[Funland] Ẩn ý trong truyện Tây Du Ký

muoibaconcho

Xe điện
Biển số
OF-22710
Ngày cấp bằng
21/10/08
Số km
4,973
Động cơ
634,168 Mã lực
Có, một bộ phận không hề nhỏ

Đạo Thiên Chúa ban đầu còn cấm đoán, triệt hạ tư tưởng khoa học. Ấy vậy mà làm sao nó hòa hợp lại với nhau, thế là thay vì tu luyện cân đẩu

vân với lại mọc cánh như thiên thần, bon nó làm ra cái máy bay cho cả thế giới dùng :))
Cụ biết ở đâu dạy cân đẩu vân không, cụ chỉ em cái ợ.
Thớt em bàn về Truyện sao cụ cứ lôi ngoài xã hội vào.
 
Chỉnh sửa cuối:

Sol

Xe buýt
Biển số
OF-301638
Ngày cấp bằng
13/12/13
Số km
533
Động cơ
310,850 Mã lực
Cụ biết ở đâu dạy cân đẩu vân không, cụ chỉ em cái ợ.
Cái ông dạy Cân Đẩu Vân thì không thu nạp đệ tử nữa, thằng học trò cuối cùng nó phá cả Giời nên ông ấy khiếp

Nghe nói cứ phượt sang xứ Tây Trúc lấy được Chân Kinh là biết bay cụ ạ, nhưng phải là Kinh xịn cơ, Kinh dỏm là vẫn đi bộ nhá

Còn mấy ông biết bay trước mấy thánh phượt thì không ai biết các ông ấy học ở đâu cả

Chỉ là bàn thêm về tư duy của một trong những cái nôi nhân loại thời kỳ đó, cụ không thích em thôi
 
Chỉnh sửa cuối:

thongnv

Xe điện
Biển số
OF-344607
Ngày cấp bằng
28/11/14
Số km
4,972
Động cơ
950,020 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ chủ tiếp đi ạ
 

EyeStorm

Xe điện
Biển số
OF-39110
Ngày cấp bằng
25/6/09
Số km
3,664
Động cơ
497,610 Mã lực
Nơi ở
Lang thang ^^
Em mạn phép ủn thớt lên hóng chap tiếp theo của cụ [@muoibaconcho;22710] :) :) :)
 

thngaylangthang

Xe ngựa
Biển số
OF-130800
Ngày cấp bằng
14/2/12
Số km
28,292
Động cơ
1,653,577 Mã lực
Nơi ở
Đó đây, langthang
Cụ chủ thớt nghiên cứ sâu thía iem ngồi, iem ngồi chờ đêt đọc ạ:)
 

thngaylangthang

Xe ngựa
Biển số
OF-130800
Ngày cấp bằng
14/2/12
Số km
28,292
Động cơ
1,653,577 Mã lực
Nơi ở
Đó đây, langthang
Cụ chủ thớt nghiên cứ sâu thía iem ngồi, iem ngồi chờ đêt đọc ạ:)
 

thngaylangthang

Xe ngựa
Biển số
OF-130800
Ngày cấp bằng
14/2/12
Số km
28,292
Động cơ
1,653,577 Mã lực
Nơi ở
Đó đây, langthang
Cụ chủ thớt nghiên cứ sâu thía iem ngồi chờ để đọc ạ:)
 

hayloxa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-319287
Ngày cấp bằng
12/5/14
Số km
12,064
Động cơ
375,010 Mã lực
TAM ĐỘC - Ba lần nạn lửa.

Tham, Sân, Si nhà Phật gọi là Tam Độc.
Kinh Pháp Cú viết:
Lửa nào có thể sánh ngang
Lửa tham dục nọ dữ dằn vô biên,
Không còn cố chấp nào bền
Bằng tâm sân hận nổi lên cấp kỳ,

Truyện Tây Du hay có cái mục 3 lần lặp lại kiểu như quá tam ba bận:

Lần thứ nhất vị sư già THAM áo cà sa phóng hỏa cháy rụi chùa Quan Âm Thiền Viện. Yêu tinh gấu núi Hắc Phong đến trộm áo, kết quả bị Quan Âm Bồ Tát tròng cái vòng vào chân. Đúng là có tí mồi lửa mà đốt rụi cả rừng công đức.

Lần thứ hai, Hồng Hài Nhi nổi cơn SÂN, đấm tay vào mũi (sân mà), thất khiếu phóng hỏa đốt Ngộ Không lăn quay cu chiêng, cuối cùng bị Bồ Tát tròng cái vòng vào tay. Ngộ Không thiên hạ vô địch mà lại thua cái thằng trẻ ranh thật là trớ trêu. Tuy nhiên, khi đã SÂN (nóng giận) thì tất nhiên là giận mất khôn. Mất khôn thì thua thằng trẻ ranh là chuẩn.

