[Funland] Ẩn ý trong truyện Tây Du Ký

muoibaconcho

Xe điện
Biển số
OF-22710
Ngày cấp bằng
21/10/08
Số km
4,995
Động cơ
644,112 Mã lực
Vô tự chân kinh


"Phật giáo phát nguyên từ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và sau đó ở hội Linh Sơn có ông Đại Phạm Thiên Vương đem hoa sen cúng Phật. Phật cầm cành hoa sen đưa lên để khai thị thì toàn thể chúng hội đều yên lặng, không ai hiểu thâm ý của Phật như thế nào. Lúc ấy chỉ có tôn giả Đại Ca Diếp hiểu được ý Phật nên chúm chím mỉm cười. ...
....Khi Phật sắp nhập diệt thì truyền y bát cho tôn giả Đại Ca Diếp và nói một bài truyền pháp như sau:
Các pháp vốn không pháp
Không pháp cũng là pháp
Nay truyền cái vô pháp (vô tướng)
Vô pháp nào có pháp."

trích http://www.tangthuphathoc.net/tapsach/vothuongnietban-27.htm

Cũng là một dạng "Ngôn tại ý ngoại" phải không các cụ?

Như vậy, Ca Diếp được xem như là tổ đầu tiên của Thiền đạo Phật. Ca Diếp truyền cho A Nan, A Nan là tổ thứ 2 (theo kiểu 1 truyền 1). Đến Đạt Ma Tổ Sư là tổ thứ 28 được xem là tổ Thiền Phật TQ và cuối cùng là Lục Tổ Huệ Năng.

Lại nói đến Tây Du Ký, khi Tam Tạng đã đến chùa Lôi Âm, Phật tổ truyền cho A Nan, Ca Diếp đưa xuống lấy kinh... Mấy thầy trò sắp kinh lên lưng ngựa rồi tạ từ chư Phật trở về. Lúc bấy giờ có Nhiên Đăng Cổ Phật cười thầm mà nói: Người Đông Độ coi sao ra kinh vô tự, uổng công Thánh tăng chở về.

Như vậy, Ca Diếp, A Nan đã truyền lại Vô Tự Chân Kinh, theo đúng những gì Phật tổ truyền cho Ca Diếp, Ca Diếp truyền A Nan.

Các pháp vốn không pháp
Không pháp cũng là pháp
Nay truyền cái vô pháp (vô tướng)
Vô pháp nào có pháp."

Đã là vô pháp, vô tướng thì chả phải là tờ giấy trắng là gì.

Chính Đạt Ma Tổ Sư cũng có bài kệ:

"Giáo ngoại biệt truyền
Bất lập văn tự
Trực chỉ nhân tâm
Kiến tánh thành Phật"


Vấn đề là hiểu được Vô Tự Chân Kinh thì chắc có mỗi Tam Tạng còn lại đa số chắc chỉ thấy tờ giấy trắng mà thôi, thật khó phổ độ hết chúng sinh. Bởi vậy, chúng sinh cần có kinh hữu tự và Tam Tạng quay trở lại để lấy kinh Hữu Tự Kinh.

Tổ Đạt Ma còn huyền ký rằng sau khi ngài diệt độ khoảng hai trăm năm thì con người lúc ấy biết đạo thì nhiều mà hành đạo thì ít và con người nói lý thì nhiều mà tỏ lý thì ít. Đến thời điểm nầy thì pháp y không còn được truyền thừa nữa. Vì thế cho nên từ ngài Lục Tổ Huệ Năng về sau, không còn cái lệ truyền y bát nữa và các Tổ cũng không còn ấn chứng riêng cho một vị nào. Tức là không còn Vô Tự mà là Hữu Tự Kinh. Hữu Tự KInh không thể diễn giải đc hết ý nghĩa huyền diệu thâm sâu và vậy mà phải bị thiếu 3 trang.

HOA KHAI KIẾN PHẬT NGỘ VÔ SANH

P/S: một điều đáng tiếc là nhà em không còn sách tdk, em tìm trên mạng ko có bản dịch của miền Bắc cũ, toàn thấy bản của miền Nam bị lược bỏ rất nhiều tình tiết nên khi trích dẫn không thể hiện đầy đủ hết ý nghĩa.
 
