[Funland] Ảnh phục chế màu về Việt Nam.

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,613
Động cơ
130,391 Mã lực
Vâng. Em thấy " nhục " thật. Hàng trăm năm thi thơ thi phú..không hề có phát triển kỹ nghệ và giao thương. Không hề phát triển học tập và nghiên cứu khoa học ..nó đánh cho thế cũng là tất nhiên.
Thi thố là để tuyển người tài. Có năm thi hội, đề thi còn về chủ đề chửi những người được coi là nghịch thần. Ông nào làm bài chửi hăng nhất, tâng công đức vua hay nhất là đỗ cao. Như cụ Trần Nguyên Hãn khi đã chết rồi vẫn bị đưa vào đề thi đề các thí sinh chửi. Thí sinh đỗ cao nhất chửi thế này.
"Bọn Hãn, bọn Xảo ngầm nuôi mưu gian ghen ghét hiền tài cất nhắc bè lũ. Bản thân chúng đã chả ra gì, thì làm sao tiến cử được nhân tài! Xem thế, dẫu Thái tổ Cao hoàng đế có nguyện vọng cầu hiền, nhưng bị bọn Hãn, Xảo che lấp hiền tài, nên không tìm được. Người xưa có câu: Ai tiến cử nhân tài, sẽ được ban thưởng mức cao nhất. Kẻ nào che lấp tài năng, phải bị trị tội nặng. Vì thế, bọn Hãn, Xảo đã không thoát khỏi sự trừng phạt của Thái tổ Cao hoàng đế. Bọn chúng cũng là lũ Tứ hung đời Ngu, lại Tam giám đời Chu đó! Nhưng dù có bọn tiểu nhân như chúng, vẫn không thể làm hỏng được công cuộc trị nước bấy giờ."
Tuyển nhân tài như thế đến khi có giặc chắc định uốn 3 tấc lưỡi khiến giặc lui binh.
 
Chỉnh sửa cuối:

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,593
Động cơ
293,885 Mã lực
Thi thố là để tuyển người tài. Có năm thi hội, đề thi còn về chủ đề chửi những người được coi là nghịch thần. Ông nào làm bài chửi hăng nhất, tâng công đức vua hay nhất là đỗ cao. Như cụ Trần Nguyên Hãn khi đã chết rồi vẫn bị đưa vào đề thi đề các thí sinh chửi. Thí sinh đỗ cao nhất chửi thế này.
"Bọn Hãn, bọn Xảo ngầm nuôi mưu gian ghen ghét hiền tài cất nhắc bè lũ. Bản thân chúng đã chả ra gì, thì làm sao tiến cử được nhân tài! Xem thế, dẫu Thái tổ Cao hoàng đế có nguyện vọng cầu hiền, nhưng bị bọn Hãn, Xảo che lấp hiền tài, nên không tìm được. Người xưa có câu: Ai tiến cử nhân tài, sẽ được ban thưởng mức cao nhất. Kẻ nào che lấp tài năng, phải bị trị tội nặng. Vì thế, bọn Hãn, Xảo đã không thoát khỏi sự trừng phạt của Thái tổ Cao hoàng đế. Bọn chúng cũng là lũ Tứ hung đời Ngu, lại Tam giám đời Chu đó! Nhưng dù có bọn tiểu nhân như chúng, vẫn không thể làm hỏng được công cuộc trị nước bấy giờ."
Tuyển nhân tài như thế đến khi có giặc chắc định uốn 3 tấc lưỡi khiến giặc lui binh.
Em không hiểu hết văn chương. Nhưng thấy sách gk xưa có thơ kiểu : -lẳng lặng mà nghe chúng chúc nhau.vv
Rồi thơ khen vợ..
Thơ về hội thăng bình vv
Thì cảm nhận của em là toát lên độ tiểu nhân ghen ăn tức ở , vô cùng nhỏ mọn, tự ti bất lực của tác giả.
Mb Pháp rơi nếu ghét không dám hò reo , không nghĩ đc khoa học bắn nó ..nên tự sướng bằng đôi câu thơ đầy pass.. y như giờ.
Chỉ thấy có bài kêu gọi thức tỉnh cho tn VN do cụ Phan Châu Trinh là đáng giá.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Các cụ ở Quảng Yên đi đánh cá, đánh dậm.

