[Funland] Ảnh phục chế màu về Việt Nam.

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,577
Động cơ
130,122 Mã lực
Các cụ trẻ đang tắm sông ở Hoa Binh (???), Phúc Yên năm 1926. Đây có thể là sông Công đoạn bênh Đa Phúc (Trung Giã) nay thuộc Sóc Sơn.
playback-fm_colorize-photo_302b7c689a38b1becdceef9305c054f3.jpg


playback-fm_colorize-photo_f7d7506899cff4151e537183eafc8f93.jpg


Chú thích: Đền DOC SOC trên đường Hà Nội đi Thái Nguyên năm 1926. Chắc là đến Sóc, đến Gióng bây giờ.
playback-fm_colorize-photo_af086ee8e2c6f287a24907fde00faf5b.jpg


Cột mốc đề Phù Lỗ 3KM. Nhìn hướng đi và chú thích như vậy đoạn này có thể ở thị trấn Sóc Sơn bây giờ. 2 bên đường dược trồng những cây như cây xoan ta.
playback-fm_colorize-photo_ac562b9c3fa466b2fe02bb6ecfcfa05c.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

phucnhan21

Xe tải
Biển số
OF-838138
Ngày cấp bằng
3/8/23
Số km
370
Động cơ
3,287 Mã lực
Tuổi
34
Nơi ở
Yên Mỹ - Hưng Yên
34 tuổi cụ mới đỗ CN cụ ạ. Khi đó cũng là cứng tuổi đấy. Cụ định thi lấy đỗ đạt cao hơn để được bổ làm chức sắc kha khá. Nhưng thì mãi chẳng đỗ nên cụ đành lấy cái bằng cử nhân đó mà xin làm quan. Lúc mới đầu được bổ nhiệm thì cũng là cái chức bé thôi: Hậu bổ (Chức quan dự bị cấp huyện)

Sau đó không rõ cụ có cơ gì không mà lên cực Nhanh.
Vầng, nhưng cử nhân ngày xưa cũng là pro rồi cụ ag, thi ngày xưa khó lắm. em đọc lều chõng của cụ Tố. Có anh khóa sinh Đào Vân Hạc, học giỏi nhưng thi hỏng lên hỏng xuống, sai có mấy chữ mà tý thì bị tội nữa, chế độ pk lắm cái rắc rối

Cụ nói đúng, có khi nhà cụ có cơ, thời nào có cơ vẫn hơn cụ nhỉ :D
 

phucnhan21

Xe tải
Biển số
OF-838138
Ngày cấp bằng
3/8/23
Số km
370
Động cơ
3,287 Mã lực
Tuổi
34
Nơi ở
Yên Mỹ - Hưng Yên
Thớt hay quá, em bơi đến trang cuối rồi :D

Cụ DOctor với cụ Doun là 1 hay hai vậy ạ, dạo này em toàn thấy cụ Doun biên, cụ Doctor chạy đi chơi đâu mất rồi ko bít :D
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,621
Động cơ
694,151 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thớt hay quá, em bơi đến trang cuối rồi :D

Cụ DOctor với cụ Doun là 1 hay hai vậy ạ, dạo này em toàn thấy cụ Doun biên, cụ Doctor chạy đi chơi đâu mất rồi ko bít :D
Dạo này em hơi bận chút, có cụ Doun góp sức rất hay, vài hôm nữa em sẽ trở lại mà.
 

phucnhan21

Xe tải
Biển số
OF-838138
Ngày cấp bằng
3/8/23
Số km
370
Động cơ
3,287 Mã lực
Tuổi
34
Nơi ở
Yên Mỹ - Hưng Yên
Dạo này em hơi bận chút, có cụ Doun góp sức rất hay, vài hôm nữa em sẽ trở lại mà.
Vâng, bọn em cảm ơn và rất mong sự trở lại của cụ :D

Không hiểu sao em rất thích xem những ảnh kiểu xưa như thế này, kiểu hoài cổ ấy

Truyện em cũng hay đọc truyện của các cụ xưa như Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố...vợ em toàn bảo em bị hâ.m :) :D :))
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
2,835
Động cơ
582,259 Mã lực
Công trình do nhà Nguyễn (hoặc Pháp) xây về phía Việt Nam.
Về qui mô thì em không bàn dù cũng nhiều bài viết về qui mô công trình này. Nhưng các cụ để ý về thiết kế cái cổng này. Thiết kế trang trí cái cổng nhìn như đầu con chim cú với 2 mắt và 2 nhúm lông đầu rất rõ.
Không biết ý đồ trang trí này của các cụ là gì, hay chỉ là ngẫu nhiên.