Chỉnh sửa cuối:

cafesuada

Xe container
Biển số
OF-154599
Ngày cấp bằng
29/8/12
Số km
6,583
Động cơ
397,390 Mã lực
Huyền Trang là nhân vật lịch sử có thật, đã có công thu thập và dịch hầu hết các kinh quan trọng của đại thừa sang tiếng Hán (trừ kinh Lăng Nghiêm). Việt Nam được hưởng ké khi hầu hết kinh điển tiếng Việt đều có nguồn gốc được dịch từ tiếng Hán.
Tu theo tiểu thừa thì đạt quả vị cao nhất là A la hán.
Tu theo đại thừa thì đạt quả vị Bồ tát (người có khả năng đạt Phật quả nhưng nguyện ở lại thế gian để độ chúng sanh cùng giác ngộ) và quả vị Phật.

Có thời, tiểu thừa coi đại thừa là đứa con hoang của đạo Phật, cho rằng đại thừa đã đi quá xa khỏi những gì đức Phật Thích Ca đã thuyết.
Đại thừa coi tiểu thừa là cố chấp quá vào văn tự, câu nệ vào hình thức, không chịu khai triển sâu những giáo lý của đức Phật; và cho rằng giáo lý tứ thánh đế + bát chánh đạo đã được đức Phật tuỳ căn cơ chúng sinh thời đó (còn nhận thức hạn chế) mà giảng thấp xuống. Giáo lý đại thừa đã phát triển lên những luận cứ căn bản sau: tính không, Phật tính đều có sẵn trong mỗi người (nhưng bị vô minh và nghiệp lực sâu dày che lấp), vạn pháp do tâm tạo, không chấp vào biên (tiểu thừa còn chấp vào vô ngã, vô thường, chứ đại thừa chẳng chấp cả vào vô thường), tức là không chấp có cũng không chấp không và cũng không chấp giữa.
 

xekeoxe

Xe tải
Biển số
OF-328735
Ngày cấp bằng
26/7/14
Số km
264
Động cơ
286,000 Mã lực
Cũ mà mới, lời bình rất thú vị. Vui mà nghiêm, xác tĩnh mà tâm động. 4 đại kỳ thư chẳng nên coi thường, giờ k còn là của riêng TQ mà của loài nguời. Hay lắm, cảm ơn !
 

nhadatuytin

Xe container
Biển số
OF-86292
Ngày cấp bằng
23/2/11
Số km
7,956
Động cơ
464,847 Mã lực
Lan man như thế để các cụ hiểu trong Tây Du chứa đựng rất nhiều ẩn ý. Trong 81 kiếp nạn của Tam Tạng, em mới tạm diễn giải đc tầm chục cái, còn lại em vẫn chưa nghĩ ra dù có thấy "manh mối". Bởi em cũng như các cụ, chả phải Sư, chả biết Thiền. Cái sự hiểu biết chỉ là cóp nhặt chứ chưa có trải nghiệm thực tế. Dù vậy, hiểu đến đâu, nói đến đó, trong khi viết có điều gì chưa thông, các cụ cứ tranh luận thoải mái. Có thể, em với các cụ vẫn bảo lưu quan điểm nhưng tranh luận nó giúp khai sáng được nhiều vấn đề. Em chỉ mong các cụ đừng lạc đề của thớt. Thank các cụ.

