Thớt bác mở nội dung hay quá. Em đc khai sáng nhiều thứ.
Thanks!
Thanks!
5 thầy trò lần này được đích thân Phật A Di Đà đưa đò quả là siêu đãi ngộ còn gì cụ nhể.BA LẦN VƯỢT SÔNG
Trong Tây Du, Tạm Tạng gặp thủy nạn rất nhiều lần. Mở đầu là cha mẹ gặp cướp trên sông, tiếp đó Tam Tạng bị thả trôi sông. Khi thỉnh kinh Tam Tạng bị rồng ăn mất ngựa ở khe Ưng Sầu, gặp Sa Tăng sông Lưu Sa rồi bị nạn ở Hắc Thủy, sông Thông Thiên và cuối cùng là Thuyền không đáy. Song, chỉ có 3 lần vượt sông đặc biệt. 3 lần này đặc biệt do không phải dùng thuyền bè bình thường mà qua sông; đó là tượng trưng cho 3 thử thách lớn.
Lưu Sa Hà:
Lưu Sa rộng tám trăm,
Nước sâu ba ngàn tầm
Lông ngỗng trôi không nỗi,
Bông lau rớt cũng trầm.
Vâng, sông vừa rộng vừa sâu, đến bông lau cũng chìm thì thuyền bè nào qua nổi, tượng trưng cho một thử thách cực kỳ khó vượt qua. Sa Tăng - Ngộ Tịnh sau khi đã hàng phục đã dùng chuỗi vòng cổ 9 cái sọ người kết thành bè đưa 5 thầy trò vượt sông. Thu phục xong Ngộ Tịnh, Tâm đã tịnh, đã đầy đủ khả năng cho hành trình đến Tây Thiên.
Để minh chứng em xin trích dẫn 1 đoạn trong Hành Thiền Để Giải Phóng Tâm (link: http://chuatudam.org.vn/?cat_id=106&id=148)
"Vị hành giả đã có phát triển Thiền Sắc Giới (Rùpa Jhàna) và bây giờ muốn trau giồi Thiền Vô Sắc, bắt đầu gom tâm vào ấn tượng khái niệm (Patibhàga nimitta, đã có đề cập đến ở phần trên). Khi chuyên chú gom tâm như vậy một ít lâu hành giả thấy một đốm sáng nhỏ, yếu, giống như con đôm đốm, phát ra từ đối tượng. Hành giả ước nguyện rằng ánh sáng nhỏ này sẽ lớn lên dần dần cho đến bao trùm toàn thể không gian. Đến đây hành giả không còn thấy gì khác, ngoài ánh sáng này, cùng khắp mọi nơi. "
Đốm sáng nhỏ, yếu: Ánh sáng thường có dạng trắng hoặc vàng, và một đốm trắng, vàng nhỏ thì cũng giống như cát. Ánh sáng lớn dần, từng đốm sáng tụ lại tựa như những dòng chảy của cát. Đến đây các cụ nhận ra chưa ợ. Lưu Sa Hà có nghĩa là Sông cát chảy.
Giai đoạn này đánh dấu hành trình đã thật sự bắt đầu.
Sông Thông Thiên:
Sông này rộng đến mức Ngộ Không phải phát biểu:
"Thầy ôi! Sông rộng lắm, con mắt tôi ban ngày coi xa tới một ngàn dặm, ban đêm coi thấu tám trăm. Mà bây giờ không thấy mé, nên chẳng biết lớn bao nhiêu ." Như vậy có nghĩa là chả có thuyền bè thông thường nào qua được, cuối cùng được đồng chí rùa tình nguyện chở đi sau khi 5 thầy trò oánh thắng Linh Cảm Đại Vương, yêu cá chép chuyên ăn thịt đồng nam đồng nữ.
Thông Thiên, thông suốt với Bách Hội, là một trong nhóm 5 huyệt ở trên đầu (Đầu Thượng Ngũ Hàng) trị thiên đầu thống do rối loạn vận hành khí tương ứng với Luân Xa thứ 7 Sahasrara chakra.