Lần thứ ba, vợ chồng Bà La Sát- Ngưu Ma Vương SI mê không cho mượn quạt, kết quả bị Na Tra xỏ cái vòng vào mũi. Oh nhưng cái vòng này ứ phải của Quan Âm. Là tại vì vòng của Quan Âm có nhõn 3 cái, cái đầu tiên tròng vào đầu ông Ngộ Không rồi. Thế là sao nhỉ. Tại vì Hỏa Diệm Sơn là do Ngộ Không đạp rơi viên gạch từ lò bát quái xuống đất, chứ chẳng phải do Ngưu Ma Vương đốt. Thì ra là vậy, lửa SI là do Ngộ Không đốt. Ngộ Không là tượng trưng cho trí tuệ mà lại là SI á? Đúng vậy, đang tu Phật chứ chưa thành Phật, chưa GIÁC NGỘ nên vẫn chìm đắm trong SI.

Ba ông THAM SÂN SI, chả ông nào chết cả, mỗi ông 1 cái vòng và người xử lý 3 ông ý là Quan Âm Bồ Tát. Quan Âm cũng không giao đấu mà dùng mưu lừa cả 3 ông cho đầu, chân, tay vào vòng.
Em fun tẹo. Quan âm còn 1 cái vòng thứ 4 nữa đới. Nhungư ú dùng dc. Em đố cụ đấy hehe
 

melissa

Xe hơi
Biển số
OF-11972
Ngày cấp bằng
8/12/07
Số km
126
Động cơ
527,942 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
2way.vn
Cho e hỏi xíu là cv hàng ngày của cụ là j vậy, nếu ko tiên cụ có thể ko trả lời.
 

muoibaconcho

Xe điện
Biển số
OF-22710
Ngày cấp bằng
21/10/08
Số km
4,973
Động cơ
634,168 Mã lực
Thật giả khó lường-3 lần đuổi Ngộ Không

Trong truyện cả thảy có đúng 3 lần Tam Tạm đuổi Ngộ Không. Lần đầu tiên khi Ngộ Không giết 6 tên cướp, lần thứ hai lúc Tam Tạng gặp Bạch Cốt Tinh, lần thứ 3 khi Tam Tạng gặp 30 tên cướp.

Tất cả đều bắt nguồn từ việc Ngộ Không giết người. Như em đã từng nói, trong truyện tựu trung có 2 loại yêu quái 1 là COCC và 2 là loại ko COCC.

Loại COCC là những yêu quái, thói xấu, trở ngại vốn có, vốn ở sẵn trong bản thân mà chỉ đến khi tu thành chính quả mới có thể loại bỏ. VD như 7 yêu nhện, con người sinh ra đã có sợi tơ quyến luyến cha mẹ, anh em, bạn bè. Nếu như đạo Phật đòi chặt đứt hoàn toàn những sợi tơ ấy thì đã không có chuyện Mục Kiền Liên cứu mẹ (đề cao chữ Hiếu, sợi tơ tình). Những loại yêu quái đó không thể giết mà phải kiểm soát và dẫn dắt đi đúng đường. Vậy nên cuối dùng chúng đều có người cứu đem về nhà dạy dỗ.
Còn loại yêu quái vốn không dây mơ rễ má với bản thân chúng ta mà do nhiễm bụi trần như Lục Tặc, như Bạch Cốt Tinh phải giết nhanh và dứt khoát. 6 tên giặc dù đã bỏ chạy, vẫn bị Ngộ Không đuổi theo đánh chết. Cái chết nhanh và có phần dã man của những yêu quái có hình tướng bên ngoài giống người khiến cho Đường Tăng hồ nghi, phân vân, không còn nhận được Chân-Giả. Nói đâu cho xa, hiện nay thiếu gì Thầy Tu ưa ăn ngon mặc đẹp đi xe xịn ... Đó chẳng phải là mắt thấy mừng, mũi ngửi thích.... đấy sao. Những Thầy Tu đó, rõ ràng là đã đuổi mất Ngộ Không để cho Lục Tặc xâm chiếm Lục Căn nên dù có công phu tụng niệm bao lâu chăng nữa cũng chỉ phí công vô ích.