Về cái món Ngôn tại Ý ngoại thì để giúp người đọc hiểu đúng, tác giả luôn chừa lại cái manh mối thông qua: Danh hiệu của nhân vật, địa lý, con số ước lệ, các hành động của nhân vật, câu thoại... Nếu người đọc thực sự am hiểu thì qua manh mối sẽ tìm hiểu được sâu hơn, còn nếu như không có kiến thức về vấn đề đó thì chả thấy có gì đặc biệt mà đơn giản là lạ lạ, hay hay.
Cụ nào đã từng hành thiền chắc sẽ cảm nhận TDK 1 cách sâu sắc hơn ở khía cạnh mà cụ miêu tả...
TDK là 1 tiểu thuyết dựa trên 1 nhân vật có thật của lịch sử là pháp sư Tam Tạng trên đường Tu Phật.
Diễn dải và viết dông dài vậy thôi nhưng thực chất xuyên suốt câu chuyện chính là sự chuyển biến nội tâm của Đường Tăng từ giai đoạn giác ngộ đến Giải Thoát...
Tất cả các nhân vật như Ngộ Không, Bát Giới, Ngộ Tĩnh, Thần Tiên, Yêu Quái, Phật, Bồ Tát...đến các kiếp nạn trên đường đi, đến cả các địa danh...đều từ tâm mà xuất thôi...Vạn pháp cũng đều do tâm mà...Những cái tên người, tên nước, tên địa danh mà NTA đặt đều có ẩn ý cả...
Để viết được tiểu thuyết như thế này thì NTA phải có nghiên cứu sâu sắc lắm về phật học, đặc biệt là phật giáo Đại Thừa...Ko ngoại trừ giả thiết NTA chính là 1 thiền sư đắc đạo...Và những sự việc Tam Tạng gặp trên đường đi cũng chính là sự chuyển biến nội tâm của ông trên con đường hành Thiền...Em nghĩ chỉ có thực sự trải nghiệm những sự kiện đấy thì NTA mới miêu tả được chính xác đến như vậy (tất nhiên là cách nói của ông dùng nhiều phép ẩn dụ mà đúng là chỉ có người trong đạo mới hiểu được).

Phân tích của cụ chủ đã tiệm cận đến ý đồ của tác giả...Nhưng để thấu triệt thì em nghĩ phải thực sự là các bậc Thiền Sư đắc đạo đã trải qua các giai đoạn như vậy mới có thể mổ xẻ ngọn ngành được...Tiếc rằng những người đạt đến cảnh giới đấy thì ở ẩn hoặc nhập niết bàn hết rồi...Vài lời chia sẻ như vậy...Hy vọng tiếp tục được đọc những phân tích tiếp theo của cụ về các kiếp nạn của Đường Tăng...
 

xittalin

Xe điện
Biển số
OF-324766
Ngày cấp bằng
24/6/14
Số km
2,026
Động cơ
303,044 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
theo nhà cháu hiểu thì mặc dù đã đến nhà Hằng Nga ăn trực, nằm chờ nhưng đa số người phương tây đều có niềm tin vào Chúa.
Niềm tin ý là tin vào những điều tốt đẹp và được dạy từ khi còn bé. Họ tín chứ họ không mê tín. Và họ giải thích mọi thứ bằng khoa học chứ không phải bẳng...niềm tin. Nhờ họ mà đa số các cụ nhà ta biết được tiêm vắc xin, được học toán, vật lý, hiểu được nhiều thứ kỳ lạ, đi vòng quanh thế giới bằng mái bay( MBBG bay chậm hơn).
Đạo lào cũng vậy, đại đa số tín đồ được dạy về đạo đó từ bé, trừ đạo phật!
Đạo lào cũng vậy, người ta sẽ gọi tên người đứng đầu dư Lạy chúa Jê Su, lạy thánh Ala. Dù là phân rã hay đi theo nhánh lào, thì tiếng Lào da tiếng Ý.
Đạo phật thì bao la bất ngát nhiều chư phật quá nên người ta vào chùa, đứng trước tòa Cửu Long, đứng trước tượng của Phật tổ mà vẫn niệm " Con lạy quan thế âm"( Đúng ra thì phải là Quán Thế Âm), và đặc biệt từ ông già bà trẻ, dù chả biết Tịnh Độ Tông là cái gì, vẫn thành kính Na Mô A Di Đà Phật. Được hỏi thì sao lại thế thì nhiều sư giả nhời hết sức bố náo.
 