Giai đoạn này đánh dấu Tam Tạng đã đi được nửa đường.
Thuyền không đáy:
“Tam tạng quay đầu, chợt nhìn thấy phía hạ lưu có một người đang chèo thuyền bơi tới, cất tiếng gọi to: Lên đò! Lên đò!”
Các cụ chú ý, Tam Tạng quay đầu mới thấy thuyền, thấy thuyền thì lái đò mới gọi; ứng với câu nói: Quay đầu là bờ. Chỗ này tưởng đơn giản nhưng nếu Tam Tạng không ngoái lại thì chả bao giờ qua được sông.
Mà lạ cái, thuyền lại không có đáy. Thuyền có đáy là thuyền thế gian chỉ chở người từ bến mê này sang bến mê khác. Thuyền không đáy là thuyền thoát tục chở người từ bến mê sang bến tỉnh. Đó chính là thuyền Bát Nhã và lái đò là Tiếp Dẫn Đạo Sư. Sau khi lên thuyền thì mấy thầy trò thấy xác phàm của Tam Tạng trôi sông.
Đây là đoạn kết, hành trình đã hoàn tất, tức là Tam Tạng tu thành chính quả.
cụ bịa rất giỏi và hay e ưng cụCái này mới hay, thấy bảo tác giả ám chỉ M râu
Đường tăng
Tác giả: Trương Quốc Dũng
Đêm cuối cuộc trường chinh đầy gian khổ, ngày mai yết kiến Như Lai để lên kiếp Phật, Đường Tăng trằn trọc không sao ngủ được. Suốt cuộc đời tâm nguyện tới cõi này, giờ đây khi sắp trút bỏ kiếp người, ông bỗng thấy lòng day dứt.
Nhiều ngày nay, thân thể Đường Tăng đã rã rời, đầu óc đầy mộng mị, tay biếng lần tràng hạt. Tâm linh như muốn níu chân dừng lại. Máu ông nhức nhối thấm lần cuối qua tim, cứa vào quá khứ đau xé. Ông nhớ tới những người sinh thành ra mình. Tình cha, huyết mẹ tạo nên mà bao nhiêu năm nay ông không một lần thắp hương, không một lần nhắc nhở.
Chặng đường dài tới đất Phật khiến trái tim ông dần chai sạn. Ông đã quá nhiều lần phải lạy lục, cầu khẩn các thần linh thánh lớn bé, đã quá nhiều lần giẫm đạp lên xác máu yêu ma xa gần, chỉ với một mục đích: mau thành chính quả. Ông thương người. Nhưng đêm nay, trước ranh giới cuối cùng của cõi Người và Phật, ông chợt hiểu ra cội rễ của tình thương ấy. Mỗi lần cứu giúp con người, ông chỉ thầm tính toán như xây thêm cho mình một bậc thang tới Phật đài.
Nhiều lần Đường Tăng đã tự hỏi tại sao nước mắt mình ngày càng lạnh giá. Giờ đây ông thầm biết, trên con đường thỉnh kinh về cứu rỗi người đời, ông đã dần dần xa lạ với con người.
Ông trở mình, thở dài: không là người, ta sẽ là ai? Yêu quái cản đường, biết bao kẻ chính từ trên đây xuống, pháp thuật vô biên, ác nghiệt vô cùng. Ta nhập vào chốn ấy biết rồi thành Phật hay ma?
Đường Tăng chợt nhói trong tim. Ông khẽ rên lên, hai tay ôm ngực. Mở mắt thấy các đồ đệ đang đứng bên giường nhìn ông âu lo. Cả ba hình như đều không ngủ.
Đường Tăng thở hắt: “Không sao đâu. Ta chỉ chợt nhớ tới ngày xưa”. Nói rồi lại nhắm mắt.
Nghe tiếng Ngộ Không: “Xin thầy đừng tự dối lòng. Thầy đang nhớ cả kiếp người
Đường Tăng rùng mình khi giọng Ngộ Không quá u uất –"Con từ đá sinh ra. Coi thường cả thần thánh, yêu ma, chỉ mong được thành người. Thầy đã là người lại tự bỏ mình đi tìm hồn phách khác. Đêm nay sao khỏi xót xa”.
