[Funland] Ảnh phục chế màu về Việt Nam.

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,568
Động cơ
130,001 Mã lực
Những người đốt than ở Hoa Binh (???). Vĩnh Yên. Không rõ địa danh này là gì bây giờ. Nếu đốt than trong rung thì chỉ có loanh quanh dãy núi Thằn Lằn, Tam Đảo. Ảnh chụp năm 1920s.
20-29s.jpeg


Vận chuyển củ nâu trên sông Lô bằng bè. Phía sau là cầu Việt Trì năm 1920s. Củ nâu trước đây dùng để nhuộm quần áo nên quần áo người dân đều có màu nâu đặc trưng.
Những củ nâu trong ảnh còn là củ nhỏ, nhiều củ to như cái nồi cơm điện.

20-29ss.jpeg
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,620
Động cơ
693,886 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cụ ơi cho e hỏi, hình như Nghệ An cũng có đền thờ vị phi nào của Vua Tống cũng chết trong trận bị quân Mông Nguyên truy đuổi phải k cụ nhỉ
Đó là đền cửa Cờn cụ ạ, nay thuộc địa phận xã Hương Cần, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Theo sách Đại Nam nhất thống chí:
“Khoảng niên hiệu Tường Hưng [1278 - 1279] nhà Tống, quân Tống bị quân Nguyên đánh vỡ ở Nhai Sơn, Thái hậu họ Dương cùng ba công chúa chạy ra biển, chợt bão nổi bị chết đuối, xác trôi giạt vào cửa Cờn, nhan sắc vẫn như lúc sống, người dân địa phương lập đền thờ."
Đền Cờn là một trong 4 ngôi đền nổi tiếng của xứ Nghệ An xưa gồm đền Cờn, đền Quả, đền Bạch Mã, đền Chiêu Trưng.
[Đền Cờn thờ Dương Thái hậu nhà Tống. Đền Quả thờ Lý Nhật Quang, vị tướng đời Lý. Đền Bạch Mã thờ Phan Đà, danh tướng thời khởi nghĩa Lam Sơn. Đền Chiêu Trưng thờ Lê Khôi, cháu gọi Lê Lợi bằng chú, danh tướng khởi nghĩa Lam Sơn].
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,568
Động cơ
130,001 Mã lực
sợ nó bằng thép ý. bền
cả cột đèn thời tây. ít han rỉ
sau này làm bằng cái gì. rỉ đỏ như tôm luộc.
À vâng, em quen miệng nói vậy thôi chứ đều là thép cả. Đồ thép của tây cả trăm năm mà vẫn trơ trơ ra. Xưa đầu làng em có cái cầu của Pháp bị oánh sập mà bao nhiêu năm ngâm dưới nước, các thanh thép chả bị sao.

Hơi lan man 1 chút là mình chả có công nghệ luyện kim. Làm được mỗi mấy thanh thép xây dựng dân dụng. Em chả biết các tòa nhà cao 40-50 tầng trở lên có dùng thép của Việt Nam không?

Quê em có 1 cái nhà máy thép to lắm, quảng cáo là hàng đầu Việt Nam nhưng em thấy thằng bạn nó làm trong đó nó bảo toàn nhập phôi thép từ mấy cái xưởng tái chế trên Vĩnh Tường, Yên Lạc về cán lại thôi.

Nên cán ra một thanh thép nếu đoạn nào cán từ xe tăng, máy ủi thì nó cứng, còn đoạn nào cán từ xe bò, xe rùa hỏng thì nó mềm.

Mình cứ kêu gào phát triển công nghiệp này nọ, rồi phụ trợ vân vân mà ngành vật liệu gần như con số 0 thì đúng là làm bằng niềm tin.
 