hoangthanhks

Xe buýt
Biển số
OF-297832
Ngày cấp bằng
8/11/13
Số km
544
Động cơ
313,184 Mã lực
Nơi ở
Hải dương
Niềm tin ý là tin vào những điều tốt đẹp và được dạy từ khi còn bé. Họ tín chứ họ không mê tín. Và họ giải thích mọi thứ bằng khoa học chứ không phải bẳng...niềm tin. Nhờ họ mà đa số các cụ nhà ta biết được tiêm vắc xin, được học toán, vật lý, hiểu được nhiều thứ kỳ lạ, đi vòng quanh thế giới bằng mái bay( MBBG bay chậm hơn).
Đạo lào cũng vậy, đại đa số tín đồ được dạy về đạo đó từ bé, trừ đạo phật!
Đạo lào cũng vậy, người ta sẽ gọi tên người đứng đầu dư Lạy chúa Jê Su, lạy thánh Ala. Dù là phân rã hay đi theo nhánh lào, thì tiếng Lào da tiếng Ý.
Đạo phật thì bao la bất ngát nhiều chư phật quá nên người ta vào chùa, đứng trước tòa Cửu Long, đứng trước tượng của Phật tổ mà vẫn niệm " Con lạy quan thế âm"( Đúng ra thì phải là Quán Thế Âm), và đặc biệt từ ông già bà trẻ, dù chả biết Tịnh Độ Tông là cái gì, vẫn thành kính Na Mô A Di Đà Phật. Được hỏi thì sao lại thế thì nhiều sư giả nhời hết sức bố náo.
cụ này theo " lào " nhiều quá, hi
 

muoibaconcho

Xe điện
Biển số
OF-22710
Ngày cấp bằng
21/10/08
Số km
4,995
Động cơ
644,112 Mã lực
Bây giờ em nói một chút về Thiền Tông:

Đạt Ma Tổ Sư từ Ấn Độ sang TQ ở tại chùa Thiếu Lâm, 9 năm liền ngồi xoay mặt vào vách tường, không tiếp bất kỳ ai. Hôm ấy, mùa Đông giá rét có 1 vị thiền khách tên Thần Quang xin vào yết kiến. Tổ vẫn quay mặt vào vách không tiếp. Thần Quang đứng chắp tay chờ mãi, tuyết đã phủ đến gối, bấy giờ Tổ quay lại hỏi:
Ngươi đến đây cầu cái gì mà chịu khổ hạnh như vậy?

Thần Quang thưa: Cúi mong Hòa thượng từ bi mở cửa cam lồ rộng độ chúng con.

Tổ: Diệu đạo vô thượng của chư Phật dù nhiều kiếp tinh tấn, hay làm việc khó làm, hay nhẫn được việc khó nhẫn, còn không thể đến thay, huống là dùng chút công lao nhỏ này mà cầu được pháp chân thừa!

Thần Quang nghe dạy bèn lén lấy dao chặt cánh tay đặt trước Tổ tỏ lòng thiết tha cầu đạo.

Tổ biết đây là pháp khí bèn dạy: Chư Phật lúc ban đầu cầu đạo, vì pháp quên thân, nay ngươi chặt cánh tay để trước ta, tâm cầu đạo như vậy cũng khá. Sau này Tổ truyền y bát cho Thần Quang hiệu là Huệ Khả (nhị tổ Thiền TQ)
 

muoibaconcho

Xe điện
Biển số
OF-22710
Ngày cấp bằng
21/10/08
Số km
4,995
Động cơ
644,112 Mã lực
CÁI BÁT VÀNG

Tóm lược:
A nan, Ca diếp dẫn Đường Tăng xem khắp tên các bộ kinh một lượt, đoạn nói với Đường Tăng: Thánh tăng từ phương Đông tới đây, chắc có chút lễ vật gì biếu chúng tôi chăng? Mau đưa ra đây chúng tôi mới trao kinh cho.
Tam tạng nghe xong nói: Đệ tử là Huyền Trang, vượt đường sá xa xôi, chẳng chuẩn bị được quà cáp gì cả.
Hai vị tôn giả cười nói: Hà! Hà! Tay trắng trao kinh truyền đời, người sau đến chết đói mất.

Chốc sau, Ngộ Không cáo bạch chuyện A Nan, Ca Diếp, Phật Tổ nói: “Nhà ngươi cứ bình tĩnh. Việc hai người vòi lễ các ngươi, ta đã biết rồi. Có điều kinh không phải trao cho một cách dễ dàng, không thể lấy không được.”

