[Funland] Ảnh phục chế màu về Việt Nam.

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,628
Động cơ
130,511 Mã lực
Cầu Phù Lỗ giờ vẫn còn cái lô cốt thời Pháp cũ ở chỗ đầu cầu. Đi từ hướng Đông Anh lên nếu rẽ phải vào đường đê đi ra chỗ trường Giáo dưỡng thì dọc đường vẫn còn tàn tích bốt từ xưa. Bà ngoại em hồi còn sống cũng kể chuyện bị Pháp bắt đi làm dân phu lên xây dãy bốt đồn này, quãng năm 1950 thì phải.
Đây cụ. Có khi cụ hỏi các cụ cao tuổi ở làng có khi vẫn nhận ra người quen đấy cụ.

playback-fm_colorize-photo_8fb9f1280a5a834f875543e9c6712b37.jpg


playback-fm_colorize-photo_0ee5e14b1d335ecb8b94a7e707f9db4c.jpg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,628
Động cơ
130,511 Mã lực
Em là người cổ mà. Thời xưa Pháp cũng yếu thôi, chủ yếu chiếm đóng vùng đồng bằng Bắc Bộ. Dính đến núi non là ngại.
Ngày xưa Sóc Sơn gọi là huyện Đa Phúc, thuộc Phúc Yên. Nhật Bản có xây dựng một sân bay nhỏ ở Đa Phúc, sau này gọi là sân bay Đa Phúc, các cụ đi khỏi sân bay Nội Bài một chút thấy những hanga (ụ đất) của Nhật Bản đê bảo vệ máy bay, máy bay ngày xưa nhỏ thôi
Năm 1964, Trung Quốc xây dựng sân bay quân sự Nội Bài (sát với sân bay Nội Bài ngày nay). Không quân Mỹ ném bom Bắc Việt Nam cứ gọi là sân bay Đa Phúc, mà không gọi là Nội Bài. Một số quân nhân không quân Việt Nam thời đó cũng cứ gọi Nội Bài là sân bay Đa Phúc
Con sông Cà Lồ (em nhơ mang máng) là sông Phó Đáy, chảy đến Xuân Hoà, Đa Phúc thì gọi là sông Cà Lồ thì phải
Con sông này là biên giới của Phúc Yên và Thái Nguyên, có một chiếc cầu sắt bắc qua, ô tô chsỵ ngon lành em đi qua chiếc cầu này lần cuối cùng vào măm 1979. Tứ đó đến nay chỉ nghe nói cầu được xây dựng lại bằng bê tông mang tên cầu Đa Phúc. Thời của em cầu sắt nhỏ này gọi là cầu Phù Lỗ, tuy rằng ngã ba Phù Lỗ cách cầu cũng ngót chục km. Trung Giã cách cầu này về phía Hà Nội chừng 3 km


