[Funland] Ẩn ý trong truyện Tây Du Ký

thinhkieuphong

Xe điện
Biển số
OF-151242
Ngày cấp bằng
1/8/12
Số km
3,663
Động cơ
390,017 Mã lực
Thất tình - 7 con yêu nhền nhện. Vũ khí của bọn này là tơ nhện, lưới tình. Tơ mềm nhưng lại dai, dính và khó đứt. Gậy Như Ý vốn mạnh mẽ vậy mà chẳng làm đứt nổi sợi tơ. Gặp yêu quái khác Ngộ Không bem ngay và luôn, không cần hỏi. Gặp phải yêu tinh nhện tắm suối Trạc Cấu (suối rửa sạch), Ngộ Không chả nỡ xuống tay, cuối cùng chỉ dám ăn cắp quần áo của chúng nó để chúng nó ngượng mà không lên bờ. Kết quả của việc xử lý không dứt khoát này là Tam Tạng bị bắt vào động Bàng Tơ. Dây dưa lưới tình mãi không dứt được dẫn đến phần tiếp theo Tạm Tạng, Bát Giới, Sa Tăng trúng độc ở Am Huỳnh Hoa (rết tinh, anh em với yêu nhện) cuối cùng phải mời Tì Lam Bồ Tát đến giải quyết đem 7 con nhện về làm nhân viên vệ sinh.
đoạn này cụ nói sai, lúc đầu Ngộ Không không bem nhưng đoạn cuối tí nữa bem chết bọn đấy may mà Tì Lam Bồ Tát xin hộ nên mới tha mà ==> mà cái đoạn này là trong phim chứ trong truyện bọn nó die sạch rồi nhé



Hành Giả bèn quay lại đứng ngoài quán Hoàng Hoa, nhổ bảy mươi sợi lông đuôi, thổi hơi tiên khí, hô “biến”, lập tức biến thành bảy mươi chiếc câu liêm hai lưỡi, mỗi một tiểu Hành Giả cầm một cây, bản thân Hành Giả cũng cầm một cây, đứng ở bên ngoài đưa câu liêm vào, nổi hiệu lệnh nhất tề cào móc đứt hết cả đám tơ. Mỗi người cào được tới hơn mười cân, lôi được cả bảy con nhện trong đám tơ ra, mình mỗi con to bằng cái đấu, con nào con nấy chân tay co dúm, rụt đầu rụt cổ van xin: - Xin tha chết! Xin tha chết!

Lúc ấy bảy tiểu Hành Giả đè chặt bảy con nhện, nào có chịu buông.
Hành Giả nói:
- Đừng đánh chúng vội. Bắt chúng trả sư phụ và sư đệ đã.
Bọn nữ quái lớn tiếng gọi:
- Sư huynh ơi, trả Đường Tăng cho chúng để cứu mạng chúng em!
Đạo sĩ từ trong chạy ra nói:
- Muội muội ơi, ta muốn ăn thịt Đường Tăng cơ, không cứu các hiền muội được.
Hành Giả nghe vậy, nổi giận quát:
- Nhà ngươi không trả ta sư phụ thì hãy coi lũ em của nhà ngươi đây!
Đại Thánh bèn cầm cây câu liêm quay tít, lại biến thành cây gậy sắt, hai tay vung lên, đập nát bét cả bảy con nhện, đoạn lại lắc đuôi hai cái, thu hết lông tơ về, một mình vác gậy sắt đuổi vào phòng trong đánh đạo sĩ.

 
Chỉnh sửa cuối:

muoibaconcho

Xe điện
Biển số
OF-22710
Ngày cấp bằng
21/10/08
Số km
4,973
Động cơ
634,112 Mã lực
đoạn này cụ nói sai, lúc đầu Ngộ Không không bem nhưng đoạn cuối tí nữa bem chết bọn đấy may mà Tì Lam Bồ Tát xin hộ nên mới tha mà ==> mà cái đoạn này là trong phim chứ trong truyện bọn nó die sạch rồi nhé



Hành Giả bèn quay lại đứng ngoài quán Hoàng Hoa, nhổ bảy mươi sợi lông đuôi, thổi hơi tiên khí, hô “biến”, lập tức biến thành bảy mươi chiếc câu liêm hai lưỡi, mỗi một tiểu Hành Giả cầm một cây, bản thân Hành Giả cũng cầm một cây, đứng ở bên ngoài đưa câu liêm vào, nổi hiệu lệnh nhất tề cào móc đứt hết cả đám tơ. Mỗi người cào được tới hơn mười cân, lôi được cả bảy con nhện trong đám tơ ra, mình mỗi con to bằng cái đấu, con nào con nấy chân tay co dúm, rụt đầu rụt cổ van xin: - Xin tha chết! Xin tha chết!

Lúc ấy bảy tiểu Hành Giả đè chặt bảy con nhện, nào có chịu buông.
Hành Giả nói:
- Đừng đánh chúng vội. Bắt chúng trả sư phụ và sư đệ đã.
Bọn nữ quái lớn tiếng gọi:
- Sư huynh ơi, trả Đường Tăng cho chúng để cứu mạng chúng em!
Đạo sĩ từ trong chạy ra nói:
- Muội muội ơi, ta muốn ăn thịt Đường Tăng cơ, không cứu các hiền muội được.
Hành Giả nghe vậy, nổi giận quát:
- Nhà ngươi không trả ta sư phụ thì hãy coi lũ em của nhà ngươi đây!
Đại Thánh bèn cầm cây câu liêm quay tít, lại biến thành cây gậy sắt, hai tay vung lên, đập nát bét cả bảy con nhện, đoạn lại lắc đuôi hai cái, thu hết lông tơ về, một mình vác gậy sắt đuổi vào phòng trong đánh đạo sĩ.

