Mấy bạn Khựa thân mến, lòng nhân từ, tính nhân văn của người VN mà nhiều cha, ông các bạn còn lết mông chạy về đuợc bên kia biên giới, các bạn hãy biết tự nhục mà sống trong đàng hoàng.
Này thì bất ngờ
--------
Nguyên Tư lệnh pháo binh: Việt Nam đã tính tới sử dụng bão thép "Vua chiến trường" trong chiến tranh biên giới 1979
Trong hai chiến dịch quan trọng đánh tan quân Trung Quốc xâm lược, pháo binh Việt Nam đã tính tới việc sử dụng vũ khí hiện đại nhất, tung những cú đấm sấm sét mang tính quyết định.
Nhân dịp kỷ niệm 40 Chiến tranh biên giới phía Bắc đánh thắng quân xâm lược Trung Quốc, Thiếu tướng Đỗ Quốc Ân - Nguyên Tư lệnh Binh chủng Pháo binh, một trong những người tham gia chỉ huy, chỉ đạo pháo binh Việt Nam trong suốt 10 năm trên biên giới bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ Quốc đã chia sẻ với chúng tôi về những kỷ niệm không thể nào quên.
Bên chiếc bàn trà đơn sơ có lẽ được đóng từ những năm 90 của thế kỷ trước, cảm xúc về những trận chiến khốc liệt mà mình trực tiếp tham gia trong chiến tranh biên giới phía Bắc chợt như tuôn chảy, vị tướng nguyên Tư lệnh Binh chủng "Chân đồng - Vai sắt - Đánh giỏi - Bắn trúng" rất xúc động.
Nhà cầm quyền Trung Quốc những tưởng huy động 60 vạn quân cùng nhiều xe tăng, thiết giáp, pháo binh ồ ạt tấn công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc sẽ nhanh chóng giành thắng lợi, nhưng họ đã nhầm.
Mặc dù tương quan lực lượng rất bất lợi vì đối phương quá đông, nhưng Việt Nam, chỉ với công an vũ trang, bộ đội địa phương và một số đơn vị chủ lực của các quân khu biên giới, đã kiên cường giáng trả quân xâm lược, gây cho chúng thiệt hại lớn cả về người lẫn vũ khí trang bị.
Quân đoàn 1 - lực lượng dự bị chiến lược của ta lúc bấy giờ chưa cần xung trận, vẫn trấn giữ các vị trí hiểm yếu quanh Hà Nội, Hà Nam Ninh,...
Trước sự anh dũng kiên cường của quân và dân ta, 60 vạn quân Trung Quốc đã phải rút chạy khi mà quân chủ lực tinh nhuệ của Việt Nam mới chỉ hội quân, chuẩn bị chiến dịch phản công quy mô lớn, đánh trận quyết định, làm sụp đổ hoàn toàn âm mưu xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc. Tuy nhiên, đúng lúc đó, đối phương tuyên bố rút quân.
Chúng ta có quyền tự hào rằng trong Chiến tranh biên giới phía Bắc, quân và dân ta đã thể hiện ý chí quật cường, không gì khuất phục nổi của dân tộc Việt Nam, tiếp tục giữ gìn phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, quyết không để mất bất kỳ mét đất nào của Tổ quốc.
Ngay từ năm 1978, trước tình hình căng thẳng ở biên giới Tây Nam khi Quân Polpot dưới sự hà hơi tiếp sức của Trung Quốc liên tiếp gây hấn, các cấp chiến lược của ta đã dự báo tình hình rất chuẩn xác rằng Trung Quốc có thể động binh tấn công Việt Nam ở biên giới phía Bắc.
Vì thế, pháo binh ta đã tiến hành trinh sát kỹ, xây dựng mạng lưới tọa độ, dấu mốc để sẵn sàng tác chiến nếu nhà cầm quyền Bắc Kinh liều lĩnh xua quân xâm lược Việt Nam.
Vì thế, tới năm 1979 và những năm tiếp sau, khi chiến đấu với quân Trung Quốc, pháo binh Việt Nam rất đĩnh đạc, chủ động mọi tình huống.
Thực tế cho thấy, pháo binh đã phát huy được sức mạnh hỏa lực, trực tiếp đánh địch và chi viện hiệu quả, đắc lực cho các lực lượng ta chiến đấu trên biên giới.
Nguyên Tư lệnh pháo binh: Việt Nam đã tính tới sử dụng bão thép Vua chiến trường trong chiến tranh biên giới 1979 - Ảnh 5.
