[Thảo luận] "Anh Csgt đối đáp rất chuẩn mực" nhưng ... Sai luật!

Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Vụ này vẫn chưa ngã ngũ hả cụ ? Chốt lại theo cụ trong tình huống này là hoàn toàn ko có lỗi ? Nếu có thì phạt lỗi gì là xác đáng ?


Nhà cháu đang trao đổi thêm một số nội dung ngoài lề khác, để các kụ OF chúng ta cùng tham khảo và suy nghĩ.

Còn về vụ này, nhà cháu đã nêu quan điểm cá nhân tại ngay các còm đầu tiên của thớt, là trong tình huống này Csgt không có cơ sở pháp lý để xử phạt các lỗi mà họ đã nêu ra (nêu sai lỗi).
Trong trường hợp này, lasi xe có hành vi duy nhất được coi là không phù hợp với luật Gtđb hiện hành là "không đi trong một làn đường", nói nôm na là "đi dạng chân trên vạch kẻ chia làn".

Tuy nhiên, hành vi "không đi trong một làn đường" nói trên không bị luật hiện hành xử phạt, theo quy định tại NĐ171.
Cũng giống như hành vi đi quá tốc độ quy định ở mức ít hơn 4km/h (luật quy định vận tốc max là 80km/h, nhưng xe lại chạy 84km/h). Dù hành vi này không đúng luật, nhưng cũng không bị luật xử phạt.

.
 
Biển số
OF-387380
Ngày cấp bằng
16/10/15
Số km
308
Động cơ
242,480 Mã lực
Tuổi
36
Nhà cháu đang trao đổi thêm một số nội dung ngoài lề khác, để các kụ OF chúng ta cùng tham khảo và suy nghĩ.

Còn về vụ này, nhà cháu đã nêu quan điểm cá nhân tại ngay các còm đầu tiên của thớt, là trong tình huống này Csgt không có cơ sở pháp lý để xử phạt các lỗi mà họ đã nêu ra (nêu sai lỗi).
Trong trường hợp này, lasi xe có hành vi duy nhất được coi là không phù hợp với luật Gtđb hiện hành là "không đi trong một làn đường", nói nôm na là "đi dạng chân trên vạch kẻ chia làn".

Tuy nhiên, hành vi "không đi trong một làn đường" nói trên không bị luật hiện hành xử phạt, theo quy định tại NĐ171.
Cũng giống như hành vi đi quá tốc độ quy định ở mức ít hơn 4km/h (luật quy định vận tốc max là 80km/h, nhưng xe lại chạy 84km/h). Dù hành vi này không đúng luật, nhưng cũng không bị luật xử phạt.

.
Thắc mắc với cụ 1 chút. Cái vạch liền kia ngoài chức năng "cấm thay đổi làn xe" còn có 1 chức năng cơ bản (mặc định) là phân chia làn xe. Vậy đè vạch trong tình huống này ko có lý do chính đáng. Từ đó có thể qui lỗi "ko tuân thủ vạch kẻ" với ý nghĩa mặc định nêu trên ko ?
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Thực ra cũng vậy thôi. Luật bắt đi giữa 2 làn thì coi như ko được liếm vạch. Tất nhiên chỉ chờm qua tí chút thì cũng ko tới mức phạt, còn một khi đã chèn qua nửa thân xe thì coi như cross rồi còn gì ? Chuyển làn thì bị cấm ==> lỗi, còn ko chuyển làn thì dính lỗi: không đi giữa 2 vạch, nhất là vạch liền. Em cũng chứng kiến tụi tây đi lại nhiều và ít thấy các xe đảo làn hay chèn vạch. Thậm chí họ đi chuẩn và tạo ra một sự tự tin rất cao. Hồi em qua bên đó, thằng em họ chở em, đi làn sát trái, vượt qua con xe bồn ở chỗ đường cong mà tốc độ của xe bồn đã là 80. Nếu ở ta thì khá nguy hiểm, nhưng ở bển có lẽ họ ko bao giờ liếm vạch nên thằng em đi rất tự nhiên. Em bẩu: mày đi nguy hiểm thế, nhỡ nó lấn vạch thì sao. Thằng em bảo: nó mà liếm vạch thì nó chết :)) Em bảo: mình chít trước đấy. Nhưng rõ ràng chuyện lấn vạch ở bển có vẻ rất hãn hữu. Chắc chắn ở bển họ cũng phạt lỗi này nên dân tình mới tuân thủ như vậy. Thằng em kể: thi thoảng cũng nhận được bill phạt, vài chục eu, lúc thì tốc độ, lúc thì dẫm vạch gì đó, cũng ko để ý. Nhưng ở bên đó đơn giản: vào máy tính, nộp phạt là xong.