Hotpot (9).png


Như bức ảnh này nhìn cũng rất rõ hình đầu chim cú.
Hotpot (7).png
Cái cổng có hình con chim cú này giờ cũng bị phá rồi phải không cụ, bên dưới là bức ảnh chụp cổng Nam Quan hiện tại nhìn qua cổng thì thấp thoáng lại là một công trình biệt thự kiểu Pháp, cụ có lai licj gì về tòa nhà này không?

15.03.2010-MTL25.jpg
 

Viossss

Xe tải
Biển số
OF-832066
Ngày cấp bằng
9/4/23
Số km
330
Động cơ
3,914 Mã lực
Nghĩa trang lính Pháp và Lính khố đỏ tử trận do cụ Thám oánh ở Phúc Yên. Nhìn quang cảnh đồi thông này có thể ở bên mạn Đa Phúc, Sóc Sơn. Cũng có thể là ở Thanh Tước.

Hotpot.png


Hotpot (2).png
em đoán nó ở mạn Xuân Hòa bây giờ hoặc kéo sang Sóc Sơn. Thanh Tước dốc hơn thế này
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,577
Động cơ
130,122 Mã lực
Thớt hay quá, em bơi đến trang cuối rồi :D

Cụ DOctor với cụ Doun là 1 hay hai vậy ạ, dạo này em toàn thấy cụ Doun biên, cụ Doctor chạy đi chơi đâu mất rồi ko bít :D
Em và cụ Doc cùng quê nhưng khác cha, khác ông nội. Hehehehe
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,577
Động cơ
130,122 Mã lực
Cái cổng có hình con chim cú này giờ cũng bị phá rồi phải không cụ, bên dưới là bức ảnh chụp cổng Nam Quan hiện tại nhìn qua cổng thì thấp thoáng lại là một công trình biệt thự kiểu Pháp, cụ có lai licj gì về tòa nhà này không?

15.03.2010-MTL25.jpg
Cái cổng con cú thì em không rõ nhưng đoán là không còn vết tích.

Còn tòa nhà, Cụ đề cập đến tòa nhà này ạ?
1700626707922.png


Về lai lịch của nó là một vấn đề mà nếu đưa ra đây thì có lẽ cãi nhau rất to đấy cụ. Em không muốn đi sâu về nó kẻo lại hỏng thớt và nhiều cụ có thể bị dính đinh. Nhưng chắc em cũng đưa 1 vài thông tin được công khai bởi 1 bên nào đó. Còn nhận định ra sao xin tùy các cụ. Em không dám đưa ra nhận định trên này.

Nếu cụ nào đi du lịch qua ngó cái tòa nhà này sẽ thấy có cái biển giới thiệu bằng 3 thứ tiếng: Việt, Trung, English nói đại ý là nó là tòa nhà do nhà Thanh cho xây vào năm Quang Tự thứ 22 (khoảng 1896-1897 gì đó do lịch tàu và lịch tây có lệch nhau chút ít em không tính chi li) có tham khảo các thiết kế của Pháp. Việc xây dựng với mục đích làm trụ sở của cơ quan quân sự, ngoại giao ở cửa khẩu này. Quang Tự Đế nhà Thanh trị vì từ năm 1875 – 1908.

Với thông tin như vậy thì các cụ search các ảnh về Bắc Quan (em dùng từ này thay cho Nam Quan vì có nhiều tài liệu nói nhà Nguyễn dùng địa danh Bắc Quan, em cho là có lý như đã nói đôi lần bên trên) xem có thấy hình ảnh của tòa nhà này trong các ảnh cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 không?