Như vậy có thể thấy Phật tổ biết và không phản đối chuyện A Nan Ca Diếp. Đoạn này nếu các cụ đã xem điển tích Thần Quang chặt tay thì có thể thấy bát vàng chẳng phải dâng Phật, chẳng dâng A Nan Ca Diếp mà chỉ đơn giản là xả bỏ thứ bụi trần cuối cùng.

Để củng cố thêm cho luận điểm này em trình bày thêm 2 ý:

Cõi A Di Đà được cho là vàng bạc mã não khắp đường, viên sỏi cũng là viên ngọc, cõi Phật Thích Ca chắc cũng chả thua. Vậy, ở một nơi mà cúi xuống là nhặt được vàng thì có ai dùng vàng để hối lộ không?

Tam Tạng có Tích trượng, Cà Sa hàng hịn, giá vài ngàn lạng vàng. Quí giá đến mức khiến cho Sư già Quan Âm Thiền Viện phải đốt cả chùa để mong có được mà A Nan Ca Diếp không đòi, lại mỉm cười bằng lòng với cái bát. Thứ nhất: cái bát là vật dụng thọ thực (ăn), Tam Tạng đã đạt chánh quả nên không cần phải ăn như khi còn xác phàm (cho nên đã lìa xa dc chú Bát Giới, chú heo chỉ đc chức sứ giả). Thứ hai: bát vàng là thứ vua Đường ban cho, là món đồ trần tục cuối cùng (món đồ trước đó là cái xác phàm đã trôi sông).

Một chi tiết thú vị là Phật Tổ truyền cho Ca Diếp A Nam đem kinh cho Tam Tạng. Phật có Thập Đại Đệ Tử sao lại không cho ông khác truyền kinh mà lại nhờ Ca Diếp A Nan?

Phật Tổ là Sơ Tổ Thiền, Ca Diếp là Nhị Tổ, A Nan là Tam Tổ, không phải vô cớ mà em bảo truyện Tây Du đề cập đến Thiền Phật.

Cuối cùng: "Tay trắng trao kinh truyền đời, người sau đến chết đói mất." Câu này ý nghĩa gì? Pháp tối thượng không thể truyền dễ dàng. Người nhận phải chứng tỏ đã vượt qua được thử thách. Nếu chưa vượt qua thử thách mà nhận pháp tối thượng, tức là hiểu lý mà chẳng tỏ lý, pháp tối thượng sẽ bị diệt, người đời sau chết đói (không còn pháp).

Xả bỏ là yêu cầu đầu tiên khi muốn tu Phật mà cũng là yêu cầu khó nhất. Kể cả các bậc Bồ Tát vì còn muốn cứu độ chúng sanh (chưa xả bỏ hết được) nên vẫn chưa thành Phật.
Em fun chút, đoạn này nếu Tam Tạng không đưa bát ra chắc chỉ được làm Bồ Tát.
 
Chỉnh sửa cuối:

be bư

Tầu Hỏa
Biển số
OF-197289
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
44,268
Động cơ
620,275 Mã lực
hay cụ luận hay . kính cụ 1 ly
 

pdnguyenha

Xe tải
Biển số
OF-337996
Ngày cấp bằng
9/10/14
Số km
223
Động cơ
278,090 Mã lực
Xả bỏ là yêu cầu đầu tiên khi muốn tu Phật mà cũng là yêu cầu khó nhất. Kể cả các bậc Bồ Tát vì còn muốn cứu độ chúng sanh (chưa xả bỏ hết được) nên vẫn chưa thành Phật.
Em fun chút, đoạn này nếu Tam Tạng không đưa bát ra chắc chỉ được làm Bồ Tát.
Đọc đoạn này cháu ko thông lắm. Mong cụ chỉ dạy thêm. Khi Thái tử đắc đạo, thành phật, ngài vẫn thuyếtpháp và độ giúp vua cha , con trai và nhiều người đắc đạo vậy xả bỏ là thế nào?
 