Đoạn này đúng là em nhầm thật. Em vừa mới xem lại xong. Cơ bản là vì em viết theo những gì mình nhớ, cần điển tích gì thêm thì gúc. Sry các cụ.
Đoạn này Ngộ Không dùng câu liêu 2 lưỡi cắt hết lưới tình diệt 7 yêu nhện, tức là dứt điểm được Thất tình.
 

dangduong

Xe container
Biển số
OF-96407
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
6,554
Động cơ
445,839 Mã lực
Cụ có khi nào nghĩ Ngô Thừa Ân ko phải là tác giả ban đầu của truyện TDK ko ạ? Em thấy trong truyện này sử dụng ngôn từ của cả Tiên lẫn Phật.
Em nhớ đã đọc ở đâu đó rằng Tây du, Thủy hử và nhiều truyện khác đã có từ trước trong dân gian, sau nhà nho viết lại, nâng cấp.
 

davidhaii

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-296788
Ngày cấp bằng
28/10/13
Số km
6,304
Động cơ
354,865 Mã lực
Có nhiều tứ đại kì thư hay sao ấy cụ ạ. Chẳng hạn, em cũng vừa vào wiki, thì Hồng Lâu Mộng cũng là một trong Tứ đại kì thư, còn Liêu trai là đỉnh cao của tiểu thuyết văn ngôn.
Nhưng chưa có một tiểu thuyết nào tạo thành cả một môn học nghiên cứu về nó như Hồng Lâu Mộng, gọi là Hồng học, nên em coi nó là tiểu thuyết đỉnh nhất. Cả một xh Trung hoa được dựng nên một cách chân thực sống động, triết lý sâu sắc, giàu sang phú quý thật mỏng manh, chỉ là mộng ảo phù du chớp mắt, một nền văn hóa phương Đông trong đó có bóng dáng cả VN, với thân phận đủ mọi hạng người, trên 500 nhân vật, từ sang đến hèn, rốt cuộc, nào ai được hạnh phúc, bình an? Kinh quá cụ ạ.
Tây du, thủy hử, tam quốc.... dễ đọc hơn, trẻ em cũng mê, nên phổ biến hơn, chứ về sự sâu sắc của triết lý, về công phu khảo cứu xh, phục dựng lại nó... e rằng ko thể so sánh nổi với Hồng Lâu mộng.
Liễu Trai cũng sâu sắc, chuyện Hồ ly nhưng là chuyện của nhân tình thế thái, chuyện trái ngang trong xh, chuyện tình yêu đôi lứa trong một xh khe khắt bất công. Em đọc lâu rồi, chi tiết quên đi, nhưng ấn tượng về sự khâm phục của mình khi đọc thì vẫn nhớ.
Tây du, theo như cụ phân tích thì cũng hay, nó minh họa triết lý Phật giáo, nhưng chỉ có thế thì nó khó coi là vĩ đại. Chính cái ly kì hấp dẫn người đọc. Và với cả hai cái đó, nó không thể bước lên tầm những tác phẩm vĩ đại nhất của nhân loại, như Hồng Lâu mộng, thậm chí cá nhân em thấy Liêu Trai sâu sắc hơn về xh, về con người.
Hay quá. Em oánh dấu để từ từ ngâm cứu mấy tác phẩm đó. Ngày xưa e có đọc qua nhưng chưa thấm hết.
 

Tiền xu

Xe tăng
Biển số
OF-330303
Ngày cấp bằng
7/8/14
Số km
1,355
Động cơ
291,817 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Có, một bộ phận không hề nhỏ

Đạo Thiên Chúa ban đầu còn cấm đoán, triệt hạ tư tưởng khoa học. Ấy vậy mà làm sao nó hòa hợp lại với nhau, thế là thay vì tu luyện cân đẩu

vân với lại mọc cánh như thiên thần, bon nó làm ra cái máy bay cho cả thế giới dùng :))
Câu chuyệnnn của chủ thớt mà cụ cứ đem ngoài xã hội vào so sánh khập khiễng lắm , em thây cụ nói cứ nhảm nhí
nói như cụ ý là tam tạng nên gửi mail cho đức Phật xin kinh còn hơn, hoặc đi máy bay sang thiển kinh
 

muoibaconcho

Xe điện
Biển số
OF-22710
Ngày cấp bằng
21/10/08
Số km
4,973
Động cơ
634,112 Mã lực
Độc Giác Tỷ núi Kim Đâu

Tóm tắt:
5 thầy trò đi đến núi Kim Đâu tuyết trắng xóa. Tam Tạng đói, mệt, lạnh nên ngồi nghỉ sai Ngộ Không đi kiếm cơm chay. Phía trước có lầu đài nhưng nhiều yêu khí nên Ngộ Không không đến nơi ấy xin cơm mà đằng vân 1000 dặm để xin cơm. Trước khi đi, Ngộ Không vẽ 1 vòng tròn "bất khả xâm phạm" để bảo hộ thầy.

