[Funland] Ẩn ý trong truyện Tây Du Ký

Hoàng A Mã

Xe điện
Biển số
OF-300444
Ngày cấp bằng
2/12/13
Số km
3,029
Động cơ
331,956 Mã lực
Tự biên tự diễn cho sướng thôi chứ em thấy chả có gì cả.
 

trauxanh

Xe cút kít
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
17,905
Động cơ
427,864 Mã lực
Bộ 10 cuốn này dịch rất kém. Chữ nghĩa lủng củng.

Cụ đọc chuẩn phải bộ 4 tập năm 1991. Đoạn lời tựa và lời mở đầu có phần phê bình "3 lần đọc Tây Du" rất hay.
Bộ này 4 tập, 1988, được không ạ?
Em sưu tầm lâu rồi, cùng với hầu hết các bộ kinh điển xuất bản cùng thời 8x.

 

xdthienha

Xe container
Biển số
OF-55451
Ngày cấp bằng
21/1/10
Số km
6,266
Động cơ
494,625 Mã lực
Nơi ở
Quê em có Đồ Sơn cơ
Em vừa xem lại TDK, em hỏi cụ tí. 10 lần chiếu cảnh trên thiên đình là 10 lần thấy toàn ăn chơi tiệc tùng. Ông Ngọc Hoàng thì đủ 10 lần ngồi ở cung đình nghe đàn hát.
Vậy ý nghĩa nội dung tư tưởng của việc này là gì ạ.
 

nvcuongpro

Xe tải
Biển số
OF-180743
Ngày cấp bằng
17/2/13
Số km
217
Động cơ
337,810 Mã lực
cụ chủ theo đạo phật à, cụ viết rất hay
 

muoibaconcho

Xe điện
Biển số
OF-22710
Ngày cấp bằng
21/10/08
Số km
4,990
Động cơ
635,110 Mã lực
Em vừa xem lại TDK, em hỏi cụ tí. 10 lần chiếu cảnh trên thiên đình là 10 lần thấy toàn ăn chơi tiệc tùng. Ông Ngọc Hoàng thì đủ 10 lần ngồi ở cung đình nghe đàn hát.
Vậy ý nghĩa nội dung tư tưởng của việc này là gì ạ.
Em viết theo truyện ko theo phim cụ ợ. Dưng mờ cho cụ làm Ngọc Hoàng cụ có ăn chơi nhảy múa ko?
 

fordeverest2012

Xe điện
Biển số
OF-137063
Ngày cấp bằng
3/4/12
Số km
2,716
Động cơ
387,370 Mã lực
Cụ chủ phân tích hay quá. Bái phục, bái phục :))
 

traingheotetua

Xe tải
Biển số
OF-18796
Ngày cấp bằng
19/7/08
Số km
385
Động cơ
507,310 Mã lực
Lão 13 về war đi kìa. Nó đang đánh tan tác Clan của mình rồi.
 

ZARG

Xe container
Biển số
OF-123815
Ngày cấp bằng
11/12/11
Số km
7,995
Động cơ
406,115 Mã lực
Bộ này 4 tập, 1988, được không ạ?
Em sưu tầm lâu rồi, cùng với hầu hết các bộ kinh điển xuất bản cùng thời 8x.

Bộ nầy đó cụ.

Cụ để ý mấy đoạn miêu tả đọc rất sướng, dạng văn vần chứ không chuyển thể lục bát như bộ 10 tập.

Phần A Nan - Ca Diếp đòi bát vàng, trong bộ này đã giải thích rõ. Cụ chủ thớt viết còn có phần sai lệch so với nguyên tác!

P/S: bộ này xưa cứ 1-2 tháng mới ra 1 tập, giá bìa bằng 1 phần mấy tháng lương nhưng mẹ em vẫn quyết mua về. Nhà em có thêm bộ Hồng Lâu Mộng 8 tập nữa.

Thuỷ Hử, Tam Quốc Chí nhà em ko sưu tầm!
 
Chỉnh sửa cuối:

trauxanh

Xe cút kít
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
17,905
Động cơ
427,864 Mã lực
Bộ nầy đó cụ.

