[Funland] Ẩn ý trong truyện Tây Du Ký

muoibaconcho

Xe điện
Biển số
OF-22710
Ngày cấp bằng
21/10/08
Số km
4,995
Động cơ
644,112 Mã lực
Núi Bình Đỉnh, Động Liên Hoa, Anh em Kim Giác, Ngân Giác.

Kim Ngân vốn là 2 đồng tử coi lò vàng, lò bạc của Thái Thượng Lão Quân. Quán Âm 3 lần nhờ Thái Thượng Lão Quân sai 2 đồng tử xuống thử thách 5 thầy trò. Kim, Ngân có nhiều bảo bối như gươm Thất Tinh, quạt Ba Tiêu, Tịnh Bình, Hồng Hồ Lô, dây Hoàng Kim...

Bình Đỉnh Sơn là gì: Bách Hội là huyệt ở đỉnh đầu, phía trước là Tiền Đỉnh, phía sau là hậu Đỉnh. Bình Đỉnh có nghĩa là ngang giữa 2 đỉnh, tức là ám chỉ Bách Hội - Nê Hoàn Cung.

Động Liên Hoa là gì: luân xa thứ 7, Sahasrara, vị trí ngay trên đỉnh đầu, ứng với huyệt Bách hội, biểu hiện bằng bông sen nghìn cánh màu tím, trắng, vàng.

Thu phục Kim giác, Ngân giác có ý nghĩa gì, tại sao Kim Ngân không chết mà được TTLQ cứu?
Kim dương, Ngân âm tượng trưng cho 2 mạch Nhâm (âm) Đốc (dương). Thu phục Kim Ngân mang ý nghĩa hoàn tất vận chuyển Thần Khí trong cơ thể. Người luyện khí vận Chu Thiên Hỏa Hầu từ mạch Đốc LÊN đến Nê Hoàn, sau đó lại từ Nê Hoàn đưa XUỐNG qua mạch Nhâm thông qua 2 giao điểm:
Cong lưỡi nối huyệt Ngân giao (cuối mạch Đốc, nướu răng trên), Thừa tương (cuối mạch Nhâm, chỗ lõm ở môi dưới).
Nhíu hậu môn nối huyệt Trường Cương (Đốc), Hội Âm (Nhâm)

Vạn Thượng Phụ viết trong quyển Thính Tâm Trai khách vấn: Đạo gia lấy phép Bế Đoài (Khóa Miệng) làm công, lợi răng khép kín (tức là cong lưỡi nối Ngân Giao và Thừa Tương). Cốt để cho 2 mạch Nhâm Đốc giao nhau. Vòng Nhâm Đốc cốt để vận chuyển Âm Dương (Thần, Khí), khi nào Thần Khí hợp nhất, thì là luyện đan đã thành.

Theo luyện nội đan : Tụ khí toàn thân vào Bách hội, tưởng tượng Thiên khí vào Nê hoàn cung nổi lên vòng Vô Vi to bằng hạt đậu xoay tròn theo kim đồng hồ. Đó là “ Phản bổn hoàn nguyên “ (về nguồn).

Kim Ngân mà chết tức là đứt đoạn kinh mạch nên được TTLQ cứu.





Tham khảo thêm về kỳ kinh bát mạch
Kỳ Kinh Bát Mạch: Nhâm, Đốc, Xung, Đới, Âm Kiều, Dương Kiều, Âm Duy, Dương Duy.

Nhâm, Đốc là hai mạch quan trọng trên cơ thể con người (một mạch thâu tóm các kinh dương và một mạch thâu tóm các kinh âm).
Mạch Nhâm là mạch của của các kinh âm, khởi đầu từ huyệt Hội Âm (nơi giao nhau của mạch Nhâm với mạch Đốc), mạch Nhâm đi ngược lên bụng qua giữa vùng mu, giữa bụng, giữa ngực, giữa cổ rồi kết thúc ở huyệt Thừa Tương (chỗ lõm môi dưới). Mạch Đốc thâu tóm tất cả các kinh dương, bắt đầu từ chỗ huyệt Trường Cường chạy ngược lên theo cột sống, qua giữa gáy lên đỉnh đầu rồi vòng xuống giữa mặt và kết thúc ở huyệt Ngân Giao (gần nướu răng trên).