Đến lần giết Bạch Cốt Tinh, dù Ngộ Không đã cố xin lỗi nhưng Tam Tạng vẫn cố đuổi. Lần này có sự xúc xiểm của Bát Giới. Trong truyện, các cụ có thể thấy Đường Tăng rất thiên vị Bát Giới. Thực tế cũng vậy thôi, chúng ta, ai cũng muốn chiều theo những bản năng động vật. Chẳng hạn, ngủ nướng, ăn no rồi vẫn ăn nữa, lười biếng v.v... Đôi khi vì chiều theo những bản năng đó mà ta bỏ đi mất con đường mà mình đã lựa chọn. Và chỉ chiều theo bản năng một chút thôi, Tam Tạng đã mất đi Tự Tánh. Có cụ hỏi là sao Quan Âm không phân biệt Ngộ Không thật-giả được. Vì Quan Âm chưa đạt đến mức Giác Ngộ cao nhất - Phật. Chỉ có ở mức này mới có thể phân biệt Chân - Giả. Trong lần này, Ngộ Không thật tuy ra đi nhưng vẫn ở bên cạnh Quan Âm Bồ Tát đợi ngày quay lại. Vì thế, tai nạn của Đường Tăng không quá nặng, chỉ bị Ngộ Không giả đánh 1 gậy và suýt mất tư cách thỉnh kinh (Lục Nhĩ Kiên Hầu biến ra 1 đoàn 5 thầy trò và cướp cả thông điệp, quan văn...)

Lần thứ ba, Ngộ Không bỏ đi hẳn, Tam Tạng bị yêu Hoàng Bào biến thành hổ (cả triều đình chả ai phân biệt được Chân - Giả), còn Tiểu long mã (Ý) bị yêu quái đánh vào chân. Đây là lần duy nhất Ý chí đã bị tổn thương. Các cụ biết đó, con ngựa quan trọng nhất là cái chân, bị thương chân là tổn thương rất nặng. Kết thúc câu chuyện Trư Bát Giới và Sa Ngộ Tịnh giết 2 đứa con Hoàng Bào quái cực kỳ dã man để thể hiện phải dứt hẳn hậu hoạn. Lần này Tam Tạng chả dám nói gì nữa và chấm dứt chuyện đuổi Ngộ Không.

Lần gặp Hoàng Mi Lão Phật biến hóa giả làm chùa Lôi Âm, Tam Tạng lại một lần nữa không phân thật giả tưởng đã đến đích. Lần này, Ngộ Không không bị sư phụ đuổi nhưng nhanh chóng bị yêu quái cách ly bằng Nạo Bạt Vàng. Trở ngại này ví như khiến người tu ảo tưởng, chấp vào các thành tựu đã đạt được nên không thể đến đích cuối. Nhiều người hành Thiền đạt đến Thần Thông và chấp vào Thần Thông mà không thể tiến đến đích cuối. Họ đều đã phải dừng bước ở Lôi Âm Tự giả.
 
Chỉnh sửa cuối:

muoibaconcho

Xe điện
Biển số
OF-22710
Ngày cấp bằng
21/10/08
Số km
4,973
Động cơ
634,168 Mã lực
BA LẦN VƯỢT SÔNG

Trong Tây Du, Tạm Tạng gặp thủy nạn rất nhiều lần. Mở đầu là cha mẹ gặp cướp trên sông, tiếp đó Tam Tạng bị thả trôi sông. Khi thỉnh kinh Tam Tạng bị rồng ăn mất ngựa ở khe Ưng Sầu, gặp Sa Tăng sông Lưu Sa rồi bị nạn ở Hắc Thủy, sông Thông Thiên và cuối cùng là Thuyền không đáy. Song, chỉ có 3 lần vượt sông đặc biệt. 3 lần này đặc biệt do không phải dùng thuyền bè bình thường mà qua sông; đó là tượng trưng cho 3 thử thách lớn.

Lưu Sa Hà:

Lưu Sa rộng tám trăm,
Nước sâu ba ngàn tầm
Lông ngỗng trôi không nỗi,
Bông lau rớt cũng trầm.

Vâng, sông vừa rộng vừa sâu, đến bông lau cũng chìm thì thuyền bè nào qua nổi, tượng trưng cho một thử thách cực kỳ khó vượt qua. Sa Tăng - Ngộ Tịnh sau khi đã hàng phục đã dùng chuỗi vòng cổ 9 cái sọ người kết thành bè đưa 5 thầy trò vượt sông. Thu phục xong Ngộ Tịnh, Tâm đã tịnh, đã đầy đủ khả năng cho hành trình đến Tây Thiên.

