[Funland] Ẩn ý trong truyện Tây Du Ký

IxxI

Xe tăng
Biển số
OF-123333
Ngày cấp bằng
7/12/11
Số km
1,718
Động cơ
394,853 Mã lực
Tuổi
44
Website
sieusim.com
Cụ chủ edit luôn ở trang 1 cho tiện theo dõi, chứ rải rác ở từng trang em sợ khó theo quá..hi..hi. Em kính cụ 1 ly rồi ạ.
 

muoibaconcho

Xe điện
Biển số
OF-22710
Ngày cấp bằng
21/10/08
Số km
4,961
Động cơ
635,045 Mã lực
BỎ GIẢ NHẬN CHÂN

Vẫn trong truyện 3 yêu quái ở Sư Đà. Thủ đoạn của cả 2 bên là đều dùng các phép giả dối, lừa gạt nhau. Yêu tinh đã chịu cho Tam Tạng qua núi thì nhưng nửa chừng lại đổi ý. Chuyện này lặp lại đến mấy lần. Đến cuối còn giả là đã ăn thịt Tam Tạng khiến cho Ngộ Không chán nản. Đây là điểm đặc biệt trong câu chuyện này: Giả và Thật.

Kinh Kim Cang: Đức Phật dạy, Phàm cái gì có hình tướng đều là giả dối, nếu thấy các hình tướng đều không phải tướng, đó là thấy Phật.

Thế nào là hình tướng giả dối? Giả sử các cụ có 1 cái bàn thì các cụ gọi đó là cái bàn. Vì con mắt các cụ thấy hình dáng, hình dáng đó gợi đến cái công năng sử dụng. Nhưng một con mèo nó nhìn thấy cái bàn của các cụ thì nó thấy chả phải cái bàn, chỉ là 1 cái chướng ngại vật. Một con mọt nó nhìn thấy cái bàn là thực phẩm. Thế thì cái bàn chỉ là theo quan điểm riêng của các cụ chứ chả phải là bản chất chân thật.

Một ví dụ khác: 1 cụ rơi hợp đồng, cụ khác ký được. Cụ hỏng HĐ buồn, cụ được HĐ vui, những cụ khác không liên quan chả vui, chả buồn. Vậy, cái sự ký HĐ nó không bao gồm cái vui, buồn, không vui, không buồn mà đó chỉ là do cá nhân các cụ gán ghép cái vui cái buồn vào đó. Nguyên nhân cái vui, cái buồn nó đến từ cái việc thu lợi vật chất. Cái vật chất đó nó chỉ làm các cụ sướng đc 1 tý chứ chả giúp các cụ thoát khỏi khổ đau. Đấy gọi là giả dối.




HT Thích Thanh Từ: Thiền tông chủ trương không có một pháp dạy người, chỉ dùng trí mình soi lại để thấy cái thật cái hư nơi mình.

Tất nhiên, em nói như thế này cũng mới chỉ là hiểu lý chứ chẳng tỏ lý. Đa số các cụ cũng vậy, nên các cụ có thấy lùng bùng thì cũng bình thường thôi.
 

vuadivuakhoc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-331502
Ngày cấp bằng
16/8/14
Số km
246
Động cơ
283,850 Mã lực
cụ viết thì viết nốt đê.đang đoạn cao trào
 

cardreamer

Xe điện
Biển số
OF-147473
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
3,851
Động cơ
393,331 Mã lực
Nơi ở
Quảng Ninh
Ẩn ý rõ ràng nhất, theo nhà cháu là: mối nguy lớn nhất cho ta chính là đàn bà và yêu quái huhu
 

ckvnvtbd

Xe tăng
Biển số
OF-69684
Ngày cấp bằng
2/8/10
Số km
1,252
Động cơ
438,393 Mã lực
Đọc thớt này, rồi link sang thuvienhoasen đọc gần hết các topic, tự dưng cháu thấy trở nên vô nghĩa vãi. Có khi cháu tìm ngôi chùa nào hẻo lánh tí để xuống tóc thôi các cụ ạ.
 

muoibaconcho

Xe điện
Biển số
OF-22710
Ngày cấp bằng
21/10/08
Số km
4,961
Động cơ
635,045 Mã lực
Tứ đại: đất nước gió lửa. Phật giáo khởi thủy ở ấn độ nên 4 yếu tố hình thành nên thế giới (giống phương tay chứ không theo quan niệm ngũ hành như TQ.
Ngũ Uẩn: Sắc thọ tưởng hành thức.