Cầu Phù Lỗ thời xưa, nay xây lại gọi là cầu Đa Phúc, bắc qua sông Cà Lồ
Trong kháng chiến chống Pháp, người Pháp chỉ đóng quân đến chỗ cầu Phù Lỗ thôi (nay gọi là cầu Đa Phúc), bên kia cầu là vùng Pháp "tự do bắn phá" gọi là "vành đai trắng" tiếng Anh là "no-man land"
Cho nên Thái Nguyên là Thủ đô kháng chiến, và Đài Tiếng nói Việt Nam được đặt ở đây
Tuyến đường Hà Nội-Hải Phòng dài 100 km, mà người Pháp không quản lý nổi. Cứ ra khỏi Hà Nội 30 km là bị du kích Mỹ Hào gài mìn trên đường, cũng như ra khỏi Hải Phòng 30 km (về phía Hà Nội) là bị du kích Phú Thái phục kích
Phía Quốc lộ 6 Hoà Bình , người Pháp chỉ làm chủ được đến Xuân Mai. Gọi là làm chủ Xuân Mai, nhưng thực tế Pháp chỉ dám qua Hà Đông chục km thôi. Chỗ Xuân Mai cũng là vành đai trắng.
Phía Quốc lộ 1 phía nam, thì Pháp chỉ làm chủ đến thị xã Ninh Bình, còn chưa được đến Dốc Xây, Tam Điệp đâu. Từ đó vào phía Thanh Hoá là vành đai trắng
Phía Sơn Tây, thì Pháp khá mạnh, nhưng cũng chỉ đến bờ sông Đà hắt về Hà Nội, mà cũng không dám mon men đến
Bên kia sông Đà, là Thanh Sơn, Thanh Thuỷ là vùng tự do. Pháp cũng chẳng đủ sức bắn đạn sang đó
Vùng tự do do chính phủ ta làm chủ rất rộng, nhưng chủ yếu là núi rừng, không sản xuất được lúa gạo
Cầu Phù Lỗ giờ vẫn còn cái lô cốt thời Pháp cũ ở chỗ đầu cầu. Đi từ hướng Đông Anh lên nếu rẽ phải vào đường đê đi ra chỗ trường Giáo dưỡng thì dọc đường vẫn còn tàn tích bốt từ xưa. Bà ngoại em hồi còn sống cũng kể chuyện bị Pháp bắt đi làm dân phu lên xây dãy bốt đồn này, quãng năm 1950 thì phải.
Với thông tin của cụ Ngao5 và cụ timeout còm men, em đã xác định được vị trí này là Cầu Phù Lỗ, bắc qua sông Cà Lồ.
Đúng như các cụ đã đưa ra, ảnh này chụp vào năm 1950 khi Việt Minh oánh sập cầu Phù Lỗ nên Pháp phải bắc cầu tạm và bắt dân quanh vùng ra thực hiện việc làm cầu tạm và xây tăng cường các lô cốt ở đầu cầu.

Cầu Phù Lỗ bị Việt Minh đánh sập. Trụ cầu to như kia mà vẫn bị phá hủy chứng tỏ khối lượng bộc phá rất lớn.
playback-fm_colorize-photo_e886426e7222bb2a0ad6006b5bea7fe7.jpg


playback-fm_colorize-photo_267c2c83440edf20fbc9ec3c3f81cc75.jpg


Người dân bị lùa ra xây dựng cầu tạm và lô cốt đầu cầu. Có thể thấy qui mô 1 chiếc lô cốt quá lớn. Gọi là cứ điểm hoặc pháo đài mới đúng. Vì đây là điểm trọng yếu cửa ngõ Hà Nội với vùng Việt Minh là Việt Bắc.


playback-fm_colorize-photo_7af1246a5e4c4d278a8938e9adc2d51b.jpg


playback-fm_colorize-photo_033b4c84428d5665cf143970cfbf5cc7.jpg


Lính Pháp đi tuần và quản lý phu
playback-fm_colorize-photo_776907a7bdd3930af47e1e89c0a13cc3.jpg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,628
Động cơ
130,511 Mã lực
Người dân quanh vùng bị bắt ra xây dung củng cố lô cốt đầu cầu Phù Lỗ. Họ xây lô cốt có gia cố them bằng những tấm tà-vẹt thép. Những tấm tà-vẹt này được lấy từ tuyến đường sắt Yên Viên-Lào Cai (hay còn gọi là tuyến Hà Nội-Côn Minh).
Những người dân này có thể là dân làng quê ngoại của cụ timeout. Nhìn trang phục và tư thế có lẽ họ đang làm việc trong trời rét buốt của mùa đông. Nhìn cái dáng co ro của cụ cầm cán xẻng mà thấy thương.