24 Huyệt mạch Nhâm: Hội Âm, Khúc Cốt, Trung Cực, Quan Nguyên,Thạch Môn, Khí Hải, Âm Giao, Thần Khuyết, Thủy Phân, Hạ Hoãn, Kiến Lý, Trung Hoãn, Thượng Hoãn, Cự Khuyết, Cưu Vỹ, Trung Đình, Đàn Trung, Ngọc Đường,Tử Cung, Hoa cái, Triền Cơ, Thiên Đột, Liêm Tuyền, Thừa Tương.


27 Huyệt mạch Đốc: Trường Cương, Yên Du, Dương Quang, Mệnh Môn, Huyền Môn, Huyền Khu, Cân Súc, Chí Dương, Linh Đài, Thần Đạo, Thân Tru, Đào Đạo. Đại Chùy, Á Môn, Phong Phủ, Não Hộ, Ngọc Chẩm, Cường Giang, Hậu Đỉnh, Bách Hội, Tiền Đỉnh, Tín Hội, Thượng Tinh, Thần Đình, Tố Giao, Thủy Câu, Đài Đoan, Ngân Giao
 
Chỉnh sửa cuối:

Suntln

Xe hơi
Biển số
OF-357951
Ngày cấp bằng
12/3/15
Số km
134
Động cơ
261,990 Mã lực
Truyện Tây Du Ký không phải là truyện Tây Du Ký, cho nên người ta gọi đó là truyện Tây Du Ký.

Ẩn ý trong Tây Du Ký thực ra không phải là ẩn ý, cho nên người ta coi nó là ẩn ý.
bác ngồi lại cho ngay ngắn
nhận của em 1 lạy
=))
 

muoibaconcho

Xe điện
Biển số
OF-22710
Ngày cấp bằng
21/10/08
Số km
4,995
Động cơ
644,112 Mã lực
Hàng Long Phục Hổ

Đẻ có thể lưu truyền và phát triển rực rỡ tại Trung Quốc, Phật giáo đã phải thay đổi, bổ sung, dung hòa nhiều quan điểm của Nho, Lão vào giáo lý của mình. Các cụ có thể nhận thấy trong Tây Du Ký chứa đựng rất nhiều quan điểm Thiền Lão vốn không có trong đạo Phật như: luyện tinh, khí, thần...cũng như một số quan điểm mà sau này đạo Phật đã dung hòa. Điển hình là Hàng Long Phục Hổ, khái niệm đề cập đến Phương pháp diệt dục của đạo Lão.

Con người tự nhiên đã có âm dương, không tu hành luyện tập thì âm dương theo sự vận động của hậu thiên bát quái, nam nữ giao hợp, tinh huyết hợp thành thai nhi, rồi tạo thành những chu kỳ luân hồi sinh tử. Nếu tu luyện sẽ chuyển 2 quẻ Ly Khảm của hậu thiên bát quái thành Càn Khôn của tiên thiên bát quái, như vậy sẽ xuất hiện thánh thai (anh nhi xích tử) thoát vòng luân hồi.

Bát quái gồm có 2 hình gọi là Tiên Thiên, Hậu Thiên. Mỗi hình có 8 quẻ đơn, 8 quẻ đơn này vận động trùng lên nhau thành 8x8= 64 quẻ (gồm có nội và ngoại quái, tức là có 2 quẻ đơn nằm lên nhau, vd như Khảm nằm trên Ly gọi là Thủy Hỏa ký tế)

Quẻ Càn có 3 hào dương (3 vạch liền), Khôn có 3 hào âm (3 vạch đứt), Ly 2 dương 1 âm (2 liền 1 đứt), Khảm 2 âm 1 dương (1 liền 2 đứt). Nếu đem hào âm (đứt) quẻ Ly và hào dương quẻ Khảm (liền) tráo đổi chỗ cho nhau thì sẽ thành quẻ Càn và quẻ Khôn. Quẻ Ly là Hỏa vì vậy mà có khái nhiệm Hỏa Hầu. Quẻ Khảm là Thủy, thủy có tính dịch chuyển giống khí. Bình thường, Hỏa trên Thủy dưới gọi là quẻ Hỏa Thủy vị tế (lửa trên nước dưới, mọi việc chưa xong). Dùng Hỏa Hầu luyện khí tức là quẻ Thủy Hỏa kýị tế (nước trên lửa dưới, mọi việc đã xong), giống như việc đổ nước vào nồi nấu sôi. Nồi là cái phương pháp luyện, nồi mà thủng thì nước bên trên sẽ dập tắt lửa, nồi ngon lửa đủ thì nước sẽ sôi.

