Em theo Thiền tông, không am hiểu và nghiên cứu nhiều kinh điển như cụ chủ...Nên ko diễn giải được như cụ. Em chỉ phân tích TDK thuần theo diễn biến tâm thức của 1 hành giả trong quá trình tu thiền dựa trên những gì đã thực chứng...Cụ chủ và các cụ đồng đạo thử ngẫm xem có hợp lý ko nhé, Nếu bài viết của em phiền đến mạch văn của cụ chủ, cụ báo để em del nhé! (Nếu nhìn nhận TDK theo diễn biến tâm thức thì có những điều tưởng chừng rất vô lý lại rất hợp lý).
Với người tu Thiền khi mới đọc TDK chúng ta có thể cảm nhận cách đặt vấn đề của NTA rất logic và trùng hợp với pháp môn của mình.
Tại sao NTA lại xây dựng hình tượng TNK là con khỉ chứ ko phải bất cứ con vật nào khác. Bởi với nhà phật, mà cụ thể hơn là Thiền tông thì ví tâm thức của con người như con khỉ, con vượn vậy. Trong 12 nguyện của người tu thiền thì nguyện thứ 9 có câu:
“Chín nguyện tâm vượn thôi nhảy nhót”.
Thứ 2, Tại sao hình tượng con khỉ TNK lại xuất hiện trước hình ảnh về Đường Tăng. Tất cả đều được NTA sắp xếp và dẫn dắt rất hợp lý theo diễn biến tâm thức.
Tâm của con người trần tục bình thường lúc chưa giác ngộ, vẫn còn vô minh thì hệt như con khỉ Tôn vậy...Nó bị ảnh hưởng, chi phối bởi tam độc, tham sân si mà luôn nhảy nhót và chạy lăng xăng, ko bao giờ yên tịnh cả...Cũng vì tham, sân, si mà luôn luôn có ham muốn, tranh đấu muốn vươn lên đỉnh cao...Giống TNK từ 1 con khỉ đá---> Thủ lĩnh lũ khỉ ở Hoa quả Sơn ---> học pháp thuật ---> Tranh đấu với trời, để thành Tề Thiên Đại Thánh (ở đây NTA muốn nói sâu xa hơn, trong các pháp môn tu đạo thì tu Phật mới là cao nhất, mới là chánh đạo nhất, còn như TNK thời gian đầu theo pháp Tu Tiên dù được làm thần tiên thật, tận tề thiên đại thánh cơ mà nhưng cũng chỉ là 1 bật mã ôn coi sóc ngựa ở Thiên Đình mà thôi).
Làm Bật Mã Ôn rồi nhưng TNK vẫn chưa hài lòng, vẫn muốn vươn cao hơn, nên lại tiếp tục đại náo Thiên Cung---> ý muốn nói Tu Tiên dù được làm thần tiên thì vẫn còn rất nhiều ham muốn, dục vọng, thậm chí còn tranh đấu nhiều hơn lúc làm con người vì khi có thần thông rồi họ như con khỉ Tôn vậy, coi trời bằng vung, như vậy thực tế lại gây hại cho bản thân và các chúng sanh khác.
Sau khi được Phật Tổ điểm hóa, thu phục và đày dưới Hoa Quả Sơn ---> Đây chính là giai đoạn của Tâm khi bắt đầu giác ngộ, tâm đã dần an tịnh lại. (Ngay chuyện TNK dù có Cân Đẩu Vân, có 72 phép thần thông, 1 mình có thể đánh bại cả trời và đất mà vẫn ko thể thoát khỏi bàn tay của Như Lai...cũng cho thấy tác giả đã đề cao Phật đạo như thế nào ---> Ý NTA ở đây Phật Đạo là vô thượng, Phật Pháp vô biên, Phật Pháp bao trùm vạn vật, không ai, không có gì có thể sánh được với Phật Pháp...).