Cụ để ý mấy đoạn miêu tả đọc rất sướng, dạng văn vần chứ không chuyển thể lục bát như bộ 10 tập.

Phần A Nan - Ca Diếp đòi bát vàng, trong bộ này đã giải thích rõ. Cụ chủ thớt viết còn có phần sai lệch so với nguyên tác!

P/S: bộ này xưa cứ 1-2 tháng mới ra 1 tập, giá bìa bằng 1 phần mấy tháng lương nhưng mẹ em vẫn quyết mua về. Nhà em có thêm bộ Hồng Lâu Mộng 8 tập nữa.

Thuỷ Hử, Tam Quốc Chí nhà em ko sưu tầm!
Vâng..
Hì hì...
Em thì sưu tầm tương đối, ngoài 4 bộ cụ kể trên thì còn Phong Thần, Đông Chu, Kim Bình Mai...gần chục bộ.
Mà mãi sau này em mới có hứng sưu tầm, nên cũng khá mất công tìm.
Riêng TDK thì em có bộ truyện "Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh" của Trung Quốc in màu khổ to, chất giấy cứng bóng, vẽ hình minh họa rất đẹp. Trước cứ say sưa xem tranh là chính. :D
 

xdthienha

Xe container
Biển số
OF-55451
Ngày cấp bằng
21/1/10
Số km
6,266
Động cơ
494,625 Mã lực
Nơi ở
Quê em có Đồ Sơn cơ
Bộ nầy đó cụ.

Cụ để ý mấy đoạn miêu tả đọc rất sướng, dạng văn vần chứ không chuyển thể lục bát như bộ 10 tập.

Phần A Nan - Ca Diếp đòi bát vàng, trong bộ này đã giải thích rõ. Cụ chủ thớt viết còn có phần sai lệch so với nguyên tác!

P/S: bộ này xưa cứ 1-2 tháng mới ra 1 tập, giá bìa bằng 1 phần mấy tháng lương nhưng mẹ em vẫn quyết mua về. Nhà em có thêm bộ Hồng Lâu Mộng 8 tập nữa.

Thuỷ Hử, Tam Quốc Chí nhà em ko sưu tầm!
Nguyên tác nó như nào hả bác. Bác kể đê
 

tulipman

Xe buýt
Biển số
OF-24606
Ngày cấp bằng
22/11/08
Số km
870
Động cơ
494,019 Mã lực
Topic hay, đọc ngộ ra nhiều điều. Cám ơn cụ chủ thớt.
 

Bò Ma

Xe buýt
Biển số
OF-27819
Ngày cấp bằng
23/1/09
Số km
955
Động cơ
492,944 Mã lực
Em cũng có duyên với nhà Phật nhất là về Thiền nên những lý giải của cụ về TDK thật dễ hiểu ! Cám ơn cụ !

PS: Cụ [@ATXN;105728] nên có những bình luận theo chủ đề thớt thì hay hơn là cụ cóp bét , đến em là con nhà phật mà cũng không thể đọc hết những bài của cụ thì nói gì đến nhiều cụ trên này chưa hiểu hết về Phật giáo . Nếu cụ muốn thí pháp thì phải theo dòng mạch của thớt và câu cú để tất cả mọi người đều hiểu . Mong cụ thông cảm !
 

Tovsach

Xe tải
Biển số
OF-332701
Ngày cấp bằng
25/8/14
Số km
410
Động cơ
284,190 Mã lực
Khi xem phim này em thấy nổi bật của thông điệp bộ phim; 4(5) thầy trò là thể hiện những đăc chưng tính cách của con người ,hiền lành, chịu khó ,nghịch ngợm,tham ăn ,lười biếng.vv...khi Ngô thừa Ân viết tác phẩm này nhằm nói về cái đức tính của con người dù là ji thì quyết tâm cũng tu thành chính quả.........
 

zuka

Xe hơi
Biển số
OF-129435
Ngày cấp bằng
4/2/12
Số km
162
Động cơ
375,381 Mã lực
Cụ lý giải giúp em về Bạch cốt tinh, ngày trước có người còn lý giải chi tiết TNK dùng gậy như ý vẽ một vòng tròn là 1 định lý hình học do người TQ nghĩ ra (có lẽ là gọt chân cho vừa giày)
 

