[TT Hữu ích] Ảnh phục chế màu về Việt Nam.

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Một cụ bà đi bán dứa, khoảng 1875-1879.
Ảnh của Emile Gsell, trong loạt ảnh về cuộc sống, trang phục của dân ta giai đoạn 1860-1879.

 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,643
Động cơ
130,997 Mã lực
Đường đâm. Phạm phong thủy cụ ạ..bỏ
🤣🤣
Giờ là cỡ 1 tỷ/m2 đấy cụ ạ.
Kiểu ngã 3 này có khi lại là đoạn giao với cuối đường Trần Quốc Toản. Chỗ căn nhà giờ có 1 bến xe bus. Thi thoảng không đi xe máy em vẫn bắt xe bus ở đây.
Có tầm 1 sào đất ở đây thì giờ có ngót 400 tỏi rồi các cụ nhỉ?
Mà chắc gì đã giữ được qua ải 1954.
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,768
Động cơ
289,277 Mã lực
Kiểu ngã 3 này có khi lại là đoạn giao với cuối đường Trần Quốc Toản. Chỗ căn nhà giờ có 1 bến xe bus. Thi thoảng không đi xe máy em vẫn bắt xe bus ở đây.
Có tầm 1 sào đất ở đây thì giờ có ngót 400 tỏi rồi các cụ nhỉ?
Mà chắc gì đã giữ được qua ải 1954.
Nguy hiểm phết cụ nhỉ.
1 sào thì khéo chưa chắc có mặt trên đời mà vào op ấy chứ 😜
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Mộ con phố ở Phố Cũ, gần khu vực sông Phố Cũ, Tiên Yên, Quảng Ninh bây giờ, 1899.

 

datinh

Xe container
Biển số
OF-25268
Ngày cấp bằng
5/12/08
Số km
6,195
Động cơ
423,681 Mã lực
Nơi ở
Ba đình HN
Thi Hương đỗ hạng nhất Cử nhân mới được bổ quan (thường là tri huyện), đỗ hạng 2 là Tú tài thì chỉ về làm thầy đồ thôi
Đỗ Cử nhân mới được vào kinh đô thi Hội, lấy 2 hạng thi đỗ là hạng 1 Tiến Sĩ, hạng 2 Phó Bảng.
Thi Đình là ngồi trong hoàng cung làm bài thi, lấy hạng 1 Trạng Nguyên, hạng 2 Bảng Nhãn, hạng 3 Thám Hoa, hạng 4 Hoàng Giáp.
Em đọc được vậy từ lâu lắm rồi, có chỗ nào chưa đúng nhờ các cụ chỉnh giúp.
vậy là cụ Lê Quí Đôn ẵm Bảng nhãn.
em nhớ cụ này vì sử chép cụ lúc còn trẻ chửi lũ bói toán rất hăng :D . thế rồi một lần cụ đi china công tác. Bạn tặng cụ sách.
Về nhà rồi cụ giở ra xem , khoái trí quay ngoắt 180 độ. Ca ngợi hết lời. Thậm chí cụ còn cho xuất bản cuốn Thần khê định số gì đó.
Đỗ cao thế chắc vua biết mặt chúa biết tên chứ không phải lìu tìu.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Một ông quan còn khá trẻ ở Xa La, tỉnh Hà Đông cũ, quan đang ngồi trước một ngôi đình thì phải? Ảnh chụp khoảng 1914-1916.
Chữ Hán bên trên còn đọc được 2 chữ là Cát Tinh....
Một bên câu đối ở cột còn đọc được là: Hoa Thảo Đình Tiền....Xuân..
Nhìn ảnh có thể thấy được quan thuộc ban Văn, hàm tòng Thất phẩm, có lẽ là quan Tri huyện???
Quan đội Mão thường triều gọi là văn tú tài 文秀才, phía trước có một hoa và hai con rồng bằng bạc, phía sau chỉ có một hoa bằng bạc.
Quan mặc Áo y bằng sa đoạn màu xanh, cổ áo may chéo, bổ tử thêu con Cò [lộ tư].
Ảnh màu nguyên bản của Léon Busy, ảnh được scan từ phim màu gốc nên có độ phân giải cao, nhìn rõ cả hoa văn thêu trên áo. Bác Bùi Quang Tuấn, một người tinh thông Hán học đã đọc giúp toàn bộ phần chữ Hán:
Cát tinh củng chiếu 吉星拱炤
Hoa thảo đình tiền phú quý xuân 花草庭前富貴春.

