Ảnh Làng Dừa, nhìn giống miền Nam 100%.
Trên OF có mợ làm bên quản lý di tích Hoàng Thành Thăng Long mà cụ.Từ bản đồ 1873 có thể đoán NAG chắc đứng ở giao 2 con đường phía sau cột cờ (giao Lê Hồng Phong - Hoàng Diệu ngày nay, gần trước cổng 19c Hoàng Diệu - TT Bảo tồn di sản TL HN) và chụp Đoan Môn theo chiều hình mũi tên màu xanh.
Trên bản đồ 1873 ko thể hiện khoảng trống trước Đoan Môn là 1 đồng ruộng. Để rõ hơn thì cc so sánh với đám ruộng màu xanh phía Tây Nam thành, bên phải cột cờ, được ký hiệu R (e note bằng mũi tên Đỏ), thì đó là bãi Tàu Tượng, tức đội voi nghi trượng được nuôi thả ở đó.
View attachment 8211077
Cũng lưu ý là năm 1882, tui Pháp cho xây bịt kín 5 cửa ở Đoan Môn, cũng như các cửa phụ Đông Tây, nên khu vực phía ngoài hoàng thành bị hoang hóa, và bãi đất trống đã có cỏ mọc um tùm, bà con ta đã nhanh nhạy tranh thủ cho trâu bò bên ngoài vào chăn thả trên bãi cỏ đó. Có thể bức ảnh này NAG muốn ghi lại sự sập xệ xuống cấp 1 cách thảm hại của Hoàng Thành TL chăng?
1 điểm đáng lưu ý trong bức ảnh là lầu Ngũ Môn phía trên Đoan Môn vẫn còn và rất bề thế, chứ không phải nhỏ nhắn xinh xinh như hiện nay. Đây là điểm Rất đặc biệt, Rất đáng quý của bức ảnh.
Sân Đoan Môn ngày nay + vị trí dự kiến của NAG em đánh dấu chéo màu đỏ.
View attachment 8211064
Khoảng sân rộng này có một căn cứ rất rõ ràng: Tấm bia "Đại Việt Quốc Lý gia đệ tứ để Sùng Thiện Diên Linh tháp bi”, dựng năm 1121 (đời vua Lý Nhân Tông), ở chùa Long Đọi (nay thuộc xã Đại Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) là tài liệu sớm nhất nhắc đến Đoan Môn, và cũng cho biết phía trước cổng Đoan Môn là một khoảng sân rộng lớn nơi diễn ra nhiều hoạt động quan trọng của triều đình nhà Lý, trong đó có Hội đèn Quảng Chiếu nổi tiếng mang đậm yếu tố phật giáo, được tổ chức nhiều lần tại Thăng Long.
Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, kiến trúc Đoan Môn thời Lý - Trần đã bị phá hủy hoàn toàn, di tích Đoan Môn hiện nay được xây dựng vào thời Lê trung hưng (thế kỷ XVII) trên nền cũ của Đoan Môn thời Lê sơ (thế kỷ XV), với cấu trúc điện môn, gồm có 5 cửa, trên vòm cửa chính giữa có gắn biển đá để chữ “Đoan Môn”, cửa này chỉ dành cho vua, 2 cửa hai bên là văn võ bá quan, 2 cửa còn lại giành cho đội nghi trượng. Phía trên dựng lầu gọi là lầu Ngũ Môn. Theo qui định thời Lê, khoảng sân phía trước Đoan Môn là nơi các quan văn võ, đội danh dự (đội nghi trượng) đứng đợi, nghe hiệu lệnh, chỉnh trang y phục,... trước khi vào khu vực chính điện Kính Thiên cử hành các nghi thức quan trọng nhất của quốc gia Đại Việt.
Trên OF có mợ làm bên quản lý di tích Hoàng Thành Thăng Long mà cụ.
Em.cũng thích tìm hiểu về quy mô, nhưng cũng chỉ qua mô tả của các sứ giả Trung Quốc, một số tài liệu Tây thời Lê.
Đáng tiếc là bây giờ không ai biết thật sự hình ảnh của Hoàng Thành.
Người mà cụ hỏi mới mất độ đôi tháng. Em cảm ơn cụ chia sẻ ảnh đẹp.Không có hay có rất ít, chính em cũng hỏi tò mò cụ NPVB, một thành viên hoàng tộc, cũng bảo tại vì toàn cung nữ xấu nên cụ Khải Định chán.
Còn về vua Bảo Đại, cũng có tiếng xì xào, xì xào, sau nghe có tin là hoàng tộc cho cụ KĐ uống thuốc tăng cường sinh lực 500%, khiến cụ làm bà Hoàng Thị Cúc, lúc đó mới là Tài Nhân, một cung nữ bậc thấp, có thai.
Chính hoàng tộc cũng nghi ngờ, cho tra hỏi bà phi mãi, thậm chí dùng biện pháp mạnh, bà vẫn nhất quyết khẳng định đúng, sau vua KĐ cũng xác nhận, thế mới thôi.
Cũng đang có dự án phục dung 1 phần thành TL đó cụ. Bước đầu là phục dựng điện Kính Thiên, kinh phí 1.800 tỉ.Trên OF có mợ làm bên quản lý di tích Hoàng Thành Thăng Long mà cụ.
Em.cũng thích tìm hiểu về quy mô, nhưng cũng chỉ qua mô tả của các sứ giả Trung Quốc, một số tài liệu Tây thời Lê.
Đáng tiếc là bây giờ không ai biết thật sự hình ảnh của Hoàng Thành.
Cụ Giám nầy nhìn ngầu thật! Hiếm sĩ tử dám qua mặt cụ lắm đây!Cụ Trần Sĩ Trác, giám khảo trường thi Hương Nam Định, 1897.
em nhớ còn 1 cụ nữa là cụ Cao Xuân Dục, Cụ Dục nhìn có vẻ lành hơn cụ Trác týCụ Giám nầy nhìn ngầu thật! Hiếm sĩ tử dám qua mặt cụ lắm đây!
Cụ Cao Xuân Dục về đường thi cử thì cũng lận đận. Tính ra cụ chỉ đỗ Cử nhân nhưng quan lộ lại rất OK. Thi nhiều nhưng đỗ thấp nên cụ chán ra làm quan. Từ chức quan bé tí là Hậu bổ mà cụ thăng tiến vù vù. Cuối đời còn lên được cỡ Tứ trụ.em nhớ còn 1 cụ nữa là cụ Cao Xuân Dục, Cụ Dục nhìn có vẻ lành hơn cụ Trác tý
cụ Trác nhìn nghiêm nghị hơn
em rất thích đọc các chuyện thi cử xưa: lều chõng (Cụ cụ Ngô Tất Tố), bút nghiên, nhà nho (của cụ Chu Thiên)...đọc rất hay