- Biển số
- OF-89724
- Ngày cấp bằng
- 25/3/11
- Số km
- 7,597
- Động cơ
- 476,514 Mã lực
Đám đặc công í về lại bá cáo là phá được 1 trạm thông tinRada pháo được Mỹ cấp cho 2 giàn. Bị đặc công nhà mình phá 1 giàn.
Đám đặc công í về lại bá cáo là phá được 1 trạm thông tinRada pháo được Mỹ cấp cho 2 giàn. Bị đặc công nhà mình phá 1 giàn.
Không có việc chủ quan nhé. Chủ yếu thế VN không chủ động tập hợp binh lực lên biên giới được. Nó là hành động gây chiến. Còn khi điều quân đương nhiên phải gấp rút để theo kịp chiến sự.
Cụ suy nghĩ khá đơn giản kiểu 1+ 1 = 2
Ông bảo vệ khu nhà em kể là 69-70 bắn sạch chân rết sang Cam rồi, nói giai đoạn sau mà có đặc công nằm vùng thì là bốc phét.Chuẩn cụ. Ông cụ nhà cháu là đặc công chỉ nằm cứ. Khi cần mới vào. Nhưng đấy là trước 68. Sau 68 lượn sạch kể cả biệt động thành chỉ còn lực lượng tình báo chiến lược cài cắm.
pháo phản lực BM-21 Grad rất hiện đại và uy lựcMấy bạn Khựa thân mến, lòng nhân từ, tính nhân văn của người VN mà nhiều cha, ông các bạn còn lết mông chạy về đuợc bên kia biên giới, các bạn hãy biết tự nhục mà sống trong đàng hoàng.
Này thì bất ngờ
--------
Nguyên Tư lệnh pháo binh: Việt Nam đã tính tới sử dụng bão thép "Vua chiến trường" trong chiến tranh biên giới 1979
Trong hai chiến dịch quan trọng đánh tan quân Trung Quốc xâm lược, pháo binh Việt Nam đã tính tới việc sử dụng vũ khí hiện đại nhất, tung những cú đấm sấm sét mang tính quyết định.
Nhân dịp kỷ niệm 40 Chiến tranh biên giới phía Bắc đánh thắng quân xâm lược Trung Quốc, Thiếu tướng Đỗ Quốc Ân - Nguyên Tư lệnh Binh chủng Pháo binh, một trong những người tham gia chỉ huy, chỉ đạo pháo binh Việt Nam trong suốt 10 năm trên biên giới bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ Quốc đã chia sẻ với chúng tôi về những kỷ niệm không thể nào quên.
Bên chiếc bàn trà đơn sơ có lẽ được đóng từ những năm 90 của thế kỷ trước, cảm xúc về những trận chiến khốc liệt mà mình trực tiếp tham gia trong chiến tranh biên giới phía Bắc chợt như tuôn chảy, vị tướng nguyên Tư lệnh Binh chủng "Chân đồng - Vai sắt - Đánh giỏi - Bắn trúng" rất xúc động.
Nhà cầm quyền Trung Quốc những tưởng huy động 60 vạn quân cùng nhiều xe tăng, thiết giáp, pháo binh ồ ạt tấn công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc sẽ nhanh chóng giành thắng lợi, nhưng họ đã nhầm.
Mặc dù tương quan lực lượng rất bất lợi vì đối phương quá đông, nhưng Việt Nam, chỉ với công an vũ trang, bộ đội địa phương và một số đơn vị chủ lực của các quân khu biên giới, đã kiên cường giáng trả quân xâm lược, gây cho chúng thiệt hại lớn cả về người lẫn vũ khí trang bị.
Quân đoàn 1 - lực lượng dự bị chiến lược của ta lúc bấy giờ chưa cần xung trận, vẫn trấn giữ các vị trí hiểm yếu quanh Hà Nội, Hà Nam Ninh,...
Trước sự anh dũng kiên cường của quân và dân ta, 60 vạn quân Trung Quốc đã phải rút chạy khi mà quân chủ lực tinh nhuệ của Việt Nam mới chỉ hội quân, chuẩn bị chiến dịch phản công quy mô lớn, đánh trận quyết định, làm sụp đổ hoàn toàn âm mưu xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc. Tuy nhiên, đúng lúc đó, đối phương tuyên bố rút quân.