Nói chung: đi an toàn là đi giữa làn và chỉ chuyển làn khi được phép.
Nhà cháu có chút băn khoăn với dòng chữ đậm ở trên, kụ à.

1- Theo cách hiểu của nhà cháu, Điều 13 Luật Gtđb chỉ yêu cầu "phải cho phương tiện đi trong một làn đường".
Điều 13 này không quy định không được cho phương tiện liếm vạch, đè vạch, v.v...

Việc được phép liếm vạch, đè vạch hay vượt qua vạch hay không đều thuộc phạm vi điều chỉnh của QC41, tương ứng với từng loại vạch kẻ cụ thể.

Do đó, nếu mình suy luận "liếm vạch là không đi trong một làn đường" sẽ thiếu sức thuyết phục.

Ở đây, để tránh có các ý kiến khác nhau về thế nào là "phương tiện đi trong một làn đường", chúng ta cần có hướng dẫn giải thích cụ thể trong luật.

2- Cá nhân nhà cháu theo quan điểm "khi bánh xe đang liếm vạch, đè lên vạch" (chứ không phải bánh xe đã vượt qua vạch kẻ) là chiếc xe đó vẫn đang ở trong làn đường.
Quan điểm của nhà cháu dựa trên cách hiểu thông thường "thế nào là bên trong, thế nào là bên ngoài" mà phần lớn cánh đàn ông trên thế giới vẫn coi là hợp lí, thông qua trò chơi "bóng đá".
Cụ thể: khi trái bóng đá đè lên vạch biên, là trái bóng vẫn ở trong sân. Chỉ khi bóng vượt qua khỏi vạch biên thì mới coi là trái bóng đang ngoài sân.
Tương tự, chỉ khi bóng vượt qua khỏi vạch ngang cầu môn, không còn chạm vào vạch đó, thì mới coi là trái bóng đã vào lưới.

Theo cách hiểu trên, khi bánh xe ô tô vẫn đang đè trên vạch kẻ thì vẫn coi ô tô đó đang lưu thông trong một làn đường mà thân chiếc xe đó đang đè lên.
Còn khi bánh xe đã vượt qua vạch kẻ, vạch kẻ nằm dưới bụng xe, mỗi bên bánh xe nằm trên một làn đường khác nhau, xe di chuyển song song với vạch kẻ, thì xe đó đang đi dạng chân trên vạch kẻ.



----------------

Từ Quy định "bóng trong sân, bóng ngoài sân" ở bộ môn bóng đá đến suy nghĩ về "xe trong làn, xe ngoài làn" ở bộ môn lái xe.


.
 
Chỉnh sửa cuối:

Tôm boy

Xe hơi
Biển số
OF-388396
Ngày cấp bằng
22/10/15
Số km
159
Động cơ
240,280 Mã lực
Nơi ở
sau lũy tre phường
Nhà cháu đã đọc hết còm 14 tầng của các Cụ...( thêm ối KN để chinh chiến ). Rất cám ơn Cụ sgb345 và các Cụ Mợ khác đã phân tích trong thớt.
( Rất cần những thớt ntn để học hỏi )
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Khác chứ cụ. Đi dạng chân là cụ đè vạch ko có lý do chính đáng, cần thiết (chẳng hạn như chuyển làn, sang đường, vượt,...). Nôm na là cụ "không đi trong làn".

