Nguyễn, Đại Nam thực lục...hehe.
Thì cũng đúng vậy mà cụ, tuy nhiên cụ Lê Văn Duyệt không phải giỏi võ công, mà giỏi chỉ huy tác chiến, chứ cụ ấy hoạn quan tự nhiên...
Võ giỏi phải là cụ Nguyễn Huệ, cả võ công và tác chiến, là vị tướng duy nhất của Vn chưa bao giờ thua trận.
Vụ giáp mây là lão La bịa thôi cụ.Đúng rồi cụ, dính phải đòn hỏa công của Gia Cát Lượng, mà em cũng lạ, đúng như cụ nói, lấy bùn trát vào thì hỏa công vô tác dụng, nhưng có lẽ nó nặng thêm...hoặc đi mưa cũng chết...
Đấy là dân gian nhét chữ vào miệng cụ ấy thôi.
Cụ Cao Bá Quát là người tài năng, là nhà Nho, có khoa bảng Cử Nhân, sao có thể dùng những lời thơ bậy bạ như vậy được.
Đến ngay như cụ quận He Nguyễn Hữu Cầu, khi sắp bị chém còn làm bài thơ rất hay và buồn .
Cụ Cao Bá Quát đi thi Hội mấy lần đều trượt, không phải cụ thiếu tài mà dính lỗi nhỏ phạm húy.
Sau triều đình Huế biết tài, cũng có cất nhắc làm Hành tẩu bộ Lễ [ chức quan hàm Lục phẩm, phụ trách giấy tờ của Bộ].
Qua lời kể của người dân Huế thì:
"Quan hành tẩu bộ Lễ, thuê nhà ở ngay bờ sông Lợi Nông. Chức quan nhỏ, ba gian nhà cửa thế là đủ, vả lại, đang thời trai trẻ từ Long Thành vào kinh đô Phú Xuân làm quan, không mang vợ con theo, thế là vừa. Ngoài ba mươi tuổi, tiếng tăm ông đã lẫy lừng. Thi hương năm trước, ông đậu á nguyên. Giai thoại về tài năng của Cao đồn vào tận trong này: nước Nam có bốn bồ chữ, ông chiếm hai; ông Siêu, bạn ông, và anh ông là ông Đạt, chiếm một bồ, còn một bồ phân phát cho khắp sĩ tử trong thiên hạ. Có tài mà kiêu xưa nay hiếm gì! Kiêu cũng năm bảy loại. Nhà nho kiêu bạc, tướng võ kiêu hùng; quyền quý vô học hay hợm mình, kiêu căng…"
Biết có làm quan nữa nhưng tính nết cũng không lên được, lại cũng uất hận vì có tài mà không được trọng dụng, Cao Bá Quát quyết định chơi lớn một phen.
Khoảng cuối năm Canh Tuất (1850) đời vua Tự Đức, Cao Bá Quát lấy cớ về quê chịu tang cha và sau đó xin ở lại nuôi mẹ già rồi xin thôi chức Giáo thụ ở phủ Quốc Oai.
Khoảng tháng 6, tháng 7 âm lịch năm Giáp Dần, 1854, nhiều tỉnh ở miền Bắc gặp đại hạn, lại bị nạn châu chấu làm cho mùa màng mất sạch, đời sống người dân hết sức cực khổ; Cao Bá Quát bèn vận động các thổ hào ở các vùng Quốc Oai, Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Lạng Sơn... cùng nhau tôn một hậu duệ nhà Lê, cháu vua Lê Hiển Tông là Lê Duy Cự làm minh chủ chống lại nhà Nguyễn.
Cao Bá Quát làm quốc sư, họp với thổ mục Sơn Tây là Đinh Công Mỹ và Bạch Công Trân dựng cờ nổi dậy tại Mỹ Lương, thuộc vùng Sơn Tây.
Gian tế nhà Nguyễn biết được, bèn đi báo quan, trước tình thế cấp bách, Cao Bá Quát buộc phải phát lệnh tấn công vào cuối năm 1854.
Buổi đầu ông cùng các thổ mục ở Sơn Tây là Đinh Công Mỹ và Bạch Công Trân đem lực lượng đánh phá phủ Ứng Hòa, huyện Thanh Oai, huyện thành Tam Dương, phủ Quốc Oai, Yên Sơn... Lúc đầu có vài thắng lợi, nhưng nhà Nguyễn điều lính từ miền Trung, miền Nam ra, quân Nguyễn dần áp đảo.
Tháng Chạp năm Giáp Dần [tháng 12 năm này rơi vào năm dương lịch 1855], sau khi bổ sung lực lượng (chủ yếu là người Mường và người Thái ở vùng rừng núi Mỹ Lương, nay là vùng đất phía Tây sông Đáy thuộc các huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức của Hà Nội, và các huyện Lương Sơn, Kim Bôi tỉnh Hòa Bình), Cao Bá Quát đem quân tấn công huyện lỵ Yên Sơn [phủ lỵ phủ Quốc Oai, ngày nay là thị trấn Quốc Oai].