Chúng ta có quyền tự hào rằng trong Chiến tranh biên giới phía Bắc, quân và dân ta đã thể hiện ý chí quật cường, không gì khuất phục nổi của dân tộc Việt Nam, tiếp tục giữ gìn phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, quyết không để mất bất kỳ mét đất nào của Tổ quốc.
Ngay từ năm 1978, trước tình hình căng thẳng ở biên giới Tây Nam khi Quân Polpot dưới sự hà hơi tiếp sức của Trung Quốc liên tiếp gây hấn, các cấp chiến lược của ta đã dự báo tình hình rất chuẩn xác rằng Trung Quốc có thể động binh tấn công Việt Nam ở biên giới phía Bắc.
Vì thế, pháo binh ta đã tiến hành trinh sát kỹ, xây dựng mạng lưới tọa độ, dấu mốc để sẵn sàng tác chiến nếu nhà cầm quyền Bắc Kinh liều lĩnh xua quân xâm lược Việt Nam.
Vì thế, tới năm 1979 và những năm tiếp sau, khi chiến đấu với quân Trung Quốc, pháo binh Việt Nam rất đĩnh đạc, chủ động mọi tình huống.
Thực tế cho thấy, pháo binh đã phát huy được sức mạnh hỏa lực, trực tiếp đánh địch và chi viện hiệu quả, đắc lực cho các lực lượng ta chiến đấu trên biên giới.
Nguyên Tư lệnh pháo binh: Việt Nam đã tính tới sử dụng bão thép Vua chiến trường trong chiến tranh biên giới 1979 - Ảnh 5.
Ông kể, "khi chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra, lúc ấy tôi đang công tác Trường sĩ quan Pháo binh thì được trên điều về làm trợ lý tác chiến của Binh chủng Pháo binh.
Và thế là từ đó, tôi có 10 năm liền (1979-1989) trực tiếp tham gia chỉ huy, chỉ đạo pháo binh ta chiến đấu trên khắp các mặt trận ở biên giới phía Bắc. Cuối những năm 1980, tôi được bổ nhiệm làm Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng Binh chủng Pháo binh.
Từ Móng cái Quảng Ninh cho tới Lào Cai, Lai Châu, không có nơi nào mà tôi và các đồng chi trong cơ quan tham mưu Binh chủng Pháo binh chưa từng đặt chân tới và trong những giai đoạn quyết định nhất, không có tháng nào mà chúng tôi không có mặt trực tiếp ở biên giới để cùng bộ đội đánh địch".
Ông nhớ lại, khi Trung Quốc xâm lược Việt Nam tháng 2 năm 1979, khi đó Liên Xô vừa viện trợ pháo phản lực BM-21 Grad rất hiện đại và uy lực đồng thời cử chuyên gia sang trực tiếp huấn luyện cho bộ đội ta sử dụng.
Để chuẩn bị cho chiến dịch phản công quy mô lớn, Trung đoàn 204 - đơn vị được trang bị loại pháo này được lệnh lên biên giới, sẵn sàng giội bão thép vào đầu thù.
Nguyên Tư lệnh pháo binh: Việt Nam đã tính tới sử dụng bão thép Vua chiến trường trong chiến tranh biên giới 1979 - Ảnh 6.
Pháo phản lực BM-21 trong biên chế QĐND Việt Nam.
"Lúc bấy giờ, một nửa biên chế của Trung đoàn 204 với 24 xe hỏa lực (mỗi xe 40 ống phóng, chưa kể còn tiếp thêm nhiều đạn) đã chuẩn bị xong, chỉ chờ lệnh là khai hỏa.
Các bạn có hình dung là 960 quả đạn phản lực chỉ trong vòng vài chục giây, cùng lúc chụp xuống mục tiêu thì kẻ địch sẽ phải hứng chịu hậu quả khủng khiếp đến thế nào. Đó là chưa kể hàng trăm khẩu pháo khác cũng đã sẵn sàng, chắc chắn quân xâm lược sẽ thực sự phải hứng chịu đòn tập kích hỏa lực sấm sét chưa từng có của Việt Nam".
Ông trầm ngâm, "Đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại" khi họ đã rút quân, ta cũng không cần thiết phải đuổi cùng giết tận để gây thêm đổ máu, hận thù, thể hiện lòng hiếu sinh từ ngàn đời của dân tộc Việt Nam mặc dù quân Trung Quốc xâm lược đã gây không biết bao nhiêu tội ác với nhân dân ta".