Quả trứng đá ( đât ) vốn là cái nhân, hấp thu tinh khí trời đất, một cơn gió ( gió) thổi qua (đủ duyên ) vỡ tung mà sinh ra thạch hầu (đất).
Ngộ Không đại náo thủy cung (nước) lấy được đại hải thần châm hay còn gọi là gậy như ý, món bảo bối theo Ngộ Không suốt từ đàu tới cuối. Tập đánh với trâu xanh của Thái Thương Lão Quân, con trâu dùng chiếc vòng cướp mất gậy Như Ý tfhi Ngộ Không chỉ có bó tay mà đi cầu viện. Như thế, gậy Như ý là bảo bối cực quan trọng của Ngộ Không. Gậy Như ý có khả năng biến hóa linh hoạt giống như tính linh hoạt của nước ( nước đựng trong bình tròn thì hình tròn, đựng trong bình vuông thì bình vuông )
Ngộ Không làm loạn Thiên Cung bị Thái Thượng Lão Quân đốt (lửa ) trong lò bát quái. Ngộ Không trốn ở cung Tốn (gió ) và luyện thành Hỏa nhãn kim tinh có khả năng phân biệt đúng sai thật giả.
Như vậy, 4 giai đoạn quan trọng của Ngộ Không được đánh dấu bởi 4 yếu tố đát nước gió lửa: tứ đại.

Ngộ Không không thoát khỏi bàn tay Như Lai là vì Pháp của Như Lai bao trùm tất cả các pháp.
Phật biến 5 ngón tay thành núi Ngũ Hành giam 500 năm. Núi ngũ hành này là gì? Có phải kim mộc thủy hỏa thổ? Danh xưng thì đúng là vậy nhưng Phật giáo vốn chỉ có tứ đại chứ ko có ngũ hành. Vậy, theo em Ngũ hành sơn là tượng trưng cho Ngũ Uẩn.

Trích Ma ha bát nhã ba la mật đa tâm kinh: Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật đA thời chiếu kiến Ngũ Uẩn Giai Không độ nhất thiết khổ ách.

Ngộ Không chưa ngộ được ngũ uẩn giai không nên dù có thần thông quảng đại cũng chưa thể đoạn tuyệt khổ đau.
 

TRIHON

Xe tải
Biển số
OF-168541
Ngày cấp bằng
26/11/12
Số km
319
Động cơ
341,219 Mã lực
Góc nhìn của cụ hay quá, cho em hóng với. Thanks Cụ!
 

dangduong

Xe container
Biển số
OF-96407
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
6,554
Động cơ
445,839 Mã lực
Phải có gì đó TDK mới đc xếp trong tứ đại kỳ thư. Nếu chỉ đơn giản thần tiên thì cũng chỉ ngang hàng Liêu Trai Chí Dị mà thôi.
Nếu các cụ mà bảo em phân tích này nọ hay quá thì cái ông Ngô Thừa Ân ấy còn hay và hiểu Thiền nhà Phật đến chừng nào.
Riêng sự xếp hạng này của cụ chủ em ko tán thành. Liêu Trai em biết cũng là kì thư, so với TDK nó có cái riêng, nước sông ko phạm nước giếng.
Nếu được, cụ chủ cho vài đánh giá của các bậc học giả khác về 2 tác phẩm này cho khách quan?
Nếu cho em xếp hạng:
Cá nhân em thì truyện Tàu cổ, nói rộng hơn là văn sử Tàu cổ thì em thich các quyển Sử kí, Hồng Lâu Mộng, Liêu Trai, Hàn Phi Tử, Tam Quôc, Đông Chu liệt quốc. TDK em xếp dưới các truyện trên, ngang bằng với Thủy Hử, Chuyện làng Nho,
 

