[TT Hữu ích] Ảnh phục chế màu về Việt Nam.

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,639
Động cơ
130,812 Mã lực
Cụ nên có trách nhiệm 1 tý...vấn đề khá nhạy cảm em nói thật sự.

Đây là ải nam quan trước khi bị Pháp phá hủy trong chến tranh năm 1885.
View attachment 8207490

Sau khi bị phá thì tàu xây dưng lại như hình ở dưới. tàu xây lại thì Pháp cũng xây 1 cái nhỏ đối diện.
View attachment 8207467

Như vậy sau khi chiến tranh 1885 mới có hình như cụ nói.
Sau này ký hiệp định phân định Pháp Thanh thì Pháp rút về ranh giới theo hiệp định. Chứ trước đây lấy đâu ra???
Em chưa hiểu ý cụ đang tranh luận nó có khác gì những cái em pót lên?. Tư liệu cụ trích ở đây cũng trùng với những cái em đọc được.
Ảnh dưới đây là cắt đoạn em đưa lên, lời cũng là do em gõ.
1700195410804.png


Mà thôi, tránh đi quá xa chủ đề của thớt. Dừng ở đây cụ nhé.
 
Chỉnh sửa cuối:

filmonline

Xe điện
Biển số
OF-78080
Ngày cấp bằng
17/11/10
Số km
2,849
Động cơ
438,148 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thác Bản Giốc tầm năm 1905. Ảnh này được chụp từ phía bờ bên nước lạ.
5c715454-aab7-4573-9a24-7bd4a9eb441e.jpeg


Đây là ảnh em đến vào năm trước.
e5122befade97bb722f8.jpg


Ảnh chụp thác từ xa năm 1905. Người chụp cố tình bố trí 2 mẫu đứng ngắm thác từ xa rất có ý đồ.
99b603f8-deea-4cb3-907d-092e0185705a.jpeg

Rất vô tình là em cũng đã chụp 1 bức bằng điện thoại ở góc chụp tương tự sau gần 120 năm sau.
1470c0365f30896ed021.jpg


Một Trung đội lính khố đỏ và chỉ huy Pháp đi tuần biên bên chân thác.
07348d59-9c98-4ed2-ae84-94ef00fc70ea.jpeg


Bà con miền biên viễn đi chợ dưới chân thác. Ngắm đường đi cắt ngang qua sông thế này khả năng cao là bà con song bên kia biên giới sang đi chợ bên này.
Chuyện này là bình thường ngay cả với ngày nay.
21469497188_b872010ddb_o.jpg
1905 đã bị mất nửa Thác rồi à cụ chủ?
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,639
Động cơ
130,812 Mã lực
1905 đã bị mất nửa Thác rồi à cụ chủ?
Em chưa đọc kỹ đoạn này cụ ợ.
Nói chung việc phân định biên giới quốc gia nó cũng như kiểu hàng xóm láng giềng ấy mà. Xưa dân thưa, đất rộng, rừng núi hoang vu thì cứ áng chừng tương đối. Sau này chặt chẽ hơn từng centimet một nên tranh cãi nhau cũng ghê.
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,639
Động cơ
130,812 Mã lực
Nam Quan. Công trình cổng 2 (cũng có thể là 3 tầng) này do nhà Thanh xây dựng sau chiến tranh Pháp-Thanh.
Ảnh trên là nhóm quan chức Pháp và nhà Thanh chụp ảnh. Nếu nhìn kỹ sẽ thấy sau lưng nhóm người có 1 bờ tường ngắn cao khoảng hơn 4m, dài gần chục mét. Đây là bức tường do nhà Thanh xây dựng gọi là tầm Bình Phong. Quan niệm xây bức tường này là chắn gió ở phía Nam thổi lên phía Bắc. Không rõ ý đồ sâu xa là gì.