muoibaconcho

Xe điện
Biển số
OF-22710
Ngày cấp bằng
21/10/08
Số km
4,995
Động cơ
644,112 Mã lực
Đọc đoạn này cháu ko thông lắm. Mong cụ chỉ dạy thêm. Khi Thái tử đắc đạo, thành phật, ngài vẫn thuyếtpháp và độ giúp vua cha , con trai và nhiều người đắc đạo vậy xả bỏ là thế nào?
Ngài chỉ tạm ở lại một thời gian để thuyết đạo, chờ đến ngày nhập Niết Bàn. Cũng như các vị Thiền Sư đắc đạo họ cũng có tịch ngay đâu mà cũng đợi đến ngày đến giờ. Còn các vị Bồ Tát vd như Địa Tạng Vương Bồ Tát nguyện rằng đến khi nào ko còn chúng sanh ở địa ngục nữa thì mới thành Phật. Cái nguyện của các vị Bồ Tát lớn quá, không biết bao giờ mới xong nên xem như là chưa dứt đc ợ.
 
Chỉnh sửa cuối:

dangduong

Xe container
Biển số
OF-96407
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
6,554
Động cơ
445,839 Mã lực
Kính cụ chủ 1 ly. Em cũng đọc TDK mà ko hiểu, cho là chuyện nhạt, chỉ phù hợp cho trẻ em. Gặp thớt của cụ, thoạt đầu định bỏ qua, vì nghĩ ông này rỗi xác lôi truyện vô thưởng vô phạt ra bàn, trong lúc cơm áo gạo tiền thế này. Nhưng đọc rồi thì hút vào, mới thấm, đọc và hiểu là khác nhau lắm, và chuyện đạo là chuyện muôn thuở ko bao giờ thừa.
 

muoibaconcho

Xe điện
Biển số
OF-22710
Ngày cấp bằng
21/10/08
Số km
4,995
Động cơ
644,112 Mã lực
Kính cụ chủ 1 ly. Em cũng đọc TDK mà ko hiểu, cho là chuyện nhạt, chỉ phù hợp cho trẻ em. Gặp thớt của cụ, thoạt đầu định bỏ qua, vì nghĩ ông này rỗi xác lôi truyện vô thưởng vô phạt ra bàn, trong lúc cơm áo gạo tiền thế này. Nhưng đọc rồi thì hút vào, mới thấm, đọc và hiểu là khác nhau lắm, và chuyện đạo là chuyện muôn thuở ko bao giờ thừa.
Vâng em cũng như cụ thôi. Tâm không tĩnh, đọc chỉ cuốn hút theo các tình tiết đánh yêu diệt quỷ. Tâm tĩnh sẽ nhận thấy có những điểm kỳ lạ. Thấy lạ sẽ tìm hiểu. Tìm thì ra chuyện. Nó cũng giống như cái ví dụ về mặt nước phẳng lặng thì trong suốt mà ném cục đá xuống tạo sóng không còn trong.
Nhân đây, em mạn phép mời các cụ xem thêm phim Tây Du Ký- Mối tình ngoại truyện, một phim hài nhảm của Châu Tinh Trì.( cụ tự sợt nhé)
 
Chỉnh sửa cuối:

Hot Steel

Xe buýt
Biển số
OF-191422
Ngày cấp bằng
25/4/13
Số km
896
Động cơ
336,307 Mã lực
Nơi ở
Trái Đất
Tks cụ,đọc thấy rất hay, Lấy đạo phật để phân tích truyện.
Người đọc lại càng hiểu đạo hơn:)
 