Nhắc tới Hà Giang, vị tướng pháo binh như chùng hẳn xuống. Trong suốt chiến tranh biên giới phía Bắc, sau năm 1979, trong khi Quảng Ninh, Lạng Sơn và nhiều tỉnh biên giới khác tương đối yên ắng thì mặt trận Vị Xuyên - Hà Giang vẫn ầm ầm tiếng súng, pháo. Không ở đâu gian khổ và ác liệt như ở đây.
Ông nói: "Tôi và cơ quan tham mưu pháo binh đã trực tiếp lên từng chốt kiểm tra, tận mắt thấy Trung Quốc sử dụng pháo quy mô lớn đến như thế nào.
Núi đá vôi Hà Giang liên tiếp bị đạn pháo Trung Quốc cày xới, họ bắn không tiếc đạn, nhiều đến mức chân chúng tôi như đi trên một lớp bột dày xen lẫn các mảnh thép, nhưng bộ đội ta vẫn kiên cường bám chốt, giữ vững trận địa.
Nhằm hạn chế sức sát thương của pháo địch, tất cả pháo đều được đưa vào hầm. Gỗ ở Hà Giang thì sẵn, cứ việc chặt rồi đào, xây công sự thôi. Các hầm pháo của ta đều có lớp che chắn dày hàng mét kết hợp gỗ, đất. Ta ngụy trang rất kỹ, chỉ khi nào bắn thì mới mở nắp".
Để giáng trả, Binh chủng Pháo binh đã được lệnh nghiên cứu đưa pháo tự hành M107 175mm "Vua chiến trường" vốn chiến lợi phẩm do Mỹ chế tạo, lên tham gia đánh địch ở mặt trận Vị Xuyên nhằm phát huy hỏa lực rất mạnh (mỗi quả đạn nặng 79 kg có bán kính sát thương hơn 50 mét) và tầm bắn xa (khoảng 34 km).
"Các bạn có thể hình dung như thế này: Muốn đưa được những khẩu pháo nặng gần 30 tấn này lên biên giới quả là gian nan, ngay như chúng tôi hành quân lên Hà Giang bằng ô tô con hồi đó cũng phải mất tới 2 ngày.
Đường hành quân vừa nhỏ, hẹp lại nhiều cầu cống, mà hầu hết là cầu yếu, xe con mà còn đi khó khăn như thế thì chắc chắn pháo vừa to, vừa nặng không thể qua được. Muốn sang sông phải làm ngầm, mà như thế thì cần phải có lực lượng công binh cùng địa phương giúp đỡ, rất khó có thể huy động được một lực lượng lớn đến như vậy.
Bên cạnh đó, pháo chiến lợi phẩm do Mỹ sản xuất, số đạn vét ở tất cả các kho còn không nhiều, không đảm bảo chiến đấu lâu dài được. Vì thế, cuối cùng kế hoạch đưa "Vua chiến trường" lên tham chiến ở Vị Xuyên đã phải dừng lại".
Khi được hỏi có ý kiến cho rằng Trung Quốc là thầy dậy về tác chiến pháo binh nên bộ đội Việt Nam gặp nhiều khó khăn, vị tướng 10 năm chỉ huy pháo binh ở biên giới nói ngay, "khó khăn đúng là rất nhiều, nhưng chỉ là ở chỗ phía Trung Quốc có nhiều pháo, nhiều đạn hơn mà thôi. Còn trong tác chiến, làm sao pháo binh Trung Quốc có thể hơn được chúng ta".
Dù khó khăn gian khổ nhưng công tác bảo đảm hậu cần kỹ thuật về cơ bản vẫn đáp ứng được yêu cầu chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của bộ đội ta trên biên giới phía Bắc.
Đến đây ông sôi nổi hơn hẳn. "Pháo binh ta đã đánh rất xuất sắc trong chiến tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, nhiều lần khiến pháo binh Mỹ cường quốc số 1 thế giới lúc bấy giờ cũng phải nể sợ, thì Trung Quốc, sau chiến tranh Triều Tiên, hơn 30 năm không đánh đấm gì sao có thể bằng ta được.