Để minh chứng em xin trích dẫn 1 đoạn trong Hành Thiền Để Giải Phóng Tâm (link: http://chuatudam.org.vn/?cat_id=106&id=148)

"Vị hành giả đã có phát triển Thiền Sắc Giới (Rùpa Jhàna) và bây giờ muốn trau giồi Thiền Vô Sắc, bắt đầu gom tâm vào ấn tượng khái niệm (Patibhàga nimitta, đã có đề cập đến ở phần trên). Khi chuyên chú gom tâm như vậy một ít lâu hành giả thấy một đốm sáng nhỏ, yếu, giống như con đôm đốm, phát ra từ đối tượng. Hành giả ước nguyện rằng ánh sáng nhỏ này sẽ lớn lên dần dần cho đến bao trùm toàn thể không gian. Đến đây hành giả không còn thấy gì khác, ngoài ánh sáng này, cùng khắp mọi nơi. "


Đốm sáng nhỏ, yếu: Ánh sáng thường có dạng trắng hoặc vàng, và một đốm trắng, vàng nhỏ thì cũng giống như cát. Ánh sáng lớn dần, từng đốm sáng tụ lại tựa như những dòng chảy của cát. Đến đây các cụ nhận ra chưa ợ. Lưu Sa Hà có nghĩa là Sông cát chảy.

Giai đoạn này đánh dấu hành trình đã thật sự bắt đầu.

Sông Thông Thiên:
Sông này rộng đến mức Ngộ Không phải phát biểu:
"Thầy ôi! Sông rộng lắm, con mắt tôi ban ngày coi xa tới một ngàn dặm, ban đêm coi thấu tám trăm. Mà bây giờ không thấy mé, nên chẳng biết lớn bao nhiêu ." Như vậy có nghĩa là chả có thuyền bè thông thường nào qua được, cuối cùng được đồng chí rùa tình nguyện chở đi sau khi 5 thầy trò oánh thắng Linh Cảm Đại Vương, yêu cá chép chuyên ăn thịt đồng nam đồng nữ.
Thông Thiên, thông suốt với Bách Hội, là một trong nhóm 5 huyệt ở trên đầu (Đầu Thượng Ngũ Hàng) trị thiên đầu thống do rối loạn vận hành khí tương ứng với Luân Xa thứ 7 Sahasrara chakra.

Giai đoạn này đánh dấu Tam Tạng đã đi được nửa đường.

Thuyền không đáy:
“Tam tạng quay đầu, chợt nhìn thấy phía hạ lưu có một người đang chèo thuyền bơi tới, cất tiếng gọi to: Lên đò! Lên đò!”
Các cụ chú ý, Tam Tạng quay đầu mới thấy thuyền, thấy thuyền thì lái đò mới gọi; ứng với câu nói: Quay đầu là bờ. Chỗ này tưởng đơn giản nhưng nếu Tam Tạng không ngoái lại thì chả bao giờ qua được sông.

Mà lạ cái, thuyền lại không có đáy. Thuyền có đáy là thuyền thế gian chỉ chở người từ bến mê này sang bến mê khác. Thuyền không đáy là thuyền thoát tục chở người từ bến mê sang bến tỉnh. Đó chính là thuyền Bát Nhã và lái đò là Tiếp Dẫn Đạo Sư. Sau khi lên thuyền thì mấy thầy trò thấy xác phàm của Tam Tạng trôi sông.

Đây là đoạn kết, hành trình đã hoàn tất, tức là Tam Tạng tu thành chính quả.
 
Chỉnh sửa cuối:

Xe em

Xe buýt
Biển số
OF-58126
Ngày cấp bằng
2/3/10
Số km
964
Động cơ
452,067 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
Cụ chủ phải là nhà tu hành chính đạo thì mới kiến giải hay như thế. Cảm phục bội phần
 

Tiền xu

Xe tăng
Biển số
OF-330303
Ngày cấp bằng
7/8/14
Số km
1,355
Động cơ
291,817 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Lót dép ngồi hóng các cao nhân bàn luận
 

chothuexemoi

Xe điện
Biển số
OF-144108
Ngày cấp bằng
1/6/12
Số km
3,489
Động cơ
389,870 Mã lực
Nơi ở
1 Ngõ 499 Kim Mã
Website
thanhmochuong.com.vn

HàNam

Xe máy
Biển số
OF-330956
Ngày cấp bằng
13/8/14
Số km
53
Động cơ
282,710 Mã lực
Chào cụ. Em phải nói là em phục cụ, đúng là em có thắc mắc là cái gì làm nên sự nổi tiếng của Tây Du Ký
Những lời luận bàn của cụ cho em nhiều cái suy nghĩ về những điều tưởng như nó dĩ nhiên thế hóa ra lại là có cái gì đấy :D
chúc cụ mạnh khỏe và luận giải tiếp ạ,
 

hienvanbui

Xe tăng
Biển số
OF-137333
Ngày cấp bằng
5/4/12
Số km
1,058
Động cơ
375,530 Mã lực
Nơi ở
Modaninhvan.com
Website
Modaninhvan.com
oánh dấu trước. Tí về đọc tiếp. :)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top