Hại Điện

Xe container
Biển số
OF-79106
Ngày cấp bằng
29/11/10
Số km
6,823
Động cơ
242,318 Mã lực
Vẫn đang hóng....
 

muoibaconcho

Xe điện
Biển số
OF-22710
Ngày cấp bằng
21/10/08
Số km
4,990
Động cơ
635,110 Mã lực
Phật ở trong Tâm, Ma ở trong Tâm

Trong truyện có 1 yêu quái 2 lần xuống phàm trần, không biết có cụ nào nhận ra không nhỉ.

Đó là con sư tử lông xanh của Văn Thù Bồ Tát. Lần thứ nhất ở nước Ô Kê mà em vừa kể. Lần thứ hai là ở núi Sư Đà 3 yêu quái là Sư Tử xanh của Văn Thù, Voi trắng của Phổ Hiền và Đại Bàng ( Kim Sí Điểu - chim cánh vàng) là cậu của Phật Như Lai.

Hoa Nghiêm Tam Thánh, Đại Hạnh Bồ tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng hầu bên trái, còn Đại Trí Bồ tát Văn Thù cưỡi sư tử hầu bên phải Đức Phật Tỳ Lô Giá Na. Hai vị dùng trí tuệ và hạnh nguyện đồng trợ hóa cùng Đức Tỳ Lô Giá Na (Pháp thân của Phật) hóa độ chúng sanh.


Trong tập này, Thái Bạch Kim Tinh đã báo cho 5 thầy trò biết yêu quái chặn đường vai vế rất khủng: Con yêu ấy gởi thơ đến núi Linh Sơn, năm trăm La hán phải nghinh tiếp. Gởi thiệp lên Thiên cung thì Nhị thập bát tú cũng kính nhường. Bốn biển Long vương là bằng hữu với chúng nó, Bát tiên ăn uống cũng phải mời, Thập điện minh vương đãi nó là anh em. Thổ Ðịa, Thành hoàng đều kính phục chúng nó. Thái Bạch đã biết nhẽ nào Phật không biết, Thái Bạch đã biết sao không bảo luôn cho Ngộ Không?

Trong truyện, Ngộ Không hỏi rất lắt léo: Nếu nó không bà con với Như Lai, sao Như Lai biết nó?

Phật giải thích: Lúc trời đất mới bắt đầu thì Phượng Hoàng làm chúa các loài chim, Kì Lân làm vua các loài thú. Phượng Hoàng sinh Khổng Tước mái và Đại Bàng trống. Khổng Tước nuốt cả đức Phật vào bụng, Phật phải khoét lỗ chui ra và muốn hóa kiếp Phượng Hoàng nhưng được chư Phật ngăn cản vì trong bụng nó mà chui ra thì cũng xem như là mẹ. Do vậy mà Khổng Tước là mẹ và Đại bàng là cậu.

Vâng, Phật Ma gì cũng từ Tâm mà ra hết vậy nên Phật có họ hàng với Ma.

Chú thích: Kim Sí Điểu - Ca lâu la (Raguda) là chim thần cánh vàng hình dáng giống đại bàng nhưng cực kỳ to lớn mỗi ngày ăn hết 1 con rồng chúa và 500 rồng con; là một loài trong Bát Bộ chúng. Kinh Cựu Hoa Nghiêm, quyển 36, Phật dạy: “Ví như Kim sí điểu, bay liệng trên hư không, dùng mắt thanh tịnh quán sát cung điện của Long vương, lấy hết sức mạnh của đôi cánh rẽ nước biển khiến nó tách làm hai. Biết con trai con gái của Long vương mệnh đã hết liền quắp lấy họ. Như Lai, bậc Chánh đẳng giác cũng như vậy, nếu thấy chúng sanh thiện căn đã chín muồi thì dùng hai cánh chỉ-quán rẽ nước biển sanh tử mà cứu độ”.
 