playback-fm_colorize-photo_8fb9f1280a5a834f875543e9c6712b37.jpg


playback-fm_colorize-photo_0ee5e14b1d335ecb8b94a7e707f9db4c.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,628
Động cơ
130,511 Mã lực
Một đoàn tàu trên tuyến Yên Viên-Lào Cai bị Việt Minh oánh mìn lật đổ. Những người dân vội vàng gồng gánh bước qua đường tàu hư hỏng. Đoạn đường này có thể thuộc từ Đông Anh đến Phúc Yên bây giờ.
playback-fm_colorize-photo_e212eb031a5334956b9f36ad68285188.jpg


playback-fm_colorize-photo_e9a5168b248c4f8df52c73bba8ee864d.jpg


playback-fm_colorize-photo_a9936a04dbe69737397e0649a3b25cfe.jpg


playback-fm_colorize-photo_efdb221d17ea668eeb8e7f4001f98885.jpg
 

timeout

Xe điện
Biển số
OF-35577
Ngày cấp bằng
19/5/09
Số km
2,842
Động cơ
495,089 Mã lực
Người dân quanh vùng bị bắt ra xây dung củng cố lô cốt đầu cầu Phù Lỗ. Họ xây lô cốt có gia cố them bằng những tấm tà-vẹt thép. Những tấm tà-vẹt này được lấy từ tuyến đường sắt Yên Viên-Lào Cai (hay còn gọi là tuyến Hà Nội-Côn Minh).
Những người dân này có thể là dân làng quê ngoại của cụ timeout. Nhìn trang phục và tư thế có lẽ họ đang làm việc trong trời rét buốt của mùa đông. Nhìn cái dáng co ro của cụ cầm cán xẻng mà thấy thương.

playback-fm_colorize-photo_8fb9f1280a5a834f875543e9c6712b37.jpg


playback-fm_colorize-photo_0ee5e14b1d335ecb8b94a7e707f9db4c.jpg
Thời điểm 1949 quân Pháp liên tục càn quét hai bên trục đường 3 hiện giờ suốt từ Yên Viên sang đến Phù Lỗ. Mấy làng kháng chiến miền Đông các cụ nhà ta bị đánh bật ra hết, chỉ còn du kích trụ lại chủ yếu ở khu miền Tây (Nam Hồng bây giờ). Khu xung quanh nhà ngoại em từ năm 1950 đều chuyển thành làng tề hết. Chính vì là làng tề nên sau ngày giải phóng, làng em cũng có kịch bản như chuyện Ba người khác của cụ Tô Hoài.
 

Xe Tháo Bánh

Xe container
Biển số
OF-182244
Ngày cấp bằng
26/2/13
Số km
5,171
Động cơ
-298,942 Mã lực
Nơi ở
cùng .............. Sư tử Hà Đông
Cổng đền Mẫu, Phố Hiến, Hưng Yên, năm 1880.
Đền Mẫu Hưng Yên thờ Dương Quý Phi [ Dương Thiên Hậu]. Theo sử sách thì bà là vợ vua Tống Đế Bính.
Năm 1279, quân Nguyên xâm lược nước Tống, vua và hoàng tộc xuống thuyền chạy về phương Nam. Trên đường chạy, họ bị tướng nhà Nguyên là Trương Hoằng Phạm bắt được. Vua Tống cùng một số phi tần không chịu khuất phục đã nhảy xuống biển tự sát , xác của Dương Quý Phi trôi vào bãi cát, được nhân dân chôn cất chu đáo và lập đền thờ.
Theo “Đại Nam nhất thống chí”, Đền Mẫu được khởi dựng vào thời Trần Nhân Tông, niên hiệu Thiệu Bảo nguyên niên [1279]. Trải qua các triều đại, Đền đều được trùng tu và phong tặng nhiều lần. Đến năm Thành Thái thứ 8 [1896], Đền được trùng tu lớn và có quy mô kiến trúc như ngày nay.
Năm 1990, Đền Mẫu Hưng Yên đã được xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật.
Các chữ Hán còn đọc được: cổng bên phải hình như là : Nam Hải Vô Nhai, ở giữa Dương Thiên Quan, cổng bên trái là Tây Trì Hiến Thụy???
1695479248942.jpg
Hồi bé (tầm 1988,89) bọn e hay trèo cây đa và nhảy xuống đống rơm ở gốc. Đền đối diện Hồ Bán Nguyệt và cũng ngay gần trường học cụ ạ.
 