1000008366-colorized.jpg
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Các cụ Việt và nhân viên viện Viễn Đông Bác Cổ về nghiên cứu chùa Keo, thập niên 1920s.

1000008360-colorized.jpg
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Lễ hội chùa Keo, Thái Bình, 1920s.

1000008364-colorized.jpg
1000008352-colorized.jpg
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Lễ hội chùa Keo, 1920s.

1000008340-colorized.jpg
1000008344-colorized.jpg
1000008345-colorized.jpg
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Quán nước xưa ở Quảng Yên, 1920s.

1000008368-colorized.jpg
 

Nov

Xe điện
Biển số
OF-729257
Ngày cấp bằng
15/5/20
Số km
2,120
Động cơ
1,029,146 Mã lực
Em không hiểu hết văn chương. Nhưng thấy sách gk xưa có thơ kiểu : -lẳng lặng mà nghe chúng chúc nhau.vv
Rồi thơ khen vợ..
Thơ về hội thăng bình vv
Thì cảm nhận của em là toát lên độ tiểu nhân ghen ăn tức ở , vô cùng nhỏ mọn, tự ti bất lực của tác giả.
Mb Pháp rơi nếu ghét không dám hò reo , không nghĩ đc khoa học bắn nó ..nên tự sướng bằng đôi câu thơ đầy pass.. y như giờ.
Chỉ thấy có bài kêu gọi thức tỉnh cho tn VN do cụ Phan Châu Trinh là đáng giá.
Đem cái nhãn quan thời nay để phán xét sự việc, nhân vật ở cái thời buổi nhiễu nhương hàng trăm năm trước e rằng ko hợp lý. Chẳng đến lượt hậu thế cười chê, các cụ ấy (Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương,... ) cũng đã tự trào rồi, nào "phỗng sành", nào "nuôi đủ năm con với một chồng", thậm chí "tam khoanh tứ đốm",... Ko phải vô cớ mà những tác giả, tác phẩm đó được đưa vào sgk giảng dạy cho bao thế hệ học sinh. Họ đều là những người có học, ưu thời mẫn thế, nhưng cũng bất lực, bất mãn, bế tắc trước vận nước, chỉ có thể biết dùng thế mạnh của mình là ngòi bút để bộc lộ tâm sự, cũng là góp phần xây dựng nền văn học nước nhà. Nên khi đọc một số tác phẩm, có thể cảm nhận sự bất lực, cay đắng, chua chát, nhưng tuyệt đối ko thể là "tiểu nhân ghen ăn tức ở, vô cùng nhỏ mọn".

Nói thêm, năm 1883, Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến được đề cử chức Tổng đốc Sơn - Hưng - Tuyên (Sơn Tây - Hưng Hóa - Tuyên Quang), song ông không chịu đến nhận chức. Năm 1884, Nguyễn Khuyến vào kinh sau khi bị ép nhận chức Tổng đốc nhưng ông kiên quyết từ chối và cáo quan trở về quê, lúc đó ông mới 50 tuổi.
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,613
Động cơ
130,391 Mã lực
Đem cái nhãn quan thời nay để phán xét sự việc, nhân vật ở cái thời buổi nhiễu nhương hàng trăm năm trước e rằng ko hợp lý. Chẳng đến lượt hậu thế cười chê, các cụ ấy (Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương,... ) cũng đã tự trào rồi, nào "phỗng sành", nào "nuôi đủ năm con với một chồng", thậm chí "tam khoanh tứ đốm",... Ko phải vô cớ mà những tác giả, tác phẩm đó được đưa vào sgk giảng dạy cho bao thế hệ học sinh. Họ đều là những người có học, ưu thời mẫn thế, nhưng cũng bất lực, bất mãn, bế tắc trước vận nước, chỉ có thể biết dùng thế mạnh của mình là ngòi bút để bộc lộ tâm sự, cũng là góp phần xây dựng nền văn học nước nhà. Nên khi đọc một số tác phẩm, có thể cảm nhận sự bất lực, cay đắng, chua chát, nhưng tuyệt đối ko thể là "tiểu nhân ghen ăn tức ở, vô cùng nhỏ mọn".

