BA LẦN VƯỢT SÔNG
Trong Tây Du, Tạm Tạng gặp thủy nạn rất nhiều lần. Mở đầu là cha mẹ gặp cướp trên sông, tiếp đó Tam Tạng bị thả trôi sông. Khi thỉnh kinh Tam Tạng bị rồng ăn mất ngựa ở khe Ưng Sầu, gặp Sa Tăng sông Lưu Sa rồi bị nạn ở Hắc Thủy, sông Thông Thiên và cuối cùng là Thuyền không đáy. Song, chỉ có 3 lần vượt sông đặc biệt. 3 lần này đặc biệt do không phải dùng thuyền bè bình thường mà qua sông; đó là tượng trưng cho 3 thử thách lớn.
Lưu Sa Hà:
Lưu Sa rộng tám trăm,
Nước sâu ba ngàn tầm
Lông ngỗng trôi không nỗi,
Bông lau rớt cũng trầm.
Vâng, sông vừa rộng vừa sâu, đến bông lau cũng chìm thì thuyền bè nào qua nổi, tượng trưng cho một thử thách cực kỳ khó vượt qua. Sa Tăng - Ngộ Tịnh sau khi đã hàng phục đã dùng chuỗi vòng cổ 9 cái sọ người kết thành bè đưa 5 thầy trò vượt sông. Thu phục xong Ngộ Tịnh, Tâm đã tịnh, đã đầy đủ khả năng cho hành trình đến Tây Thiên.
Để minh chứng em xin trích dẫn 1 đoạn trong Hành Thiền Để Giải Phóng Tâm (link:
http://chuatudam.org.vn/?cat_id=106&id=148)
"Vị hành giả đã có phát triển Thiền Sắc Giới (Rùpa Jhàna) và bây giờ muốn trau giồi Thiền Vô Sắc, bắt đầu gom tâm vào ấn tượng khái niệm (Patibhàga nimitta, đã có đề cập đến ở phần trên). Khi chuyên chú gom tâm như vậy một ít lâu hành giả thấy một
đốm sáng nhỏ, yếu, giống như con đôm đốm, phát ra từ đối tượng. Hành giả ước nguyện rằng ánh sáng nhỏ này sẽ lớn lên dần dần cho đến bao trùm toàn thể không gian. Đến đây hành giả không còn thấy gì khác, ngoài ánh sáng này, cùng khắp mọi nơi. "
Đốm sáng nhỏ, yếu: Ánh sáng thường có dạng trắng hoặc vàng, và một đốm trắng, vàng nhỏ thì cũng giống như cát. Ánh sáng lớn dần, từng đốm sáng tụ lại tựa như những dòng chảy của cát. Đến đây các cụ nhận ra chưa ợ.
Lưu Sa Hà có nghĩa là Sông cát chảy.
Giai đoạn này đánh dấu hành trình đã thật sự bắt đầu.
Sông Thông Thiên:
Sông này rộng đến mức Ngộ Không phải phát biểu:
"Thầy ôi! Sông rộng lắm, con mắt tôi ban ngày coi xa tới một ngàn dặm, ban đêm coi thấu tám trăm. Mà bây giờ không thấy mé, nên chẳng biết lớn bao nhiêu ." Như vậy có nghĩa là chả có thuyền bè thông thường nào qua được, cuối cùng được đồng chí rùa tình nguyện chở đi sau khi 5 thầy trò oánh thắng Linh Cảm Đại Vương, yêu cá chép chuyên ăn thịt đồng nam đồng nữ.
Thông Thiên, thông suốt với Bách Hội, là một trong nhóm 5 huyệt ở trên đầu (Đầu Thượng Ngũ Hàng) trị thiên đầu thống do rối loạn vận hành khí tương ứng với Luân Xa thứ 7 Sahasrara chakra.
Giai đoạn này đánh dấu Tam Tạng đã đi được nửa đường.
Thuyền không đáy:
“Tam tạng quay đầu, chợt nhìn thấy phía hạ lưu có một người đang chèo thuyền bơi tới, cất tiếng gọi to: Lên đò! Lên đò!”
Các cụ chú ý,
Tam Tạng quay đầu mới thấy thuyền, thấy thuyền thì lái đò mới gọi; ứng với câu nói: Quay đầu là bờ. Chỗ này tưởng đơn giản nhưng nếu Tam Tạng không ngoái lại thì chả bao giờ qua được sông.
Mà lạ cái, thuyền lại không có đáy. Thuyền có đáy là thuyền thế gian chỉ chở người từ bến mê này sang bến mê khác. Thuyền không đáy là thuyền thoát tục chở người từ bến mê sang bến tỉnh. Đó chính là thuyền Bát Nhã và lái đò là Tiếp Dẫn Đạo Sư. Sau khi lên thuyền thì mấy thầy trò thấy xác phàm của Tam Tạng trôi sông.
Đây là đoạn kết, hành trình đã hoàn tất, tức là Tam Tạng tu thành chính quả.