Tam Tạng chờ lâu, lại thêm Bát Giới xúi quẩy nên đã đi về phía lầu đài. Bát Giới Sa Tăng vào trong thấy nhà cửa vắng tanh, không có ai. Lúc trời đông giá rét mà lại thấy có 3 cái áo bông nên Bát Giới và Sa Tăng nổi cơn tham lấy áo mặc (dù Tam Tạng đã can) và bị Độc Giác Tỷ (trâu 1 sừng) ở động Kim Đâu bắt sống.

Ngộ Không đi xin cơm, chủ nhà không cho, Ngộ Không lẻn vào bếp múc trộm cơm, quay trở về không thấy sư phụ, đi tìm và chiến với yêu quái và bị yêu quái dùng Kim Cang Trát (chiếc vòng này là chiếc vòng đánh ngã Ngộ Không lúc đánh với Nhị Lang Thần và khác với 3 chiếc vòng của Quán Âm) thu lấy thiết bảng. Ngộ Không gọi cứu viện song tất cả bảo bối đều bị Kim Cang Trát thu hết. Ngộ Không lẻn vào động lấy trộm lại hết các bảo bối (nhưng không trộm được Kim Cang Trát) trả lại cho chư vị thần tiên rồi lại chiến 1 trận nữa nhưng lại bị thua và mất hết bảo bối.

Ngộ Không đến cầu cứu Phật tổ. Phật sai 18 la hán đem theo 18 hạt Kim đơn giúp Ngộ Không. Phật tổ đã biết trước kết cục nên đã dặn dò riêng 2 vị Hàng Long, Phục Hổ. 18 hạt Kim đơn lại bị yêu quái thu mất, Hàng Long, Phục Hổ lúc đấy mới nói cho Ngộ Không biết lai lịch yêu quái là trâu của Thái Thượng Lão Quân ở cung Đâu Suất. Thái Thượng Lão Quân dùng quạt ba tiêu (chắc là khác với cái của Bà La Sát) hàng phục yêu quái.



Yêu quái có nguồn gốc từ Thái Thượng Lão Quân, vậy ta phải căn cứ trên quan điểm của TTLQ để giải thích. Nhưng Thái Thượng Lão Quân là ai? Trong wiki ghi rõ: Trong thần thoại Đạo Giáo, thì Thái Thượng Lão Quân có trước cả trời đất. Thái Thượng Lão Quân giáng sinh vào đời Chu, chính là Lão Tử, được Đạo giáo tôn là giáo chủ. Đạo giáo chủ trương luyện khí hành thiền tu thành thần tiên. Tuy Thiền của Đạo có khác với Thiền Phật nhưng có khá nhiều điểm chung. Lão Tử nổi tiếng với Đạo Đức Kinh và khái niệm Vô vi.

Nhất thể vạn thù trong Đạo giáo:
Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể, Nhất thể tán vạn thù, vạn thù qui Nhất Thể được Dịch Kinh và các đạo gia, đạo sĩ xưa biểu hiệu tượng trưng bằng Tâm Điểm và Vòng Tròn. Vòng tròn bên ngoài tượng trưng cho hiện tượng, cho luân lưu biến hóa. Tâm điểm tượng trưng cho Nhất Thể sinh xuất ra vũ trụ hiện tượng, hữu hình, hữu tướng này. Đó là thuyết THIÊN ĐỊA VẠN VẬT NHẤT THỂ.

Như vậy, Kim Cang Trát của yêu quái tượng trưng cho lưu chuyển biến hóa, tất cả các biến hóa không thể qua khỏi cái vòng tròn đó. Cho nên nó có năng lực thu tất cả bảo bối.

Em cắt phần này ra hai vì dài quá
 

muoibaconcho

Xe điện
Biển số
OF-22710
Ngày cấp bằng
21/10/08
Số km
4,973
Động cơ
634,112 Mã lực
Vô vi
Trong Tây Du, có thể thấy tác giả hiểu khá sâu về Thiền Phật và Thiền Đạo. Phật Đạo có nhiều điểm khác nhau nhưng cũng có nhiều điểm chung.

Khái niệm Vô Vi của Đạo giáo là: Vô = 0, vi = làm, có nghĩa là không làm. Không làm là gì:
1. Làm mà không kể công, kể ơn, làm như không làm là Vô Vi.
2. Đối với những sự việc chưa chắc thì tốt nhất là không làm. Đạo giáo lấy vd con hổ rình bắt con hươu, nếu mình cứu hươu thì hổ con chết đói, nếu mình giúp hổ bắt hươu thì chết hươu. Trong tình huống này chỉ nên lặng im quan sát, không can thiệp vào tự nhiên.


Khái niệm Vô Vi trong Đạo Phật khác với Vô Vi của Đạo giáo nhưng cũng có một ý chung tức là không cưỡng cầu, mong có kết quả ngay mà cứ tu luyện rồi sẽ được.


Trong truyện Độc Giác Tỷ: Bát Giới và Sa Tăng lấy áo vì cho rằng nhà trống, không có chủ, như vậy là Hữu Vi (không biết nênlàm gì thì tốt nhất là không làm).