Đó, em chỉ nói tí ti thế thôi ạ.
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
2,835
Động cơ
582,259 Mã lực
Cái cổng con cú thì em không rõ nhưng đoán là không còn vết tích.

Còn tòa nhà, Cụ đề cập đến tòa nhà này ạ?
View attachment 8215595

Về lai lịch của nó là một vấn đề mà nếu đưa ra đây thì có lẽ cãi nhau rất to đấy cụ. Em không muốn đi sâu về nó kẻo lại hỏng thớt và nhiều cụ có thể bị dính đinh. Nhưng chắc em cũng đưa 1 vài thông tin được công khai bởi 1 bên nào đó. Còn nhận định ra sao xin tùy các cụ. Em không dám đưa ra nhận định trên này.

Nếu cụ nào đi du lịch qua ngó cái tòa nhà này sẽ thấy có cái biển giới thiệu bằng 3 thứ tiếng: Việt, Trung, English nói đại ý là nó là tòa nhà do nhà Thanh cho xây vào năm Quang Tự thứ 22 (khoảng 1896-1897 gì đó do lịch tàu và lịch tây có lệch nhau chút ít em không tính chi li) có tham khảo các thiết kế của Pháp. Việc xây dựng với mục đích làm trụ sở của cơ quan quân sự, ngoại giao ở cửa khẩu này. Quang Tự Đế nhà Thanh trị vì từ năm 1875 – 1908.

Với thông tin như vậy thì các cụ search các ảnh về Bắc Quan (em dùng từ này thay cho Nam Quan vì có nhiều tài liệu nói nhà Nguyễn dùng địa danh Bắc Quan, em cho là có lý như đã nói đôi lần bên trên) xem có thấy hình ảnh của tòa nhà này trong các ảnh cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 không?

Đó, em chỉ nói tí ti thế thôi ạ.
Năm xây dựng tầm 1896-1897 có thể là không chính xác vì cái bưu thiếp ảnh khu vực này dán tem năm 1907 không thấy có cái biệt thư nêu trên, cái biệt thự này chắc phải xây sau này.

14036301817_f0c5a5634c_o.jpg


Tem năm 1907
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,577
Động cơ
130,122 Mã lực
Một vài bức ảnh về sự kiện đàm phán quân sự giữa Pháp và Việt Minh tại Trung Giã tháng 7/1954. Do Trung Giã ngày đó thuộc tỉnh Phúc Yên nên em biên vào đây.

Như các cụ đều biết, sau Chiến thắng Điện Biên Phủ. Pháp và VNDCCH cùng 1 số quốc gia anh lớn khác đàm phán tại Geneva, Thụy Sĩ. Hội nghị này bàn các vấn đề lớn. Còn tại Đông Dương, Pháp và Việt Minh thống nhất tổ chức Hội nghị quân sự tại Trung Giã để thỏa thuận các vấn đề cụ thể về quân sự như vấn đề tù binh.

Hội nghị được tổ chức tại Trung Giã chứ không phải tại Hà Nội vì Trung Giã là vùng giáp danh giữa vùng Việt Minh kiểm soát (Việt Bắc) và vùng Pháp kiểm soát (Hà Nội). Hai vùng ngăn cách nhau bởi con sông Cà Lồ (Câu này em đọc được của cụ Ngao5 ở đâu đó em quên mất rồi).

Ảnh và tài liệu thì nhiều, em biên vài cái sơ sơ thôi.

Phóng viên Pháp trên 1 chiếc xe Dodge WC trên đường đê ghi hình hướng về phía cổng khu trại đàm phán.

playback-fm_colorize-photo_d07f134672cb3394a848a7bdba07e117.jpg


Phái đoàn các cụ Việt Minh trên những chiếc xe jeep. Những chiếc xe này là các cụ thu được của Pháp ở Điện Biên Phủ 2 tháng trước đó.