Chỉnh sửa cuối:

Mr Dior

Xe hơi
Biển số
OF-356310
Ngày cấp bằng
3/3/15
Số km
165
Động cơ
262,207 Mã lực
lót bàn phím hóng cụ. Mới đầu đọc tít tưởng mấy ẩn ý như trên mạng hay viết, nhưng đọc vào rồi mới thấy cụ rất am tường. Vodka cụ!
 

nhadatuytin

Xe container
Biển số
OF-86292
Ngày cấp bằng
23/2/11
Số km
7,956
Động cơ
464,847 Mã lực
Em theo Thiền tông, không am hiểu và nghiên cứu nhiều kinh điển như cụ chủ...Nên ko diễn giải được như cụ. Em chỉ phân tích TDK thuần theo diễn biến tâm thức của 1 hành giả trong quá trình tu thiền dựa trên những gì đã thực chứng...Cụ chủ và các cụ đồng đạo thử ngẫm xem có hợp lý ko nhé, Nếu bài viết của em phiền đến mạch văn của cụ chủ, cụ báo để em del nhé! (Nếu nhìn nhận TDK theo diễn biến tâm thức thì có những điều tưởng chừng rất vô lý lại rất hợp lý).

Với người tu Thiền khi mới đọc TDK chúng ta có thể cảm nhận cách đặt vấn đề của NTA rất logic và trùng hợp với pháp môn của mình.
Tại sao NTA lại xây dựng hình tượng TNK là con khỉ chứ ko phải bất cứ con vật nào khác. Bởi với nhà phật, mà cụ thể hơn là Thiền tông thì ví tâm thức của con người như con khỉ, con vượn vậy. Trong 12 nguyện của người tu thiền thì nguyện thứ 9 có câu:
“Chín nguyện tâm vượn thôi nhảy nhót”.

Thứ 2, Tại sao hình tượng con khỉ TNK lại xuất hiện trước hình ảnh về Đường Tăng. Tất cả đều được NTA sắp xếp và dẫn dắt rất hợp lý theo diễn biến tâm thức.
Tâm của con người trần tục bình thường lúc chưa giác ngộ, vẫn còn vô minh thì hệt như con khỉ Tôn vậy...Nó bị ảnh hưởng, chi phối bởi tam độc, tham sân si mà luôn nhảy nhót và chạy lăng xăng, ko bao giờ yên tịnh cả...Cũng vì tham, sân, si mà luôn luôn có ham muốn, tranh đấu muốn vươn lên đỉnh cao...Giống TNK từ 1 con khỉ đá---> Thủ lĩnh lũ khỉ ở Hoa quả Sơn ---> học pháp thuật ---> Tranh đấu với trời, để thành Tề Thiên Đại Thánh (ở đây NTA muốn nói sâu xa hơn, trong các pháp môn tu đạo thì tu Phật mới là cao nhất, mới là chánh đạo nhất, còn như TNK thời gian đầu theo pháp Tu Tiên dù được làm thần tiên thật, tận tề thiên đại thánh cơ mà nhưng cũng chỉ là 1 bật mã ôn coi sóc ngựa ở Thiên Đình mà thôi).

Làm Bật Mã Ôn rồi nhưng TNK vẫn chưa hài lòng, vẫn muốn vươn cao hơn, nên lại tiếp tục đại náo Thiên Cung---> ý muốn nói Tu Tiên dù được làm thần tiên thì vẫn còn rất nhiều ham muốn, dục vọng, thậm chí còn tranh đấu nhiều hơn lúc làm con người vì khi có thần thông rồi họ như con khỉ Tôn vậy, coi trời bằng vung, như vậy thực tế lại gây hại cho bản thân và các chúng sanh khác.

Sau khi được Phật Tổ điểm hóa, thu phục và đày dưới Hoa Quả Sơn ---> Đây chính là giai đoạn của Tâm khi bắt đầu giác ngộ, tâm đã dần an tịnh lại. (Ngay chuyện TNK dù có Cân Đẩu Vân, có 72 phép thần thông, 1 mình có thể đánh bại cả trời và đất mà vẫn ko thể thoát khỏi bàn tay của Như Lai...cũng cho thấy tác giả đã đề cao Phật đạo như thế nào ---> Ý NTA ở đây Phật Đạo là vô thượng, Phật Pháp vô biên, Phật Pháp bao trùm vạn vật, không ai, không có gì có thể sánh được với Phật Pháp...).

