[Funland] Ảnh phục chế màu về Việt Nam.

turnviet

Xe lăn
Biển số
OF-93492
Ngày cấp bằng
30/4/11
Số km
10,378
Động cơ
475,700 Mã lực
Nơi ở
Độ xe Carcam 15/29 Láng Hạ
Website
carcam.vn
Một con đường tấp nập ở ngoại tình Hà Nội, 1890, bây giờ cũng không xác định được ở đâu,có vẻ người đi lại rất tấp nập.

Nhiều người gánh nước và xe cộ đông người quá nhỉ. Liệu có phải đê vào Bát Tràng không nhỉ?
 

Viossss

Xe tải
Biển số
OF-832066
Ngày cấp bằng
9/4/23
Số km
254
Động cơ
4,114 Mã lực
Thác Bạc, Tam Đảo, thập niên 1920s.
Thác Bạc thực ra, cũng là một dòng suối cỡ vừa chảy xuống. Xưa, Thác Bạc rất sạch sẽ, nước trong veo, đến lúc em còn nhỏ vẫn hay ra đây lấy nước về uống nước và dự trữ.
Giờ Thác Bạc ô nhiễm ác liệt.

xem ảnh của cụ mà tiếc cho Tam Đảo, tiếc cho Thác Bạc ngày nay. Buồn
 

Lavande

Xe điện
Biển số
OF-96873
Ngày cấp bằng
24/5/11
Số km
2,720
Động cơ
534,466 Mã lực
Đúng rồi cụ, nhưng việc bạc đãi công thần, từ cổ chí kim, lúc nào chả có.
Ngay như cá nhân em chẳng hạn, hehe. Hồi còn công ty cũ, lúc bắt đầu dự án, cả Ban Giám đốc, nhân viên đều ở nhà lá, động viên nhau làm việc, thêm giờ cũng không ngán.
Xong việc, công ty hoành tráng, phát triển mạnh mẽ, Ban Giám đốc lại thấy đội ngũ xưa...già cỗi, chậm, cậy mình vào đầu tiên, vv, vv...
Thế là tuyển mộ nhiều nhân sự trẻ ,tài năng, đẩy những người cũ xuống, ai chịu được thì ở,ai không chịu thì next...
Đúng là vắt chanh bỏ vỏ, thời nào cũng có, ở đâu cũng hiện diện .... haizzzzzzzzzzzzzzz
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,266 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hòa Bình, trên Sông Đà, 1926, phà chạy bằng cơm trên sông.

1000004189-colorized.jpg
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,266 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Việt Trì, thập niên 1920s.
Một bến tàu thủy, thời đó, vận chuyển hành khách và hàng hóa đường thủy khá phát triển.
1695011403474.jpg
 

dzoro

Xe điện
Biển số
OF-336092
Ngày cấp bằng
24/9/14
Số km
3,853
Động cơ
352,654 Mã lực
Đúng là vắt chanh bỏ vỏ, thời nào cũng có, ở đâu cũng hiện diện .... haizzzzzzzzzzzzzzz
Các cụ đừng buồn về nhân tình thế thái. Em làm cho tư bản thấy chúng nó vắt chanh bỏ vỏ còn ác liệt hơn mình. CEO ra đi như cơm bữa mà mỗi lần CEO ra đi, CEO mới về thì cả bộ sậu lãnh đạo cấp cao cũng bị thay thế tầm già nửa :))
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,223
Động cơ
1,131,835 Mã lực

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,625
Động cơ
130,426 Mã lực
Cụ Cao Bá Quát phức tạp hơn cụ ạ, chính ra cụ lại được triều đình Huế ưu ái đấy. Cụ chỉ đỗ Cử nhân, lại phạm tội lẽ ra bay đầu,nhưng vẫn được gia ơn.
Cái vụ cụ Quát ứng khẩu 2 câu thơ "Ba hồi trống giục đù cha kiếp. Một nhát gươm đưa ĐM đời" là như thế nào ấy cụ nhỉ? Hay lại do dân gian nghĩ ra?
 