langtudg

Xe tải
Biển số
OF-144010
Ngày cấp bằng
31/5/12
Số km
437
Động cơ
366,118 Mã lực
Phải có gì đó TDK mới đc xếp trong tứ đại kỳ thư. Nếu chỉ đơn giản thần tiên thì cũng chỉ ngang hàng Liêu Trai Chí Dị mà thôi.
Nếu các cụ mà bảo em phân tích này nọ hay quá thì cái ông Ngô Thừa Ân ấy còn hay và hiểu Thiền nhà Phật đến chừng nào.
Cụ có khi nào nghĩ Ngô Thừa Ân ko phải là tác giả ban đầu của truyện TDK ko ạ? Em thấy trong truyện này sử dụng ngôn từ của cả Tiên lẫn Phật.
 

pinkmoth

Xe buýt
Biển số
OF-317575
Ngày cấp bằng
27/4/14
Số km
615
Động cơ
296,720 Mã lực
klq nhưng ngày xưa có ông thầy giảng viên ĐH Công nghiệp hcm mê nghiên cứu đạo Phật khi lên lớp cũng hay giảng về sự liên quan giữa TDK và đạo Phật cho sinh viên lắm. Mà h e quên hết trơn rồi =))
 

muoibaconcho

Xe điện
Biển số
OF-22710
Ngày cấp bằng
21/10/08
Số km
4,961
Động cơ
635,045 Mã lực
Riêng sự xếp hạng này của cụ chủ em ko tán thành. Liêu Trai em biết cũng là kì thư, so với TDK nó có cái riêng, nước sông ko phạm nước giếng.
Nếu được, cụ chủ cho vài đánh giá của các bậc học giả khác về 2 tác phẩm này cho khách quan?
Nếu cho em xếp hạng:
Cá nhân em thì truyện Tàu cổ, nói rộng hơn là văn sử Tàu cổ thì em thich các quyển Sử kí, Hồng Lâu Mộng, Liêu Trai, Hàn Phi Tử, Tam Quôc, Đông Chu liệt quốc. TDK em xếp dưới các truyện trên, ngang bằng với Thủy Hử, Chuyện làng Nho,
Liêu Trai Chí Dị qua đánh giá của Wiki http://vi.wikipedia.org/wiki/Liêu_trai_chí_dị
Liêu trai chí dị (chữ Hán: 聊齋志異), với ý nghĩa là những chuyện quái dị chép ở căn nhà tạm, là tập truyện ngắn gồm 431 thiên, ra đời vào đầu đời nhà Thanh (cuối thế kỷ 17) của nhà văn Trung Quốc Bồ Tùng Linh. Bộ truyện này được coi là một kì thư và được đánh giá là đỉnh cao của tiểu thuyết văn ngôn thời cổ đại.

Tứ đại kỳ thư : Tam quốc diễn nghĩa · Thủy hử · Tây du ký · Kim Bình Mai

Như vậy, nếu căn cứ trên wiki thì LTCD là kỳ thư nhưng vẫn chưa kỳ bằng 4 truyện trên nên chỉ có 4 truyện ấy đc xếp trong tứ đại kỳ thư.

Nói về mức độ phổ biến, LTCD cũng không bằng TQDN, TH, TDK.

Tất nhiên, cảm nhận mỗi người mỗi khác và những đánh giá được dựa trên ý kiến đa số. Cá nhân em hồi bé thích nhất TQDN, lớn tí em thích TH, hiện giờ là TDK, mấy năm nữa chắc là KBM . :)

Nếu cụ hiểu được nhiều cái hay của LTCD cụ có thể mở một thớt để mọi người cũng bàn luận và tìm hiểu về LTCD.
 

muoibaconcho

Xe điện
Biển số
OF-22710
Ngày cấp bằng
21/10/08
Số km
4,961
Động cơ
635,045 Mã lực
Nước Diệt Pháp

Tóm tắt nội dung: Sau khi qua khỏi động Không đáy, mấy thầy trò được Quán Âm Bồ Tát cảnh báo sẽ đi qua nước Diệt Pháp. Vua nước này vô cớ thệ nguyện giết 1 vạn nhà sư, đến nay còn thiếu 4 vị nữa là đủ số. 4 thầy trò trốn vào tủ và bị bọn trộm khiêng đi. Ngộ Không biến hình vào cung cạo sạch đầu từ vua hậu và bá quan. Vua nhận ra sai lầm và xin đổi tên nước thành Khâm (khâm có nghĩa là kính) Pháp.