Các cụ có thể thấy số hiệu của xe đã được sơn số hiệu của Việt Minh. Những chiếc xe này giờ mà còn đem bán đấu giá thì em khẳng định có giá tiền tỉ mà người trúng sẽ thanh toán luôn chứ không bùng như mấy đại gia 36 bùng đấu giá biển số, xe Landrover vừa qua.

playback-fm_colorize-photo_c075c9be458f1e051c8982ba78cdbbe1.jpg


Các cụ tùy tùng và lái xe của Đoàn Việt Minh đang tám chuyện phía ngoài trại. Phía sau là những căn lều dã chiến cho hội họp, đàm phán.
playback-fm_colorize-photo_48ffb0cac98504c775aeb3eed5d17616.jpg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,577
Động cơ
130,122 Mã lực
2 cụ bảo đảm an ninh của Việt Minh và Pháp đang ngồi trong lều tám chuyện với nhau.
Kể ra cũng hay. Lúc thì oánh nhau bỏ mạng, lúc thì chém gió tơi bời.

playback-fm_colorize-photo_480cb763305a2c03143e606a446e487e.jpg


Hai cụ cảnh binh của 2 phía.
Cụ ta nhìn thấp hơn cụ tây hơn 1 cái đầu đứng nghiêm trang, trong khi cụ tây đứng tự do.
Khoảng thời gian sau những năm 30-40, có thể do dinh dưỡng tụt dốc nên chiều cao của các cụ ta kém hẳn. Những ảnh trong thớt này ở thời gian trước đó thể lực ta chả kém gì tây lông.
playback-fm_colorize-photo_a298c91dd114857bbe5fe68ce99eef64.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,577
Động cơ
130,122 Mã lực
Tướng Pháp Marcel Lennuyeux, Cụ tướng Việt Minh Văn Tiến Dũng cùng cả 2 phái đoàn đều đứng dậy rất căng. Có lẽ đang cãi nhau to về những điểm không thống nhất.
playback-fm_colorize-photo_dbb6bf4581e0bd676bcad04f708d74af.jpg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,577
Động cơ
130,122 Mã lực
kk em vote rượu cho cụ nhưng OF ko cho, mỗi ngày đc chúc 1 chén thui :D
Cám ơn cụ. Thi thoảng ngồi bàn gặm giấy, mút mực em biên chút chém với các cụ cho vui. Cũng là đọc lại về lịch sử. Bộ môn mà khoảng 2 chục năm nay em khá quan tâm.
 

zinhaicau

Xe điện
Biển số
OF-29884
Ngày cấp bằng
24/2/09
Số km
3,326
Động cơ
380,899 Mã lực
Một cánh đồng vừa gặt xong trên đường từ Hà Nội đi Ninh Yên (Vĩnh Yên???). Tại khoảng km 41. Ảnh chụp 10/1930.
Nếu với chú thích như thế này thì đoạn này có thể ở đoạn nay là Hương Canh hoặc Đạo Đức thuộc huyện Bình Xuyên. Nhìn phong cảnh em cũng thấy quen quen lắm.

Đặc trưng của quê em. Mà cũng có thể ở nhiều vùng quê bắc bộ khác là giữa các xứ đồng làng sẽ cho xây 1 cái quán để cho người đi làm đồng trú nắng, mưa, thường bên cạnh sẽ trồng một cây gạo. Cây gạo đứng 1 mình giữa đồng nên có thể nhìn thấy từ rất xa. Tháng 3 mùa hoa gạo đỏ như 1 dấu chấm son giữa cánh đồng.
Trước đây làng em có mấy cái. Nhưng giờ còn duy nhất 1 cái gần nhà em. Cây gạo bị đổ giờ được thay bang cây đa búp đỏ um tùm.
Dự là vài năm nữa cái quán này cũng sẽ biến mất vì có 1 dự án khủng đã được phê duyệt ở đây.

Cũng có 1 chút nuối tiếc không hề nhẹ.