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
3,891
Động cơ
248,127 Mã lực
Em vote thớt này hay nhất từ khi em chơi OF 2006!
 

phucnhan21

Xe tải
Biển số
OF-838138
Ngày cấp bằng
3/8/23
Số km
370
Động cơ
3,287 Mã lực
Tuổi
34
Nơi ở
Yên Mỹ - Hưng Yên
Cụ Cao Bá Quát phức tạp hơn cụ ạ, chính ra cụ lại được triều đình Huế ưu ái đấy. Cụ chỉ đỗ Cử nhân, lại phạm tội lẽ ra bay đầu,nhưng vẫn được gia ơn.
Vầng, em nhớ đc tha 1 lần vụ sửa bài thi cho các thí sinh, thời cụ làm giám khảo
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,266 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cái vụ cụ Quát ứng khẩu 2 câu thơ "Ba hồi trống giục đù cha kiếp. Một nhát gươm đưa ĐM đời" là như thế nào ấy cụ nhỉ? Hay lại do dân gian nghĩ ra?
Đấy là dân gian nhét chữ vào miệng cụ ấy thôi.
Cụ Cao Bá Quát là người tài năng, là nhà Nho, có khoa bảng Cử Nhân, sao có thể dùng những lời thơ bậy bạ như vậy được.
Đến ngay như cụ quận He Nguyễn Hữu Cầu, khi sắp bị chém còn làm bài thơ rất hay và buồn .
Cụ Cao Bá Quát đi thi Hội mấy lần đều trượt, không phải cụ thiếu tài mà dính lỗi nhỏ phạm húy.
Sau triều đình Huế biết tài, cũng có cất nhắc làm Hành tẩu bộ Lễ [ chức quan hàm Lục phẩm, phụ trách giấy tờ của Bộ].
Qua lời kể của người dân Huế thì:

"Quan hành tẩu bộ Lễ, thuê nhà ở ngay bờ sông Lợi Nông. Chức quan nhỏ, ba gian nhà cửa thế là đủ, vả lại, đang thời trai trẻ từ Long Thành vào kinh đô Phú Xuân làm quan, không mang vợ con theo, thế là vừa. Ngoài ba mươi tuổi, tiếng tăm ông đã lẫy lừng. Thi hương năm trước, ông đậu á nguyên. Giai thoại về tài năng của Cao đồn vào tận trong này: nước Nam có bốn bồ chữ, ông chiếm hai; ông Siêu, bạn ông, và anh ông là ông Đạt, chiếm một bồ, còn một bồ phân phát cho khắp sĩ tử trong thiên hạ. Có tài mà kiêu xưa nay hiếm gì! Kiêu cũng năm bảy loại. Nhà nho kiêu bạc, tướng võ kiêu hùng; quyền quý vô học hay hợm mình, kiêu căng…"
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,625
Động cơ
130,426 Mã lực
chào cụ đồng hương Vĩnh Phúc. em ở gần Hương Canh quê cụ thôi. em thắc mắc một chút là cái tên Tiên Canh nghe nó không quen lắm a. Em thường nghe là Hương Canh, Ngọc Canh và Tiên Hường ạ. vậy tên các địa danh này cụ thể như thế nào ạ. em cám ơn. KLQ, em cũng quen anh bạn Trần Ngọc Đông, một tay rất giỏi và có tâm với lịch sử văn hóa.
Chào cụ. Đúng là cụ là hàng xóm nên có biết về 1 số thứ hơi loằng ngoằng 1 chút về quê em.
Em thì cũng mới nhớn thôi. Với lại mãi những năm 80s mới chuyển về quê cha sống nhưng theo nhận thức của em thì như thế này:

- Cái tên: Hương Canh, Ngọc Canh, Tiên Canh là tên của 3 làng nhà em đã có từ xa xưa. Tên gọi này đã được ghi trong nhiều thư tịch, di tích. Dân 3 làng em vẫn gọi tắt: Đình Hương, Đình Ngọc, Đình Tiên.
- Đến thời kỳ sau 1954, thành lập các xã thì 3 làng em gộp lại thành xã gọi là "Tam Canh".
- Thời kỳ Nông dân tập thể, thành lập các HTX nông nghiệp. Hai làng Hương Canh và Ngọc Canh sáp nhập thành HTX Hương Ngọc (bọn em hay gọi là Thôn Hương Ngọc)
Còn làng Tiên Canh thì thời này gọi là Thôn Tiên Hường (tại sao là có chữ Hường thì em cũng không rõ). Nên thời đó đến bây giờ bọn em vẫn quen gọi là đình Tiên Hường như là như vậy.
- Đến bây giờ khi lên thị trấn rồi, không còn thôn nữa mà gọi là Tổ Dân Phố thì các đơn vị hành chính mới toe, đến em nghe hơn chục năm nay vẫn thấy lạ tai mà chả hiểu cái tên ấy ở đâu ra như: Nhất Nhị, Trong Ngoài, Đồng Nhất, Khu phố 1, Khu phố 2....


Em lan man chút nhưng túm lại muốn nói cái địa danh nó thay đổi theo từng thời kỳ cụ ợ. Em e là ít bữa nữa Thị trấn Hương Canh lên thành Thị xã thì mất sừ nó cái tên Hương Canh và thành Thị xã Bình Xuyên mất. Cái này dễ lắm nếu như mấy ông lãnh đạo không phải dân Hương Canh nên cái tên đó đối với các ông ấy chả có ý nghĩa gì.