Thủy Hỏa ký tế


Hỏa Thủy vị tế


Vậy làm thế nào để tráo đổi? Làm cái nồi bằng cách nào? Hành giả cần phải luyện Tinh Khí Thàn qua phép Thiền. Tinh Khí Thần là 3 phép báu (tam bảo) của con người. Nội Kinh viết: Con gái bảy tuổi (7x1) , thận khí thịnh, răng thay tóc dài; mười bốn tuổi (7x2) thiên quý đến, mạch nhâm thông, mạch thái xung thịnh, có kinh nguyệt, nên có thể có con được... Con trai tám tuổi (8x1), thận khí thịnh, răng thay tóc dài; mười sáu tuổi (8x2) khí thận đầy đủ, thiên quý đến, tinh khí đầy tràn, âm dương hòa, nên có thể có con được... (theo Lão, con trai tượng số là 8, con gái là 7)

Với con trai thì luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần. Với con gái thì luyện huyết hóa khí, luyện khí hóa thần. Sự tu hành được ấn chứng bằng hiện tượng khô tinh ở nam; ở con gái là hiện tượng bặt dứt kinh nguyệt.
Nếu không tu khi còn dồi dào tinh huyết, đợi đến khi nam sáu mươi bốn (8x8) tuổi, tinh khí khô kiệt, nữ năm mươi sáu (8x7) tuổi, kinh nguyệt không còn, sẽ khó tu luyện (cũng giống như cây khô không còn sinh bông trái, tuổi đó cũng không mong sinh con đẻ cái chi được).


Tinh màu trắng, huyết màu đỏ, vậy Bạch Hổ là tinh, Xích Long là huyết. Thuật ngữ Hàng Long Phục Hổ của Thiền Lão mang ý nghĩa này. Họ cho rằng tinh huyết là thứ bổ dưỡng mà con người đã phí phạm (Tam bảo, 3 thứ quý giá, của Đạo Lão: Tinh, Khí, Thần). Vì vậy, cần phải điều tiết chuyển hóa Tinh thành Khí, sau đó chuyển Khí lên Bách Hội (nê hoàn) là nơi trú ngụ của Thần rồi chuyển xuống Đan Điền sinh Thánh Thai.

Hàng Long Phục hổ trong Tây Du Ký:

Khi vừa được Tam Tạng cứu ra khỏi núi, Ngộ Không đã giết 1 con hổ và dùng da may áo. Áo da hổ theo Ngộ Không trong suốt cả hành trình. Ngộ Không cũng khoe với sư phụ tài nghệ "Hàng Long Phục Hổ" của mình nên khi chưa thu phục được Tiểu Long mã đã bị Tạm Tạng trách vẻ tội "chém gió". Tiểu Long mã vốn là rồng và cũng đã bị thu phục, trở thành ngựa cho Tam Tạng trong suốt hành trình.

Tại sao lại Phục Hổ trước Hàng Long? Người hành Thiền thường là nam giới nên trong truyện, Ngộ Không dĩ nhiên là phục Hổ nhanh gọn, tình tiết Hàng Long chẳng qua thêm vào cho đủ ý nghĩa câu chữ.
Khi Ngộ Không đại chiến với Độc Giác Tỷ, Phật tổ đã sai 18 La Hán đem kim đơn đến trợ chiến và dặn dò riêng 2 La hán Hàng Long Phục Hổ. Tại sao lại dặn 2 La hán này mà không phải là các La Hán khác? Chính là ý nghĩa này. Yêu quái của Thái Thượng Lão Quân phải dùng quan điểm của Thái Thượng Lão Quân mà thu phục (thật ra chả phải là quan điểm của ông ấy mà là do các đệ tử đời sau thêm vào. Đạo Đức Kinh chả có lấy 1 chữ về luyện Thiền, thần tiên gì cả mà chỉ đơn thuần là quan điểm triết học).