leenamtuankorea

Xe tăng
Biển số
OF-206686
Ngày cấp bằng
19/8/13
Số km
1,854
Động cơ
337,373 Mã lực
Hồi bé (tầm 1988,89) bọn e hay trèo cây đa và nhảy xuống đống rơm ở gốc. Đền đối diện Hồ Bán Nguyệt và cũng ngay gần trường học cụ ạ.
Cụ doctor76 cho cháu thắc mắc một chút chi tiết Tống Bế Đính và Dương Quý Phi mà cụ nhắc ở đền này ạ. Theo cháu đọc thì Tống Bế Đính thọ 08 tuổi cho đến khi trung thần nhà Tống, Lục Tú Phu ôm vua nhảy xuống biển khi bị quân Nguyên truy đuổi sau trận Nhai Sơn. Vua Tống Bế Đính được tôn lên ngôi sau khi vua trước bị ngã nước bệnh và chết sớm. Lúc chết vua quá nhỏ để có vợ là bà Dương Quý Phi được thờ ở đền Hưng Yên ta. Vậy liệu vị Quý Phi này có phải là mẹ hoặc cấp phi vợ của vua cha tự vẫn theo đoàn quân cuối cùng của nhà Nam Tống không ạ?
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cụ doctor76 cho cháu thắc mắc một chút chi tiết Tống Bế Đính và Dương Quý Phi mà cụ nhắc ở đền này ạ. Theo cháu đọc thì Tống Bế Đính thọ 08 tuổi cho đến khi trung thần nhà Tống, Lục Tú Phu ôm vua nhảy xuống biển khi bị quân Nguyên truy đuổi sau trận Nhai Sơn. Vua Tống Bế Đính được tôn lên ngôi sau khi vua trước bị ngã nước bệnh và chết sớm. Lúc chết vua quá nhỏ để có vợ là bà Dương Quý Phi được thờ ở đền Hưng Yên ta. Vậy liệu vị Quý Phi này có phải là mẹ hoặc cấp phi vợ của vua cha tự vẫn theo đoàn quân cuối cùng của nhà Nam Tống không ạ?
Theo các thông tin em tìm hiểu thì có lẽ đây là một bà phi họ Dương, tự vẫn cùng Thái hậu, tư liệu của viện Hán Nôm.
Còn Ngọc Phả của Đền chắc đăng cho vui, thực tế, em cũng chưa bao giờ tin vào Ngọc Phả vì sai thông tin và mang tính hoang đường, nhưng cũng không dám phản bác những tiềm thức quá ăn sâu
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Một nhà sư nữ và 2 đứa trẻ, ảnh chụp khoảng 1875-1879 [chú thích gốc]
Trong ảnh, nhà sư đội mũ Quan Âm [gọi tên chữ là Bồ Tát Cân] ,một loại mũ nhà Phật phổ biến thời Nguyễn, cùng với mũ Tỳ Lư và mũ Hiệp Chưởng.
Nhà sư đang Niêm Hoa Vi Tiếu, tay lần tràng hạt. Hai [cụ] bé đứng 2 bên, một bê bình hoa, một bê kinh Phật? và một pho tượng Phật nhỏ bên trên.
Tiếng Pháp:
Bonzesses annamites [Religieuses Boudhistes]. Portrait d'une bonzesse accompagnée de deux enfants.
Ảnh do Emile Gsell studio thực hiện, trong loạt ảnh về cuộc sống và trang phục của người Việt, giai đoạn 1860-1879.
49959011998_3c88a48ba1_o-colorized_restored.jpeg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,628
Động cơ
130,511 Mã lực
Dân phu tại Vĩnh Yên xây dựng các lô cốt của Pháp. Những tà-vẹt và đường ray lấy từ đường sắt Hà Nội-Côn Minh bị Việt Minh phá được tận dụng xây lô cốt. Ảnh chụp 1950

830f3378-bd9f-4789-b51a-5475b25ca76a.jpeg


e845c46a-de8a-4a81-b67c-a7fa605d3806.jpeg


b29c712f-33d3-4c5b-97a9-92924752c4cb.jpeg


Những tà vẹt sắt được gây thành lô cốt. Những chiếc tà vẹt kiểu này đến những năm 2000 thấy trên tuyến đường sắt HN-Lào Cai vẫn còn sử dụng. Em còn nhìn thấy ở quê em có mấy nhà có dùng để kê chuồng lợn.

