[Funland] Ảnh phục chế màu về Việt Nam.

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,613
Động cơ
130,391 Mã lực
Trong số các đồn điền ở Việt Nam, đồn điền cao su của hãng lốp xe Michelin (nay thuộc huyện Dầu Tiếng, Bình Dương) là một đồn điền lớn.

Ảnh chụp khu điều hành của đồn điền cao su Michelin
anh-hiem-ve-don-dien-michelin-o-viet-nam-thoi-thuoc-dia-Hinh-2 (1).jpg


Phương tiện vận chuyển hiện đại và thô sơ tại đồn điền cao su Michelin
anh-hiem-ve-don-dien-michelin-o-viet-nam-thoi-thuoc-dia-Hinh-3 (1).jpg


Một xưởng chế biến gỗ trong đồn điền cao su Michelin. Gỗ này là gỗ khai thác từ rừng nguyên sinh khi chủ đồn điền phá rừng lấy đất trồng cao su.
Thân cây gỗ to đường kính có lẽ phải tới hơn 1m. Chủ làm cả 1 đường sắt chạy vào xưởng chế biến gỗ chứng tỏ là lượng gỗ khai thác rất nhiều.
anh-hiem-ve-don-dien-michelin-o-viet-nam-thoi-thuoc-dia-Hinh-12 (1).jpg


Nhóm cai người Việt và nhà ở của họ. Nhìn rất oách.
Rất nhiều những câu chuyện về sự hống hách, ức hiếp coolie của các cái, ký của các đồn điền. Kể cả các cai người đồng chủng, đồng ngôn, đồng hương.
anh-hiem-ve-don-dien-michelin-o-viet-nam-thoi-thuoc-dia-Hinh-13 (1).jpg


anh-hiem-ve-don-dien-michelin-o-viet-nam-thoi-thuoc-dia-Hinh-14 (1).jpg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,613
Động cơ
130,391 Mã lực
Nhu cầu về nhân lực trong các đồn điền ở Nam Kỳ rất cao, trong khi nhân lực tại chỗ thiếu hụt nên giới chủ đồn điền tích cực tuyển mộ coolie ở Bắc Kỳ. Nơi mà cuộc sống thời đó nghèo khó hơn. Người làm việc trong các đồn điền là làm các công việc chân tay như bốc vác, cạo mủ cao su... không có yêu cầu khắt khe trong tuyển dụng lao động. Chỉ cần sức khỏe.

Cao điểm, số lượng phu cao nhất mà Michelin mộ được lên đến 260.000 người. Con số này có khi còn nhiều hơn dân số 1 tỉnh thời kỳ đó.

Người dân miền Bắc lũ lượt lên tàu vào Nam tìm việc làm cu-li
anh-hiem-ve-don-dien-michelin-o-viet-nam-thoi-thuoc-dia-Hinh-4 (1).jpg


Đăng tuyển vào làm trong các đồn điền.
Sức khỏe là tiêu chí quan trọng nhất để được tuyển. Các cu-li được trả lương theo năng suất với mức giá khá rẻ mạt và thường xuyên phải đối mặt với các tai nạn trong quá trình lao động.
anh-hiem-ve-don-dien-michelin-o-viet-nam-thoi-thuoc-dia-Hinh-5 (1).jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,613
Động cơ
130,391 Mã lực
Bên trong phòng cứu thương của bệnh viện đồn điền Michelin. Một cu-li đang được băng bó vết thương ở chân. Theo thống kê vào năm 1926, mỗi ngày bệnh viện này tiếp nhận 100 – 120 bệnh nhân, thường do các chấn thương ở chân trong quá trình làm việc. Một con số kinh khủng.
anh-hiem-ve-don-dien-michelin-o-viet-nam-thoi-thuoc-dia-Hinh-6 (1).jpg


Những đứa trẻ mồ côi ở đồn điền cao su Phú Riềng (Bình Phước). Đây cũng là một đồn điền khác của Công ty Michelin. Dù mới thành lập không lâu mà đã có bây nhiêu trẻ mồ côi chứng tỏ rất nhiều coolie đã chết.
Các cụ trẻ đời sau có thể hình dung thực trạng này qua chuyện Lão Hạc. Dù không được tả nhân vật này 1 lần nhưng cũng có thể biết nhân vật này có lẽ đã chịu một cuộc sống cực nhọc và có thể bỏ mạng. Đó là nhân vật con trai của Lão Hạc.