Ông kể, "khi chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra, lúc ấy tôi đang công tác Trường sĩ quan Pháo binh thì được trên điều về làm trợ lý tác chiến của Binh chủng Pháo binh.
Và thế là từ đó, tôi có 10 năm liền (1979-1989) trực tiếp tham gia chỉ huy, chỉ đạo pháo binh ta chiến đấu trên khắp các mặt trận ở biên giới phía Bắc. Cuối những năm 1980, tôi được bổ nhiệm làm Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng Binh chủng Pháo binh.
Từ Móng cái Quảng Ninh cho tới Lào Cai, Lai Châu, không có nơi nào mà tôi và các đồng chi trong cơ quan tham mưu Binh chủng Pháo binh chưa từng đặt chân tới và trong những giai đoạn quyết định nhất, không có tháng nào mà chúng tôi không có mặt trực tiếp ở biên giới để cùng bộ đội đánh địch".
Ông nhớ lại, khi Trung Quốc xâm lược Việt Nam tháng 2 năm 1979, khi đó Liên Xô vừa viện trợ pháo phản lực BM-21 Grad rất hiện đại và uy lực đồng thời cử chuyên gia sang trực tiếp huấn luyện cho bộ đội ta sử dụng.
Để chuẩn bị cho chiến dịch phản công quy mô lớn, Trung đoàn 204 - đơn vị được trang bị loại pháo này được lệnh lên biên giới, sẵn sàng giội bão thép vào đầu thù.
Nguyên Tư lệnh pháo binh: Việt Nam đã tính tới sử dụng bão thép Vua chiến trường trong chiến tranh biên giới 1979 - Ảnh 6.
Pháo phản lực BM-21 trong biên chế QĐND Việt Nam.
"Lúc bấy giờ, một nửa biên chế của Trung đoàn 204 với 24 xe hỏa lực (mỗi xe 40 ống phóng, chưa kể còn tiếp thêm nhiều đạn) đã chuẩn bị xong, chỉ chờ lệnh là khai hỏa.
Các bạn có hình dung là 960 quả đạn phản lực chỉ trong vòng vài chục giây, cùng lúc chụp xuống mục tiêu thì kẻ địch sẽ phải hứng chịu hậu quả khủng khiếp đến thế nào. Đó là chưa kể hàng trăm khẩu pháo khác cũng đã sẵn sàng, chắc chắn quân xâm lược sẽ thực sự phải hứng chịu đòn tập kích hỏa lực sấm sét chưa từng có của Việt Nam".
Ông trầm ngâm, "Đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại" khi họ đã rút quân, ta cũng không cần thiết phải đuổi cùng giết tận để gây thêm đổ máu, hận thù, thể hiện lòng hiếu sinh từ ngàn đời của dân tộc Việt Nam mặc dù quân Trung Quốc xâm lược đã gây không biết bao nhiêu tội ác với nhân dân ta".
Nhắc tới Hà Giang, vị tướng pháo binh như chùng hẳn xuống. Trong suốt chiến tranh biên giới phía Bắc, sau năm 1979, trong khi Quảng Ninh, Lạng Sơn và nhiều tỉnh biên giới khác tương đối yên ắng thì mặt trận Vị Xuyên - Hà Giang vẫn ầm ầm tiếng súng, pháo. Không ở đâu gian khổ và ác liệt như ở đây.
Ông nói: "Tôi và cơ quan tham mưu pháo binh đã trực tiếp lên từng chốt kiểm tra, tận mắt thấy Trung Quốc sử dụng pháo quy mô lớn đến như thế nào.
Núi đá vôi Hà Giang liên tiếp bị đạn pháo Trung Quốc cày xới, họ bắn không tiếc đạn, nhiều đến mức chân chúng tôi như đi trên một lớp bột dày xen lẫn các mảnh thép, nhưng bộ đội ta vẫn kiên cường bám chốt, giữ vững trận địa.
Nhằm hạn chế sức sát thương của pháo địch, tất cả pháo đều được đưa vào hầm. Gỗ ở Hà Giang thì sẵn, cứ việc chặt rồi đào, xây công sự thôi. Các hầm pháo của ta đều có lớp che chắn dày hàng mét kết hợp gỗ, đất. Ta ngụy trang rất kỹ, chỉ khi nào bắn thì mới mở nắp".