Dzon

Xe điện
Biển số
OF-13015
Ngày cấp bằng
6/2/08
Số km
3,236
Động cơ
547,483 Mã lực
Nơi ở
Thai Nguyen
Đó là đền cửa Cờn cụ ạ, nay thuộc địa phận xã Hương Cần, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Theo sách Đại Nam nhất thống chí:
“Khoảng niên hiệu Tường Hưng [1278 - 1279] nhà Tống, quân Tống bị quân Nguyên đánh vỡ ở Nhai Sơn, Thái hậu họ Dương cùng ba công chúa chạy ra biển, chợt bão nổi bị chết đuối, xác trôi giạt vào cửa Cờn, nhan sắc vẫn như lúc sống, người dân địa phương lập đền thờ."
Đền Cờn là một trong 4 ngôi đền nổi tiếng của xứ Nghệ An xưa gồm đền Cờn, đền Quả, đền Bạch Mã, đền Chiêu Trưng.
[Đền Cờn thờ Dương Thái hậu nhà Tống. Đền Quả thờ Lý Nhật Quang, vị tướng đời Lý. Đền Bạch Mã thờ Phan Đà, danh tướng thời khởi nghĩa Lam Sơn. Đền Chiêu Trưng thờ Lê Khôi, cháu gọi Lê Lợi bằng chú, danh tướng khởi nghĩa Lam Sơn].
Em đọc bài của các cụ mà băn khoăn ko hiểu sao dân mình lại đi lập đền thờ Thái hậu nhà Tống nhỉ? Những người đó có công gì với dân ta ko? Rồi lại xác trôi về cửa Cờn nghe hơi phi lý vì Nhai Sơn ở tận Quảng Đông, cách nước ta quá xa. Em chưa tìm được liên hệ nào để dân ta lập đền thờ. Liệu có phải một nhánh người Trung Quốc xưa di cư đến Việt Nam còn thương nhớ Nhà Tống lập ra ko?
 
Chỉnh sửa cuối:

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,568
Động cơ
130,001 Mã lực
Trong thớt đã có nhiều ảnh về Vĩnh Yên và Tam Đảo do cụ chủ biên nên em chuyển sang địa phương tiếp theo ở gần đó. Ấy là TUYÊN QUANG.

14177957508_69d5a5e2e7_o.jpg


TONKIN-Tuyen-Quang-Casernes-VIETNAM-1914.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,568
Động cơ
130,001 Mã lực
Đầu tiên là mấy hình ảnh về trận oánh nhau giữa Pháp và quân cờ đen tại Tuyên Quang.

Tranh vẽ ngày đó về trận này.
M221291_Siege-of-Tuyen-Quang-Indochina-Sino-French-War-1884-1885.jpg


Combat_de_Lang-Kep.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,568
Động cơ
130,001 Mã lực
Căn nguyên của Trận Tuyên Quang là;

Sau khi thua tại thành Hưng Hóa (Tam Nông-Phú Thọ), Lưu Vĩnh Phúc chạy về thành Tuyên Quang và chiếm thành.
Bộ sậu quân tướng nhà Nguyễn giữ thành Tuyên Quang ông thì bị bắt sống, ông thì chốn về Thăng Long tâu với quan thầy Pháp là bọn cờ đen nó oánh em.
Pháp liền kéo quân lên Tuyên Quang. Lưu Vĩnh Phúc lúc này mặc dù là tàn quân Thái Bình Thiên Quốc dạt sang Việt Nam nhưng đã qui thuận nhà Thanh và được nhà Thanh phong tướng. Nên trận chiến giữa Pháp và Lưu Vĩnh Phúc được tài liệu sử chép lại là Chiến tranh Pháp-Thanh tại Tuyên Quang.

Bộ sậu quân Pháp trận Tuyên Quang. Thống tướng Charles Millot ngồi giữa.
Trong suốt thời gian oánh nhau từ 5/1884-3/1885 có khoảng 1 vạn 2 quân cờ đen và chỉ có khoảng hơn 600 quân Pháp. Nhưng kết cục thì quân cờ đen vẫn thua. Điển hình trận đầu tiên Pháp chỉ đánh vài tiếng, quân cờ đen bỏ thành chạy hết.

deab50aa-bc43-4525-a4cc-15f211959359.jpeg


Tranh vẽ trận TQ trên báo ngày 22/3/1885. Góc 9h có vẽ hình 1 chiếc thuyền pháo chạy bằng hơi nước bắn pháo vào thành.
a437eea3-5473-489f-bf1a-3e15038489f1.jpeg


Một số tranh vẽ khác về trận này.
M440756_Siege-of-Tuyen-Quang-Vietnam-Sino-French-War-1885.jpg


M249091_Siege-of-Tuyen-Quang-Indochina-Sino-French-War-1884.jpg


8dccdb15-0876-4e11-a958-a73c16161c08.jpeg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,568
Động cơ
130,001 Mã lực
Hình ảnh hiếm về thành Tuyên Quang khi còn nguyên vẹn cho thấy thành rất qui mô, kiên cố.