Phó lãnh binh Sơn Tây là Lê Thuận đem quân nghênh chiến. Cuộc đối đầu đang hồi quyết liệt tại vùng núi Yên Sơn (giáp Sài Sơn), thì Cao Bá Quát cưỡi ngựa ra trận thúc quân tiến lên, do là quan văn không rành thực chiến ,ông đã bị suất đội Đinh Thế Quang nhận ra và nổ súng bắn chết rơi xuống ngựa. Tiếp theo, Nguyễn Kim Thanh và Nguyễn Văn Thực cũng lần lượt bị quân triều đình bắt được, sau cả hai đều bị xử chém. Ngoài những thiệt hại này, hơn trăm quân khởi nghĩa bị chém chết và khoảng 80 quân khác bị bắt.
Nghe tin đại thắng, Tự Đức lệnh cho ban thưởng và cho đem thủ cấp của Cao Bá Quát bêu và rao khắp các tỉnh Bắc Kỳ rồi giã nhỏ quăng xuống sông.
Sau khi dẹp được cuộc khởi nghĩa, triều đình ra lệnh tru di tam tộc dòng họ Cao của ông.
Anh trai song sinh của ông là Cao Bá Đạt đang làm Tri huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa, và có tiếng là một viên quan mẫn cán và thanh liêm, cũng phải chịu tội và bị giải về kinh đô Huế. Dọc đường, Cao Bá Đạt làm một tờ trần tình gửi triều đình rồi dùng dao đâm cổ tự vẫn.
Dòng họ Cao Bá của ông ai trốn được đều thay tên đổi họ hoặc ẩn mình thật kỹ.
Cuộc đời Cao Bá Quát là một bi kịch mâu thuẫn, ông không phải không có tài, không được trọng dụng, mà không ai hiểu cho chí lớn của mình, muốn phục vụ triều đình nhưng không chịu uốn mình, muốn làm chuyện tày trời nhưng lực chưa đủ.
Qua đây em thấy các cụ văn tài nước ta ko có đc cái sự co duỗi như Lưu Dung. Biết văn tài là rất tốt nhưng muốn cống hiến cho xã tắc thì phải biết co duỗi, phải tận dụng mọi thứ để leo lên cái đã. Lưu Dung trong nhiều trường hợp cũng nịnh nọt vua nhưng ko quá lố. Đây bảo mấy ông Quát, Xương mà nịnh thì chắc các cụ thà chết chứ ko chịu rồi. Có khi còn xỏ vua ấy chứ!Đúng rồi cụ, do những biến động thời cuộc, mà kỳ thi năm 1897, triều đình Huế đã chuyển các sĩ tử Hà Nội về thi chung ở trường thi Nam Định, gọi là trường thi Hà-Nam [ Hà Nội -Nam Định].
Cụ Tú Xương có thơ bôi bác, vì cụ thi khóa này :
" Nhà nước 3 năm mở một khoa
Trường Nam thi lẫn với trường Hà.
Lôi thôi sỹ tử vai đeo lọ,
Ậm ọe quan trường miệng thét loa
Lọng cắm rợp trời quan sứ đến
Váy lê quét đấy mụ đầm ra
Nhân tài đất Bắc nào ai đó
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà."
Thơ này được đưa lên tổng đốc Nam Định là cụ Cao Xuân Dục, có người tố là cụ Tú Xương bôi bác triều đình, quan Tây, cần phải xử tội theo phép nghiêm.
Tuy nhiên cụ Cao Xuân Dục và các quan khác gạt đi bảo thôi cũng thông cảm cho người ta thi xịt có nhiều uất ức.
Chữ Nho khó học mà cụ. Hình như học sinh bên Tàu học xong trung học mới đủ trình đọc báo, tức là mất tầm 12 năm. Như xưa học còn khó hơn thì em nghĩ phải sáng dạ lắm mới học nổi. Giờ bảo em chắc em cũng chịue thấy bảo hình như chữ Nho khó học lắm, chứ không phải dễ
K phải ai cũng kiên nhẫn sáng dạ để học được
Còn thì chỉ cần nhà có 1 chút là cũng cho con cái theo thầy đồ học vài cái chữ
Tất nhiên là con trai nhiều hơn, để biết chữ nhất là 1 vạch, chữ vạn không phải là đầy cả cái sân
Có thể cũng có 1 phần ngu dân.
Các cụ xưa gọi là chữ Nho vì chữ đó hay đc Nho sĩ dùng thôi mà cụ.Em hỏi thế vì đình chùa miếu mạo có lưu các dòng chữ trông giống chứ Hán. Các cụ bảo là chữ nho đó, nhưng em thấy 99,99% là chữ hán phồn thể. Em còn đưa cả dân Đài loan qua đọc thì họ đọc vanh vách và bảo là chữ phồn thể mà. Em không phải dân nghiên cứu chữ, chỉ là tò mò chưa được giải thích. Mong cụ nào biết soi xét
Có chứ cụ, hehehe, thôi cái đó bàn sau.Xin hỏi cụ ĐỐc, cụ có biết mấy câu trong chữ ký của Cụ là của Anh nào hok?