Vô Vi trong Thiền Đạo giáo: Vô vi nhi vi: Vô vi chỉ khi tĩnh tọa đầu óc không suy nghĩ để cho Thần nhập tĩnh, tâm vắng lặng. Vi chỉ tĩnh cực sinh động, Thiên cơ tự đến, Chân khí tự hiện. Sau khi Chân khí đã được phát động, tập trung Thần ở khí huyệt, khiến Thần Khí hòa hợp, như vậy, Đan dược tự nhiên ngưng kết.

Phật tổ dù biết yêu quái nhưng vẫn lệnh cho 18 La hán đem kim đơn đến đánh yêu để rồi bị yêu thu mất bảo bối, khi ấy Hàng Long, Phục Hổ mới cho Hành Giả biết lai lịch yêu quái. Tình tiết này có ý nghĩa Vô Vi. Tức là, mọi chuyện phải diễn ra như vậy, từ từ, có tình tiết, có A mới có B không thể đốt cháy giai đoạn, không thể "đùng một cái" mà đạt đến Vô Vi mà phải có quá trình khổ cực.

Phật tổ cũng không đích thân diệt yêu mà chỉ đường cho Hành Giả bởi khái niệm Vô Vi là khái niệm chính yếu, quan trọng nhất trong Đạo giáo. Ngoài ra: Lão tử nói: Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên. Có nghĩa là, Đạo nào cũng phải theo qui luật tự nhiên.

Chính đạo Phật cũng thừa nhận qui luật tự nhiên: Đệ tử và chúng sanh, đều trọn thành Phật đạo. Đó là vì mọi chúng sanh đều có Phật tánh, đã có Phật tánh thì sẽ thành Phật dù thời gian dài ngắn cho mỗi chúng sanh là khác nhau. Đó là qui luật tự nhiên, đạo pháp tự nhiên là ở lẽ đó.
 
Chỉnh sửa cuối:

swordfishman

Xe tải
Biển số
OF-326353
Ngày cấp bằng
8/7/14
Số km
410
Động cơ
288,930 Mã lực
Nơi ở
100000
Vô vi
Trong Tây Du, có thể thấy tác giả hiểu khá sâu về Thiền Phật và Thiền Đạo. Phật Đạo có nhiều điểm khác nhau nhưng cũng có nhiều điểm chung.

Khái niệm Vô Vi của Đạo giáo là: Vô = 0, vi = làm, có nghĩa là không làm. Không làm là gì:
1. Làm mà không kể công, kể ơn, làm như không làm là Vô Vi.
2. Đối với những sự việc chưa chắc thì tốt nhất là không làm. Đạo giáo lấy vd con hổ rình bắt con hươu, nếu mình cứu hươu thì hổ con chết đói, nếu mình giúp hổ bắt hươu thì chết hươu. Trong tình huống này chỉ nên lặng im quan sát, không can thiệp vào tự nhiên.


Khái niệm Vô Vi trong Đạo Phật khác với Vô Vi của Đạo giáo nhưng cũng có một ý chung tức là không cưỡng cầu, mong có kết quả ngay mà cứ tu luyện rồi sẽ được.


Trong truyện Độc Giác Tỷ: Bát Giới và Sa Tăng lấy áo vì cho rằng nhà trống, không có chủ, như vậy là Hữu Vi (không biết nênlàm gì thì tốt nhất là không làm).

Vô Vi trong Thiền Đạo giáo: Vô vi nhi vi: Vô vi chỉ khi tĩnh tọa đầu óc không suy nghĩ để cho Thần nhập tĩnh, tâm vắng lặng. Vi chỉ tĩnh cực sinh động, Thiên cơ tự đến, Chân khí tự hiện. Sau khi Chân khí đã được phát động, tập trung Thần ở khí huyệt, khiến Thần Khí hòa hợp, như vậy, Đan dược tự nhiên ngưng kết.

Phật tổ dù biết yêu quái nhưng vẫn lệnh cho 18 La hán đem kim đơn đến đánh yêu để rồi bị yêu thu mất bảo bối, khi ấy Hàng Long, Phục Hổ mới cho Hành Giả biết lai lịch yêu quái. Tình tiết này có ý nghĩa Vô Vi. Tức là, mọi chuyện phải diễn ra như vậy, từ từ, có tình tiết, có A mới có B không thể đốt cháy giai đoạn, không thể "đùng một cái" mà đạt đến Vô Vi mà phải có quá trình khổ cực.

Phật tổ cũng không đích thân diệt yêu mà chỉ đường cho Hành Giả bởi khái niệm Vô Vi là khái niệm chính yếu, quan trọng nhất trong Đạo giáo. Ngoài ra: Lão tử nói: Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên. Có nghĩa là, Đạo nào cũng phải theo qui luật tự nhiên.

Chính đạo Phật cũng thừa nhận qui luật tự nhiên: Đệ tử và chúng sanh, đều trọn thành Phật đạo. Đó là vì mọi chúng sanh đều có Phật tánh, đã có Phật tánh thì sẽ thành Phật dù thời gian dài ngắn cho mỗi chúng sanh là khác nhau. Đó là qui luật tự nhiên, đạo pháp tự nhiên là ở lẽ đó.
Phật trong tâm, vượt qua thành Phật !!!
 

muoibaconcho

Xe điện
Biển số
OF-22710
Ngày cấp bằng
21/10/08
Số km
4,973
Động cơ
634,112 Mã lực
Quả Nhân Sâm:
Trong phần này, có những chi tiết đáng lưu ý: núi Vạn Thọ, am Ngũ Trang, Trấn Nguyên Tử, Thảo hoàn đơn.