anh-hiem-ve-don-dien-michelin-o-viet-nam-thoi-thuoc-dia-Hinh-9 (1).jpg


Nên đương thời đã có nhiều câu chuyện, ca dao về đời phu cao su, điển hình như:
Cao su đi dễ khó về,
Khi đi trai tráng, khi về bủng beo.
Cao su đi dễ khó về,
Khi đi mất vợ, khi về mất con.
Cao su xanh tốt lạ đời,
Mỗi cây bón một xác người công nhân.
Có đi mới biết Mê Kông,
Có đi mới biết thân ông thế này.
Mê Kông chôn xác hàng ngày,
Có đi mới biết bàn tay xu Bào


Hay bài ca dao:

Dân phu phải sống cuộc đời tối tăm,
Cá hôi, gạo mục quanh năm,
Vẫn chưa đầy bụng, đói nằm rừng cây


Cũng do sự cực nhọc của công việc và áp bức của giới chủ nên thường xảy ra những phản kháng của coolie đối với giới chủ. Ngay tại khu đồn điền Phú Riềng này là nơi xảy ra một cuộc nổi dậy quy mô lớn của công nhân cao su vào cuối năm 1929. Có thể các cụ đã biết qua thuật ngữ lịch sử: Phú Riềng Đỏ.
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,613
Động cơ
130,391 Mã lực
Coolie làm việc trong các đồn điền cao su phải làm 12-13 giờ/ngày. Đó là giờ làm việc với cây cao su hoặc trong phân xưởng chế biến. Thực tế họ phải dậy sớm hơn vài tiếng để chuẩn bị dụng cụ cho buổi làm việc. Trong khi đó nếu so sánh, công nhân đồn điền ở Sri Lanka (thuộc địa của Anh) chỉ làm việc 9 giờ/ngày. Ở Pháp, từ năm 1919, công nhân đã được hưởng chế độ làm việc 8 giờ/ngày.

Về tiền công. Trước năm 1932, tiền công là 0,40 đồng/ngày đối với Nam và 0,30 đối với lao động nữ. Tuy nhiên, từ năm 1932, điền chủ gặp nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933), nên chính quyền quyết định giảm lương xuống 0,30 đồng/ngày đối với nam và 0,23 đồng/ngày đối nữ. Năm 1936, tiền lương của công nhân đồn điền cao su tiếp tục bị giảm xuống còn 0,27 đồng/ngày đối với nam và 0,20 đồng/ngày đối với lao động nữ. Với số lương này, coolie không đủ tiền mua lương thực.

Một cụ coolie đang cạo mủ
anh-1-11 (1).jpg


Coolie phá rừng để trồng cao su.
chinh-sach-khai-thac-thuoc-dia-cua-thuc-dan-phap-1 (1).jpg


Một toán coolie người Thượng ở Xa Trạch, Bình Long, Bình Phước.
hinh-doc-ve-nghe-cu-li-o-viet-nam-thoi-thuoc-dia-Hinh-3 (1).jpg


Coolie điểm danh sau mỗi buổi làm việc.
hinh-doc-ve-nghe-cu-li-o-viet-nam-thoi-thuoc-dia-Hinh-10 (1).jpg


Một chiếc xe ô tô của chủ đồn điền qua phà đi kiểm tra rừng cao su. Chiếc xe rất thời trang. So với bây giờ chắc nó như 1 chiếc Ferrari hoặc Porsche
anh-hiem-ve-don-dien-michelin-o-viet-nam-thoi-thuoc-dia-Hinh-15 (1).jpg


Một tấm bưu thiếp giới thiệu về đồn điền của hãng Michelin ở Đông Dương. Hình nộm biểu tượng của Michelin ngồi trên xe kéo tay đặc trưng của xứ Đông Dương.
552f2f4b-d199-4743-8808-c70373eccb22.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,613
Động cơ
130,391 Mã lực
Hình ảnh phục dựng về cuộc sống của coolie tại Bảo tàng Cao su (trong 1 đồn điền cũ của Pháp ở Bình Dương hiện nay).