Dù đã giác ngộ, nhưng quá trình tu Phật của con người từ giác ngộ đến giải thoát thì còn rất rất nhiều gian nan vất vả...bởi đây là quá trình biến đổi của tâm...Mà tâm thì ko có hình tướng, ko có bờ mé, tâm là vô hạn, ko ai, ko có gì có thể nắm bắt được tâm, ko biết khi nào sẽ kết thúc...
Đấy là lý do tại sao NTA lại để TNK bị đày tới tận 500 năm chứ không phải vài chục năm: 500 năm với cuộc đời 1 con người là rất dài bởi người thọ lắm cũng chỉ 2 lần 50 mà thôi, nhưng với những người tu đạo và trong dòng chảy luân hồi thì lại rất ngắn ---> Ý NTA ở đây muốn nói tu Phật không bao giờ là dễ dàng, không chỉ vài năm hay vài chục năm ngắn ngủi của đời người mà thành đạo được, mà phải tu qua nhiều đời, nhiều kiếp mới thành và thời điểm TNK gặp Phật Tổ và được Phật điểm hóa cũng chỉ là giai đoạn khởi đầu của giác ngộ, gieo duyên với Phật mà thôi...Khi đã có duyên rồi thì kiếp sau mình lại tiếp tục tu tập tiếp, cứ như vậy nhiều đời, nhiều kiếp cho đến khi thành đạo mới thôi...
500 năm sau mới bắt đầu xuất hiện nhân vật Đường Tăng, ---> có lẽ 500 năm với NTA là thời điểm chín mùi để 1 con người có duyên với Phật Pháp như con khỉ Tôn kia có thể tu tập thành đạo và Đường Tăng ở đây cũng có thể hiểu chính là luân hồi của 1 con người có cái tâm như con khỉ Tôn từ 500 năm trước qua nhiều kiếp tu tập theo Phật, tích phước hành thiện nên kiếp này đã chín mùi và được xuất gia từ rất sớm để chính thức theo con đường tu Phật. Quá trình tu Phật của 1 người, 1 hành giả bắt đầu bằng sự kiện Đường Tăng lên đường đi Tây Trúc Thỉnh Kinh...Ở đây NTA thật tài tình khi dùng ngòi bút ẩn dụ của mình để miêu tả sự biến chuyển của tâm thức của 1 hành giả trong quá trình hành thiền dựa trên 1 tích truyện có thật về Pháp Sư Huyền Trang trên đường tu học Phật pháp của ngài, 81 kiếp nạn mà Đường Tăng trải qua chính là sự đấu tranh trong nội tâm của hành giả để chiến thắng chính bản thân mình...chiến thắng cái tâm giả tạo để tìm lấy cái tâm chân thật (tâm Phật) của mình...
Các nhân vật: Đường Tăng, Ngộ Không, Bát Giới, Ngộ Tĩnh, Bạch Long Mã tất cả đều trong 1 người thôi, đều là Huyền Trang cả ---> Là các yếu tố mà 1 người tu thiền bắt buộc phải có, bắt buộc phải trải qua nếu muốn tu tập thành đạo và giải thoát
Ngộ Không: tượng trưng cho linh hồn, tâm và cũng chính là trí huệ, Tâm thì là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình tu phật rồi việc này không phải bàn cãi, vạn pháp đều từ tâm mà.
Đường Tăng: tượng trưng cho Thân, muốn tu phật thì bắt buộc phải có thân người (bởi chỉ có người mới có khả năng tu thành phật còn thần tiên, atula, ngạ quỷ hay súc sanh ko thể tu phật được)
Bạch Long Mã: Tượng trưng cho Ý (Trong 12 nguyện của người tu thiền thì nguyện thứ 10 chính là: Ý ngựa dứt cương yên) ---> Muốn tu phật phải có 1 ý chí quyết tâm
Bát Giới: tượng trưng cho Giới (Giới ở đây là giới luật, nhà phật có câu tam quy, ngũ giới) ---> Muốn tu phật bắt buộc phải giữ giới.