Hotpot (8).png


Tấm tường bình phong gần con ngựa màu đen.
Ai-Nam-Quan-06.jpg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,639
Động cơ
130,812 Mã lực
Công trình do nhà Nguyễn (hoặc Pháp) xây về phía Việt Nam.
Về qui mô thì em không bàn dù cũng nhiều bài viết về qui mô công trình này. Nhưng các cụ để ý về thiết kế cái cổng này. Thiết kế trang trí cái cổng nhìn như đầu con chim cú với 2 mắt và 2 nhúm lông đầu rất rõ.
Không biết ý đồ trang trí này của các cụ là gì, hay chỉ là ngẫu nhiên.

Hotpot (9).png


Như bức ảnh này nhìn cũng rất rõ hình đầu chim cú.
Hotpot (7).png
 

Dzon

Xe điện
Biển số
OF-13015
Ngày cấp bằng
6/2/08
Số km
4,178
Động cơ
548,353 Mã lực
Nơi ở
Thai Nguyen
Nam Quan. Công trình cổng 2 (cũng có thể là 3 tầng) này do nhà Thanh xây dựng sau chiến tranh Pháp-Thanh.
Ảnh trên là nhóm quan chức Pháp và nhà Thanh chụp ảnh. Nếu nhìn kỹ sẽ thấy sau lưng nhóm người có 1 bờ tường ngắn cao khoảng hơn 4m, dài gần chục mét. Đây là bức tường do nhà Thanh xây dựng gọi là tầm Bình Phong. Quan niệm xây bức tường này là chắn gió ở phía Nam thổi lên phía Bắc. Không rõ ý đồ sâu xa là gì.

Hotpot (8).png


Tấm tường bình phong gần con ngựa màu đen.
Ai-Nam-Quan-06.jpg
Em nghĩ tấm bình phong này là theo quan niệm phong thủy thôi, ở một số đền, lăng mộ em cũng thấy có xây bức bình phong chắn giữa cổng chính lối vào, chắc để tránh chính xung :)
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,639
Động cơ
130,812 Mã lực
Rời vùng biên giới về dưới khu vực TP. Lạng Sơn bây giờ.

Cổng doanh trại lính ở TP. LS
e5b1b17e-b380-4ac4-bc65-be05749441a7.jpeg


Doanh trại lính. Vị trí 9h có 1 chiếc cổng như là cổng thành cũ.
Hotpot (10).png
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,827
Động cơ
410,659 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Mít rất dễ bị sâu thân nên cây thọ hơn 500 năm em cũng không tin lắm.
Mít xuất xứ ở Ấn, mà nguyên thủy Đạo Phật ta từ từ các thầy Ấn sang truyền nên như em có trình bày quan điểm cũng có thể cây mít theo các thầy sang đất ta. Bên cạnh đó gỗ mít mềm, mịn, màu vàng đẹp, dễ chế tác nên hay được chọn làm đồ thờ trong Phật giáo và tín ngưỡng dân gian.
em nghĩ cây mít là một trong các cây bản địa VN ta chứ cụ ơi. còn chọn gỗ mít làm tượng, đồ thờ vì tính chất của gỗ: nhẹ, ít co ngót, dễ kiếm, màu đẹp,... chứ có phải vì nó đi cùng các nhà sư đi truyền đạo đâu cụ.(em đoán thế nhé. mà nó không phải cây VN thì em buồn 1 nửa đó. gốc mít cây bưởi cả một trời tuổi thơ)
Lý do gỗ mít được chọn làm đồ thờ ngoài đẹp, nhẹ, dễ chế tác ra, còn 1 cái nữa rất quan trọng. Các cụ để ý là cây mít mọc trên đất khô, tức là gỗ mít là loại gỗ sạch sẽ, ít hoặc không có khả năng bị nhiễm ô uế, chính thích hợp làm đồ thờ.
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,639
Động cơ
130,812 Mã lực
Em nghĩ tấm bình phong này là theo quan niệm phong thủy thôi, ở một số đền, lăng mộ em cũng thấy có xây bức bình phong chắn giữa cổng chính lối vào, chắc để tránh chính xung :)
Vầng, em đồng tình lý do đơn giản là như vậy. Túm lại là để chặn những thứ không tốt vào nhà.