56bfdbc8-a55e-4252-a856-d2474b851e26.jpeg


f1a0e43f-bcbf-4805-812c-d88c4d1f8d72.jpeg


be9b8578-0b16-4f44-88d3-8e17fa5d3a36.jpeg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,568
Động cơ
130,001 Mã lực
Tranh vẽ quân Lưu Vĩnh Phúc thương vong. Tranh vẽ mực đen trằng nhưng tiện tay em cứ đổ cho ít màu.

e2ec5a06-144f-455e-99bf-e83204ffd529.jpeg


Quân kỳ của Lưu Vĩnh Phúc.
120a721d-6a12-439d-b780-a6ecca3011dc.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,568
Động cơ
130,001 Mã lực
Bờ sông Lô ảnh chụp có lẽ ở vị trí cầu Nông Tiến bây giờ ngược về hướng thượng nguồn qua những thời điểm khác nhau.

0d1e6b8a-2b5c-43dc-bca5-115d8ae1486b.jpeg


408b3106-b39f-4dca-b3f3-db9cb5bdb685.jpeg


1f51fcf4-23d7-4a5f-990c-56d524b69e6b.jpeg


f9540549-0122-4086-9b94-47884ec1048e.jpeg


79f860ab-2c54-4d44-b022-8ac76a7786e4.jpeg


Góc chụp tương tự hơn 100 năm sau, vẫn còn những chiếc nhà bè. Chỉ có điều bằng tôn và phao nhựa thay những thân cây luồng, tre.

14382374225_e85d5e1aec_o.jpg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,568
Động cơ
130,001 Mã lực
Bè gỗ trên sông Lô.
37ef18cb-0a6f-41af-b63f-cff018e2e9d9.jpeg


Doanh trại lính và trạm quân y trên nền thành cổ. Lúc này thành TQ cơ bản là biến mất, kể cả cột cờ. Hướng chụp có thể từ núi Thổ Sơn (núi nhỏ sau lưng tượng đài ông cụ với cây đa Tân Trào bây giờ) hướng về phía hạ lưu.

f9e5128b-f360-4ed4-ab91-1ecc9ee28913.jpeg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,568
Động cơ
130,001 Mã lực
Quanh cảnh trại lính nhìn theo hướng khác. Những tòa nhà kia có thể ở vị trí quảng trường NTT và bưu điện bây giờ.
Xa xa vẫn chỉ là những thửa ruộng với lác đác vài căn nhà lá.
48210b7c-d868-4768-a429-04eb9cbe4be1.jpeg


Cổng trại lính
9daa978e-4b4c-45f5-be27-0197b9eae0f0.jpeg


7e112526-3d87-4c5e-ad35-ab30b2acaec2.jpeg


Bên trong trại lính
a9ecbe67-2ca2-49f8-9b88-66fbf479ed7f.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,568
Động cơ
130,001 Mã lực
Quang cảnh TQ một số năm sau, tầm 1920s. Lúc này nhà cửa lác đác xuất hiện, hình thành đường phố.
92bd284a-d558-436c-937e-2e4c16984b6b.jpeg

145e5e87-a756-4f77-8bbd-271a9f1cedf6.jpeg


Khu đồi pháo binh
92bd284a-d558-436c-937e-2e4c16984b6b.jpeg


face41ac-9816-4c37-83ff-b06510ee3840.jpeg


14341513106_83bcdac0d3_o.jpg


14363727334_7360bb80fa_o.jpg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,568
Động cơ
130,001 Mã lực
Nhìn về hướng nhà thờ giáo họ Tràng Đà phía tả sông Lô. Khu đồi thấp trước mặt bây giờ là nhà máy xi măng Tuyên Quang.

e69dabd2-1b54-41d0-b404-e5b774b4ae20.jpeg


Nhà thờ giáo họ Tràng Đà.
3b8a16e3-9fa2-4764-87e6-717fac98c2d4.jpeg


31d146cd-4b9c-48fe-b0bc-de7930866c8c.jpeg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,568
Động cơ
130,001 Mã lực
Không ảnh toàn bộ TX Tuyên Quang tầm khoảng những năm 20s. Bên kia sông Lô cũng đã xuất hiện phố phường.
14364620945_671ca49e82_o.jpg