Ngộ Tĩnh: Tượng trưng cho Định (Chỉ có trong trạng thãi Tĩnh lặng hành giả mới nhập Định được)
Cách sắp xếp các nhân vật xuất hiện lần lượt theo thứ tự trên của NTA cũng rất ẩn ý và hợp lý theo diễn biến của thân tâm của người tu đạo: Ngộ Không --> Đường Tăng ---> Bạch Long Mã ---> Bát Giới ---> Ngộ Tĩnh
Tâm ( Ngộ Không) xuất hiện trước ---> Tâm (linh hồn) kết hợp với thân hình thành nên 1 con người hoàn chỉnh (Đường Tăng)---> Nhưng muốn tu phật được thì phải có 1 ý chí sắt đá và ý (Bạch Long Mã) xuất hiện ---> Có thân người, có ý chí rồi nhưng muốn tu phật bắt buộc hành giả phải giữ giới luật (Bát Giới xuất hiện) ---> Giữ đc giới và với sự kiên trì hành thiền đến 1 lúc nào đó hành giả sẽ đạt được định (Ngộ Tĩnh) ---> Định được rồi tiếp tục tu tập sẽ có được trí Huệ (Tâm lúc này sẽ ở 1 cảnh giới cao hơn nhiều, là cái tâm chân thật chứ ko phải cái tâm ban đầu)---> Có trí Huệ rồi thì mới có thể giải thoát cho mình và giải thoát cho mọi người...Theo đúng giáo lý của nhà Phật: Giới -> Định –> Tuệ (Huệ) -> Giải Thoát –> Giải thoát tri kiến.
Như vậy sau khi Đường Tăng gặp được Ngộ Tĩnh tức là hành giả đã định được trong quá trình tu thiền (Định có thể nói là giai đoạn khó đạt nhất của hành giả trong quá trình tu thiền)...Sau khi có định hành giả sẽ dần khai mở được các siêu giác quan (thần thông) ngoài ngũ giác bình thường: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Lúc này nhân sinh quan của hành giả về thế giới bắt đầu thay đổi. Trong thế giới thiền định, vía của hành giả có thể đi chu du khắp tam giới, từ quá khứ tới tương lai, nên việc gặp thần tiên, yêu ma là rất bình thường (yêu ma ở đây có thể là yêu ma thật, cũng có thể hiểu là phần ác trong tâm của hành giả)...các kiếp nạn mà Đường Tăng trải qua chính là quá trình biến đổi của tâm thức, là quá trình đấu tranh giữa thiện và ác, phải và trái, đúng và sai, buông xả và nắm giữ trong tâm thức của hành giả...nhờ sự đấu tranh đó mà nhận thức và trí huệ của hành giả liên tục tăng lên---> Từ đó hành giả sẽ tự tìm được pháp giải thoát cho mình và giải thoát cho chúng sanh.
Càng vào sâu trong định thì chướng ngại càng tăng lên và quá trình đấu tranh diễn ra càng mạnh mẽ hơn...tương ứng với các đối thủ là yêu ma càng lợi hại hơn...Quá trình khó nhất, gian nan nhất chính là đấu tranh giữa buông xả và nắm giữ. Nước Diệt Pháp (bỏ tất các các Pháp, bỏ tất cả thần thông), hình ảnh thân thể Tam Tạng trôi sông và cái Bát Vàng là 3 hình tượng tiêu biểu cho sự buông xả và giũ bỏ trước khi thành đạo, giải thoát...
Hình ảnh kinh vô tự và cái bát vàng mà nhiều người mổ xẻ, chỉ trích (kể cả những người tu phật theo pháp tiểu thừa) lại là 2 hình ảnh em cho rằng đẹp nhất trong tiểu thuyết của NTA, thấm nhuần tư tưởng của phật giáo đại thừa.