Nói thêm, năm 1883, Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến được đề cử chức Tổng đốc Sơn - Hưng - Tuyên (Sơn Tây - Hưng Hóa - Tuyên Quang), song ông không chịu đến nhận chức. Năm 1884, Nguyễn Khuyến vào kinh sau khi bị ép nhận chức Tổng đốc nhưng ông kiên quyết từ chối và cáo quan trở về quê, lúc đó ông mới 50 tuổi.
Cụ Khuyến em không bàn chứ cụ Xương là cũng máu làm quan đấy cụ.

Tổng tất cả cụ Xương thi tám lần, đó là các khoa: 1886); 1888; 1891; 1894; 1897; 1900; 1903 và 1906. Lần thứ tư đi thi (1894) ông mới đậu tú tài mà lại là đỗ vớt theo kiểu hạ điểm chuẩn nhưng đỗ cái này chỉ là đỗ, không được tuyển dụng hay bổ nhiệm, sau đó không sao lên nổi cử nhân.

Đến khoa thi Quý Mão (1903) Trần Tế Xương đổi tên thành Trần Cao Xương để bớt đen đủi hơn, nhưng rồi vẫn tạch, đến mức phát cáu lên tự làm thơ chửi thân phận mình:
Tế đổi làm cao mà chó thế,
Kiện trông ra tiệp hỡi trời ôi!


Em không muốn bàn sâu về việc sao cụ đi thi nhiều thế mặc dù gia cảnh nheo nhóc, túng quẫn. Có thể thầy cô múa bút nói rằng cụ mộng làm quan để giúp đời, giúp người, rồi abc, xyz..... nhưng em cho là động cơ đỗ đạt được bổ nhiệm chức quan cho vợ con nó đỡ khổ.

Nếu cụ mà đỗ đạt làm được chức quan thì có khi đời sau em, các cụ và bọn trẻ con bây giờ không phải phân tích mấy bài thơ của cụ Xương nữa. Vì cụ không sáng tác ra mấy bài thơ chửi đời, chửi người đó nữa.
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,613
Động cơ
130,391 Mã lực
Em tiếp 1 số ảnh về Cao Bằng

Đầu của một “tên cướp” sau khi bị hành quyết, được lính bản địa canh gác ở khu vực Cao Bằng, gần biên giới Trung Quốc năm 1902. Cụ lính bên trái có lẽ phải cao trên 1.77 m

bd8d7252-6450-4b0b-b462-1f4698372e37.jpeg


Các cụ trò và giáo viên ở một ngôi trường Pháp-Việt ở Đông Khê năm 1902. Nhìn 3 cụ ta người lớn có chiều cao còn có phần nhỉnh hơn cụ tây long.
de821a28-98c7-4c0e-a8ee-bdc1ad2304f5.jpeg
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,593
Động cơ
293,885 Mã lực
Cụ Khuyến em không bàn chứ cụ Xương là cũng máu làm quan đấy cụ.

Tổng tất cả cụ Xương thi tám lần, đó là các khoa: 1886); 1888; 1891; 1894; 1897; 1900; 1903 và 1906. Lần thứ tư đi thi (1894) ông mới đậu tú tài mà lại là đỗ vớt theo kiểu hạ điểm chuẩn nhưng đỗ cái này chỉ là đỗ, không được tuyển dụng hay bổ nhiệm, sau đó không sao lên nổi cử nhân.