Hình ảnh công nhân đang thu hoạch mủ cao su.
t101.jpg


Hình ảnh 1 coolie, 1 cai và 1 chủ tây trước ngôi nhà phân cho các coolie ở. Bối cảnh có thể được thuyết minh là coolie ốm không đi làm được và cai đến kiểm tra xem có thực sự là ốm đến mức đó hay không.
atahome-ve-dau-tieng-tham-di-tich-vuon-cao-du-thoi-phap-5.jpg


Các coolie bị cai tẩn vì 1 lý do nào đó. Liên tưởng ảnh trên thì có thể là sau khi kiểm tra thấy ốm không đến mức phải nghỉ việc nên cai tẩn luôn, vợ ra van xin cũng bị tẩn nốt.
atahome-ve-dau-tieng-tham-di-tich-vuon-cao-du-thoi-phap-6.jpg


1 gia đình coolie thắp hương khấn vọng về quê hương ngoài bắc trong 1 dịp lễ tết.
R.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,613
Động cơ
130,391 Mã lực
Tiếp theo là đồn điền cà phê.

Nói đến cà phê ở Việt Nam, ai cũng nghĩ đến Tây Nguyên và đều nghĩ nó được trồng ở đây từ đầu. Nhưng sự thật thì lại ngược lại:

Từ những năm 1857, nhận thấy thổ nhưỡng, khí hậu ở Việt Nam phù hợp để trồng cây cà phê, các thầy tu người Pháp đã mang những giống từ đảo Martinique và vùng Guyane thuộc Pháp ở châu Mỹ Latin về gieo trồng tại một số nhà thờ ở Hà Nam, Quảng Bình.

Khi Pháp thuộc địa Việt Nam, cà phê được phát triển trồng ở các đồn điền ở nhiều tỉnh Bắc Kỳ, phát triển dần vào Trung Kỳ. Sau đó, giới chủ đồn điền phát hiện vùng đất đỏ bazan ở ở vùng cao nguyên là thích hợp nhất với cây cà phê.

Kỹ sư Pháp hướng dẫn những người làm thuê trong đồn điền gieo cà phê ở 1 đồn điền Ninh Bình năm 1930.
Hotpot.png

Thu hoạch cà phê ở 1 đồn điền nào đó ở Bắc Kỳ.
Hotpot.png

2 cụ phu đồn điền cà phê ở Hà Nam thì phải.
Hotpot (1).png


Một đồn điền cà phê ở Đà Nẵng.
Hotpot (2).png
 
Chỉnh sửa cuối:

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,613
Động cơ
130,391 Mã lực
Một chủ đồn điền ở YEN LAY?? (thuộc Ninh Bình ngày này)
Hotpot (1).png
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,613
Động cơ
130,391 Mã lực
Em lại tiếp chủ đề về các địa phương thời xưa.
Tiếp theo là tỉnh BẮC KAN
Trong thớt cũng đã có kha khá ảnh về Bắc Kạn, em sẽ cố gắng né các ảnh đã có để tránh trùng lặp.

Phong cảnh hồ Ba Bể đầu thế kỷ 20.
90c91f67-2337-4ce1-be7c-95785c6df4c5.jpg


Khung cảnh 1 dòng sông vào năm 1936, không rõ địa điểm. Có thể là sông Gâm
Hotpot.png
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,613
Động cơ
130,391 Mã lực
Một ngôi làng ở Bac Kạn
Hotpot (1).png


Động Puông ở hồ Ba Bể. Ảnh chụp khoảng những năm 1920.
Hotpot.png


Một khách sạn ở hồ Ba Bể. Ảnh chụp năm 1927.
Hotpot (1).png


Hotpot.png


Một đồn lính ở hồ Ba Bể.
Hotpot.png


Hotpot (2).png


Các quan Pháp đến hồ Ba Bể nghỉ ngơi.
Hotpot.png
 
Chỉnh sửa cuối:

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,613
Động cơ
130,391 Mã lực
Chợ Mới những năm 1920
Hotpot (2).png


Hotpot (1).png
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,613
Động cơ
130,391 Mã lực
Một đơn vị lính Thổ những năm 1920s. Những người lính quân phục rất chỉn chu, gọn gàng chuẩn bị cho cuộc hành quân dài ngày nhưng có người vẫn đi chân đất.
Hotpot.png