Vạn thọ nghĩa là sống mãi, tức là tượng trưng cho việc thoát vòng sinh tử. Ngũ Trang là gì: Trang Nghiêm Ngũ quan: Nhãn nhĩ tỹ thiệt thân (mắt tai mũi lưỡi xúc giác). Trang Nghiêm Ngũ Quan tức là không để cho Tâm động bởi những gì mình thấy nghe nếm... Trấn Nguyên Tử: Bậc thầy trấn giữ nguyên khí. (đạo Lão hành Thiền chủ về vận khí, đây là điểm khác biệt với Thiền Phật)

Thảo hoàn đơn - cây nhân sâm. Cây này cho QUẢ (nhân-quả) chứ không cho củ, giống cây đại thụ chứ chẳng giống cây nhân sâm thường. 3 ngàn năm nở hoa, 3 ngàn năm ra quả, 3 ngàn năm mới chín. tổng cộng 9 ngàn năm. Số 9 là con số cuối cùng trong dãy chữ số, thể hiện thời gian vô cùng lâu. Số 9 cũng tương ứng với câu Cửu chuyển công thành mà Đạo giáo hay nhắc tới. Đạo giáo coi việc hành thiền thành công giống như tự tu luyện được "kim đan" ngay trong cơ thể nên cây nhân sâm có tên là Thảo Hoàn Đơn. Trong 9 ngàn năm ấy, chỉ ra đc 30 quả nhân sâm.


"Tính mệnh khuê chỉ toàn thư" viết:
ANH NHI HIỆN HÌNH, XUẤT LY KHỔ ẢI: Trước đây, hoả hầu đã đủ, Thánh Thai đã tròn. Nếu trái chưa chín, anh nhi mới sinh, phải trải mười tháng, mới xuất bào thai. Thích thị gọi là Pháp Thân, hay thực tướng; đạo Lão gọi là Xích Tử hay Anh Nhi.
Anh Nhi thoát bào thai, liền nhảy ra ngoài. Ẩn thân tại Khí Huyệt, và tạo lại một Hỗn Độn mới. Huyệt này chính chính là nơi Thần Tiên trường thai, trú tức, là nơi Xích Tử an thân, lập mệnh.


Anh nhi xích tử hình dạng là đứa trẻ sơ sinh còn đỏ hỏn- Đó là lý do quả Nhân Sâm có hình đứa trẻ nên Tam Tạng sợ mà không ăn.

Ôn dưỡng Anh Nhi là đại sự của thần tiên, nếu dưỡng dục không đúng cách, Anh nhi có thể chết, vì thế phải đề phòng, không được khinh suất làm bậy, vì một khi đã đi vào mê đồ, thì không biết đàng trở lại.

Nhất niệm sân khởi,
Cụ bát vạn chướng môn

Một niệm sân khởi nên tạo thành 8 vạn chướng môn. Sân thường được ví như lửa cháy bừng bừng.

Sân khuể chi hoả nhất nhiên,
Thai chân khứ như bôn mã.

Lửa sân vừa đốt cháy, Thai chân khứ (anh nhi xích tử) chạy như ngựa (Ý bất an).


Ngộ Không bực tức vì bị tiểu đồng mắng nên đập luôn cây (SÂN) đi khắp nơi chả ai cứu được cây, cuối cùng Quán Âm Bồ Tát lại cứu được. Tại sao thế, mỗi lần cải tử hoàn sinh, một là Ngộ Không xuống địa phủ, 2 là xin kim đan của Thái Thượng Lão Quân, sao lần này lại là Quán Âm Bồ Tát?

Kinh Phổ Môn viết: Thanh tịnh bình thùy dương liễu, Quan Âm Như Lai cam lồ sái tâm nguyện. Có nghĩa là bình thanh tịnh đựng nước cam lồ, nhờ cành dương liễu tưới khắp thế gian làm cho tâm người thanh tịnh.

Sân là nóng giận, nóng giận chỉ có thể khắc chế bằng bình tĩnh - Tịnh. Bởi khi đã tịnh, tự bản thân sẽ thấy Giận mất khôn. Sân và Tịnh cũng được nhắc đến trong phần đánh với Thánh Anh Đại Vương - Hồng Hài Nhi. Thánh Anh bao hàm ý nghĩa Anh Nhi xích tử vừa trình bày, Hồng Hài Nhi cũng là yêu tinh trong hình hài đứa bé, nuôi mãi không lớn. Quan Âm cũng dùng tịnh bình và thùy dương liễu dập tắt đám cháy (Sân) của Hồng Hài Nhi, trong khi nươc của Tứ Hải Long Vương không dập nổi lửa tam muội của Hồng Hài Nhi.

Nhân Sâm kỵ Ngũ hành: Nhân sâm bình thường là cây mộc, củ nằm trong đất, cắt bằng dụng cụ kim loại, ngâm rửa bằng nước, phơi sây bằng lửa, có đủ ngũ hành.
Nhân Sâm Quả thì khác: “Quả này gặp kim thì rụng, gặp mộc thì khô, gặp thủy thì hoá, gặp hoả thì héo, gặp thổ thì nhập. Hái quả phải dùng đồ kim khí mới rụng được, rụng rồi phải đựng trong một cái khay lót vải, nếu không chạm vào đồ gỗ là khô ngay, ăn vào cũng vô ích không thể kéo dài tuổi thọ được. Muốn ăn phải đựng vào đồ gốm, chiêu với nước trong. Quả này gặp hỏa là héo, vô dụng, gặp thổ là chui vào đất.”