 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
1,084,616 Mã lực
Ngã 3 đó có lẽ là lối đi vào đoạn Hòa Mã, hay Canh Y, tức đoạn vua Lê thay xiêm áo dọc đường khi đi cúng đàn Nam Giao phía mạn Lò Đúc (Mã này là Y / áo, chứ ko phải ngựa ). Có mấy bà gánh hàng đi trên đường, 2 bên đường lại có mấy hàng quán, nên có lẽ khá gần chợ Hôm. Nhưng đoạn chợ Hôm có 1 cái dốc goi là dốc Hàng Gà, mà trong ảnh lại thẳng băng, nên e vẫn hơi lăn tăn.

Không lẽ NAG đứng ở trên dốc Hàng Gà chụp xuống :P

Phúc Cổ là chỗ Hàm Long, từ Phúc Cổ ra tới Ô Cầu Dền (Trần Khát Chân ngày nay) là đoạn nằm ngoài ranh giới (nét đỏ đứt) thành phố nhượng địa nhà Nguyễn ký giao Pháp năm 1888, nên vẫn là lãnh thổ Tonkin thuộc Đại Nam.
IMG_20231110_224352.jpg


Từ Phúc Cổ trở vào trong là phố Hàng Bài, đến 1890 có tên Pháp là Boulevard Đồng Khánh, sau này lại lấy lại tên cũ là Hàng Bài.

Kiểu ngã 3 này có khi lại là đoạn giao với cuối đường Trần Quốc Toản. Chỗ căn nhà giờ có 1 bến xe bus. Thi thoảng không đi xe máy em vẫn bắt xe bus ở đây.
Có tầm 1 sào đất ở đây thì giờ có ngót 400 tỏi rồi các cụ nhỉ?
Mà chắc gì đã giữ được qua ải 1954.
Phố Huế, Hà Nội, năm 1890.
Xưa,đây là một đoạn của con đường thiên lý nối kinh đô Thăng Long với các trấn, các tỉnh ở phía nam.
Đầu thế kỷ 19, đường đi qua các thôn, phường cổ gồm: phường Phục Cổ, thôn Giáo Phường, thôn Đông Hạ và thôn Yên Thọ, đều thuộc tổng Tả Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. Giữa thế kỷ 19, thôn Đông Hạ hợp với thôn Sài Tan, Cẩm Chỉ thành thôn Đông Tân, còn thôn Yên Thọ hợp với thôn Thống Nhất thành thôn Yên Nhất.
Năm 1890, phố được gọi là đường Huế [route de Hué] và sau năm 1945 thì đổi thành phố Duy Tân.
Sau 1954, phố Duy Tân đổi tên thành phố Huế như bây giờ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,643
Động cơ
130,997 Mã lực
Nhìn ảnh thấy các cụ ngày xưa cũng chỉ cưỡi ngựa còi thôi. Ngay cả mấy sĩ quan chỉ huy Pháp cũng cưỡi ngựa ta hết. Ngựa Vn mình nhỏ nhưng thích nghi nên dùng rất tốt trên các khu vực miền núi.
Lúc này Pháp mới chiếm Bắc Kỳ cụ ạ. Vật nuôi nó cần thời gian để thuần và thích nghi với một vùng tự nhiên mới. Nếu muốn nhanh có thể lai tạo với các giống bản địa.
Vụ mấy con ngựa cho CSCĐ của mình em nghĩ nếu tính lâu dài có thể lại tạo các giống ngựa Âu với giống bản địa hoặc Mông Cổ là có thể tạo ra được 1 giống có thể hình cao lớn nhưng vẫn thích nghi được với VN. Tất nhiên là cần chục năm.
Cái gì cũng có giải pháp chứ không phải không chỉ có 1 đáp án như mấy bác nhập ngựa về cho đội kỵ binh nhà mình nói.
Ngó ngay sang Indonesia, 1 nước sát mình. Kỵ binh họ có dàn chiến mã nhìn thấy oai phong lẫm liệt làm sao.
file-20210728-13-1m4b397.jpg