Ý cụ sg bia là ko phải cứ vạch liền là cấm ko được đè lên/ đè qua. Nhà cháu thấy luật mình cũng có những vạch liền qui định là "được đè lên khi cần thiết" mà.
Vạch nào cũng có thể được đè lên khi cần thiết nếu không vạch đã được thay bằng những thứ cứng hơn. "Dạng chân là cụ đè vạch ko có lý do chính đáng, cần thiết" cái này chẳng có luật (cả tây lẫn ta) nêu cả. Hành vi "đè vạch" hay "dạng háng" đều là một hành vi, đều vượt qua giới lạn của một làn đường. Chẳng có cái vạch nào lại được dạng hàng nhưng không được đè và ngược lại. Sự cần thiết của hành vi này phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Nhà cháu có chút băn khoăn với dòng chữ đậm ở trên, kụ à.

1- Theo cách hiểu của nhà cháu, Điều 13 Luật Gtđb chỉ yêu cầu "phải cho phương tiện đi trong một làn đường".
Điều 13 này không quy định không được cho phương tiện liếm vạch, đè vạch, v.v...

Việc được phép liếm vạch, đè vạch hay vượt qua vạch hay không đều thuộc phạm vi điều chỉnh của QC41, tương ứng với từng loại vạch kẻ cụ thể.

Do đó, nếu mình suy luận "liếm vạch là không đi trong một làn đường" sẽ thiếu sức thuyết phục.

Ở đây, để tránh có các ý kiến khác nhau về thế nào là "phương tiện đi trong một làn đường", chúng ta cần có hướng dẫn giải thích cụ thể trong luật.

2- Cá nhân nhà cháu theo quan điểm "khi bánh xe đang liếm vạch, đè lên vạch" (chứ không phải bánh xe đã vượt qua vạch kẻ) là chiếc xe đó vẫn đang ở trong làn đường.
Quan điểm của nhà cháu dựa trên cách hiểu thông thường "thế nào là bên trong, thế nào là bên ngoài" mà phần lớn cánh đàn ông trên thế giới vẫn coi là hợp lí, thông qua trò chơi "bóng đá".
Cụ thể: khi trái bóng đá đè lên vạch biên, là trái bóng vẫn ở trong sân. Chỉ khi bóng vượt qua khỏi vạch biên thì mới coi là trái bóng đang ngoài sân.
Tương tự, chỉ khi bóng vượt qua khỏi vạch ngang cầu môn, không còn chạm vào vạch đó, thì mới coi là trái bóng đã vào lưới.

Theo cách hiểu trên, khi bánh xe ô tô vẫn đang đè trên vạch kẻ thì vẫn coi ô tô đó đang lưu thông trong một làn đường mà thân chiếc xe đó đang đè lên.
Còn khi bánh xe đã vượt qua vạch kẻ, vạch kẻ nằm dưới bụng xe, mỗi bên bánh xe nằm trên một làn đường khác nhau, xe di chuyển song song với vạch kẻ, thì xe đó đang đi dạng chân trên vạch kẻ.



----------------

Từ Quy định "bóng trong sân, bóng ngoài sân" ở bộ môn bóng đá đến "xe trong làn, xe ngoài làn" ở bộ môn lái xe.



.
Đè nhưng trong hình thì chẳng xxx nào phạt cả.
 
Biển số
OF-387380
Ngày cấp bằng
16/10/15
Số km
308
Động cơ
242,480 Mã lực
Tuổi
36
Nhà cháu có chút băn khoăn với dòng chữ đậm ở trên, kụ à.

1- Theo cách hiểu của nhà cháu, Điều 13 Luật Gtđb chỉ yêu cầu "phải cho phương tiện đi trong một làn đường".
Điều 13 này không quy định không được cho phương tiện liếm vạch, đè vạch, v.v...

Việc được phép liếm vạch, đè vạch hay vượt qua vạch hay không đều thuộc phạm vi điều chỉnh của QC41, tương ứng với từng loại vạch kẻ cụ thể.

Do đó, nếu mình suy luận "liếm vạch là không đi trong một làn đường" sẽ thiếu sức thuyết phục.

Ở đây, để tránh có các ý kiến khác nhau về thế nào là "phương tiện đi trong một làn đường", chúng ta cần có hướng dẫn giải thích cụ thể trong luật.