Tình tiết này tương đối giống với Ngộ Không bị giam dưới núi ngũ hành. Ngũ hành, tứ đại, những yếu tố tạo nên thế giới "vật chất" thế giới chịu sự chi phối của các qui luật vật lý. Ở trong thế giới này, tất cả đều phải chịu sự chi phối và tuân theo qui luật vậy lý. Ngay cả đức Phật cũng phải ăn, phải già và tịch.

Chỉ sau khi đã chết, tức là rời bỏ hoàn toàn thân xác phàm (Tam tạng bỏ xác lại bến đò) mới tái sinh vào các thế giới khác (Anh nhi xích tử - Thánh Thai). Thánh thai chẳng chui ra đường đường sinh đẻ phụ nữ (dơ bẩn) mà lại chui lên trên (đức Phật sinh ra từ nách mẹ). Bởi thế Nhân Sâm phải là Quả mọc trên cây chứ không phải là củ.
 

thinhkieuphong

Xe điện
Biển số
OF-151242
Ngày cấp bằng
1/8/12
Số km
3,663
Động cơ
390,017 Mã lực
Chỉ sau khi đã chết, tức là rời bỏ hoàn toàn thân xác phàm (Tam tạng bỏ xác lại bến đò) mới tái sinh vào các thế giới khác (Anh nhi xích tử - Thánh Thai). Thánh thai chẳng chui ra đường đường sinh đẻ phụ nữ (dơ bẩn) mà lại chui lên trên (đức Phật sinh ra từ nách mẹ). Bởi thế Nhân Sâm phải là Quả mọc trên cây chứ không phải là củ.
nếu thế những người sinh mổ chắc cũng là thánh thai hết cụ nhỉ :D

cụ có liên hệ gì giữa truyện Tây Du Ký với Phong Thần Diễn Nghĩa ko, 2 truyện này có khá nhiều nhân vật trùng nhau :D tuy nhiên nguồn gốc lại hơi khác
 
Chỉnh sửa cuối:

TÙY PHONG 1

Xe tải
Biển số
OF-353093
Ngày cấp bằng
31/1/15
Số km
233
Động cơ
267,070 Mã lực
Nơi ở
TP Thanh Hóa
Cho em kê dép hóng chuyện của cụ.
 

muoibaconcho

Xe điện
Biển số
OF-22710
Ngày cấp bằng
21/10/08
Số km
4,973
Động cơ
634,112 Mã lực
Tam giáo đồng qui:

Quan niệm Tam giáo đồng qui được thể hiện nhiều lần trong truyện Tây Du. Nhiều kiếp nạn của Tam Tạng có liên quan đến thần tiên đạo sĩ. Do vậy, nếu chỉ dùng quan điểm riêng của Phật giáo sẽ khó giải thích một số thành ngữ, điển tích trong Tây Du. Chi tiết Ngộ Không chăn ngựa chính là thuật ngữ "Cầm Viên Tróc Mã" có ý nghĩa là chế phục tâm ý. Vương Trùng Dương, tổ phái Toàn Chân (chính là VTD trong truyện Kim Dung) nói: Ngủ thì cầm viên tróc mã, lúc tỉnh lại liền thu thập quỳnh chi... tương tự như trong truyện lúc ngựa ngủ thì Ngộ Không đánh thức dậy cho ăn.

Tử tưởng tam giáo đồng qui khá phổ biến ở TQ, Vương Trùng Dương đã từng nói: “Cổng Nho cửa Phật lối tương thông, Ba giáo xưa nay một tổ phong” (Nho môn thích hộ đạo tương thông, Tam giáo tông lai nhất tổ pho, “Giáo tuy chia ba, Đạo chỉ là một” (Giáo tuy phân tam, Đạo tắc duy nhất) v.v...

Hơn nữa, họ còn lấy Đạo đức kinh, Bát nhã tâm kinh và Hiếu kinh làm kinh điển chủ yếu, dạy người ta phải “hiếu cẩn thuần nhất”. “chính tâm thành ý, thiểu tư quả dục”, về phương pháp tu hành chuyên chủ tu luyện Nội đan , chẳng chuộng phù lục (bùa ngải) phản đổi thuật Hoàng bạch (tức thuật luyện đan ). Họ chủ trương người tu đạo cần phải xuất gia, phải biết nhẫn nhục, khổ mình, lợi người, giới sát giới sắc, giảm ăn uống, ít ngủ nghê.

Sau khi Vương Trùng Dương mất, đệ tử là bọn Mã Ngọc, Khâu Xử Cơ v.v... tất cả gồm 7 người ( toàn chân thất tử) chia nhau đi các vùng thuộc Thiểm Tây, Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Đông v.v... để tiếp tục truyền đạo, lần lượt chia thành 7 chi phái: Ngộ Tiên, Nam Vô, Tùy Sơn, Long Môn, Luân Sơn, Hoa Sơn, Thanh Tĩnh, song tôn chỉ cà phương thức tu luyện đại để giống nhau. Khoảng từ năm 15 tới năm 18 đời Nguyên Thái Tổ (1220-1223) Khâu Xử Cơ được Nguyên Thái Tổ vời vào hệ kiến và ban cho danh hiệu “thần tiên”. tước “Đại tông sư”, cho nắm giữ cai quản Đạo giáo trong thiên hạ, nhờ vậy mà đạo Toàn Chân đạo được truyền bà rộng rãi, bược vào thời kỳ toàn thịnh.