Lý do gỗ mít được chọn làm đồ thờ ngoài đẹp, nhẹ, dễ chế tác ra, còn 1 cái nữa rất quan trọng. Các cụ để ý là cây mít mọc trên đất khô, tức là gỗ mít là loại gỗ sạch sẽ, ít hoặc không có khả năng bị nhiễm ô uế, chính thích hợp làm đồ thờ.
À, vụ em nói các thầy Ấn sang truyền Đạo Phật ý là để giải thích cái giả thiết quả mít theo chân các thầy từ Ấn sang ta thôi.
Còn chuyện gỗ mít làm đồ thờ thì em đồng ý với cụ. 10 năm trước nhà em chặt 1 cây mít to cũng nhờ thằng bạn nó tiện cho ít đồ thờ.
Bây giờ thợ mộc họ còn làm bằng gỗ phượng vĩ và gỗ bàng rồi cũng nổ là mít
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,244
Động cơ
699,835 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Lấy nhựa Thông ở Quảng Yên, 1920s
Việc trồng thử nghiệm cây thông được thực hiện bởi Sở Lâm nghiệp Bắc Kỳ trong những năm đầu sau khi thành lập từ năm 1908.
Rừng thông vùng Quảng-Yên bao gồm:
a) Một phần rừng dự trữ 203, rừng Sông Hương ; 204, rừng Bi-Thung, thuộc phân khu rừng Uông-Bí.
b) Một phần khu bảo tồn 90, rừng Sông Liêp; 91, Rừng Núi
Chùa-Lôi; 92, rừng Núi Quất-Mỡ; 249, rừng Núi Chúa-Triêu từ phân khu Yên Lập;
c) Một phần khu bảo tồn 162 rừng Đông Hồ; 164, rừng Xích-Thọ; 252, Rừng Láng Bàng, Phân khu Hongay.
Diện tích tính đến 1920: khoảng 3.000 ha; đối với các khoảng trống trong quá trình được tái tạo khoảng 2.005 hecta.
Từ năm 1918 đến năm 1929, hơn một nghìn ha được trồng, trồng thông Bắc Bộ [pinus Mer\usii Jungh. và de Vries]
Việc khai thác nhựa được thực hiện theo phương pháp truyền thống.

1000008827-colorized.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,244
Động cơ
699,835 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Một ngôi chùa ở Quảng Yên được tận dụng làm bệnh viện quân đội.