2- Cá nhân nhà cháu theo quan điểm "khi bánh xe đang liếm vạch, đè lên vạch" (chứ không phải bánh xe đã vượt qua vạch kẻ) là chiếc xe đó vẫn đang ở trong làn đường.
Quan điểm của nhà cháu dựa trên cách hiểu thông thường "thế nào là bên trong, thế nào là bên ngoài" mà phần lớn cánh đàn ông trên thế giới vẫn coi là hợp lí, thông qua trò chơi "bóng đá".
Cụ thể: khi trái bóng đá đè lên vạch biên, là trái bóng vẫn ở trong sân. Chỉ khi bóng vượt qua khỏi vạch biên thì mới coi là trái bóng đang ngoài sân.
Tương tự, chỉ khi bóng vượt qua khỏi vạch ngang cầu môn, không còn chạm vào vạch đó, thì mới coi là trái bóng đã vào lưới.

Theo cách hiểu trên, khi bánh xe ô tô vẫn đang đè trên vạch kẻ thì vẫn coi ô tô đó đang lưu thông trong một làn đường mà thân chiếc xe đó đang đè lên.
Còn khi bánh xe đã vượt qua vạch kẻ, vạch kẻ nằm dưới bụng xe, mỗi bên bánh xe nằm trên một làn đường khác nhau, xe di chuyển song song với vạch kẻ, thì xe đó đang đi dạng chân trên vạch kẻ.



----------------

Từ Quy định "bóng trong sân, bóng ngoài sân" ở bộ môn bóng đá đến "xe trong làn, xe ngoài làn" ở bộ môn lái xe.



.
Cái này cụ phân tích rất chi tiết nhưng cháu e là đi vào tiểu tiết quá. Có thể nói để đi đè lên cái phần trắng trắng rộng có 10 cm đó mà ko lấn sang bên kia là hơi bị...pro. Luật chắc cũng ko chi li đến mức ấy.

Tình huống thường gặp là xe đã lấn hẳn 1 phần sang làn bên cạnh. Và đây là cơ sở rõ ràng để xác định xe đã ĐÈ VẠCH hoặc LẤN LÀN. Việc xác định là lấn bao nhiêu phần trăm có vẻ cũng ko cần thiết và ko khả thi. 1 là lấn, 2 là chưa.

Quan trọng là luật cần định rõ các tình huống đó ứng với lỗi nào. Làm sao để đơn giản, dễ hiểu, ko phải tranh cãi nhiều. Nhà cháu thấy rằng luật GT mà còn nhiều cách hiểu là 1 hạn chế. Lái xe nhiều khi đối phó. Còn xxx thì hướng dẫn là chính (phạt là phụ thôi ;)))
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Thắc mắc với cụ 1 chút. Cái vạch liền kia ngoài chức năng "cấm thay đổi làn xe" còn có 1 chức năng cơ bản (mặc định) là phân chia làn xe. Vậy đè vạch trong tình huống này ko có lý do chính đáng. Từ đó có thể qui lỗi "ko tuân thủ vạch kẻ" với ý nghĩa mặc định nêu trên ko ?
Vậy theo ý kụ, trường hợp này có thể quy lỗi "mặc định" như vậy hay không? Và khi ra QĐ xử phạt, sếp Csgt sẽ chứng minh với công dân như thế nào về lỗi "mặc định" đó?


Cái này cụ phân tích rất chi tiết nhưng cháu e là đi vào tiểu tiết quá. Có thể nói để đi đè lên cái phần trắng trắng rộng có 10 cm đó mà ko lấn sang bên kia là hơi bị...pro. Luật chắc cũng ko chi li đến mức ấy.

Tình huống thường gặp là xe đã lấn hẳn 1 phần sang làn bên cạnh. Và đây là cơ sở rõ ràng để xác định xe đã ĐÈ VẠCH hoặc LẤN LÀN. Việc xác định là lấn bao nhiêu phần trăm có vẻ cũng ko cần thiết và ko khả thi. 1 là lấn, 2 là chưa.

Quan trọng là luật cần định rõ các tình huống đó ứng với lỗi nào. Làm sao để đơn giản, dễ hiểu, ko phải tranh cãi nhiều. Nhà cháu thấy rằng luật GT mà còn nhiều cách hiểu là 1 hạn chế. Lái xe nhiều khi đối phó. Còn xxx thì hướng dẫn là chính (phạt là phụ thôi ;)))
Nếu bánh xe chỉ đè lên vạch kẻ, chưa hề lấn sang làn bên cạnh, mà bị luật quy chụp lỗi "lấn làn" thì e rằng luật như vậy thật là hào phóng, và vô tâm.