Trên mạng có một diễn giải theo ý các pháp đều là không, vậy nên Diệt Pháp. Tuy nhiên, theo em, ý kiến này là sai lầm. Bởi lẽ, nếu đã đúng thì tại sao Ngộ Không phải dạy cho vua một bài học, nếu đã đúng thì tại sao lại đổi tên thành Khâm Pháp. Rõ ràng, vua Diệt Pháp đã mắc sai lầm và mấy thầy trò đến để sửa sai cho nhà vua, không thể diệt Pháp mà phải có Pháp.

Đến chỗ này, các cụ lại bảo: Sao cụ vừa mới viết Vô tự chân kinh mới là thượng thừa. Vô tự là chẳng có chữ, không có chữ là không có Pháp. Không có Pháp thì diệt Pháp là đúng rồi.

Thế nghĩa là thế nào? Thực ra là thế này: "Tùy duyên thuyết Pháp độ mình hết mê". Có nghĩa là tùy theo sự giác ngộ của mỗi chúng sinh mà chọn lựa Pháp phù hợp. Tuy nhiên, khi đã đến cảnh giới cao nhất sẽ thấy Vô Pháp- Vô tự kinh (như Tam Tạng đoạn cuối). Còn với chúng sinh bình thường không sao hiểu nổi Vô Tự, Vô Pháp, vậy nên phải có Pháp, có kinh có chữ để chúng sinh hiểu phần nào, rồi từ từ tu học mà tiến triển.

Vua nước Diệt Pháp là điển hình cho người tu hành (vì lẽ đó mà khi mới đến nước Diệt Pháp, Ngộ Không thấy "tượng khí hiền lành" đã nói: "Nước nầy tử tế quá chừng, sao gọi là Diệt Pháp?") thủ chấp vào cái Không. Đây là một điển hình của hiểu lý mà chẳng tỏ lý.

Một ví dụ: Các cụ đọc Ma ha bát nhã đến đoạn: Thị chư Pháp không tướng, bất sanh bất diệt bất cấu (không bẩn) bất tịnh, bất tăng bất giảm... rồi cho đem tượng Phật mà thờ ở nơi ô uế với lý do là bất cấu, không bẩn thì có đúng không? Sai hoàn toàn nhé. Em với các cụ chỉ đọc và hiểu như con vẹt thôi, chưa đạt đến mức tỏ, ngộ. Các cụ có dám bốc những thứ dơ bẩn bỏ vào mồm không? Nếu không dám tức là chưa tỏ, chưa ngộ. Trong khi đó, ông Tế Công ăn thịt chó lại không sai vì ông ý đã ngộ được cái bất cấu bất tịnh.

Chỉ dùng lời nói, văn viết thì không có cách nào để phân biệt rõ giữa hiểu lý và tỏ lý. Cái hiểu cái tỏ cái Ngộ chỉ có bản thân mình biết. Chưa Ngộ thì phải kính Pháp chứ không được diệt Pháp.
 

greenkar

Xe tăng
Biển số
OF-27871
Ngày cấp bằng
25/1/09
Số km
1,650
Động cơ
498,135 Mã lực
1 tác phẩm ca tụng phật giáo thôi cụ ợ, phủ nhận mọi quan điểm khác nên khá phiến diện
 