Chi tiết Hàng Long Phục Hổ cũng rất thú vị. Đoạn sau em post tiếp vì quá dài.
 
Chỉnh sửa cuối:

muoibaconcho

Xe điện
Biển số
OF-22710
Ngày cấp bằng
21/10/08
Số km
4,995
Động cơ
644,112 Mã lực
Hàng Long Phục Hổ tiếp theo.








Câu chuyện về 2 vị La Hán này rất thú vị. Có lẽ các cụ sẽ rất bất ngờ khi biết ban đầu chỉ có 16 chứ không phải là 18 La Hán.

Trong “Pháp Trụ Ký” của Tôn giả Khánh Hữu nước Sư Tử (Sirilanka), thế kỷ thứ hai CN, có ghi rõ tên họ và nơi ở của 16 vị La-hán. Sau khi Pháp sư Huyền Trang (chính là Tam Tạng thực) dịch bộ sách này ra thì 16 vị La-hán càng được các tín đồ phật tử Trung Quốc sùng kính.

1. Tân-độ-la-bạt-la-nọa-xà (còn gọi là Tân-đầu-lô), vị tôn giả này trú tại Tây-cù-đà-ni-châu.
2. Ca-nặc-ca-phạt-sa, vị tôn giả này trú tại nước Ca-thấp-di-la.
3. Ca-nặc-ca-ly-nọa-xà, vị tôn giả này trú tại Đông-thắng-thần-châu.
4. Tô-tần-đà, vị tôn giả này trú tại Bắc-cu-lô-châu.
5. Nặc-cự-la, vị tôn giả này trú tại Nam-thiệm-bộ-châu.
6. Bạt-đà-la, vị tôn giả này trú tại Đam-một-la-châu.
7. Ca-lý-ca, vị tôn giả này trú tại Tăng-già-trà-châu.
8. Phạt-xà-la-phất-đa-la, vị tôn giả này trú tại Bát-thích-noa-châu.
9. Thú-bác-ca, vị tôn giả này trú tại núi Hương Túy
10. Bán-thác-ca, vị tôn giả này trú ở cõi trời Đao Lợi.
11. La-hỗ-la, vị tôn giả này trú tại Tất-lợi-dương-cù-châu.
12. Na-già-tê-na, vị tôn giả này trú tại núi Bán-độ-ba.
13. Nhân-yết-đà, vị tôn giả này trú tại núi Quảng Hiếp.
14. Phạt-na-bà-tư, vị tôn giả này trú tại núi Khả Trụ.
15. A-thị-đa, vị tôn giả này trú tại núi Thứu Phong.
16. Chú-trà-bán-thác-ca, vị tôn giả này trú tại núi Trì Trục.

Nhưng trong kinh điển chỉ có 16 vị La-hán, hoàn toàn không có “Thập bát La-hán”. Vậy 2 vị kia là ai? tại sao ko có trong danh sách.

Thưa các cụ, người Trung Quốc rất coi trọng các con số ước lệ. VD: 81 kiếp nạn, 36 phép theo sao Thiên Cương, 72 phép theo Địa Sát, 10 vạn 8 nghìn dặm (chặng đường sang tây Thiên)... tất cả đều là bội số của 9. Bởi vì 9 là số cuối cùng nên bội số của 9 thể hiện to nhất, nhiều nhất và đầy đủ nhất.
16 = 2x8 là con số chưa hoàn chỉnh, bởi vậy, người TQ chả ngần ngại thêm vào 2 vị cho đủ số 9x2=18.

Phật giáo vì muốn lưu truyền và phát triển cũng đành phải chấp nhận sự cải biên này vì suy cho cùng nó cũng không ảnh hưởng lắm. (Trái lại, với Lão Tử hóa Hồ Kinh, Phật giáo chống đối quyết liệt vì nó ảnh hưởng đến vị tổ sư của họ là Đức Như Lai, em sẽ bàn về vấn đề này sau).