Một sự hào phóng, vô tâm dựa vào tiền nộp phạt của công dân vô tội.

.
 

Bopbi_hsgs

Xe container
Biển số
OF-388238
Ngày cấp bằng
21/10/15
Số km
6,383
Động cơ
413,814 Mã lực
Vậy theo ý kụ, trường hợp này có thể quy lỗi "mặc định" như vậy hay không? Và khi ra QĐ xử phạt, sếp Csgt sẽ chứng minh với công dân như thế nào về lỗi "mặc định" đó?




Nếu bánh xe chỉ đè lên vạch kẻ, chưa hề lấn sang làn bên cạnh, mà bị luật quy chụp lỗi "lấn làn" thì e rằng luật như vậy thật là hào phóng, và vô tâm.

Một sự hào phóng, vô tâm dựa vào tiền nộp phạt của công dân vô tội.

.
Nếu xe mới chỉ đè lên vạch kẻ mà chưa hề lấn sang làn bên cạnh thì làm sao mà xxx quy chụp lỗi "chiếm làn xe khác" được!? ("lấn làn" là lấn sang làn xe khác cũng tương tự là chiếm một phần làn xe khác, tại vì lấn làn là chúng ta gọi với nhau còn Luật thì ghi là "chiếm làn xe khác"); E chưa thấy trường hợp nào mà xe mới chỉ đè lên vạch mà chưa qua làn bên cạnh (thậm chí phải chụp ảnh xe đè qua rõ ràng, chứ qua một ít chắc xxx chẳng thèm bắt) mà bị xxx vịn vì lỗi "lấn làn" cả!?, chủ yếu là vi phạm ở mức đi "dạng chân" khi bị chụp ảnh thì lx cãi làm sao được.
 
Chỉnh sửa cuối:

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,502
Động cơ
357,318 Mã lực
:D

Cháu "ném đá hội nghị".

Ở các nút giao điều khiển bằng đèn tín hiệu có hiển thị đèn đếm ngược bằng đơn vị giây.

Nếu xxx vịn lỗi không tuân thủ đèn tín hiệu, người tggt lại lôi ra lập luận:

- kiểm định, sai số đèn đếm ngược.

- tôi đi qua đèn lúc còn 0,5 giây đèn xanh, ông kia đi qua đèn lúc còn 0,000001 giây đèn xanh.

:D
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Các cụ cãi thế này chẳng đi tới đâu. Đi qua vạch kiểu dạng háng chỗ vạch liền mà ko phạt thì hơi phí, vấn đề là quy vào lỗi nào. Còn chỉ liếm qua thì có thể châm chước và em cũng chưa thấy xxx phạt lỗi này. Có lần đi qua hẳn một đội mà em bị liếm chút xíu các anh ý vẫn ko có ý kiến.
Luật tây cũng như ta (ta học tây là chủ yếu) đều cấm chuyển làn, cấm đi qua vạch (cross) liền, vậy nên ta phải ủng hộ vì điều này ảnh hưởng tới ATGT. Các cụ có muốn nghe lời nhận xét của một người nước ngoài không ? "Ở đây chuyển làn lộn xộn quá, hoặc đi giữa vạch, rất nguy hiểm". Ví dụ bên họ muốn chuyển là ngoài việc được phép (vạch đứt) còn phải nhìn trước ngó sau và phải cách xe đang tới ở làn ta định sang tương đối xa chứ ko phải vèo phát ngay trước mũi mà ở ta hay gọi là tạt đầu. Ở ta nhìn thấy phân làn vạch liền cũng chưa chắc là đường của mình vì luôn có thể có 1 xe nào đó chuyển làn hoặc thò 1 chân sang.
 
Biển số
OF-387380
Ngày cấp bằng
16/10/15
Số km
308
Động cơ
242,480 Mã lực
Tuổi
36
Vậy theo ý kụ, trường hợp này có thể quy lỗi "mặc định" như vậy hay không? Và khi ra QĐ xử phạt, sếp Csgt sẽ chứng minh với công dân như thế nào về lỗi "mặc định" đó?