dangduong

Xe container
Biển số
OF-96407
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
6,554
Động cơ
445,839 Mã lực
Có nhiều tứ đại kì thư hay sao ấy cụ ạ. Chẳng hạn, em cũng vừa vào wiki, thì Hồng Lâu Mộng cũng là một trong Tứ đại kì thư, còn Liêu trai là đỉnh cao của tiểu thuyết văn ngôn.
Nhưng chưa có một tiểu thuyết nào tạo thành cả một môn học nghiên cứu về nó như Hồng Lâu Mộng, gọi là Hồng học, nên em coi nó là tiểu thuyết đỉnh nhất. Cả một xh Trung hoa được dựng nên một cách chân thực sống động, triết lý sâu sắc, giàu sang phú quý thật mỏng manh, chỉ là mộng ảo phù du chớp mắt, một nền văn hóa phương Đông trong đó có bóng dáng cả VN, với thân phận đủ mọi hạng người, trên 500 nhân vật, từ sang đến hèn, rốt cuộc, nào ai được hạnh phúc, bình an? Kinh quá cụ ạ.
Tây du, thủy hử, tam quốc.... dễ đọc hơn, trẻ em cũng mê, nên phổ biến hơn, chứ về sự sâu sắc của triết lý, về công phu khảo cứu xh, phục dựng lại nó... e rằng ko thể so sánh nổi với Hồng Lâu mộng.
Liễu Trai cũng sâu sắc, chuyện Hồ ly nhưng là chuyện của nhân tình thế thái, chuyện trái ngang trong xh, chuyện tình yêu đôi lứa trong một xh khe khắt bất công. Em đọc lâu rồi, chi tiết quên đi, nhưng ấn tượng về sự khâm phục của mình khi đọc thì vẫn nhớ.
Tây du, theo như cụ phân tích thì cũng hay, nó minh họa triết lý Phật giáo, nhưng chỉ có thế thì nó khó coi là vĩ đại. Chính cái ly kì hấp dẫn người đọc. Và với cả hai cái đó, nó không thể bước lên tầm những tác phẩm vĩ đại nhất của nhân loại, như Hồng Lâu mộng, thậm chí cá nhân em thấy Liêu Trai sâu sắc hơn về xh, về con người.
 

thinhkieuphong

Xe điện
Biển số
OF-151242
Ngày cấp bằng
1/8/12
Số km
3,663
Động cơ
390,017 Mã lực
em thì thấy Hồng Lâu Mộng cứ sến kiểu gì ấy, còn Liêu Trai thì em thấy ko = TDK được :D
 

nhadatuytin

Xe container
Biển số
OF-86292
Ngày cấp bằng
23/2/11
Số km
7,956
Động cơ
464,847 Mã lực
Tứ đại: đất nước gió lửa. Phật giáo khởi thủy ở ấn độ nên 4 yếu tố hình thành nên thế giới (giống phương tay chứ không theo quan niệm ngũ hành như TQ.
Em ko hiểu sao trong sách vở hiện nay lại dùng là tứ đại...chứ ngày xửa ngày xưa nó là ngũ đại: Đất, nước, lửa, gió, không gian...
Ko biết vì lý do gì mà ngày nay phần không gian bị dấu đi...
Cũng giống trong phong thủy đúng ra là ngũ linh: Long, lân, quy, phượng, đỗ quyên chứ không phải Tứ Linh như sách và các thầy ngày nay phán...
Nên thực ra quan điểm của Phật giáo, của Tây phương và của Trung Quốc ko có sai khác...Ngũ đại ở đây cũng chính là ngũ hành theo quan điểm của người Trung Hoa, chỉ có cái ở tầm cao hơn...Vạn vật cũng đều do ngũ đại, ngũ hành giả hợp mà thành thôi...;))
 

nhadatuytin

Xe container
Biển số
OF-86292
Ngày cấp bằng
23/2/11
Số km
7,956
Động cơ
464,847 Mã lực
Cụ có khi nào nghĩ Ngô Thừa Ân ko phải là tác giả ban đầu của truyện TDK ko ạ? Em thấy trong truyện này sử dụng ngôn từ của cả Tiên lẫn Phật.
Cũng là 1 giả thiết cụ ạ...NTA nếu ko phải là 1 thiền sư thì cũng được thọ giáo và rất thân thiết với 1 thiền sư thì mới có thể viết nên 1 tác phẩm như vậy...
Ngôn từ của Tiên và Phật mà cụ nói đâu có gì khác biệt đâu...
Phật là thầy của trời và người...Nên trong những kinh điển ghi chép về phật học cũng bao gồm tất cả các cõi trong thế giới Ta Bà này rồi...
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top