Con phố dọc sông Lô. Nay là đường Trần Hưng Đạo
d7132247-65bc-44b0-a45f-71611750516a.jpeg


Khách sạn Louis Baud.
b589faa2-a604-4410-919e-45aa1e6a75f0.jpeg


Khách sạn Baud
d53d4bdd-820b-420b-ac8f-81cc530027a5.jpeg


Bưu điện TQ.
009c40c3-5f3f-4752-a0ed-680d24ac3eba.jpeg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,568
Động cơ
130,001 Mã lực
Những cụ hành nghề xe kéo tay. Chứng tỏ ngoài quan tây, lượng người Annam giàu có tại TQ cũng kha khá.
d8bf5907-ea31-4b3b-8473-094d7f16bac9.jpeg


a9639757-3f93-4726-b2a3-c9ff51842722.jpeg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,568
Động cơ
130,001 Mã lực
Khe Cá sấu ở Mỏ Yên Lĩnh. Mỏ này ngày nay là mỏ đá vôi nhưng không rõ đầu TK20, Pháp khai thác quặng gì ở đây.
127355e9-6033-4bf5-9eb7-b72bbe78a9ac.jpeg


Nhà tuyển quặng ở mỏ Yên Lĩnh.
9a052d1c-e97e-4358-b833-f4324ccfae44.jpeg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,568
Động cơ
130,001 Mã lực
Một gia đình người thiểu số đang ăn trưa. Ảnh chụp trong thời gian Pháp và Lưu Vĩnh Phúc oánh nhau 1884-1885. Có lẽ đây là những bức ảnh đầu tiên về Tuyên Quang
398bb7c7-147f-48af-9351-83b7fd12fb44.jpeg


Một gia đình người Kinh ở TQ vào dịp tết 1908
d6e0eda5-736f-47f7-82c0-6205d11a698b.jpeg


Một gia đình người Dao. Ông tây chụp ảnh chắc yêu cầu 1 người phụ nữ quay lưng lại, một cụ bé đứng nghiêng để mô tả trang phục
02ae3514-3171-4e5e-a5c9-83c505651fc5.jpeg


Một cặp đôi 2 cụ người thiểu số. Người Dao thì phải.
01d30490-d6ac-4634-ba3e-87588ac85a5d.jpeg


Một cụ nữ người Dao với chiếc khèn.
7008d293-8fc8-48b0-92bd-28257309e25a.jpeg



Một cụ nữ người bản địa.
e5b69754-ff06-4145-8ed7-858ee8bb31bc.jpeg


Một cụ bà người kinh với chiếc áo bông dày. Cụ chắc cũng thuộc hàng phú gia.
ad279293-996d-4e4d-9a18-23365e5e0649.jpeg
 

Dzon

Xe điện
Biển số
OF-13015
Ngày cấp bằng
6/2/08
Số km
3,236
Động cơ
547,483 Mã lực
Nơi ở
Thai Nguyen
Bờ sông Lô ảnh chụp có lẽ ở vị trí cầu Nông Tiến bây giờ ngược về hướng thượng nguồn qua những thời điểm khác nhau.

0d1e6b8a-2b5c-43dc-bca5-115d8ae1486b.jpeg


408b3106-b39f-4dca-b3f3-db9cb5bdb685.jpeg


1f51fcf4-23d7-4a5f-990c-56d524b69e6b.jpeg


f9540549-0122-4086-9b94-47884ec1048e.jpeg


79f860ab-2c54-4d44-b022-8ac76a7786e4.jpeg


Góc chụp tương tự hơn 100 năm sau, vẫn còn những chiếc nhà bè. Chỉ có điều bằng tôn và phao nhựa thay những thân cây luồng, tre.

14382374225_e85d5e1aec_o.jpg
Trước em hay đi công tác ở mạn Na Hang - Tuyên Quang thấy mấy ông chú kể từ thời Pháp đã đi thăm dò khoáng sản ở vùng này rất nhiều. Ko biết thời đấy Pháp có khai thác được gì ko, còn bên Chợ Đồn - Bắc Kạn, giáp với Na Hang thì Pháp khai thác kẽm, chì với quy mô khá lớn (Mỏ Chợ Điền).
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top