Hầu hết các cán bộ chỉ huy pháo binh ta lúc bấy giờ đều trưởng thành từ kháng chiến chống Mỹ, có rất nhiều kinh nghiệm cộng với sự thông minh, sáng tạo và linh hoạt thì chẳng có gì phải ngán ngại Trung Quốc.
Trong những trận đấu pháo, khi ta bắn Trung Quốc phản pháo rất nhanh chỉ sau chừng 10-15 phút, nhưng ta đâu có kém, cũng mất bấy nhiêu thời gian là trận địa pháo địch cũng được ăn đạn của ta.
Nói vậy để thấy được rằng trình độ tác chiến của pháo binh Việt Nam không hề thua kém Trung Quốc. Chúng ta thậm chí còn hơn họ ở chỗ là pháo gì cũng dùng được và dùng giỏi, từ pháo chiến lợi phẩm cho tới pháo do Liên Xô, Tiệp Khắc, Ba Lan và các nước viện trợ.
Chẳng có gì khó khăn trong công tác đảm bảo kỹ thuật, hậu cần đạn dược vì ta quá quen với truyền thống lấy vũ khí địch đánh địch trong suốt chiều dài chiến tranh. Năm 1975, chúng tôi ở Quân đoàn 3 khi giải phóng Tây Nguyên, thu được xe - pháo địch là lấy để sử dụng ngay, hành quân thần tốc vào giải phóng Sài Gòn, vừa đi vừa huấn luyện vẫn đánh giỏi bắn trúng.
Chiến tranh đã lùi xa nhưng nhắc lại như vậy để nhớ một thời chúng tôi đã chiến đấu oanh liệt như thế nào. Nhiều đồng đội của chúng tôi đã ngã xuống hay mất một phần xương máu để giữ vững từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc".
Nguồn
http://m.soha.vn/nguyen-tu-lenh-phao-binh-viet-nam-da-tinh-toi-su-dung-bao-thep-vua-chien-truong-trong-chien-tranh-bien-gioi-1979-20190214143703343.htm
Em nói rồi, nếu toàn bộ các hệ thống Grad được viện trợ khi đó với đầy đủ cơ số dạn khai hoả vài lần phóng thì rất nhiều thằng Khựa hay Hoa Nam trong này ko được sinh ra để ở đây mà cào phímVụ BM-21 Grad ko bắn là chuẩn luôn. Ông anh con bác em đã lái Grad lên Lạng Sơn xong lại đi về. Đợt đó nó rút lui mà mình chơi Grad thì sau này chả còn anh em, hàng xóm, 16 chữ vàng gì sất
Em đây....
Nhờ hồng phúc của cụ, em không phải ra đảo. Đội ơn cụ quá!
Phim Vòng Đời, em nhớ ít - nói về sinh viên thành phố về miền núi làm kinh tế mới. Vùng Si Song Ba La thì phải, có con với người dân ở đó và trở lại thành phố. Những người con đó đi tìm bố mẹ.
Phim hay phết....
Về Tập, mặc dù là thái tử - do khác phe nên bị đì. Nhờ Đặng, nâng đỡ nên mới phất.
Quá khứ đã qua, rút được bài học nào thì rút cụ nhỉ ??? Quan rút được, làm được thì may. Chứ dân rút được cũng chỉ để chém gió.
Vào thời đó, 1979, đây là loại pháo pl hiện đại nhất TG.pháo phản lực BM-21 Grad rất hiện đại và uy lực
Loại vũ khí này từng gây bàng hoàngcho quân đội TQ khi gây khi gây chiến với LX.
Hình như gọi là Bát đại hoang, không phải ao tống đi mà phe Đặng cho đi đày, thủ lĩnh Khoái đại Phú thì mới bị Mao tống đi sớm nhất vì nói hay hơn cả MaoPhim đấy nó chua chát ở chỗ Hồng Vệ Binh chính là con em lãnh đạo, CMVH thì phỉ nhổ cha mẹ người thân hoặc láng giềng của mình.
Hết thời tạo phản không còn dùng được thì Mao tống đi lao động sản xuất ở Cáp Nhĩ Tân.
He he, gấu em đẻ ở Làng Pinh, bố là đặc công đánh chốt, mẹ là y tá trạm phẫu tên của cháu nó là Hoài Giang.Tụi em đánh nhau trên ấy được thông báo thường xuyên về các đv tầu.
Chúng đổi quân hàng tháng, còn tụi em nằm hàng năm,...