Để giáng trả, Binh chủng Pháo binh đã được lệnh nghiên cứu đưa pháo tự hành M107 175mm "Vua chiến trường" vốn chiến lợi phẩm do Mỹ chế tạo, lên tham gia đánh địch ở mặt trận Vị Xuyên nhằm phát huy hỏa lực rất mạnh (mỗi quả đạn nặng 79 kg có bán kính sát thương hơn 50 mét) và tầm bắn xa (khoảng 34 km).
"Các bạn có thể hình dung như thế này: Muốn đưa được những khẩu pháo nặng gần 30 tấn này lên biên giới quả là gian nan, ngay như chúng tôi hành quân lên Hà Giang bằng ô tô con hồi đó cũng phải mất tới 2 ngày.
Đường hành quân vừa nhỏ, hẹp lại nhiều cầu cống, mà hầu hết là cầu yếu, xe con mà còn đi khó khăn như thế thì chắc chắn pháo vừa to, vừa nặng không thể qua được. Muốn sang sông phải làm ngầm, mà như thế thì cần phải có lực lượng công binh cùng địa phương giúp đỡ, rất khó có thể huy động được một lực lượng lớn đến như vậy.
Bên cạnh đó, pháo chiến lợi phẩm do Mỹ sản xuất, số đạn vét ở tất cả các kho còn không nhiều, không đảm bảo chiến đấu lâu dài được. Vì thế, cuối cùng kế hoạch đưa "Vua chiến trường" lên tham chiến ở Vị Xuyên đã phải dừng lại".
Khi được hỏi có ý kiến cho rằng Trung Quốc là thầy dậy về tác chiến pháo binh nên bộ đội Việt Nam gặp nhiều khó khăn, vị tướng 10 năm chỉ huy pháo binh ở biên giới nói ngay, "khó khăn đúng là rất nhiều, nhưng chỉ là ở chỗ phía Trung Quốc có nhiều pháo, nhiều đạn hơn mà thôi. Còn trong tác chiến, làm sao pháo binh Trung Quốc có thể hơn được chúng ta".
Dù khó khăn gian khổ nhưng công tác bảo đảm hậu cần kỹ thuật về cơ bản vẫn đáp ứng được yêu cầu chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của bộ đội ta trên biên giới phía Bắc.
Đến đây ông sôi nổi hơn hẳn. "Pháo binh ta đã đánh rất xuất sắc trong chiến tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, nhiều lần khiến pháo binh Mỹ cường quốc số 1 thế giới lúc bấy giờ cũng phải nể sợ, thì Trung Quốc, sau chiến tranh Triều Tiên, hơn 30 năm không đánh đấm gì sao có thể bằng ta được.
Hầu hết các cán bộ chỉ huy pháo binh ta lúc bấy giờ đều trưởng thành từ kháng chiến chống Mỹ, có rất nhiều kinh nghiệm cộng với sự thông minh, sáng tạo và linh hoạt thì chẳng có gì phải ngán ngại Trung Quốc.
Trong những trận đấu pháo, khi ta bắn Trung Quốc phản pháo rất nhanh chỉ sau chừng 10-15 phút, nhưng ta đâu có kém, cũng mất bấy nhiêu thời gian là trận địa pháo địch cũng được ăn đạn của ta.
Nói vậy để thấy được rằng trình độ tác chiến của pháo binh Việt Nam không hề thua kém Trung Quốc. Chúng ta thậm chí còn hơn họ ở chỗ là pháo gì cũng dùng được và dùng giỏi, từ pháo chiến lợi phẩm cho tới pháo do Liên Xô, Tiệp Khắc, Ba Lan và các nước viện trợ.
Chẳng có gì khó khăn trong công tác đảm bảo kỹ thuật, hậu cần đạn dược vì ta quá quen với truyền thống lấy vũ khí địch đánh địch trong suốt chiều dài chiến tranh. Năm 1975, chúng tôi ở Quân đoàn 3 khi giải phóng Tây Nguyên, thu được xe - pháo địch là lấy để sử dụng ngay, hành quân thần tốc vào giải phóng Sài Gòn, vừa đi vừa huấn luyện vẫn đánh giỏi bắn trúng.
Chiến tranh đã lùi xa nhưng nhắc lại như vậy để nhớ một thời chúng tôi đã chiến đấu oanh liệt như thế nào. Nhiều đồng đội của chúng tôi đã ngã xuống hay mất một phần xương máu để giữ vững từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc".
Nguồn
http://m.soha.vn/nguyen-tu-lenh-phao-binh-viet-nam-da-tinh-toi-su-dung-bao-thep-vua-chien-truong-trong-chien-tranh-bien-gioi-1979-20190214143703343.htm