Dù đã giác ngộ, nhưng quá trình tu Phật của con người từ giác ngộ đến giải thoát thì còn rất rất nhiều gian nan vất vả...bởi đây là quá trình biến đổi của tâm...Mà tâm thì ko có hình tướng, ko có bờ mé, tâm là vô hạn, ko ai, ko có gì có thể nắm bắt được tâm, ko biết khi nào sẽ kết thúc...
Đấy là lý do tại sao NTA lại để TNK bị đày tới tận 500 năm chứ không phải vài chục năm: 500 năm với cuộc đời 1 con người là rất dài bởi người thọ lắm cũng chỉ 2 lần 50 mà thôi, nhưng với những người tu đạo và trong dòng chảy luân hồi thì lại rất ngắn ---> Ý NTA ở đây muốn nói tu Phật không bao giờ là dễ dàng, không chỉ vài năm hay vài chục năm ngắn ngủi của đời người mà thành đạo được, mà phải tu qua nhiều đời, nhiều kiếp mới thành và thời điểm TNK gặp Phật Tổ và được Phật điểm hóa cũng chỉ là giai đoạn khởi đầu của giác ngộ, gieo duyên với Phật mà thôi...Khi đã có duyên rồi thì kiếp sau mình lại tiếp tục tu tập tiếp, cứ như vậy nhiều đời, nhiều kiếp cho đến khi thành đạo mới thôi...

500 năm sau mới bắt đầu xuất hiện nhân vật Đường Tăng, ---> có lẽ 500 năm với NTA là thời điểm chín mùi để 1 con người có duyên với Phật Pháp như con khỉ Tôn kia có thể tu tập thành đạo và Đường Tăng ở đây cũng có thể hiểu chính là luân hồi của 1 con người có cái tâm như con khỉ Tôn từ 500 năm trước qua nhiều kiếp tu tập theo Phật, tích phước hành thiện nên kiếp này đã chín mùi và được xuất gia từ rất sớm để chính thức theo con đường tu Phật. Quá trình tu Phật của 1 người, 1 hành giả bắt đầu bằng sự kiện Đường Tăng lên đường đi Tây Trúc Thỉnh Kinh...Ở đây NTA thật tài tình khi dùng ngòi bút ẩn dụ của mình để miêu tả sự biến chuyển của tâm thức của 1 hành giả trong quá trình hành thiền dựa trên 1 tích truyện có thật về Pháp Sư Huyền Trang trên đường tu học Phật pháp của ngài, 81 kiếp nạn mà Đường Tăng trải qua chính là sự đấu tranh trong nội tâm của hành giả để chiến thắng chính bản thân mình...chiến thắng cái tâm giả tạo để tìm lấy cái tâm chân thật (tâm Phật) của mình...

Các nhân vật: Đường Tăng, Ngộ Không, Bát Giới, Ngộ Tĩnh, Bạch Long Mã tất cả đều trong 1 người thôi, đều là Huyền Trang cả ---> Là các yếu tố mà 1 người tu thiền bắt buộc phải có, bắt buộc phải trải qua nếu muốn tu tập thành đạo và giải thoát
Ngộ Không: tượng trưng cho linh hồn, tâm và cũng chính là trí huệ, Tâm thì là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình tu phật rồi việc này không phải bàn cãi, vạn pháp đều từ tâm mà.
Đường Tăng: tượng trưng cho Thân, muốn tu phật thì bắt buộc phải có thân người (bởi chỉ có người mới có khả năng tu thành phật còn thần tiên, atula, ngạ quỷ hay súc sanh ko thể tu phật được)
Bạch Long Mã: Tượng trưng cho Ý (Trong 12 nguyện của người tu thiền thì nguyện thứ 10 chính là: Ý ngựa dứt cương yên) ---> Muốn tu phật phải có 1 ý chí quyết tâm
Bát Giới: tượng trưng cho Giới (Giới ở đây là giới luật, nhà phật có câu tam quy, ngũ giới) ---> Muốn tu phật bắt buộc phải giữ giới.
Ngộ Tĩnh: Tượng trưng cho Định (Chỉ có trong trạng thãi Tĩnh lặng hành giả mới nhập Định được)
Cách sắp xếp các nhân vật xuất hiện lần lượt theo thứ tự trên của NTA cũng rất ẩn ý và hợp lý theo diễn biến của thân tâm của người tu đạo: Ngộ Không --> Đường Tăng ---> Bạch Long Mã ---> Bát Giới ---> Ngộ Tĩnh