image.jpeg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ảnh vua Thành Thái trong trang phục Tây.
Vua Thành Thái 成泰 [ sinh 14 tháng 3 năm 1879 – mất 20 tháng 3 năm 1954], tên thật là Nguyễn Phúc Bửu Lân 阮福寶嶙, là vị hoàng đế thứ 10 của nhà Nguyễn, tại vị từ 1889 đến 1907.
Do chống Pháp nên ông, cùng với các vua Hàm Nghi và Duy Tân, là 3 vị vua yêu nước trong lịch sử Việt Nam thời Pháp thuộc bị đi đày.
Ông có một tuổi thơ khá bi kịch, cha ông, vua Dục Đức, bị 2 đại thần Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường phế truất và chết trong tù. Đến nǎm được chín tuổi, vì ông ngoại là Phan Đình Bình [Thượng thư bộ Hộ] bị vua Đồng Khánh bắt giam rồi bỏ cho chết vì mắng Đồng Khánh nịnh bợ và thân Pháp khi Đồng Khánh ra Quảng Bình dụ vua Hàm Nghi đầu hàng, nên ông lại phải cùng mẹ lên kinh đô, chịu sự quản thúc, sống trong cảnh thiếu thốn.
Ngày 28 tháng 1 năm 1889, vua Đồng Khánh yểu bệnh qua đời ở tuổi 24. Khi đó con vua Đồng Khánh là Bửu Đảo mới 3 tuổi nên không nối ngôi được, triều đình Huế xin ý kiến của Tổng trú sứ Trung-Bắc Kỳ là Pierre Paul Rheinart.
Ở tòa Khâm sứ lúc này có ông Diệp Văn Cương đang làm thông ngôn. Diệp Vǎn Cương lấy cô ruột của Bửu Lân, và cũng có cảm tình thương hại vua Dục Đức [anh vợ], nên cố tìm cách cho cháu mình lên ngôi. Ông dịch cho Khâm sứ Rheinart nghe hoàn toàn khác với ý của Viện Cơ mật.
Viện cơ mật hỏi quan khâm sứ muốn chọn ai, ông lại dịch thành:
- Viện cơ mật và các bà Thái hậu muốn chọn Hoàng tử Bửu Lân lên ngôi, quan khâm sứ có ý kiến thế nào?
Viên khâm sứ trả lời:
- Nếu các ngài đã đồng ý thì tôi xin tán thành.
Ông Cương lại dịch khác đi:
- Theo ý tôi thì các quan nên chọn Hoàng tử Bửu Lân là hợp...
Vì thế Bửu Lân được chọn lên ngai vàng. Khi phái đoàn của triều đình đến rước Bửu Lân lên ngôi, bà Từ Minh khóc van xin phái đoàn tha cho con, nghĩ tới cảnh chồng mình là vua Dục Đức và thảm kịch bốn tháng ba vua trước đây nên khóc lóc, năn nỉ. Sau một hồi khuyên giải, bà Từ Minh mới chấp nhận.
Vua Thành Thái được đánh giá là người cầu tiến, yêu nước và chống Pháp. Khác với những vị vua trước đây, ông học chữ Nho, học tiếng Pháp và cũng cho cả con cái của mình cùng theo học chữ Pháp. Không nói ra, nhưng rõ ràng ý định của ông là học chữ Pháp để có thể giao tiếp với những người này với tinh thần chống Pháp. Ông còn cắt tóc ngắn, mặc âu phục, học cả lái ca nô, xe hơi, làm quen với vǎn minh phương Tây. Là vị vua gần gũi với dân chúng, ông thường xuyên đi vi hành.
Trước các ý tưởng cấp tiến của vua, người Pháp lo ngại.
Ngày 29 tháng 7 năm 1907, nhân dịp vua Thành Thái không phê chuẩn việc bổ nhiệm một số quan lại đã được Khâm sứ Lévêque và Hội đồng Thượng thư thỏa thuận, Lévêque đã tuyên bố truất quyền và quản thúc vua Thành Thái trong Đại Nội. Một Hội đồng Phụ chính do Trương Như Cương cầm đầu được thành lập.
Ngày 3 tháng 9 năm 1907, triều thần theo lệnh của Pháp vào điện Càn Thành dâng vua dự thảo chiếu thoái vị, có chữ ký của các đại thần [trừ ông Ngô Đình Khả], với lý do sức khoẻ không bảo đảm, xin tự nguyện thoái vị. Xem xong bản dự thảo, nhà vua
chỉ cười nhạt, ghi hai chữ "phê chuẩn" rồi quay lưng đi vào.
Năm Đến nǎm 1916 ông bị đày ra đảo Réunion .