Cơ mà vì là thêm vào, chẳng có trong kinh sách nên mỗi ông, mỗi thời đại thêm vào 1 kiểu. Thời Ngũ Đại có họa sĩ Trương Huyền vẽ tượng 18 vị La-hán. Đây là tượng 18 vị La-hán sớm nhất mà người ta được biết. Đến thời Tống, đại văn hào Tô Đông Pha phát hiện những bức tượng đó ở đất Đam Nhĩ nên cao hứng làm 18 bài Tán ca ngợi, nhưng Tô Đông Pha không ghi rõ tên từng vị. Do đó, chúng ta chẳng biết hai vị La-hán 17 và 18 trong bức họa là ai.

Sau đó không lâu, Hòa thượng Quán Hưu cũng vẽ tượng 18 vị La-hán với vị 17 là Nan-đề-mật-đa-la, người nói Pháp Trụ Ký giới thiệu danh tánh, trú xứ, sự tích 16 vị La-hán, vị 18 là Pháp sư Huyền Trang, vị Cao tăng đời Đường sang Ấn Độ thỉnh kinh và là người phiên dịch “Pháp Trụ Ký”. Tô Đông Pha lúc đi ngang qua chùa Bảo Lâm ở Thanh Hiệp nhìn thấy bức họa này thì ông viết tiếp 18 bài Tán nữa. Điểm khác nhau giữa lần này và lần trước là ở mỗi bài Tô Đông Pha đều chú thích rõ ràng tên từng vị. Ông cho rằng vị 17 là tôn giả Nan-đề-mật-đa-la, vị 18 là tôn giả Tân-đầu-lô (chứ không phải PS Huyền Trang). Nhưng Tân-đầu-lô là gọi tắt của Tân-độ-la-bạt-la-nọa-xà, vị La-hán đầu tiên trong 16 vị mà Tô Đông Pha không nhận ra điều này nên đã lập lại hai lần tên của một tôn giả.

Ngài Chí Bàn không tán thành việc đưa tôn giả Nan-đề-mật-đa-la vào hàng 18 vị La-hán, ngài đề xuất nên đưa hai vị tôn giả Ca-diếp, Quân-đồ-bát-thán vào hàng 18 vị La-hán.

Cuối cùng, 2 vị thứ 17-18 được mọi người thống nhất lựa chọn Đạt-ma-đa-la (Phục hổ, người ở núi Hạ Lan tỉnh Cam Túc ) và Nan-đề-mật-đa-la (Hàng Long).

(Một số tài liệu cho rằng HL PH do vua Cao Tông nhà Thanh thêm vào, em không đồng ý ở điểm này bởi lẽ Ngô Thừa Ân đời nhà Minh đã đề cập đến HL PH trong TDK rồi thì HL PH phải xuất hiện trước thời Ngô Thừa Ân).

Như vậy, các cụ có thể thấy Phật giáo truyền qua TQ đã bị thay đổi rất nhiều (HL, PH là một ví dụ), không còn giữ nguyên bản sắc cũng như bị phân tán thành nhiều pháp môn khác nhau, thậm chí là mâu thuẫn với nhau.

Ngô Thừa Ân đã rất khéo léo khi lồng ghép tình tiết Phật tổ tiết lộ lại lịch Độc Giác Tỷ (trâu của Thái Thượng Lão Quân, tổ sư Đạo Lão) cho riêng 2 vị Hàng Long, Phục Hổ chứ không thông báo cho 16 vị La Hán khác. Ông đã ám chỉ sự thêm thắt danh hiệu HL PH vốn là những quan điểm riêng của Đạo giáo Trung Quốc(Thái Thượng Lão Quân) vào Đạo Phật mà cụ thể là 2 vị tôn giả Đạt-ma-đa-la và Nan-đề-mật-đa-la.

P/S: các cụ nếu tìm hiểu Phật Giáo Nguyên Thủy sẽ thấy rất khoa học, hoàn toàn không có yếu tố mê tín dị đoan mà phần lớn là do người TQ thêm vào. Chính Pháp sư Huyền Trang cũng vì Tam sao thất bổn mà phải sang Ấn Độ tu học và đem kinh sách về dịch và truyền bá cho đời sau.
 