Việt Trì, thập niên 1920s.
Một bến tàu thủy, thời đó, vận chuyển hành khách và hàng hóa đường thủy khá phát triển.
1695011403474.jpg
Cái thuyền này như là của cụ Bạch Thái Bưởi ấy cụ nhỉ?
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,266 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 8 năm Tân Sửu, 1841, Cao Bá Quát và Phan Nhạ làm Sơ khảo trường thi Thừa Thiên, chữa 09 chữ trong một số quyển thi phạm húy vì thấy văn hay. Việc bại lộ, Bộ Lễ và Viện Đô sát tra xét, nghị tội:
Quát và Nhạ phải tội xử tử. Nguyễn Văn Siêu (làm Phân khảo) phải tội trượng, đồ. Chủ khảo và Giám khảo bị cách chức, giáng chức.
Vua Thiệu Trị xét lại, tha cho Quát, Nhạ tội xử tử và chuyển thành giảo giam hậu. Siêu chỉ bị cách chức, tha cho tội đồ; Chủ khảo Bùi Quỹ và Phó khảo Trương Sĩ Tiến bị cách lưu làm việc. 5 cử nhân có bài được sửa đều phải thi lại cả ba kỳ và đều được lấy đỗ trở lại.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,266 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sau gần ba năm bị giam cầm khổ sở, khoảng cuối năm Quý Mão 1843, Cao Bá Quát được triều đình tạm tha, nhưng bị đày đi Đà Nẵng, chờ ngày đi phục dịch để lấy công chuộc tội.
Tháng 12 (âm lịch), ông theo Đào Trí Phú (trưởng đoàn) xuống tàu Phấn Bằng đi hiệu lực đến vùng Trảo Oa [Indonesia]. Cùng lúc ấy, Phan Nhạ theo Nguyễn Công Nghĩa (trưởng đoàn) xuống thuyền Thần Dao đi hiệu lực sang Tân Gia Ba [Singapore]
Tháng 7 năm Giáp Thìn, 1844, đoàn công cán trên thuyền Phấn Bằng về đến Việt Nam. Sau đó, Cao Bá Quát được phục chức ở bộ Lễ, nhưng chẳng bao lâu thì bị thải về sống với vợ con ở Thăng Long.
Ông trở về sống với vợ con ở Hà Nội. Trước đây, nhà ông vốn ở phố Đình Ngang [nay gần phố Nguyễn Thái Học], năm 1834 khi ông vào Huế thi Hội, thì vợ ông ở nhà đã xin phép cha chồng cho sửa lại một ngôi nhà gần Cửa Bắc về phía Hồ Tây và Hồ Trúc Bạch.
Thời gian này, những lúc thư nhàn, ông thường xướng họa với các danh sĩ đất Thăng Long như Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Văn Lý, Trần Văn Vi, Diệp Xuân Huyên...
Sau ba năm bị thải về, Cao Bá Quát nhận được lệnh triệu vào Huế [1847] lại làm ở Viện Hàn Lâm, lo việc sưu tầm và sắp xếp văn thơ. Thời gian ở Kinh đô Huế lần này, ông kết thân với một số thi nhân nổi tiếng như Nguyễn Hàm Ninh, Đinh Nhật Thận, Nguyễn Phúc Miên Thẩm, Nguyễn Phúc Miên Trinh...và ông đã được mời tham gia Mạc Vân Thi xã do hai vị hoàng thân này sáng lập.
Năm Canh Tuất [1850], do không được lòng một số quan lớn tại triều, cụ thể, phần vì tính cách có vẻ ngông nghênh, phần vì bọn quan gốc Tàu, gốc Đàng Trong coi thường, ông có nhiều lần tranh cãi với họ, việc đến tai vua, Cao Bá Quát lại bị đầy đi làm giáo thụ ở phủ Quốc Oai [ tương đương với chức trưởng phòng giáo dục huyện bây giờ].
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,266 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Biết có làm quan nữa nhưng tính nết cũng không lên được, lại cũng uất hận vì có tài mà không được trọng dụng, Cao Bá Quát quyết định chơi lớn một phen.
Khoảng cuối năm Canh Tuất (1850) đời vua Tự Đức, Cao Bá Quát lấy cớ về quê chịu tang cha và sau đó xin ở lại nuôi mẹ già rồi xin thôi chức Giáo thụ ở phủ Quốc Oai.
Khoảng tháng 6, tháng 7 âm lịch năm Giáp Dần, 1854, nhiều tỉnh ở miền Bắc gặp đại hạn, lại bị nạn châu chấu làm cho mùa màng mất sạch, đời sống người dân hết sức cực khổ; Cao Bá Quát bèn vận động các thổ hào ở các vùng Quốc Oai, Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Lạng Sơn... cùng nhau tôn một hậu duệ nhà Lê, cháu vua Lê Hiển Tông là Lê Duy Cự làm minh chủ chống lại nhà Nguyễn.
Cao Bá Quát làm quốc sư, họp với thổ mục Sơn Tây là Đinh Công Mỹ và Bạch Công Trân dựng cờ nổi dậy tại Mỹ Lương, thuộc vùng Sơn Tây.
Gian tế nhà Nguyễn biết được, bèn đi báo quan, trước tình thế cấp bách, Cao Bá Quát buộc phải phát lệnh tấn công vào cuối năm 1854.
Buổi đầu ông cùng các thổ mục ở Sơn Tây là Đinh Công Mỹ và Bạch Công Trân đem lực lượng đánh phá phủ Ứng Hòa, huyện Thanh Oai, huyện thành Tam Dương, phủ Quốc Oai, Yên Sơn... Lúc đầu có vài thắng lợi, nhưng nhà Nguyễn điều lính từ miền Trung, miền Nam ra, quân Nguyễn dần áp đảo.
Tháng Chạp năm Giáp Dần [tháng 12 năm này rơi vào năm dương lịch 1855], sau khi bổ sung lực lượng (chủ yếu là người Mường và người Thái ở vùng rừng núi Mỹ Lương, nay là vùng đất phía Tây sông Đáy thuộc các huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức của Hà Nội, và các huyện Lương Sơn, Kim Bôi tỉnh Hòa Bình), Cao Bá Quát đem quân tấn công huyện lỵ Yên Sơn [phủ lỵ phủ Quốc Oai, ngày nay là thị trấn Quốc Oai].
Phó lãnh binh Sơn Tây là Lê Thuận đem quân nghênh chiến. Cuộc đối đầu đang hồi quyết liệt tại vùng núi Yên Sơn (giáp Sài Sơn), thì Cao Bá Quát cưỡi ngựa ra trận thúc quân tiến lên, do là quan văn không rành thực chiến ,ông đã bị suất đội Đinh Thế Quang nhận ra và nổ súng bắn chết rơi xuống ngựa. Tiếp theo, Nguyễn Kim Thanh và Nguyễn Văn Thực cũng lần lượt bị quân triều đình bắt được, sau cả hai đều bị xử chém. Ngoài những thiệt hại này, hơn trăm quân khởi nghĩa bị chém chết và khoảng 80 quân khác bị bắt.
Nghe tin đại thắng, Tự Đức lệnh cho ban thưởng và cho đem thủ cấp của Cao Bá Quát bêu và rao khắp các tỉnh Bắc Kỳ rồi giã nhỏ quăng xuống sông.
Sau khi dẹp được cuộc khởi nghĩa, triều đình ra lệnh tru di tam tộc dòng họ Cao của ông.
Anh trai song sinh của ông là Cao Bá Đạt đang làm Tri huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa, và có tiếng là một viên quan mẫn cán và thanh liêm, cũng phải chịu tội và bị giải về kinh đô Huế. Dọc đường, Cao Bá Đạt làm một tờ trần tình gửi triều đình rồi dùng dao đâm cổ tự vẫn.
Dòng họ Cao Bá của ông ai trốn được đều thay tên đổi họ hoặc ẩn mình thật kỹ.
Cuộc đời Cao Bá Quát là một bi kịch mâu thuẫn, ông không phải không có tài, không được trọng dụng, mà không ai hiểu cho chí lớn của mình, muốn phục vụ triều đình nhưng không chịu uốn mình, muốn làm chuyện tày trời nhưng lực chưa đủ.
 