Nhưng sau này do quá trình phát triển, đạo Toàn Chân đã không ngừng xâm chiến chùa chiền của Phật giáo, tuyên truyền thuyết “Lão Tử hóa Hồ”, khiến sư sãi bất mãn, dẫn tới hai cuộc biện luận giữa Tăng và Đạo vào năm thứ 8 đời Nguyên Hiến Tông (1258) và năm Chí Nguyên 18 đời Nguyên Thế Tổ (1281).

Kết quả là đạo Toàn Chân bị thua, bị đả kích nặng nề. Thời Nguyên Thành Tông, đạo Toàn Chân lại khôi phục trở lại. Triều đình nhà Minh coi trọng đạo Chính Nhất, đạo Toàn Chân bị suy yếu đi và tới thời nhà Thanh trở đi lại càng sa sút.
 

ngoc112bds

Xe tải
Biển số
OF-331883
Ngày cấp bằng
19/8/14
Số km
246
Động cơ
283,160 Mã lực
bây giờ mới hóng được bài của cụ, nhưng e thích :)
 

muoibaconcho

Xe điện
Biển số
OF-22710
Ngày cấp bằng
21/10/08
Số km
4,973
Động cơ
634,112 Mã lực
LÒ BÁT QUÁI

Chính vì tam giáo đồng quy cho nên trong truyện có nhiều khái niệm Thiền của Đạo Lão. Điển hình là Lò Bát Quái.

Lò bát quái vốn là dụng cụ luyện Đan của Thái Thượng Lão Quân. Vậy, khái niệm luyện Đan trong đạo Lão như thế nào?
Ngoại đan: tức là nấu luyện khoáng thạch, dược liệu ở trong đỉnh vạc để chế tạo đan dược “trường sinh bất tử”.
Nội đan: là chỉ việc ví cơ thể con người với đỉnh vạc để tu luyện tinh, khí, thần trong cơ thể.
Thuật sĩ Nội đan coi cơ thể người như lò luyện đan , lấy tinh khí làm dược liệu, lấy thần để vận dụng, tu luyện từ cơ thể mình nắm vững phương pháp vận hành, qua một quá trình tu luyện theo những bước nhất định, làm cho tinh – khí – thần trong cơ thể ngưng tụ không tan mà thành ra “tiên đan ”, tức “nội đan ”. Nội đan là hạt nhân của công phu tu luyện của Đạo giáo.

Vậy, Lò bát quái ở đâu?
Kim đan vấn đáp ghi: “Đan đây là đan điền; dịch là phế dịch (dịch ở phổi). Để phế dịch tụ về đan điền, cho nên gọi là kim dịch hoàn đan ”. “ Hoàn” có nghĩa là quay trở về . Đạo giáo luyện đan, khiến đan sa luyện thành thủy ngân, lâu mãi lại thành đan sa, bởi vậy gọi là Hoàn đan.
Vậy lò bát quái chính là Đan Điền (chắc các cụ xem phim Kim Dung cũng hay thấy những từ như Khí tụ Đan Điền rồi thì Tẩu hỏa nhập ma). Tam Điền gồm có Hạ, Trung, Thượng Điền biểu hiện bằng khái niệm Phương Thốn.

Lò bát quái đốt bằng gì?
Trong truyện, lò bát quái đốt bằng lửa tam muội: Tâm hỏa, thận hỏa, bàng quang hỏa. Tâm hỏa còn gọi là Quân hỏa, là Thượng muội hỏa. Thận hoả còn gọi là Thần hoả, là Trung muội hỏa. Bàng quang hỏa còn gọi là Dân hỏa, là Hạ muội hỏa.

Ngộ Không trong lò bát quái trốn ở cung Tốn (gió - khí) nên không bị tổn thương mà còn luyện thành hỏa nhãn kim tinh mang ý nghĩa gì?
Trong Thiền Lão có khái niệm Hỏa hậu: Chỉ độ lửa mạnh yếu trong quá trình luyện đan. Trong đan kinh đã dùng Hỏa (lửa) để chỉ Nguyên thần. “Hậu” có nghĩa là điều tiết theo từng giai đoạn. Theo các nhà Ngoại đan , “Hỏa Hậu” là sự điều tiết chuyển vận sức lửa trong quá trình luyện đan . Còn các nhà nội đan thì cho rằng công dụng ứng nghiệm của lửa là: khi tán thì thành khí, khi tụ thì thành hỏa, biến hóa thì thành nước; tác dụng của nó là “ngưng tụ nhất khí để chân nguyên không bị phân tán”.