Qua cái bộ đàm, mấy đứa con gái (chắc hoa kiều) đọc vanh vách tên đơn vị, còn tụi em chỉ được thông báo tới cấp quân đoàn của tầu.
Nói chung thì trước khi tầu đánh mạnh tụi em (lính trơn) vẫn biết, ít nhất trước 1 tuần, vì ta sắp sửa mở chiến dịch diệt tụi tàn quân Polpot!
Trên báo Giaoduc em đọc sáng nay, có bài viết khá chi tiết, nhưbg hơi khô khan nên có thể các cụ bỏ qua không đọc. Đó là bài báo tóm tắt về việc Tổng cục KHKT bộ QP đã nhiều lần tổ chức không vận vũ khí khí tài cho các đơn vị lên đến cấp Trung đoàn bám trụ ngay sau lưng địch. Tức là 600K quân TQ có khả năng nằm lại 1/2, nếu bên mình muốn.Một ông tư duy kiểu game thủ, đánh trận chỉ là trò chơi nhưng lại muốn"đạo diễn" lại thế sự theo cách của mình để mọi người phải nghe theo. Tiếc rằng, ông này không sống trong cái thời loạn lạc ấy, cũng ko phải con nhà binh nên càng tỏ ra nguy hiểm bao nhiêu thì càng lộ ra chân tướng bám đ. ít thằng Tầu mà thôi.
Để mọi người biết rõ hơn về cuộc chiến tranh vệ quốc 1979, em làm rõ mấy thứ mà XH rêu rao xem thực tế thế nào:
1/ VN có bị bất ngờ không?
Lịch sử chứng minh rằng, trong tất cả các cuộc chiến tranh trên thế giới, khi một bên động binh, phía còn lại sẽ biết và cũng có những phản ứng thích hợp theo. Tuy nhiên, thời điểm cụ thể mở màn trận chiến thì bên phòng thủ không thể biết chính xác. Đó là sự chủ động của bên tấn công mà ngày nay người ta hay dùng ngôn từ mỹ miều để nói đến là "đòn đánh phủ đầu". Phủ đầu mà biết chính xác ngày giờ thì phủ cái mẹ gì nữa.
Thế nên có thể nói, với tình hình điều binh ém quân sát biên giới. Với hoạt động ngoại giao dọn đường từ phía TQ. Việc gây hấn ngày càng tăng trên biên giới, đánh thử ở Lộc Bình... thì cái "giờ G" lúc nào điểm chỉ còn tính bằng tuần, bằng ngày mà thôi. Cũng xin nói thêm là các thông tin về việc TQ điều binh cũng được phía LX thông báo có VN trước chứ ko phải mình mù tịt về cuộc chiến này cho đến khi nó xẩy ra mới biết.
2/ Tại sao biết mà ko điều quân lên oánh bỏ mẹ chúng nó đi?
Cái này là chuyện của nhà binh. Cuộc chiến giống như ván cờ. Lúc đầu, các quân cờ chỉ nằm một chỗ, sau đó mới có sự dịch chuyển theo thế cờ (chủ động và bị động tùy diễn biến tình hình và ý chí của người chơi).
Trước thời điểm 17/02/1979; trên vùng biên giới, chỉ riêng quân 1 và quân khu 2, mỗi quân khu có 3 sư đoàn bộ bình; ngoài ra có một số trung đoàn độc lập; 2 3 sư xây dựng kinh tế. Sư đoàn 3 Sao vàng được điều từ quân khu 5 ra.... Chưa tính thêm bộ đội biên phòng, dân quân tự vệ... Như vậy, phía VN đã có sự tập trung một lượng quân khá lớn trên vùng biên giới (mà trong suốt cuộc chiến tranh chống Mỹ thì VN mình chưa bao giờ tập trung quân đông đến vậy trên một mặt trận).