Hotpot (1).png
Quán này bé cụ ạ. Quê e ở Vĩnh Tường quán làm to lắm. Cột gỗ lim đen nhánh to như thùng gánh nước, tất cả có 5c, xây gạch, mái ngói mũi. Hè ngồi mát tuyệt. Tiếc rằng bây h chỉ còn lại có 1c, đa số bị dột nát, mục mà ko ai tu sửa.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,287
Động cơ
1,112,523 Mã lực
Hội nghị được tổ chức tại Trung Giã chứ không phải tại Hà Nội vì Trung Giã là vùng giáp danh giữa vùng Việt Minh kiểm soát (Việt Bắc) và vùng Pháp kiểm soát (Hà Nội). Hai vùng ngăn cách nhau bởi con sông Cà Lồ (Câu này em đọc được của cụ Ngao5 ở đâu đó em quên mất rồi).
Em là người cổ mà. Thời xưa Pháp cũng yếu thôi, chủ yếu chiếm đóng vùng đồng bằng Bắc Bộ. Dính đến núi non là ngại.
Ngày xưa Sóc Sơn gọi là huyện Đa Phúc, thuộc Phúc Yên. Nhật Bản có xây dựng một sân bay nhỏ ở Đa Phúc, sau này gọi là sân bay Đa Phúc, các cụ đi khỏi sân bay Nội Bài một chút thấy những hanga (ụ đất) của Nhật Bản đê bảo vệ máy bay, máy bay ngày xưa nhỏ thôi
Năm 1964, Trung Quốc xây dựng sân bay quân sự Nội Bài (sát với sân bay Nội Bài ngày nay). Không quân Mỹ ném bom Bắc Việt Nam cứ gọi là sân bay Đa Phúc, mà không gọi là Nội Bài. Một số quân nhân không quân Việt Nam thời đó cũng cứ gọi Nội Bài là sân bay Đa Phúc
Con sông Cà Lồ (em nhơ mang máng) là sông Phó Đáy, chảy đến Xuân Hoà, Đa Phúc thì gọi là sông Cà Lồ thì phải
Con sông này là biên giới của Phúc Yên và Thái Nguyên, có một chiếc cầu sắt bắc qua, ô tô chsỵ ngon lành em đi qua chiếc cầu này lần cuối cùng vào măm 1979. Tứ đó đến nay chỉ nghe nói cầu được xây dựng lại bằng bê tông mang tên cầu Đa Phúc. Thời của em cầu sắt nhỏ này gọi là cầu Phù Lỗ, tuy rằng ngã ba Phù Lỗ cách cầu cũng ngót chục km. Trung Giã cách cầu này về phía Hà Nội chừng 3 km


Cầu Phù Lỗ thời xưa, nay xây lại gọi là cầu Đa Phúc, bắc qua sông Cà Lồ
Trong kháng chiến chống Pháp, người Pháp chỉ đóng quân đến chỗ cầu Phù Lỗ thôi (nay gọi là cầu Đa Phúc), bên kia cầu là vùng Pháp "tự do bắn phá" gọi là "vành đai trắng" tiếng Anh là "no-man land"
Cho nên Thái Nguyên là Thủ đô kháng chiến, và Đài Tiếng nói Việt Nam được đặt ở đây
Tuyến đường Hà Nội-Hải Phòng dài 100 km, mà người Pháp không quản lý nổi. Cứ ra khỏi Hà Nội 30 km là bị du kích Mỹ Hào gài mìn trên đường, cũng như ra khỏi Hải Phòng 30 km (về phía Hà Nội) là bị du kích Phú Thái phục kích
Phía Quốc lộ 6 Hoà Bình , người Pháp chỉ làm chủ được đến Xuân Mai. Gọi là làm chủ Xuân Mai, nhưng thực tế Pháp chỉ dám qua Hà Đông chục km thôi. Chỗ Xuân Mai cũng là vành đai trắng.
Phía Quốc lộ 1 phía nam, thì Pháp chỉ làm chủ đến thị xã Ninh Bình, còn chưa được đến Dốc Xây, Tam Điệp đâu. Từ đó vào phía Thanh Hoá là vành đai trắng
Phía Sơn Tây, thì Pháp khá mạnh, nhưng cũng chỉ đến bờ sông Đà hắt về Hà Nội, mà cũng không dám mon men đến
Bên kia sông Đà, là Thanh Sơn, Thanh Thuỷ là vùng tự do. Pháp cũng chẳng đủ sức bắn đạn sang đó
Vùng tự do do chính phủ ta làm chủ rất rộng, nhưng chủ yếu là núi rừng, không sản xuất được lúa gạo
 