Tâm ( Ngộ Không) xuất hiện trước ---> Tâm (linh hồn) kết hợp với thân hình thành nên 1 con người hoàn chỉnh (Đường Tăng)---> Nhưng muốn tu phật được thì phải có 1 ý chí sắt đá và ý (Bạch Long Mã) xuất hiện ---> Có thân người, có ý chí rồi nhưng muốn tu phật bắt buộc hành giả phải giữ giới luật (Bát Giới xuất hiện) ---> Giữ đc giới và với sự kiên trì hành thiền đến 1 lúc nào đó hành giả sẽ đạt được định (Ngộ Tĩnh) ---> Định được rồi tiếp tục tu tập sẽ có được trí Huệ (Tâm lúc này sẽ ở 1 cảnh giới cao hơn nhiều, là cái tâm chân thật chứ ko phải cái tâm ban đầu)---> Có trí Huệ rồi thì mới có thể giải thoát cho mình và giải thoát cho mọi người...Theo đúng giáo lý của nhà Phật: Giới -> Định –> Tuệ (Huệ) -> Giải Thoát –> Giải thoát tri kiến.

Như vậy sau khi Đường Tăng gặp được Ngộ Tĩnh tức là hành giả đã định được trong quá trình tu thiền (Định có thể nói là giai đoạn khó đạt nhất của hành giả trong quá trình tu thiền)...Sau khi có định hành giả sẽ dần khai mở được các siêu giác quan (thần thông) ngoài ngũ giác bình thường: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Lúc này nhân sinh quan của hành giả về thế giới bắt đầu thay đổi. Trong thế giới thiền định, vía của hành giả có thể đi chu du khắp tam giới, từ quá khứ tới tương lai, nên việc gặp thần tiên, yêu ma là rất bình thường (yêu ma ở đây có thể là yêu ma thật, cũng có thể hiểu là phần ác trong tâm của hành giả)...các kiếp nạn mà Đường Tăng trải qua chính là quá trình biến đổi của tâm thức, là quá trình đấu tranh giữa thiện và ác, phải và trái, đúng và sai, buông xả và nắm giữ trong tâm thức của hành giả...nhờ sự đấu tranh đó mà nhận thức và trí huệ của hành giả liên tục tăng lên---> Từ đó hành giả sẽ tự tìm được pháp giải thoát cho mình và giải thoát cho chúng sanh.

Càng vào sâu trong định thì chướng ngại càng tăng lên và quá trình đấu tranh diễn ra càng mạnh mẽ hơn...tương ứng với các đối thủ là yêu ma càng lợi hại hơn...Quá trình khó nhất, gian nan nhất chính là đấu tranh giữa buông xả và nắm giữ. Nước Diệt Pháp (bỏ tất các các Pháp, bỏ tất cả thần thông), hình ảnh thân thể Tam Tạng trôi sông và cái Bát Vàng là 3 hình tượng tiêu biểu cho sự buông xả và giũ bỏ trước khi thành đạo, giải thoát...

Hình ảnh kinh vô tự và cái bát vàng mà nhiều người mổ xẻ, chỉ trích (kể cả những người tu phật theo pháp tiểu thừa) lại là 2 hình ảnh em cho rằng đẹp nhất trong tiểu thuyết của NTA, thấm nhuần tư tưởng của phật giáo đại thừa.