Kinh vô tự mới là kinh chân chính nhất. Bởi Phật Pháp là bất khả tư nghị, là không thể nghĩ bàn, không thể dùng lời nói, chữ viết để diễn tả cho mọi người hiểu được...mà chỉ có thể dùng tâm để ngộ, để cảm nhận mà thôi...Khi đã ngộ rồi thì nhìn kinh vô tự cũng như hữu tự vậy, không có khác biệt...Nhưng nếu kinh vô tự thì làm sao người thường, những người không có ngộ tính cao có thể hiểu được, có thể biết được về Phật Pháp để mà tu tập vì vậy mà ra đời kinh hữu tự sau đó (Không phải tự nhiên mà NTA lại sử dụng nhân vật chính trong tiểu thuyết của mình là Pháp sư Huyền Trang chứ không phải các vị Tổ sư nổi tiếng khác, bởi Huyền Trang là vị pháp sư đầu tiên và duy nhất đã dịch các kinh điển của Phật giáo từ tiếng Phạn ra tiếng Hán 1 cách hoàn chỉnh nhất, ông cũng là người dung hòa được giữa phật giáo Đại thừa và Tiểu thừa, đưa Phật giáo trở nên hưng thịnh vào thời nhà Đường, nhờ có Pháp Sư mà hàng triệu triệu người mới có kinh hữu tự, mới biết đến đạo phật để trở thành phật tử, để tu tập).
Như trong bài kệ phó Pháp mà đức Thích Ca truyền lại cho Tổ Sư Ca Diếp trước khi nhập niết bàn có 4 câu:
Pháp bổn pháp vô pháp
Vô pháp pháp diệc pháp
Kim phó vô pháp thời
Pháp pháp hà tằng pháp.
Như vậy Phật tổ truyền pháp lại cho Tổ Ca Diếp chính là truyền pháp tâm ấn, tâm truyền tâm, chứ không có văn tự, chẳng bằng lời nói, chẳng bằng gì cả...
Cái bát vàng: Là hình tượng rõ nét nhất về sự buông xả và giũ bỏ...Muốn thành Phật, giải thoát bắt buộc phải buông hết, xả hết không giữ lại 1 cái gì cả: Pháp, Thần thông, xác thân trần tục, thậm chí ngay cả tâm của mình...Hành giả cập bến Chân Như rồi thì phải bỏ chiếc đò ra chứ, vẫn còn lưu luyến thì làm sao mà đi được...Cát bát ở đây như chiếc đò vậy, là dính mắc trần tục cuối cùng...
Ngay cả các bậc A La Hán, Bồ Tát sở dĩ chưa thể thành phật được cũng vì các ngài chưa buông được hết, chưa xả được hết...Vẫn còn lưu luyến với nhân gian, với chúng sanh.
Như vậy nếu em cảm nhận không nhầm với TDK, NTA xây dựng lên 1 hình tượng Đường Tăng trên đường đi thỉnh kinh...Thực tế chính là miêu tả những quá trình biến đổi tâm thức của 1 hành giả trên con đường tu Thiền, hay nói đúng hơn là của chính tác giả...Những kiếp nạn mà Đường Tăng gặp phải trên đường tu học cũng chính là những trải nghiệm mà tác giả đã trải qua trên con đường hành thiền của mình...Bằng ngòi bút tài tình của mình NTA đã chuyển đổi những kinh tạng, những giáo lý sâu xa và khó hiểu của nhà Phật sang 1 tác phẩm văn học để dễ tiếp cận hơn với quần chúng nhân dân đặc biệt với những hành giả trên con đường tu học mà đang gặp khó khăn, chướng ngại...Nên em đánh giá TDK ngoài là 1 trong tứ đại kỳ thư của văn học Trung Hoa...còn là 1 cuốn chân kinh bằng văn học đối với những người tu thiền...TDK thực sự xứng đáng là tuyệt phẩm đứng đầu trong tứ đại kỳ thư!
Mời cụ chủ tiếp tục ạ, em vẫn hóng những phân tích của cụ về sự liên hệ các kiếp nạn của Đường Tăng với các kinh điển trong Phật học...chắc sẽ có nhiều điều thú vị...