Chỉnh sửa cuối:

thunder

Xe tải
Biển số
OF-494
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
312
Động cơ
583,758 Mã lực
2 cụ bảo đảm an ninh của Việt Minh và Pháp đang ngồi trong lều tám chuyện với nhau.
Kể ra cũng hay. Lúc thì oánh nhau bỏ mạng, lúc thì chém gió tơi bời.

playback-fm_colorize-photo_480cb763305a2c03143e606a446e487e.jpg


Hai cụ cảnh binh của 2 phía.
Cụ ta nhìn thấp hơn cụ tây hơn 1 cái đầu đứng nghiêm trang, trong khi cụ tây đứng tự do.
Khoảng thời gian sau những năm 30-40, có thể do dinh dưỡng tụt dốc nên chiều cao của các cụ ta kém hẳn. Những ảnh trong thớt này ở thời gian trước đó thể lực ta chả kém gì tây lông.
playback-fm_colorize-photo_a298c91dd114857bbe5fe68ce99eef64.jpg
Hai cụ này trong hồi ký của Roman Karmen có nhắc vì tình cờ vác hai khẩu carbin y hệt nhau. =))
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,577
Động cơ
130,122 Mã lực
Em là người cổ mà. Thời xưa Pháp cũng yếu thôi, chủ yếu chiếm đóng vùng đồng bằng Bắc Bộ. Dính đến núi non là ngại.
Ngày xưa Sóc Sơn gọi là huyện Đa Phúc, thuộc Phúc Yên. Nhật Bản có xây dựng một sân bay nhỏ ở Đa Phúc, sau này gọi là sân bay Đa Phúc, các cụ đi khỏi sân bay Nội Bài một chút thấy những hanga (ụ đất) của Nhật Bản đê bảo vệ máy bay, máy bay ngày xưa nhỏ thôi
Năm 1964, Trung Quốc xây dựng sân bay quân sự Nội Bài (sát với sân bay Nội Bài ngày nay). Không quân Mỹ ném bom Bắc Việt Nam cứ gọi là sân bay Đa Phúc, mà không gọi là Nội Bài. Một số quân nhân không quân Việt Nam thời đó cũng cứ gọi Nội Bài là sân bay Đa Phúc
Con sông Cà Lồ (em nhơ mang máng) là sông Phó Đáy, chảy đến Xuân Hoà, Đa Phúc thì gọi là sông Cà Lồ thì phải
Con sông này là biên giới của Phúc Yên và Thái Nguyên, có một chiếc cầu sắt bắc qua, ô tô chsỵ ngon lành em đi qua chiếc cầu này lần cuối cùng vào măm 1979. Tứ đó đến nay chỉ nghe nói cầu được xây dựng lại bằng bê tông mang tên cầu Đa Phúc. Thời của em cầu sắt nhỏ này gọi là cầu Phù Lỗ, tuy rằng ngã ba Phù Lỗ cách cầu cũng ngót chục km. Trung Giã cách cầu này về phía Hà Nội chừng 3 km