Hotpot (1).png
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,613
Động cơ
130,391 Mã lực
Hai ông tây Taupin (chủ nhà sách và nhà xuất bản G. Taupin & Cie. nổi tiếng ở Hanoi, có trụ sở trên phố Paul Bert, nay là phố Tràng Tiền) và ông Caffa (đại lý văn phòng phẩm Matussière ở Marseille) trước ngôi chùa trên đường từ Thái Nguyên đi Bắc Kạn - tháng 4-1926 (có lẽ là một ngôi đình thì chính xác hơn vì giai đoạn này khu vực miền núi phía bắc rất hiếm chùa của Phật giáo).

Hotpot (2).png


Tiện thể em giới thiệu luôn, đây là trụ sở của nhà sách và nhà xuất bản G. Taupin & Cie ở phố Tràng Tiền, Hà Nội.
Hotpot (3).png
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,613
Động cơ
130,391 Mã lực
Một cụ ông Thổ đang bắn thuốc lào.
Hotpot (4).png


Một ngôi làng người Mán bên suối. Cảm giác nhà sát bò suối dốc như thế này không an toàn khi mùa mưa lũ.
Hotpot (5).png


Hotpot (6).png


Hotpot (7).png
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,613
Động cơ
130,391 Mã lực
Bản Pác Ngòi của người Thổ ở ven hồ Ba Bể
Hotpot.png


Một bản nhìn từ nhà Giám đốc mỏ kẽm Chợ Điền.
Hotpot (1).png


Quang cảnh Chợ Rã nhìn từ phía đồn binh về phía nhà Tri Châu tháng 6/1927
Hotpot (2).png


Hotpot (6).png
 
Chỉnh sửa cuối:

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,613
Động cơ
130,391 Mã lực
Tòa công sứ tỉnh Bắc Cạn
Hotpot (4).png


Những vị khách du lịch tại Bắc Kạn. Các cụ này nhìn như là các thiếu gia tây hóa
Hotpot (5).png
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,613
Động cơ
130,391 Mã lực
Cụ ông đang đọc sách (dạy học) cho cụ cháu.
Người Tày có chữ viết gọi là chữ Nôm Tày. Chữ có cấu tạo tương tự như chữ Nôm Việt. Trong chữ Nôm Tày có hiện tượng sử dụng những chữ Hán Việt, giữ nguyên nghĩa gốc nhưng đọc theo âm tiếng Tày
32905d0f-ec37-46a7-933d-ad5ea6466351.jpeg


Cụ bé đang học
Man.png


Người dân ở Bắc Kạn đang thu hoạch lúa. Dụng cụ đập lúa ngay tại ruộng kia gọi là cái loỏng.
Các cụ 7x chắc còn nhớ trong sách cấp 1 có câu chuyện ông ké (Uncle Hồ) tắm cho bọn trẻ con trong bản trong chiếc loỏng.
Hotpot.png
 
Chỉnh sửa cuối:

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,613
Động cơ
130,391 Mã lực
Một vài hình ảnh về các cụ nữ người Tày, người Dao ở Bắc Kạn.
Dao Tien 5.png


Man Coc-Ban Thi.png


Dao Tien 4.png
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,613
Động cơ
130,391 Mã lực
Các cụ nữ người Dao, người Tày.
Tho 2.png


Tho.png


Dao Tien 3.png


Dao Tien 2.png


Dao Tien 1.png


Dao Tien.png
 

Ama-Kia

Xe buýt
Biển số
OF-69292
Ngày cấp bằng
27/7/10
Số km
616
Động cơ
440,830 Mã lực
Nơi ở
Central of Việt Nam
Có giai thoại về cây mít không bác Doun. Tôi nghe nói cây Mít cũng dược người Pháp mang qua. Tôi thấy nó là cây cứu đói rất hữu hiệu. Nầy nhé: Ra hoa là ăn được hoa mít, kế đến giai đoạn non thì dùng làm mít trộn, canh mít lá lốt ... giai đoạn già thì phơi ké vào nồi cơm như cơm trôn mít. Chín thì khỏi nói rồi, múi mít, hạt mít ... xơ mít thì dùng để cho bò trâu ăn ...
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top