Nếu bánh xe chỉ đè lên vạch kẻ, chưa hề lấn sang làn bên cạnh, mà bị luật quy chụp lỗi "lấn làn" thì e rằng luật như vậy thật là hào phóng, và vô tâm.

Một sự hào phóng, vô tâm dựa vào tiền nộp phạt của công dân vô tội.

.
1. Các câu hỏi của cụ cho thấy luật vẫn còn khoảng trống như cháu đã nêu.
Cá nhân cháu thấy tình huống này phạt "không tuân thủ vạch kẻ" là hợp lý nhất (tuy chưa phải đúng nhất: lỗi "đi dạng chân" chưa có chế tài)
Còn qui vào "thay đổi làn trái phép" thì ko hoàn toàn đúng bản chất hành vi.
Không phạt gì cả thì lái xe sẽ lạm dụng dẫn đến mất an toàn.

2. Như cháu đã trình bày, đè lên (chưa đè qua) vạch hay gọi là "liếm vạch" thì ko nên bàn thêm vì quá lắt nhắt và ko thực tế.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
1. Các câu hỏi của cụ cho thấy luật vẫn còn khoảng trống như cháu đã nêu.
Cá nhân cháu thấy tình huống này phạt "không tuân thủ vạch kẻ" là hợp lý nhất (tuy chưa phải đúng nhất: lỗi "đi dạng chân" chưa có chế tài)
Còn qui vào "thay đổi làn trái phép" thì ko hoàn toàn đúng bản chất hành vi.
Không phạt gì cả thì lái xe sẽ lạm dụng dẫn đến mất an toàn.

2. Như cháu đã trình bày, đè lên (chưa đè qua) vạch hay gọi là "liếm vạch" thì ko nên bàn thêm vì quá lắt nhắt và ko thực tế.
Em thích nhất chỗ bôi đỏ của cụ. Luật gì thì luật cuối cùng vẫn là làm cho giao thông thuận tiện và an toàn hơn.
Đúng tinh thần chữ ký của em
 
Biển số
OF-387380
Ngày cấp bằng
16/10/15
Số km
308
Động cơ
242,480 Mã lực
Tuổi
36
Em thích nhất chỗ bôi đỏ của cụ. Luật gì thì luật cuối cùng vẫn là làm cho giao thông thuận tiện và an toàn hơn.
Đúng tinh thần chữ ký của em
Ủng hộ tinh thần của cụ. Đi đường nhiều khi không để ý an toàn và VHGT mắt lại cứ lo tia các anh hùng Núp thì hỏng.

Nhân nói về an toàn, nhà cháu đề xuất luật cần phạt thật nặng các mợ, các thím đi đường mặc váy quá ngắn và áo quá mỏng - gây mất an toàn nghiêm trọng ;))
 

thelife_287

Xe hơi
Biển số
OF-362626
Ngày cấp bằng
12/4/15
Số km
133
Động cơ
258,852 Mã lực
Đường 5 có phân làn theo phương tiện mà, treo trên giá long môn ý: Xe con & xe khách đi làn ngoài cùng bên trái (sát giải phân cách), xe tải đi làn giữa, xe máy & xe thô sơ đi làn ngoài cùng bên phải.
Biển không đúng quy chuẩn nên không đủ điều kiện phân làn mà cụ?
 

29M-1732

Xe buýt
Biển số
OF-68134
Ngày cấp bằng
11/7/10
Số km
616
Động cơ
437,909 Mã lực
Cùng vụ này nhà cháu đã còm bên VHGT..., nay thấy cụ BIASAIGON mở thớt, cháu xin ké về nội dung đối đáp khác cũng của anh CSGT này cho rôm rả . MOD cho phép. Cháu bê sang nhá

--------------



Mấy hôm nay có một số thớt đưa cũng đưa về vụ này, nhiều cụ còm nức nở anh CSGT. Nhà cháu lại có ý kiến hơi khác:




Căn cứ Điều 8 Hiến pháp, Điều 8 Luật CBCC, Điều 5 Luật CAND thì:

Viên CSGT đang giờ làm việc, đang mặc cảnh phục nên anh là một CBCC, một CBCS CAND...., vì vậy phải chịu sự giám sát của nhân dân.