Đến khoa thi Quý Mão (1903) Trần Tế Xương đổi tên thành Trần Cao Xương để bớt đen đủi hơn, nhưng rồi vẫn tạch, đến mức phát cáu lên tự làm thơ chửi thân phận mình:
Tế đổi làm cao mà chó thế,
Kiện trông ra tiệp hỡi trời ôi!


Em không muốn bàn sâu về việc sao cụ đi thi nhiều thế mặc dù gia cảnh nheo nhóc, túng quẫn. Có thể thầy cô múa bút nói rằng cụ mộng làm quan để giúp đời, giúp người, rồi abc, xyz..... nhưng em cho là động cơ đỗ đạt được bổ nhiệm chức quan cho vợ con nó đỡ khổ.

Nếu cụ mà đỗ đạt làm được chức quan thì có khi đời sau em, các cụ và bọn trẻ con bây giờ không phải phân tích mấy bài thơ của cụ Xương nữa. Vì cụ không sáng tác ra mấy bài thơ chửi đời, chửi người đó nữa.
😄. Cụ nói làm em buồn cười quá..em cũng lơ mơ đoán vậy.
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,613
Động cơ
130,391 Mã lực
Cán bộ hải quan bản xứ lục soát giỏ hàng của một nông dân ở Cao Bằng, gần biên giới Trung Quốc năm 1902. Chắc là khám hàng lậu.

a8bceba6-22f3-4512-8c4f-f2b6855189c1.jpeg


Một nhóm nhạc công đang biểu diễn nhạc và hình tượng chim thần trong 1 đám tang ở Cao Bằng 1902.
02fa4b9c-4b96-4d14-9a09-60d433452dd4.jpeg


Những người phụ nữ Mán ở trong 1 phiên chợ đang cười rất tươi. Chợ đã được xây dựng khang trang, kiên cố.
cdec45c1-7a53-422b-b143-83c604c2e3ea.jpeg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,613
Động cơ
130,391 Mã lực
Người dân vùng biên viễn đi chợ. Văn hóa đi chợ vùng cao rất hay. Mua bán là phụ, chơi là chính. Bây giờ nhiều đồng bào vẫn duy trì được văn hóa này.
82ffc02d-41ea-4842-b65f-9d773c0dd0fb.jpeg


b52641f7-5f34-4c98-af86-0d053e25012c.jpeg


Các cụ trẻ con cũng đi chơi chợ được gom lại chụp kiểu ảnh.
b3b47a9d-969f-4b17-a264-262527678912.jpeg
 

phucnhan21

Xe tải
Biển số
OF-838138
Ngày cấp bằng
3/8/23
Số km
370
Động cơ
3,287 Mã lực
Tuổi
34
Nơi ở
Yên Mỹ - Hưng Yên
Cụ Khuyến em không bàn chứ cụ Xương là cũng máu làm quan đấy cụ.

Tổng tất cả cụ Xương thi tám lần, đó là các khoa: 1886); 1888; 1891; 1894; 1897; 1900; 1903 và 1906. Lần thứ tư đi thi (1894) ông mới đậu tú tài mà lại là đỗ vớt theo kiểu hạ điểm chuẩn nhưng đỗ cái này chỉ là đỗ, không được tuyển dụng hay bổ nhiệm, sau đó không sao lên nổi cử nhân.

Đến khoa thi Quý Mão (1903) Trần Tế Xương đổi tên thành Trần Cao Xương để bớt đen đủi hơn, nhưng rồi vẫn tạch, đến mức phát cáu lên tự làm thơ chửi thân phận mình:
Tế đổi làm cao mà chó thế,
Kiện trông ra tiệp hỡi trời ôi!


Em không muốn bàn sâu về việc sao cụ đi thi nhiều thế mặc dù gia cảnh nheo nhóc, túng quẫn. Có thể thầy cô múa bút nói rằng cụ mộng làm quan để giúp đời, giúp người, rồi abc, xyz..... nhưng em cho là động cơ đỗ đạt được bổ nhiệm chức quan cho vợ con nó đỡ khổ.