Khái niệm Phong hỏa: Phong là tức, hoả là thần. Tức là khí một hô một hấp. Mạnh mẽ dung phong với hoả gọi là vũ hoả, hô hấp để tự nhiên gọi là văn hoả. Huỳnh đế nói: “Thần là hoả, tức là phong, dùng gió thổi lửa là hình thần kỳ diệu”. Lò Bát Quái đốt bằng văn hỏa, vũ hỏa, tùy lúc mà gia giảm khác nhau, chính là Hỏa Hậu. Nếu Hỏa Hậu không tốt, thừa, thiếu sẽ bị lửa lò bát quái đốt cháy (tẩu hỏa nhập ma - lửa chạy lung tung ma nhập). Hỏa hậu như nấu cơm, lúc mới nhuốm lửa nước lạnh gạo sống. Phải dùng vũ hỏa mãnh liệt khiến nó mau nóng. Nếu hoãn gấp không điều hòa, lúc cháy lúc tắt thì cơm được nấu sống chín không đều, vị cũng không ngon. Nếu đã dùng lửa lớn nấu qua thì nên dùng lửa nhỏ nấu từ từ cơm chín thì dừng lửa, nếu như vẫn dùng lửa lớn thì có sự sôi trào nước và cơm khê. Luyện đan vận dụng văn vũ hỏa hậu cũng thế, như trăm ngày tiểu chu thiên lúc luyện tinh nên dùng vũ hỏa, mười tháng đại chu thiên lúc luyện khí nên dùng văn hỏa. Nhưng nấu cơm là nấu vật có hình cho nên thời gian ngắn mà dễ, còn nấu luyện kim đan là vật không hình không chất, nếu hỏa hậu không được thích hợp thì ít thành công.

THẤT THẤT 49 ngày trong lò bát quái

Bảy là số thành của hỏa, tâm thuộc hỏa, trước đem tâm hỏa nhập vào đan điền, dưỡng được đoài kim sinh thủy, biến thành hổ tủy. Hổ sinh hướng tây sắc trắng, số của nó cũng là bảy. Hổ tủy trở lại nơi tâm điền, rồi lại xông lên thượng điền. Sau khi thủy hỏa giao nhau, nó giáng xuống hạ điền, tự nhiên thuần phục mà tĩnh định.
 
Chỉnh sửa cuối:

muoibaconcho

Xe điện
Biển số
OF-22710
Ngày cấp bằng
21/10/08
Số km
4,973
Động cơ
634,112 Mã lực
bây giờ mới hóng được bài của cụ, nhưng e thích :)
Em viết chậm, cụ thông cảm nhé. Bởi vì em hiểu là một nhẽ nhưng phải tìm dữ lieu chứng minh cho luận điểm. Mà những dữ lieu này, đều thuộc loại khó tìm, nhất là các sách Thiền Thần Tiên của Đạo Lão. Rồi phải lựa chọn, suy nghĩ viết sao cho dễ hiểu và hấp dẫn.
Cám ơn cụ đã theo dõi.
 

ngoc112bds

Xe tải
Biển số
OF-331883
Ngày cấp bằng
19/8/14
Số km
246
Động cơ
283,160 Mã lực
Em viết chậm, cụ thông cảm nhé. Bởi vì em hiểu là một nhẽ nhưng phải tìm dữ lieu chứng minh cho luận điểm. Mà những dữ lieu này, đều thuộc loại khó tìm, nhất là các sách Thiền Thần Tiên của Đạo Lão. Rồi phải lựa chọn, suy nghĩ viết sao cho dễ hiểu và hấp dẫn.
Cám ơn cụ đã theo dõi.
em chờ hóng tiếp các luận điểm của cụ ạ. :)
 

MR HUNTER

Xe hơi
Biển số
OF-315182
Ngày cấp bằng
9/4/14
Số km
147
Động cơ
296,090 Mã lực
Nơi ở
Thanh Xuân, Hà Nội
Hic, bài của cụ cao siêu quá, em đọc ko hiểu lắm. Em thì được 1 ông thấy giáo dạy văn cấp 3 có tóm tắt ý nghĩa của truyện Tây Du Ký như sau:
Câu truyện về 4 thầy trò Đường Tam Tạng là câu chuyện ẩn ý về toàn thể 1 con người, trong đó.
1. Tôn Ngộ Không là khối óc, là bộ não, thể hiện cho sự thông thái
2. Trư Bát Giới là cái bụng, thể hiện cho những ham muốn trần tục của con người.
3. Sa Tăng là trái tim, là sự ôn hòa giữa Khối óc và cái bụng
Còn Đường Tam Tạng chính là toàn vẹn 1 con người.

Cuộc hành trình đi lấy Chân Kinh, cũng chính là cuộc hành trình cuộc sống, hành trình đi tìm chân lý, lẽ phải. Trong cuộc hành trình này gặp vô vàn những khó khăn, nhưng mỗi khi Đường Tăng nghe lời Trư Bát Giới thì y như rằng cuộc sống sẽ bế tắc, còn khi nghe lời Ngộ Không thì sẽ thoát nạn, cuộc sống nở hoa. Cũng giống như mỗi chúng ta, khi làm theo sự thông thái của khối óc thì sẽ thành công, còn khi đắm chìm vào những đam mê trần tục của cái bụng thì thường sẽ u mê không lối thoát.
Còn Sa Tăng là trái tim, khi khối óc và cái bụng mâu thuẫn nhau, thì cần 1 trái tim để dung hòa 2 phần này. Vì lý do đó nên chúng ta có thể thấy trong phim mỗi lần anh Trư và anh Tôn cãi nhau, Sa Tăng luôn luôn đứng ra làm hòa :D

Em đóng góp chút ý kiến, mong các cụ chém nhẹ :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top