Viossss

Xe tải
Biển số
OF-832066
Ngày cấp bằng
9/4/23
Số km
254
Động cơ
4,114 Mã lực
Chào cụ. Đúng là cụ là hàng xóm nên có biết về 1 số thứ hơi loằng ngoằng 1 chút về quê em.
Em thì cũng mới nhớn thôi. Với lại mãi những năm 80s mới chuyển về quê cha sống nhưng theo nhận thức của em thì như thế này:

- Cái tên: Hương Canh, Ngọc Canh, Tiên Canh là tên của 3 làng nhà em đã có từ xa xưa. Tên gọi này đã được ghi trong nhiều thư tịch, di tích. Dân 3 làng em vẫn gọi tắt: Đình Hương, Đình Ngọc, Đình Tiên.
- Đến thời kỳ sau 1954, thành lập các xã thì 3 làng em gộp lại thành xã gọi là "Tam Canh".
- Thời kỳ Nông dân tập thể, thành lập các HTX nông nghiệp. Hai làng Hương Canh và Ngọc Canh sáp nhập thành HTX Hương Ngọc (bọn em hay gọi là Thôn Hương Ngọc)
Còn làng Tiên Canh thì thời này gọi là Thôn Tiên Hường (tại sao là có chữ Hường thì em cũng không rõ). Nên thời đó đến bây giờ bọn em vẫn quen gọi là đình Tiên Hường như là như vậy.
- Đến bây giờ khi lên thị trấn rồi, không còn thôn nữa mà gọi là Tổ Dân Phố thì các đơn vị hành chính mới toe, đến em nghe hơn chục năm nay vẫn thấy lạ tai mà chả hiểu cái tên ấy ở đâu ra như: Nhất Nhị, Trong Ngoài, Đồng Nhất, Khu phố 1, Khu phố 2....


Em lan man chút nhưng túm lại muốn nói cái địa danh nó thay đổi theo từng thời kỳ cụ ợ. Em e là ít bữa nữa Thị trấn Hương Canh lên thành Thị xã thì mất sừ nó cái tên Hương Canh và thành Thị xã Bình Xuyên mất. Cái này dễ lắm nếu như mấy ông lãnh đạo không phải dân Hương Canh nên cái tên đó đối với các ông ấy chả có ý nghĩa gì.



Cái thuyền này như là của cụ Bạch Thái Bưởi ấy cụ nhỉ?
vâng cảm ơn cụ.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,266 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
2 cụ, cụ ông đẩy xe cút kít [ ông tổ của xe rùa] chở một cái vại và một cái bồ,cụ mặc áo tơi.
Cụ bà gánh hàng đi ngược lại.
Ảnh chụp năm 1880, nghĩa là cách đây đã 143 năm rồi.

1695026099048.jpg
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,266 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Các cụ đang cắt tóc, lấy ráy tai, 1880. Các cụ có vẻ khoái chí khi chụp ảnh.

1695028969678.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top