Em tiếp ảnh Lai Châu.
Không ảnh thị xã Lai Châu. Nơi này bây giờ là thị xã Mường Lay chứ không phải thành phố Lai Châu đâu nhé.
Em nhớ láng máng xưa có câu thơ gì đó đại ý là: Lai Châu mất đất, Tam Đường mất tên để nói về quá trình phát triển của Lai Châu.
Đại loại là thị xã Lai Châu xưa nằm ở vị trí thị xã Mường Lay (thuộc Điện Biên) bây giờ. Khi thủy điện Lai Châu xây đập giữ nước nên nhấn chìm thị xã dưới lòng hồ. Dân cư quanh đó được tái định cư 2 bên bờ hồ đoạn suối Mường Lay và đổi tên thành thị xã Mường Lay.
Còn thị xã Tam Đường ngày xưa được nhường chỗ cho thủ phủ của tỉnh Lai Châu mới và đổi tên thành Thị xã rồi Thành phố Lai Châu. Còn Tam Đường lại bị chạy xuôi về ngã 3 giữa QL 32 và QL4.
Theo em cái việc đổi tên kiểu như thế này rất dở hơi. Thay vào đó vẫn nên giữ nguyên cái tên cũ chỉ là nâng cấp độ hành chính lên là được.
Không nhất thiết thủ phủ của 1 tỉnh, 1 huyện cứ phải mang tên của tỉnh hay huyện đó. Ví dụ: TP. Vĩnh Yên là thủ phủ của Vĩnh Phúc, Buôn Mê Thuột của Đăk Lăk, Pleiku của Gia Lai, Qui Nhơn của Bình Định.... có làm sao đâu, càng dễ phân biệt.
Ngã 3 sông Đà, suối Mường Lay. Thị xã Mường Lay ngày nay là một nơi rất đẹp, tiếc là xa xôi quá và không tiện đi lại nên khá vắng vẻ khách. Em đã đến 1 số lần bằng ô tô có, bằng xe máy cũng có và chắc là sẽ đến vài lần nữa.
Đi thuyền vượt ghềnh trên sông Đà. Nhìn ảnh này chắc ai cũng sẽ liên tưởng đến bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.
Nếu các cụ zoom in bức ảnh sẽ thấy cụ ngồi mũi thuyền không ...... mặc quần vì sẽ bị ướt quần hoặc khố do đó cụ cởi ra. Ngày đó sông Đà hoang vu, chả có ai mà phải ngại.
Bức ảnh này thì các cụ khỏi cần zoom in. Cận cảnh luôn về người lái đò trên sông Đà.
Các cụ đừng cười nhá. Rét mướt mà nước bắn lên làm ướt quần áo thì ai chịu nổi. Nên cởi nó ra khi đi qua đoạn ghềnh nước mạnh. Đến đoạn nước chải êm ả ta lại mặc vào sau.
Một đoạn sông Đà nước chảy êm. Đồi núi cũng trọc lốc rồi