1000008825-colorized.png
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,244
Động cơ
699,835 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Một ngôi chùa ở Quảng Yên được tận dụng làm bệnh viện quân đội.
1000008823-colorized.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,244
Động cơ
699,835 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ảnh chụp Hoàng Thành Thăng Long, nhìn từ bên ngoài với phần tường bao quanh, khoảng 1883-1885.
Các công trình trong ảnh là lầu Đoan Môn, Hành Cung, xa xa là Hậu Lâu [công trình nhà Nguyễn xây phục vụ các cung tần mỹ nữ đi theo vua ra Bắc Kỳ].
Các công trình này đều được xây dựng lại trên nền cũ của cung điện nhà Lê [Trung Hưng].
Cho đến khoảng 1836,khi Thái Đình Lan, một học trò Đài Loan, khi đến thăm Thăng Long, có mô tả sự hoành tráng của cung điện nhà Lê, qua cuốn: Hải Nam tạp trứ.
Sau thời vua Minh Mạng, lấy cớ không có cung điện, nhà cửa, thành quách nào được phép xây dựng cao hơn kinh đô, nên triều đình Huế đã cho phá hủy Hoàng Thành Thăng Long.
Qua ảnh, ta thấy lúc này, Hoành Thành có lẽ nằm ở ven cánh đồng lúa, trâu bò gặm cỏ xung quanh.
1000008795-colorized_restored.jpeg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,244
Động cơ
699,835 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hồ Hoàn Kiếm, khoảng 1883-1885,khi chưa có Tháp Rùa, ảnh chụp nhìn từ đầu Phố Hàng Đào, phía bên kia là những ngôi chùa.
Le petit lac d'Hanoï, vue prise du bas de la rue de la Soie, en face, Pagodes.
1000008839-colorized_restored.jpeg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,244
Động cơ
699,835 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Những người dân đi bán lợn ở chợ Bản, Yên Định, Thanh Hóa, ảnh chụp tháng 11 năm 1928.
Chợ Bản là một chợ khá lớn có từ xưa ở Yên Định cùng với 3 chợ lớn: chợ Sét, chợ Yên Định [Định Tân] và chợ Bái Châu.
Ngày nay, chợ Bản thuộc xã Định Long, huyện Yên Định.
Tiếng Pháp:
Vente de cochons à Cho Ban, Jen Dinh, Thanh Hoa Novembre, 1928.
1000008862-colorized.jpg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,639
Động cơ
130,812 Mã lực
Ảnh chụp Hoàng Thành Thăng Long, nhìn từ bên ngoài với phần tường bao quanh, khoảng 1883-1885.
Các công trình trong ảnh là lầu Đoan Môn, Hành Cung, xa xa là Hậu Lâu [công trình nhà Nguyễn xây phục vụ các cung tần mỹ nữ đi theo vua ra Bắc Kỳ].
Các công trình này đều được xây dựng lại trên nền cũ của cung điện nhà Lê [Trung Hưng].
Cho đến khoảng 1836,khi Thái Đình Lan, một học trò Đài Loan, khi đến thăm Thăng Long, có mô tả sự hoành tráng của cung điện nhà Lê, qua cuốn: Hải Nam tạp trứ.
Sau thời vua Minh Mạng, lấy cớ không có cung điện, nhà cửa, thành quách nào được phép xây dựng cao hơn kinh đô, nên triều đình Huế đã cho phá hủy Hoàng Thành Thăng Long.
Qua ảnh, ta thấy lúc này, Hoành Thành có lẽ nằm ở ven cánh đồng lúa, trâu bò gặm cỏ xung quanh.
1000008795-colorized_restored.jpeg
Trước nhà Nguyễn hình như anh Huệ ảnh cũng dỡ kính thành về Trung Đô hay sao ấy cụ nhỉ? Phủ Trịnh hình như ảnh cũng đốt hết.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
584,616 Mã lực
Từ bản đồ 1873 có thể đoán NAG chắc đứng ở giao 2 con đường phía sau cột cờ (giao Lê Hồng Phong - Hoàng Diệu ngày nay, gần trước cổng 19c Hoàng Diệu - TT Bảo tồn di sản TL HN) và chụp Đoan Môn theo chiều hình mũi tên màu xanh.

Về vụ HT nằm ven cánh đồng lúa thì e nghĩ là không phải. Trên bản đồ 1873 ko thể hiện khoảng trống trước Đoan Môn là 1 đồng ruộng. Để rõ hơn thì cc so sánh với đám ruộng màu xanh phía Tây Nam thành, bên phải cột cờ, được ký hiệu R (e note bằng mũi tên Đỏ), thì đó là bãi Tàu Tượng, tức đội voi nghi trượng được nuôi thả ở đó.
1700392471771.png


Cũng lưu ý là năm 1882, tui Pháp cho xây bịt kín 5 cửa ở Đoan Môn, cũng như các cửa phụ Đông Tây, nên khu vực phía ngoài hoàng thành bị hoang hóa, và bãi đất trống đã có cỏ mọc um tùm, bà con ta đã nhanh nhạy tranh thủ cho trâu bò bên ngoài vào chăn thả trên bãi cỏ đó. Có thể bức ảnh này NAG muốn ghi lại sự sập xệ xuống cấp 1 cách thảm hại của Hoàng Thành TL chăng?

1 điểm đáng lưu ý trong bức ảnh là lầu Ngũ Môn phía trên Đoan Môn vẫn còn và rất bề thế, chứ không phải nhỏ nhắn xinh xinh như hiện nay. Đây là điểm Rất đặc biệt, Rất đáng quý của bức ảnh.