Về dụng binh, các sư chủ lực cơ động, đội hình quân đoàn là lực lượng chiến lược. Nó không bao giờ xuất quân trước và khi đưa nó vào trận chiến luôn phải tạo ra bất ngờ cho đối phương, làm thay đổi thế trận mang tính quyết định (như năm 1975 chẳng hạn). Vì thế đừng có mơ đến chuyện các binh đoàn, sư đoàn chủ lực của mình chạy lung tung và tham chiến ngay từ ngày đầu. Các sư đoàn, quân đoàn đó nằm đâu thì vẫn nằm đấy thôi. Ở phía bắc, vào thời điểm này, quân đoàn 1 là đơn vị đứng chân bảo vệ thủ đô và mình ko dụng binh quân đoàn này dù rằng nó ở gần mặt trận trong khi vẫn đưa QĐ2 từ CPC về. Việc này cho thây QĐ2 từ CPC về không phải là bị động mà chỉ là đến lúc cần sự có mặt của nó trên bàn cờ chiến. Cũng nói thêm QD2 về thì có các đơn vị khác từ QK9 sang CPC thế chỗ chứ ko phải mình bỏ đất CPC để về mà có kẻ vội rêu rao "QĐ2 phải rút khỏi CPC là thắng lợi".
Thế trận phòng thủ năm 1979 là phòng thủ theo lớp. Ngay trong 1 quân khu (phòng thủ tại chỗ), nguời ta luôn để sư đoàn chủ lực nằm phía sau. Trong 1 sư, 1 trung đoàn thì chỉ huy sở cũng nằm tụt phía sau vài km, các đơn vị trực thuộc vây quanh và bao giờ cũng có thê đội 1, thê đội 2... thê đội dự bị (là thằng sẽ vào trận cuối cùng).
Trong trận chiến tháng 2/1979; với thế trận này; TQ hoàn toàn bất ngờ khi ko thể áp dụng chiến thuật "Mũi nhọn đuôi dài" sử dụng các quân đoàn chủ lực, dùng lượng lớn xe tăng, báo binh, quân cơ động bằng xe... đánh hành tiến thọc sâu vào đât Việt. Đội hình chính của chúng mỗi ngày chỉ tiến được 1km là một thất bại lớn về mặt quân sự. Và sau giai đoạn giằng co, khi VN bắt đầu tổ chức phản công thì quân Tầu lại phải học theo cha ông nhà chúng nó, chui ống đồng về bên kia biên giới mà thôi.
Còn những trận giằng co của "cái đuôi" nhà nó bao gồm cả tụi lính quân khu Quảng ... mẹ mẹ gì đó với đám dân binh, dân công tải đạn ... dùng chiến thuật biển người đánh đại để chiếm đất thì nói thật, lính tụi em thấy "thường thôi". Các trận chiến đó rất ác liệt nhưng rồi kết cục phần thắng sau cùng cũng về mình mà thôi.
Cũng xin nói thêm, chẳng có đội quân nào trong 1 trận đánh cụ thể toàn "trăm trận trăm thắng". Việc thắng thua trong 1 trận là lẽ thường của chiến tranh. Vì thế, đừng có nói giọng "tiếc thương cho các anh hùng liệt sỹ, dân quân du kích.... vì họ đã chết oan uổng vì ông này bà kia tính sai...". Trên thực tế, tất cả đã chiến đấu ngoan cường trong một thế trận ác liệt và sự hy sinh của họ là để có ngày chiến thắng về sau.
3/ Sao không tổ chức cho dân di tản trước.
Trong tất cả các cuộc chiến trên thế giới, người dân chỉ đi tránh chiến sự chứ ko ai bỏ đất ra đi. Ra đi là mất đất. Ra đi là không có ngày về.
Thế nên, các phương án đưa dân đi tránh bom đạn là có. Những người dân di tản theo đường quốc lộ về phía sau chỉ là mảng nổi được báo chí đưa tin. Còn rất nhiều làng bản theo dân quân, du kích vào rừng, ở lại làng bản... Đừng nghĩ đến chuyện, chiến tranh thì sẽ vườn không nhà trống... Thế nên cũng đừng nói chuyện bất ngờ hay gì gì ở đây.
Bonus thêm tý: Hồi này, bên Siry, 2 bên bắn nhau tóe lửa mà dân vẫn chạy xe trên quốc lộ, lại còn dừng lại "lai chim" 2 bên bắn nhau kìa. Dân éo chịu chạy mới ghê chứ
Có lẽ, tôi phải gõ trên OF nhiều nhất từ đến nay, nhưng để hầu tất cả các cụ các mợ, để cho mọi người thấu hiểu hơn trang sử anh hùng của người dân Việt Nam trên mặt trận chiến đấu bảo vệ Tổ quốc chống quân Trung quốc xâm lược. Tôi xin sẵn lòng.