Nếu cụ mà đỗ đạt làm được chức quan thì có khi đời sau em, các cụ và bọn trẻ con bây giờ không phải phân tích mấy bài thơ của cụ Xương nữa. Vì cụ không sáng tác ra mấy bài thơ chửi đời, chửi người đó nữa.
Cuộc đời anh học trò, thi đỗ và chưa đỗ là hai phạm trù khác nhau, thi đỗ (cử nhân trở lên) thì sẽ bước sang 1 trang mới. Đỗ Tú Tài thì cũng có thể mở lớp dạy học được, em đọc truyện Lều Chõng của Ngô Tất Tố nhiều ông vừa dạy học, vừa ôn thi mà, nhiều ông lượng sức mình, chỉ mong đỗ cái Tú tài để về làng mở trường dạy học

Cụ Tú Xương ko rõ có mở lớp dạy học ko, chứ em nghĩ 3 năm mới thi cử 1 lần, vừa dạy vừa ôn cũng đc chứ sao nhỉ, để vợ con khổ sở, nheo nhóc !!

Còn làm quan thì ai chả muốn làm, ngay như cụ Khuyến cũng chẳng làm quan mãi đó ư, nhưng có điều các cụ mong làm quan là để giúp đời, khi không giúp đc hoặc thấy bất lực quá thì các cụ cũng chán nản, ko muốn giúp giặc thì cáo quan về quê

Ngày xưa thi cử 1 nét chữ sai cũng OUT nên là cực KHÓ, ngay như cụ Tố, ở tỉnh thi đc đứng đầu nhưng thi hương cũng toạch, thế nên cuộc thi tuyển chọn này phải có số MAY nữa
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,613
Động cơ
130,391 Mã lực
Một cọn nước ở Sóc Giang.
Các cụ đã đi Cao Bằng chưa? Nhất là đi các huyện ven biên ấy.
Em đã đi một số lần. Chỉ nói được 1 câu thôi, là: Tuyệt đẹp. Hi vọng những nét đẹp tự nhiên đó được chăm chút. Đừng có phang những cái hiện đại quá, bê tông sắt thép quá làm mất đi cái hồn, cái chất của nó.

368b4399-b505-4e36-a130-cbae8a6c7229.jpeg


Một cụ nông dân vác cuốc đứng ngắm nhìn thửa ruộng vừa cấy của mình trong những ánh nắng cuối cùng của buổi hoàng hôn. Chắc cụ đang rất khoan khoái đầy hi vọng chờ đợi 1 mùa màng bội thu. Ảnh chụp năm 1920.
Đẹp phải không các cụ?

3268ca74-d9d8-4c7f-a75f-20e68a96108f.jpeg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,613
Động cơ
130,391 Mã lực
Một đám tang ở CB 1902. Trang phục của đồng bào Tày em lại thấy rất tương đồng với người Kinh nhá.
3c5617c9-ae99-4d09-95f5-27b44458b6b8.jpeg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,613
Động cơ
130,391 Mã lực
Thác Bản Giốc tầm năm 1905. Ảnh này được chụp từ phía bờ bên nước lạ.
5c715454-aab7-4573-9a24-7bd4a9eb441e.jpeg


Đây là ảnh em đến vào năm trước.
e5122befade97bb722f8.jpg


Ảnh chụp thác từ xa năm 1905. Người chụp cố tình bố trí 2 mẫu đứng ngắm thác từ xa rất có ý đồ.
99b603f8-deea-4cb3-907d-092e0185705a.jpeg

Rất vô tình là em cũng đã chụp 1 bức bằng điện thoại ở góc chụp tương tự sau gần 120 năm sau.
1470c0365f30896ed021.jpg


Một Trung đội lính khố đỏ và chỉ huy Pháp đi tuần biên bên chân thác.
07348d59-9c98-4ed2-ae84-94ef00fc70ea.jpeg


Bà con miền biên viễn đi chợ dưới chân thác. Ngắm đường đi cắt ngang qua sông thế này khả năng cao là bà con song bên kia biên giới sang đi chợ bên này.
Chuyện này là bình thường ngay cả với ngày nay.
21469497188_b872010ddb_o.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Nov

Xe điện
Biển số
OF-729257
Ngày cấp bằng
15/5/20
Số km
2,120
Động cơ
1,029,146 Mã lực
Cụ Khuyến em không bàn chứ cụ Xương là cũng máu làm quan đấy cụ.