 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hà-nôi , Tonkin , Indochine - Des rizières près d' un temple , le long du chemin qui borde le Fleuve Rouge en aval de la capitale
Hà-nôi, Bắc Bộ, Đông Dương - Cánh đồng lúa gần một ngôi chùa, dọc con đường giáp sông Hồng ở hạ lưu thủ đô.
Chữ Hán: 嚴光寺 Nghiêm Quang Tự, Nghiêm Quang Tự là tên chữ của ngôi chùa nằm bên cạnh đình làng Trạm [ nay ở số 205 đường Bát Khối, Long Biên, Hà Nội]
Chùa có đã lâu đời, muộn nhất cũng từ thời Lê Trung hưng, căn cứ vào bài minh trên một quả chuông đồng treo trong chùa thì nó được đúc ngày 22 tháng Chạp niên hiệu Vĩnh Thịnh 14 [1718]. Lại còn một tấm bia hậu ghi niên đại Cảnh Hưng 30 [1769] cho biết năm trùng tu và tên thí chủ.
Làng Trạm cùng các làng Nha, Bồ Đề, Tư Đình nằm kề con đường thiên lý từ các trấn phía Bắc và phía Đông về kinh thành Thăng Long nên giữ một vị trí rất quan trọng với kinh đô từ thời Trần - Lê trở lại. Tương truyền làng Bồ Đề là nơi các vua lập “hành trại” khi rời khỏi kinh đô, làng Nha tức “Nha Dinh” là dinh ở của các quan tập kết ở bờ Bắc sông Hồng để vào thành Thăng Long yết triều, còn làng Trạm là trạm cuối cùng trên con đường thiên lý nêu trên.
Chùa từng trải qua lần trùng tu vào thời Lê Trung hưng. Hệ thống tượng Phật giáo trong chùa được lưu giữ đầy đủ, đáng chú ý là pho tượng Thích Ca sơ sinh với tòa Cửu Long đều đúc bằng đồng. Như đã nói, trong chùa lại có một quả chuông đồng được đúc ngày 22 tháng Chạp niên hiệu Vĩnh Thịnh 14 [1718]. Ngoài ra, có một cổ
vật đặc biệt nữa là tấm bia hậu được khắc vào ngày tốt giữa mùa thu năm Cảnh Hưng 30 [1769], văn bia do tiến sĩ Lê Trọng Tín soạn.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Một cụ bà ở Bắc Ninh, ảnh chụp năm 1890-1892.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Các cụ học trò người Việt và thầy giáo người Tây, chưa rõ thời điểm chụp, nhìn các cụ khá sáng sủa và ăn mặc rất chỉn chu.

 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Một cụ thiếu nữ đang chuẩn bị ăn trầu, cụ rất trắng trẻo và xinh xắn, 1914-1916.

 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hồ Noong Luông, Thuận Châu, có lẽ ảnh chụp giai đoạn 1920-1930 của nhiếp ảnh gia Pháp Madeleine Colani [1866-1943], người đã chụp nhiều ảnh Sơn La giai đoạn này.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hồ Noong Luông, Thuận Châu, có lẽ ảnh chụp giai đoạn 1920-1930 của nhiếp ảnh gia Pháp Madeleine Colani [1866-1943], người đã chụp nhiều ảnh Sơn La giai đoạn này.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Phố Huế, Hà Nội, khoảng 1895.
Nhà cụ nào mà xí được một mảnh cỡ 1000m2 ở đây giờ đảm bảo đại tỉ phú.

 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,497
Động cơ
1,139,726 Mã lực
Mộ con phố ở Phố Cũ, gần khu vực sông Phố Cũ, Tiên Yên, Quảng Ninh bây giờ, 1899.

1899 – Thôn Phố Cũ (xã Yên Than, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh). Ảnh: M. Corpi
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top