Kinh vô tự mới là kinh chân chính nhất. Bởi Phật Pháp là bất khả tư nghị, là không thể nghĩ bàn, không thể dùng lời nói, chữ viết để diễn tả cho mọi người hiểu được...mà chỉ có thể dùng tâm để ngộ, để cảm nhận mà thôi...Khi đã ngộ rồi thì nhìn kinh vô tự cũng như hữu tự vậy, không có khác biệt...Nhưng nếu kinh vô tự thì làm sao người thường, những người không có ngộ tính cao có thể hiểu được, có thể biết được về Phật Pháp để mà tu tập vì vậy mà ra đời kinh hữu tự sau đó (Không phải tự nhiên mà NTA lại sử dụng nhân vật chính trong tiểu thuyết của mình là Pháp sư Huyền Trang chứ không phải các vị Tổ sư nổi tiếng khác, bởi Huyền Trang là vị pháp sư đầu tiên và duy nhất đã dịch các kinh điển của Phật giáo từ tiếng Phạn ra tiếng Hán 1 cách hoàn chỉnh nhất, ông cũng là người dung hòa được giữa phật giáo Đại thừa và Tiểu thừa, đưa Phật giáo trở nên hưng thịnh vào thời nhà Đường, nhờ có Pháp Sư mà hàng triệu triệu người mới có kinh hữu tự, mới biết đến đạo phật để trở thành phật tử, để tu tập).

Như trong bài kệ phó Pháp mà đức Thích Ca truyền lại cho Tổ Sư Ca Diếp trước khi nhập niết bàn có 4 câu:
Pháp bổn pháp vô pháp
Vô pháp pháp diệc pháp
Kim phó vô pháp thời
Pháp pháp hà tằng pháp.
Như vậy Phật tổ truyền pháp lại cho Tổ Ca Diếp chính là truyền pháp tâm ấn, tâm truyền tâm, chứ không có văn tự, chẳng bằng lời nói, chẳng bằng gì cả...

Cái bát vàng: Là hình tượng rõ nét nhất về sự buông xả và giũ bỏ...Muốn thành Phật, giải thoát bắt buộc phải buông hết, xả hết không giữ lại 1 cái gì cả: Pháp, Thần thông, xác thân trần tục, thậm chí ngay cả tâm của mình...Hành giả cập bến Chân Như rồi thì phải bỏ chiếc đò ra chứ, vẫn còn lưu luyến thì làm sao mà đi được...Cát bát ở đây như chiếc đò vậy, là dính mắc trần tục cuối cùng...
Ngay cả các bậc A La Hán, Bồ Tát sở dĩ chưa thể thành phật được cũng vì các ngài chưa buông được hết, chưa xả được hết...Vẫn còn lưu luyến với nhân gian, với chúng sanh.

Như vậy nếu em cảm nhận không nhầm với TDK, NTA xây dựng lên 1 hình tượng Đường Tăng trên đường đi thỉnh kinh...Thực tế chính là miêu tả những quá trình biến đổi tâm thức của 1 hành giả trên con đường tu Thiền, hay nói đúng hơn là của chính tác giả...Những kiếp nạn mà Đường Tăng gặp phải trên đường tu học cũng chính là những trải nghiệm mà tác giả đã trải qua trên con đường hành thiền của mình...Bằng ngòi bút tài tình của mình NTA đã chuyển đổi những kinh tạng, những giáo lý sâu xa và khó hiểu của nhà Phật sang 1 tác phẩm văn học để dễ tiếp cận hơn với quần chúng nhân dân đặc biệt với những hành giả trên con đường tu học mà đang gặp khó khăn, chướng ngại...Nên em đánh giá TDK ngoài là 1 trong tứ đại kỳ thư của văn học Trung Hoa...còn là 1 cuốn chân kinh bằng văn học đối với những người tu thiền...TDK thực sự xứng đáng là tuyệt phẩm đứng đầu trong tứ đại kỳ thư!

Mời cụ chủ tiếp tục ạ, em vẫn hóng những phân tích của cụ về sự liên hệ các kiếp nạn của Đường Tăng với các kinh điển trong Phật học...chắc sẽ có nhiều điều thú vị...
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top