Bát Giới cười khẽ: “Làm người có gì vui. Chúng ta đã dốc lòng theo đạo, ngày mai được lên chốn thần tiên, sung sướng biết bao nhiêu. Thầy đừng luyến tiếc”.
Sa Tăng an ủi: “Thầy trò mình sắp hóa Phật mang đạo xuống khai sáng cho loài người. Công quả vĩ đại lắm”.
Đường Tăng lắc đầu, nằm im hồi lâu, hai tay vẫn đặt lên tim, mắt vẫn nhắm, nước mắt trào ra ấm nóng lại. Rồi như trăng trối: “Ta ước gì đêm nay đừng sáng. Ta đau đớn cho mười mấy năm viễn du. Ngộ Không ơi! Một đời con mong được thành người thì bị bắt ép phải theo ta để thành Phật. Bát Giới tự dối mình giác ngộ thật ra chỉ là đi tìm một chốn hoan lạc mới. Sa Tăng rời cõi u mê này sang cõi hoang tưởng khác mà lại hy vọng khai sáng. Còn ta? Không còn là người không phải là người thì làm sao đồng cảm mà đòi khai sáng, cứu vớt con người”.
Ngộ Không sụp xuống nắm tay thầy nghẹn ngào: “Thầy đã nhận ra chân lý. Nhưng chậm quá rồi”.
Đường về. Qua sông. Thiên sứ vừa cười vừa chỉ cho Đường Tăng thấy thân xác ông đang trôi dạt dưới cầu.
Nhưng Đường Tăng đã không nghe thấy gì nữa. Đôi mắt vô hồn.
Bộ 10 cuốn này dịch rất kém. Chữ nghĩa lủng củng.Nhớ quá cái thời trẻ trâu truyền tay nhau đọc cuốn Tây Du Ký nát bươm.
Ảnh em lấy nguồn internet cho nó sinh động thôi cụ ạ. Chứ hồi đọc truyện này cũng khoảng năm 90. Đến giờ chắc nát hết chứ làm gì còn nữa.Bộ 10 cuốn này dịch rất kém. Chữ nghĩa lủng củng.
Cụ đọc chuẩn phải bộ 4 tập năm 1991. Đoạn lời tựa và lời mở đầu có phần phê bình "3 lần đọc Tây Du" rất hay.
Hàng sách cũ vẫn còn cụ ạ. Tứ đại tiểu thuyết em kết bộ này nhất. Thế giới quan rất rộng, đọc xem có nhiều điều ngẫm nghĩ.Ảnh em lấy nguồn internet cho nó sinh động thôi cụ ạ. Chứ hồi đọc truyện này cũng khoảng năm 90. Đến giờ chắc nát hết chứ làm gì còn nữa.
Chuẩn rồi. chỉ thế này là đủMột ông thời xưa lôi chuyện nghiêm túc ra giải trí thì đến giờ có 1 ông thời nay lôi chuyện giải trí ra để nghiêm túc hóa
Tây Du Ký vẫn hay với bọn trẻ con, tính giải trí quá cao. Còn lại em ko ý kiến gì
e cũng biết như thế nhưng triết lý về Đạo sâu xa lắm, e k hiểu hết đc.Xem nhiều cũng chỉ đc phần nào thôi ạPhải có gì đó TDK mới đc xếp trong tứ đại kỳ thư. Nếu chỉ đơn giản thần tiên thì cũng chỉ ngang hàng Liêu Trai Chí Dị mà thôi.
Nếu các cụ mà bảo em phân tích này nọ hay quá thì cái ông Ngô Thừa Ân ấy còn hay và hiểu Thiền nhà Phật đến chừng nào.
Cụ phát biểu thế này giống Tổng bí Thư quáĐúng là 5 thày trò đi thỉnh kinh. Trong câu chuyện này ngoài các ưu điểm mà các cụ nêu, E thấy nổi bật nhất là tham nhũng không loại trừ bất cứ ở cơ quan nào dù là nghiêm túc nhất.