1053e629-8355-473d-a09c-e8ab475d0f59.jpeg
 

DrH2012

Xe buýt
Biển số
OF-743166
Ngày cấp bằng
16/9/20
Số km
716
Động cơ
46,595 Mã lực
Tuổi
33
Theo các thông tin em tìm hiểu thì có lẽ đây là một bà phi họ Dương, tự vẫn cùng Thái hậu, tư liệu của viện Hán Nôm.
Còn Ngọc Phả của Đền chắc đăng cho vui, thực tế, em cũng chưa bao giờ tin vào Ngọc Phả vì sai thông tin và mang tính hoang đường, nhưng cũng không dám phản bác những tiềm thức quá ăn sâu
Cụ ơi cho e hỏi, hình như Nghệ An cũng có đền thờ vị phi nào của Vua Tống cũng chết trong trận bị quân Mông Nguyên truy đuổi phải k cụ nhỉ
 

datinh

Xe container
Biển số
OF-25268
Ngày cấp bằng
5/12/08
Số km
6,115
Động cơ
423,565 Mã lực
Nơi ở
Ba đình HN
Dân phu tại Vĩnh Yên xây dựng các lô cốt của Pháp. Những tà-vẹt và đường ray lấy từ đường sắt Hà Nội-Côn Minh bị Việt Minh phá được tận dụng xây lô cốt. Ảnh chụp 1950

830f3378-bd9f-4789-b51a-5475b25ca76a.jpeg


e845c46a-de8a-4a81-b67c-a7fa605d3806.jpeg


b29c712f-33d3-4c5b-97a9-92924752c4cb.jpeg


Những tà vẹt sắt được gây thành lô cốt. Những chiếc tà vẹt kiểu này đến những năm 2000 thấy trên tuyến đường sắt HN-Lào Cai vẫn còn sử dụng. Em còn nhìn thấy ở quê em có mấy nhà có dùng để kê chuồng lợn.

1053e629-8355-473d-a09c-e8ab475d0f59.jpeg
sợ nó bằng thép ý. bền
cả cột đèn thời tây. ít han rỉ
sau này làm bằng cái gì. rỉ đỏ như tôm luộc.
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,628
Động cơ
130,511 Mã lực
Phố xá ở Vĩnh Yên những năm 1950. Đoạn này có thể là loanh quanh phố Chiền, Lê Xoay hoặc Ngô Quyền vì Vĩnh Yên khi đó nhỏ xíu, chỉ có vài con đường.

cb04e25b-2118-44ab-a760-528b24b7255d.jpeg


Một người lính người Việt trong trận Vĩnh Yên. Trang phục này có thể là lính commando
VY 1951.jpeg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,628
Động cơ
130,511 Mã lực
Những người đốt than ở Hoa Binh (???). Vĩnh Yên. Không rõ địa danh này là gì bây giờ. Nếu đốt than trong rung thì chỉ có loanh quanh dãy núi Thằn Lằn, Tam Đảo. Ảnh chụp năm 1920s.
20-29s.jpeg


Vận chuyển củ nâu trên sông Lô bằng bè. Phía sau là cầu Việt Trì năm 1920s. Củ nâu trước đây dùng để nhuộm quần áo nên quần áo người dân đều có màu nâu đặc trưng.
Những củ nâu trong ảnh còn là củ nhỏ, nhiều củ to như cái nồi cơm điện.

20-29ss.jpeg
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top