Sân Đoan Môn ngày nay + vị trí dự kiến của NAG em đánh dấu chéo màu đỏ.
1700392382830.png


Khoảng sân rộng này có một căn cứ rất rõ ràng: Tấm bia "Đại Việt Quốc Lý gia đệ tứ để Sùng Thiện Diên Linh tháp bi”, dựng năm 1121 (đời vua Lý Nhân Tông), ở chùa Long Đọi (nay thuộc xã Đại Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) là tài liệu sớm nhất nhắc đến Đoan Môn, và cũng cho biết phía trước cổng Đoan Môn là một khoảng sân rộng lớn nơi diễn ra nhiều hoạt động quan trọng của triều đình nhà Lý, trong đó có Hội đèn Quảng Chiếu nổi tiếng mang đậm yếu tố phật giáo, được tổ chức nhiều lần tại Thăng Long.

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, kiến trúc Đoan Môn thời Lý - Trần đã bị phá hủy hoàn toàn, di tích Đoan Môn hiện nay được xây dựng vào thời Lê trung hưng (thế kỷ XVII) trên nền cũ của Đoan Môn thời Lê sơ (thế kỷ XV), với cấu trúc điện môn, gồm có 5 cửa, trên vòm cửa chính giữa có gắn biển đá để chữ “Đoan Môn”, cửa này chỉ dành cho vua, 2 cửa hai bên là văn võ bá quan, 2 cửa còn lại giành cho đội nghi trượng. Phía trên dựng lầu gọi là lầu Ngũ Môn. Theo qui định thời Lê, khoảng sân phía trước Đoan Môn là nơi các quan văn võ, đội danh dự (đội nghi trượng) đứng đợi, nghe hiệu lệnh, chỉnh trang y phục,... trước khi vào khu vực chính điện Kính Thiên cử hành các nghi thức quan trọng nhất của quốc gia Đại Việt.

Ảnh chụp Hoàng Thành Thăng Long, nhìn từ bên ngoài với phần tường bao quanh, khoảng 1883-1885.
Các công trình trong ảnh là lầu Đoan Môn, Hành Cung, xa xa là Hậu Lâu [công trình nhà Nguyễn xây phục vụ các cung tần mỹ nữ đi theo vua ra Bắc Kỳ].
Các công trình này đều được xây dựng lại trên nền cũ của cung điện nhà Lê [Trung Hưng].
Cho đến khoảng 1836,khi Thái Đình Lan, một học trò Đài Loan, khi đến thăm Thăng Long, có mô tả sự hoành tráng của cung điện nhà Lê, qua cuốn: Hải Nam tạp trứ.
Sau thời vua Minh Mạng, lấy cớ không có cung điện, nhà cửa, thành quách nào được phép xây dựng cao hơn kinh đô, nên triều đình Huế đã cho phá hủy Hoàng Thành Thăng Long.
Qua ảnh, ta thấy lúc này, Hoành Thành có lẽ nằm ở ven cánh đồng lúa, trâu bò gặm cỏ xung quanh.
1000008795-colorized_restored.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,244
Động cơ
699,835 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trước nhà Nguyễn hình như anh Huệ ảnh cũng dỡ kính thành về Trung Đô hay sao ấy cụ nhỉ? Phủ Trịnh hình như ảnh cũng đốt hết.
Dỡ khá nhiều, nhưng dỡ bên phủ Chúa Trịnh nhiều hơn cụ ạ, do cụ Nguyễn Huệ ở bên phủ Chúa.
Vua Chiêu Thống cho đốt tan tành phủ chúa Trịnh, đám cháy cả tuần không tắt, quy mô cực kỳ hoành tráng.
Cung điện nhà Lê còn một phần, Nguyễn Ánh cho hạ thấp một số lầu, Minh Mạng xây công trình hiểm độc Hậu Lâu để triệt vượng khí, năm 1848, còn gì nữa thì Tự Đức cho san thành bình địa, lấy đồ gỗ về Huế.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,244
Động cơ
699,835 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ảnh làng Dừa Dương Liễu, tỉnh Hà Đông cũ, thập niên 1920s.
Dương Liễu không phải là xã Dương Liễu hiện nay, mà tổng Dương Liễu xưa rộng hơn, bao gồm Yên Sở, 1 phần Đắc Sở bây giờ,và phần Dương Liễu.
Người Pháp gọi chung là làng Dừa.
Ảnh làng Dừa Yên Sở.

1000008935-colorized.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top