Tổng tất cả cụ Xương thi tám lần, đó là các khoa: 1886); 1888; 1891; 1894; 1897; 1900; 1903 và 1906. Lần thứ tư đi thi (1894) ông mới đậu tú tài mà lại là đỗ vớt theo kiểu hạ điểm chuẩn nhưng đỗ cái này chỉ là đỗ, không được tuyển dụng hay bổ nhiệm, sau đó không sao lên nổi cử nhân.

Đến khoa thi Quý Mão (1903) Trần Tế Xương đổi tên thành Trần Cao Xương để bớt đen đủi hơn, nhưng rồi vẫn tạch, đến mức phát cáu lên tự làm thơ chửi thân phận mình:
Tế đổi làm cao mà chó thế,
Kiện trông ra tiệp hỡi trời ôi!


Em không muốn bàn sâu về việc sao cụ đi thi nhiều thế mặc dù gia cảnh nheo nhóc, túng quẫn. Có thể thầy cô múa bút nói rằng cụ mộng làm quan để giúp đời, giúp người, rồi abc, xyz..... nhưng em cho là động cơ đỗ đạt được bổ nhiệm chức quan cho vợ con nó đỡ khổ.

Nếu cụ mà đỗ đạt làm được chức quan thì có khi đời sau em, các cụ và bọn trẻ con bây giờ không phải phân tích mấy bài thơ của cụ Xương nữa. Vì cụ không sáng tác ra mấy bài thơ chửi đời, chửi người đó nữa.
Hự, sĩ tử xưa cả đời dùi mài kinh sử chỉ để đi thi, đỗ đạt làm quan, vinh thân phì gia, mang cái sở học ra giúp nước giúp đời. Cùng là tài học, mà một người đỗ đầu 3 kỳ, một người trầy trật rớt lên rớt xuống, sao có thể giống nhau hoàn toàn được.

Đừng cho rằng văn thơ Trần Tế Xương, tinh thần Tú Xương chỉ là chửi đời, chửi người "chí phèo". Ko phải tự nhiên mà sau này sinh ra thêm cả một loạt dòng tú cử Tú Mỡ, Tú Sụn, Cử Nạc, Tú Poanh, Đồ Phồn đâu.

"Xuân Diệu xếp Tú Xương thứ 5 sau Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương và Đoàn Thị Điểm. Nhà phê bình Ðặng Thai Mai khen Tú Xương là “Thầy Tú biết cười”.

Nguyễn Tuân biểu dương Tú Xương là một người thơ, một nhà thơ vốn nhiều công đức trong cuộc trường kỳ xây dựng tiếng nói văn học của dân tộc Việt Nam. Nhưng có lẽ, suy tôn ông là “bậc thần thơ thánh chữ” như Nguyễn Công Hoan thì mới xứng đáng với thi tài của một tâm hồn đầy nhân bản, một tấm lòng nghệ sĩ đôn hậu thủy chung nơi ông."


Tú Xương miệt mài đi thi, lại mất sớm. Tuy nhiên, em đồ rằng, nếu ông có đỗ đạt làm quan, thì cũng sẽ sớm rũ áo về quê thôi.

"Ông Nghè, ông Thám vô mây khói
Đứng lại văn chương một Tú tài”

(Đọc thơ Tú Xương –Xuân Diệu)
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,613
Động cơ
130,391 Mã lực
Núi PIA YA (không rõ có phải núi Phja Oắc không). Theo như chú thích thì núi này cao 1.977 mét. Trong khi đỉnh Phja Oắc hiện nay được xác định là 1.931m.
47ed71d9-6710-4bb6-9ef3-6f5acedfde5d.jpeg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top