hungphong276

Xe tải
Biển số
OF-124400
Ngày cấp bằng
15/12/11
Số km
245
Động cơ
381,510 Mã lực
Cái này mới hay, thấy bảo tác giả ám chỉ M râu
Đường tăng
Tác giả: Trương Quốc Dũng
Đêm cuối cuộc trường chinh đầy gian khổ, ngày mai yết kiến Như Lai để lên kiếp Phật, Đường Tăng trằn trọc không sao ngủ được. Suốt cuộc đời tâm nguyện tới cõi này, giờ đây khi sắp trút bỏ kiếp người, ông bỗng thấy lòng day dứt.
Nhiều ngày nay, thân thể Đường Tăng đã rã rời, đầu óc đầy mộng mị, tay biếng lần tràng hạt. Tâm linh như muốn níu chân dừng lại. Máu ông nhức nhối thấm lần cuối qua tim, cứa vào quá khứ đau xé. Ông nhớ tới những người sinh thành ra mình. Tình cha, huyết mẹ tạo nên mà bao nhiêu năm nay ông không một lần thắp hương, không một lần nhắc nhở.
Chặng đường dài tới đất Phật khiến trái tim ông dần chai sạn. Ông đã quá nhiều lần phải lạy lục, cầu khẩn các thần linh thánh lớn bé, đã quá nhiều lần giẫm đạp lên xác máu yêu ma xa gần, chỉ với một mục đích: mau thành chính quả. Ông thương người. Nhưng đêm nay, trước ranh giới cuối cùng của cõi Người và Phật, ông chợt hiểu ra cội rễ của tình thương ấy. Mỗi lần cứu giúp con người, ông chỉ thầm tính toán như xây thêm cho mình một bậc thang tới Phật đài.
Nhiều lần Đường Tăng đã tự hỏi tại sao nước mắt mình ngày càng lạnh giá. Giờ đây ông thầm biết, trên con đường thỉnh kinh về cứu rỗi người đời, ông đã dần dần xa lạ với con người.
Ông trở mình, thở dài: không là người, ta sẽ là ai? Yêu quái cản đường, biết bao kẻ chính từ trên đây xuống, pháp thuật vô biên, ác nghiệt vô cùng. Ta nhập vào chốn ấy biết rồi thành Phật hay ma?
Đường Tăng chợt nhói trong tim. Ông khẽ rên lên, hai tay ôm ngực. Mở mắt thấy các đồ đệ đang đứng bên giường nhìn ông âu lo. Cả ba hình như đều không ngủ.
Đường Tăng thở hắt: “Không sao đâu. Ta chỉ chợt nhớ tới ngày xưa”. Nói rồi lại nhắm mắt.
Nghe tiếng Ngộ Không: “Xin thầy đừng tự dối lòng. Thầy đang nhớ cả kiếp người
Đường Tăng rùng mình khi giọng Ngộ Không quá u uất –"Con từ đá sinh ra. Coi thường cả thần thánh, yêu ma, chỉ mong được thành người. Thầy đã là người lại tự bỏ mình đi tìm hồn phách khác. Đêm nay sao khỏi xót xa”.
Bát Giới cười khẽ: “Làm người có gì vui. Chúng ta đã dốc lòng theo đạo, ngày mai được lên chốn thần tiên, sung sướng biết bao nhiêu. Thầy đừng luyến tiếc”.
Sa Tăng an ủi: “Thầy trò mình sắp hóa Phật mang đạo xuống khai sáng cho loài người. Công quả vĩ đại lắm”.
Đường Tăng lắc đầu, nằm im hồi lâu, hai tay vẫn đặt lên tim, mắt vẫn nhắm, nước mắt trào ra ấm nóng lại. Rồi như trăng trối: “Ta ước gì đêm nay đừng sáng. Ta đau đớn cho mười mấy năm viễn du. Ngộ Không ơi! Một đời con mong được thành người thì bị bắt ép phải theo ta để thành Phật. Bát Giới tự dối mình giác ngộ thật ra chỉ là đi tìm một chốn hoan lạc mới. Sa Tăng rời cõi u mê này sang cõi hoang tưởng khác mà lại hy vọng khai sáng. Còn ta? Không còn là người không phải là người thì làm sao đồng cảm mà đòi khai sáng, cứu vớt con người”.
Ngộ Không sụp xuống nắm tay thầy nghẹn ngào: “Thầy đã nhận ra chân lý. Nhưng chậm quá rồi”.
Đường về. Qua sông. Thiên sứ vừa cười vừa chỉ cho Đường Tăng thấy thân xác ông đang trôi dạt dưới cầu.
Nhưng Đường Tăng đã không nghe thấy gì nữa. Đôi mắt vô hồn.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top