Cám ơn tất cả.
Thực ra cái phim Phương Hoa em còm lúc nãy là phim cúng mợ Bành.Bành Lệ Viên, vợ Tập Cận Bình, hồi ấy là văn công, đang ký tặng cho lính TQ
Bố em khi nói chuyện với bên quân đội về kịch bản TQ sẽ tấn công lần 2 ( sau khi đã rút 3/79), mấy ông bên quân đội bảo nếu đánh nhau tiếp thì đất Lạng Sơn trong vòng 5 năm sau sẽ ko cày cấy j đc sất vì nhiệt độ của cái mớ Grad này. Còn ông nào ở trên bảo TQ có thể tiến về HN thì xin thưa là ông đó về hỏi lại cụ kị mấy thằng Tàu có đi qua đc đoạn Chi Lăng ko đãEm nói rồi, nếu toàn bộ các hệ thống Grad được viện trợ khi đó với đầy đủ cơ số dạn khai hoả vài lần phóng thì rất nhiều thằng Khựa hay Hoa Nam trong này ko được sinh ra để ở đây mà cào phím
Vì cha ông nó ko thể có cơ hội mà lết mông chạy về bên kia biên giới được
Cái chiến thuật biển người cộng với địa hình biên giới phía Bắc thì sẽ có nhiều gò thịt như gò Đống Đa cụ ạ
Khựa từng được nếm mùi pháo phản lực khi cắn trộm LX ở Damansky rồi
Em chứng kiến BM13 bắn!pháo phản lực BM-21 Grad rất hiện đại và uy lực
Loại vũ khí này từng gây bàng hoàngcho quân đội TQ khi gây khi gây chiến với LX.
Trong nội bộ ta đã biết bản chất Khựa từ rất lâu trước đó.Không có việc chủ quan nhé. Chủ yếu thế VN không chủ động tập hợp binh lực lên biên giới được. Nó là hành động gây chiến. Còn khi điều quân đương nhiên phải gấp rút để theo kịp chiến sự.
Cụ suy nghĩ khá đơn giản kiểu 1+ 1 = 2
Phim này cá nhân em thấy có cái nhìn cũng chân-thực hơn các phim tuyên truyền khácThực ra cái phim Phương Hoa em còm lúc nãy là phim cúng mợ Bành.
Phim này chua chát phết.
Trailer:
Link Full:
Hôm nào em cũng muốn gặp ông nhạc nhà bác!He he, gấu em đẻ ở Làng Pinh, bố là đặc công đánh chốt, mẹ là y tá trạm phẫu tên của cháu nó là Hoài Giang.
Grad là phiên bản cải tiến, uy lực khủng khiếp hơn nhiều (so với thế hệ Kachiusa mà Đức phát xít đã nếm) đây là vk chống bộ binh và tăng thiết giáp nhẹ cực kỳ hiệu quả, các hệ thống này được không vận trực tiếp từ LX sang khi xảy ra chiến sự và chưa khai hoả vì tính huỷ diệt của nó.Em chứng kiến BM13 bắn!
Lúc đó tụi em chưa lên, còn nằm ở Phương Thiện (thuộc Tp. Hà Giang bây giờ). Khi thấy xe vào, em giả vờ đi hái rau để mò đến xem. Mấy ông lính pháo đang lắp đạn bảo em "Ông đi nhanh đi, bắn là tầu nó phản pháo luôn đấy". Xe phóng quay đầu lại lúc gần chiều tối mới bắt đầu bắn, xe nào bắn xong chạy ngay, tiếng đạn rú ầm ầm như hồi B52 ở HN, em chẳng đếm được nhưng cỡ hơn chục xe.
Họ chạy hết 1 lúc sau là xoẹt, xoẹt, oành oành, tụi em cũng đứng bên cửa hầm hết nên chui được ngay vào.
Tầu tức tối bắn hơn 1 tiếng, nhưng chẳng làm ai bị thương.
Còn hình như BM21 thì hồi ấy trên chỗ em gọi là DKB.
Đạn được tải lên bắn rời từng quả.
Lúc nó lên trông như SAM2, lửa phụt ra đỏ rực.
Tụi tầu cũng rất sợ, mà cũng có khá nhiều truyền thuyết về uy lực của ĐKB (em không chắc chắn có phải là BM21 không)!