Nhà máy kẽm Quảng Yên, tháng 7 năm 1930.
Cụ giáo sĩ phía trái là cụ tây nhỉ? Cụ rất Việt hóa. Quần chùng, áo dài, khăn đóng.Các giáo sĩ ở một chủng viện, chưa rõ thời điểm chụp, ảnh nằm trong loạt ảnh về công việc truyền giáo [Mission Catholique] của Burton Brothers, một studio chụp ảnh chuyên nghiệp đầu tiên của New Zealand.
Anh em nhà John Burton gốc người Anh, họ bắt đầu chụp ảnh từ năm 1836, sau khi di cư đến New Zealand, họ vẫn làm nghề này, studio chung của 2 anh em hoạt động từ 1866 đến 1898, lấy tên là Burton Brothers.
Không rõ họ đến Việt Nam chụp ảnh khi nào.
2 cụ Tây chứ cụ, một cụ người Việt đang rót trà uống ạ.Cụ giáo sĩ phía trái là cụ tây nhỉ? Cụ rất Việt hóa. Quần chùng, áo dài, khăn đóng.
Ồ, hóa ra cụ giữa cũng tây. Nhìn xếp bằng, kéo thuốc lào nhuyễn quá em tưởng người Việt2 cụ Tây chứ cụ, một cụ người Việt đang rót trà uống ạ.
Nhìn ảnh thấy các cụ ngày xưa cũng chỉ cưỡi ngựa còi thôi. Ngay cả mấy sĩ quan chỉ huy Pháp cũng cưỡi ngựa ta hết. Ngựa Vn mình nhỏ nhưng thích nghi nên dùng rất tốt trên các khu vực miền núi.Em tiếp chủ đề về Cao Bằng.
Một đồn lính tại Tà Lùng. Cửa khẩu giữa VN-TQ thuộc huyện Quảng Hòa. Ảnh gốc độ phân giải quá thấp nên do em dùng ây-ai chùa không lên nổi màu.
Một trung đội lính khố đỏ có 2 sĩ quan là của Pháp đi tuần dọc biên giới với Trung Quốc.
Qui định của Pháp đối với binh lính bản địa như sau:
- Đối với lính chính qui của thuộc địa (quân đội) thì sĩ quan chỉ huy phải là người của Pháp. Qui định này còn kéo dài đến tận những năm thành lập Quốc gia Việt Nam (Bảo Đại là Quốc trưởng). Dân gian ta gọi lính này là lính khố đỏ. Người Việt thì chỉ là lính (Tirailleur de 2⁰ classe-Binh Nhì) hoặc cao hơn 1 chút là Bếp (Tirailleur de 1⁰ classe-Binh Nhất), Cai (Caporal-Hạ sĩ).
- Đối với lính bảo vệ an ninh, trật tự (công an, cảnh sát) thì về sau các sỹ quan cấp thấp có thể là người bản xứ. Ví dụ lên đến chức Đội (Sergent-Hạ sĩ) như các cụ Đội Cấn, Đội Cung... Dân gian ta hay gọi là lính khố xanh (cấp tỉnh), hay khố vàng (ở Huế), hay khố lục (cấp huyện).
Xưa các cụ nhà mình có mảnh đất cắm dùi ở chỗ cái nhà lá kia thì giờ êm đấy các cụ nhờ?Phố Huế, Hà Nội, năm 1890.
Xưa,đây là một đoạn của con đường thiên lý nối kinh đô Thăng Long với các trấn, các tỉnh ở phía nam.
Đầu thế kỷ 19, đường đi qua các thôn, phường cổ gồm: phường Phục Cổ, thôn Giáo Phường, thôn Đông Hạ và thôn Yên Thọ, đều thuộc tổng Tả Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. Giữa thế kỷ 19, thôn Đông Hạ hợp với thôn Sài Tan, Cẩm Chỉ thành thôn Đông Tân, còn thôn Yên Thọ hợp với thôn Thống Nhất thành thôn Yên Nhất.
Năm 1890, phố được gọi là đường Huế [route de Hué] và sau năm 1945 thì đổi thành phố Duy Tân.
Sau 1954, phố Duy Tân đổi tên thành phố Huế như bây giờ.
Đường đâm. Phạm phong thủy cụ ạ..bỏXưa các cụ nhà mình có mảnh đất cắm dùi ở chỗ cái nhà lá kia thì giờ êm đấy các cụ nhờ?
Giờ là cỡ 1 tỷ/m2 đấy cụ ạ.Xưa các cụ nhà mình có mảnh đất cắm dùi ở chỗ cái nhà lá kia thì giờ êm đấy các cụ nhờ?