Cầu Phù Lỗ thời xưa, nay xây lại gọi là cầu Đa Phúc, bắc qua sông Cà Lồ
Trong kháng chiến chống Pháp, người Pháp chỉ đóng quân đến chỗ cầu Phù Lỗ thôi (nay gọi là cầu Đa Phúc), bên kia cầu là vùng Pháp "tự do bắn phá" gọi là "vành đai trắng" tiếng Anh là "no-man land"
Cho nên Thái Nguyên là Thủ đô kháng chiến, và Đài Tiếng nói Việt Nam được đặt ở đây
Tuyến đường Hà Nội-Hải Phòng dài 100 km, mà người Pháp không quản lý nổi. Cứ ra khỏi Hà Nội 30 km là bị du kích Mỹ Hào gài mìn trên đường, cũng như ra khỏi Hải Phòng 30 km (về phía Hà Nội) là bị du kích Phú Thái phục kích
Phía Quốc lộ 6 Hoà Bình , người Pháp chỉ làm chủ được đến Xuân Mai. Gọi là làm chủ Xuân Mai, nhưng thực tế Pháp chỉ dám qua Hà Đông chục km thôi. Chỗ Xuân Mai cũng là vành đai trắng.
Phía Quốc lộ 1 phía nam, thì Pháp chỉ làm chủ đến thị xã Ninh Bình, còn chưa được đến Dốc Xây, Tam Điệp đâu. Từ đó vào phía Thanh Hoá là vành đai trắng
Phía Sơn Tây, thì Pháp khá mạnh, nhưng cũng chỉ đến bờ sông Đà hắt về Hà Nội, mà cũng không dám mon men đến
Bên kia sông Đà, là Thanh Sơn, Thanh Thuỷ là vùng tự do. Pháp cũng chẳng đủ sức bắn đạn sang đó
Vùng tự do do chính phủ ta làm chủ rất rộng, nhưng chủ yếu là núi rừng, không sản xuất được lúa gạo
Cám ơn cụ rất nhiều vì cái ảnh này đã giải thích cho em vấn đề em đang băn khoăn về lô ảnh em đang có.

Những ảnh đó thì em biên sau nhưng em bổ sung thông tin với cụ về tên của mấy cái địa danh nó như thế này, em nói là vào thời điểm từ những năm 80 đến nay ạ, còn những năm 70 thì em còn đang mặc quần thủng đít nên không rõ.

- Cầu Phủ Lỗ và Cầu Đa Phúc là 2 cầu khác nhau, hiện vẫn còn tên như vậy cụ ạ.

1) Cầu Phù Lỗ: nằm cách Ngã 3 Phù Lỗ khoảng hơn 1km về phía Đông Anh-Hà Nội. Cầu này bắc qua sông Cà Lồ. Sông này chảy từ Trung Kiên (Yên Lạc) chạy rất loằng ngoằng xuống Mê Linh rồi cắt qua QL 3 chỗ cầu Phù Lỗ rồi chạy sang Yên Phong (Bắc Ninh) nhập vào sông Cầu.
Còn sông Phó Đáy như cụ nói nó ở trên tận Tuyên Quang-Sơn Dương-Lập Thạch rồi đổ vào sông Lô chỗ gần cầu Hạc Trì bây giờ. Ngoài ra còn 1 sông nữa là sông Đáy bên Hà Tây.

2) Cầu Đa Phúc: Nằm cách Ngã 3 Phù Lỗ hơn 10km về hướng ngược lên Thái Nguyên theo QL3. Cầu bắc qua Sông Công. Đoạn này là gianh giới giữa Phúc Yên (ngày xưa), Sóc Sơn (Hà Nội bây giờ) với Thái Nguyên. Hiện nay nó thuộc địa danh là Phố Nỉ (thuộc xã Trung Giã) nên ngày trước em cũng hay nhầm gọi cầu này là cầu Trung Giã. Những năm 90-2.000 khi đi qua đây là em phải tự động xuống bốt ở đầu cầu phía Phổ Yên nộp bánh mì bất kể ngày hay đêm, mưa hay bão. Các anh có ngủ cũng phải gọi dậy đưa qua cửa sổ.

Mà cũng có thể có cầu Trung Giã vì ở đây có 2 cầu đường sắt và đường bộ song song với nhau nên có thể có 1 cái tên là cầu Trung Giã. Trước năm 1954 thì chưa có đường sắt.

Khu vực này em thân thuộc lắm vì vừa có người nhà ở đây, vừa là cung đường kỷ niệm gắn với em hàng chục năm trời.

1700645731502.png
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top