Thứ nhất,Người dân có quyền làm bất cứ điều gì mà pháp lụât không cấm. Trong Hiến pháp và hai lụât trên đều không quy định (cấm) người dân phải giám sát bằng cái gì và như thế nào. Vậy thì người dân có thể giám sát các "công bộc" của mình bằng nghe (tai), nhìn (mắt) và bằng phương tiện ghi âm-ghi hình...

Thứ hai,Các "công bộc" cũng là người dân khi anh cởi bỏ bộ quần áo đồng phục "công bộc" và ngoài giờ làm việc. Anh CSGT đang trong giờ làm việc và mặc cảnh phục, đương nhiên anh không còn là công dân bình thường nữa. Hành vi và phát ngôn của anh là của đại điện nhà nước và người quay clip là ghi hình (giám sát) nhân viên thi hành công vụ, chứ không phải là anh công dân tên Nam nào đó.

Thứ ba,Căn cứ vào cái gì mà anh CSGT đòi kiểm tra chứng minh nhân dân của người dân khi họ thực hiền quyền giám sát của mình? Người dân không sai (hay chưa sai) khi quay clip. Họ chỉ có thể sai (có thể thôi nhé), khi họ sử dụng cái clip không theo đúng các quy định của pháp luật (cái này thì anh CSGT nói khá rõ). Nhưng làm sao anh CSGT biết được người dân này sẽ đưa clip này cho các cơ quan báo chí, cho Thanh tra Bộ CA hay tung lên mạng, hay đơn giản nhất là họ chỉ giữ làm bằng chứng để tự bảo vệ mình, chứ không hề có ý đe dọa ai cả.... - trong khi mà clip cũng chưa hoàn thành?

Chốt lại, người dân có quyền giám sát người thừa hành công vụ (cũng như ở các cơ quan hành chính tiếp dân... nếu không có biển cấm thì cứ quay phim chụp ảnh thoải mái có ai kiểm tra CMND của các cụ như a CSGT này đâu). Người thừa hành công nói chung là tốt, nhưng đây đó vẫn có những người lạm quyền, người dân vào thế yếu mới bất đắc dĩ phải dùng đến cái quyền giám sát của mình để tự bảo vệ mình, và cũng không ít người lợi dụng quyền giám sát để gây sức ép với người thi hành công vụ....

Cuối cùng,Nhà cháu ủng hộ việc giám sát theo đúng pháp luật, nhưng phải có văn hóa, đúng mực, không cản trở kích động người thi hành công vụ (bị khép vào cái tội này thì xong). Muốn vậy thì phải hiểu quyền của mình đến đâu và của người thực thi công vụ đến đâu để cả hai cùng được việc...

Nhà cháu còm hơi dài vì muốn mang cái hiểu biết đúng sai của mình ra để các cụ cho ý kiến, làm sao để khi giơ cái xờ mác phôn của mình ra không phải kèm theo CMND, hay lại được mời về trụ sở CAP uống nước...

Cảm ơn các cụ, các cụ cứ gạch đá, nhà cháu nhận tất
----------
Cháu xin lỗi và cảm ơn cụ BIASAIGON ạ
Cụ còm hơi dài nhưng văn phong của cụ nghe triết lý, câu cú ngọt phết
 

be bư

Xe ngựa
Biển số
OF-197289
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
29,442
Động cơ
620,253 Mã lực
e vào đọc tích lũy kinh nghiệm
 

Gianadai

Xe tải
Biển số
OF-331924
Ngày cấp bằng
19/8/14
Số km
414
Động cơ
285,711 Mã lực
:D

Cháu "ném đá hội nghị".

Ở các nút giao điều khiển bằng đèn tín hiệu có hiển thị đèn đếm ngược bằng đơn vị giây.

Nếu xxx vịn lỗi không tuân thủ đèn tín hiệu, người tggt lại lôi ra lập luận:

- kiểm định, sai số đèn đếm ngược.

- tôi đi qua đèn lúc còn 0,5 giây đèn xanh, ông kia đi qua đèn lúc còn 0,000001 giây đèn xanh.

:D
các anh xxx cũng chẳng thèm quan tâm đâu ạ. Vì cái đếm ngược ấy là của bên giao thông, sai đúng gì các anh ấy cũng chơi lun
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top