Chỉnh sửa cuối:

Hiep_anycar

Xe máy
Biển số
OF-363375
Ngày cấp bằng
17/4/15
Số km
99
Động cơ
258,480 Mã lực
Hay quá. Tâm mà ko tịnh, ý mà không hướng mở mang, là không theo tiếp được bài viết của cụ rồi!
 

muoibaconcho

Xe điện
Biển số
OF-22710
Ngày cấp bằng
21/10/08
Số km
4,995
Động cơ
644,112 Mã lực
3 Lần đánh Bạch Cốt Tinh:

Phần này nằm ngay sau tai nạn tại Ngũ Trang Quán và là cớ sự để Tạm Tạng đuổi Ngộ Không rồi dẫn đến tai nạn với Huỳnh Bào Quái.

Thấy dáng người cô gái, vóc ngọc mình ngà, áo phanh mở ngực, mơn mởn đẫy đà. Mày liễu thanh thanh, mắt hạnh long lanh, khuôn mặt trái xoan giọng nói uyển chuyển, dáng người yểu điệu, nũng nịu đưa tình. Thấy vẻ người cô gái gợi tình, lòng phàm tục của Bát Giới lại nhen lên...
Tiếp theo, khi tiếp chuyện Tam Tạng, cô gái thưa rằng: Núi này là Bạch Hổ Lĩnh, nhà em ở dưới mé Tây kia.

Những chi tiết lưu ý: Bộ xương trắng, Bạch Hổ, phía Tây, gợi tình, lòng phàm tục của Bát Giới, 3 lần biến hóa đánh lừa Tam Tạng.

Em vừa mới trình bày về Hàng Long Phục Hổ chắc các cụ vẫn còn nhớ. Tinh màu trắng nên được coi là Bạch Hổ ở hướng Tây, huyết màu đỏ được coi là Xích Long. Hàng Long Phục Hổ là điều chế tinh huyết song cũng là phương pháp tiết dục của Đạo Giáo.

Đối với Phật giáo, việc diệt trừ tâm dâm dục bằng cách quán bộ xương khô được ghi rõ trong 16 bài Thiền quán Tứ Niệm Xứ mà cụ thể là Quán Cửu Tưởng, 9 phép quán cơ thể thối rữa, bị vứt vào bãi tha ma rồi thành bộ xương trắng. Phép quán này giúp cho hành giả nhận rõ cơ thể xinh đẹp bên ngoài vốn chỉ bao bọc những thứ nhơ bẩn ghê sợ và ai cũng giống ai là chỉ có một bộ xương khô. Chi tiết này thể hiện ở điểm yêu quái 3 lần biến hình cô gái, ông già, bà già nhưng bản chất vẫn chỉ là bộ xương khô. Thông qua phép quán, hành giả không còn cảm thấy yêu thích những hình dáng, âm thanh xinh đẹp và diệt trừ sự dâm dục của bản thân.

3 lần đánh Bạch Cốt Tinh thể hiện sự lầm lạc của Tam Tạng, Bát Giới, không chấp nhận bản thể của tất cả các thân xác chỉ là bộ xương khô (trái lại, Ngộ Không thì nhận rất rõ). Tam Tạng nghe lời xúc xiểm của Bát Giới tức là nghe theo những dục vọng của bản thân mà đuổi Ngộ Không. Thật vậy, hành giả khi tu luyện theo Tứ Niệm Xứ đều đã được giảng giải và có hiểu biết nhưng khi luyện tập lại chẳng mấy ai thành công, chẳng mấy ai không bị những hình dáng xinh đẹp bên ngoài hấp dẫn dù họ hiểu rằng đó chỉ là bộ xương khô. Đấy chính là cái khác biệt của Hiểu và Ngộ.
 

tien

Xe buýt
Biển số
OF-8011
Ngày cấp bằng
14/8/07
Số km
765
Động cơ
543,010 Mã lực
Cụ am hiểu thật... đọc qua thì cũng thấy truyện liên hệ gì đó sâu sắc với đạo Phật, nhưng không biết cặn kẽ như vầy. Tks cụ

À mà cái này cụ nghĩ ra hay copy ở đâu về???

Tuy nhiên vẫn vodka cụ

P/S: nhờ cụ giải đáp giúp, thời của truyện cách khá lâu so với thời tác giả, tức đạo Phật đã vào Trung Hoa cũng khá dài, sao trong chuyện vẫn đưa các nhân vật của các đạo giáo khác vào trong cốt truyện về Phật (Ngọc hoàng, Thái thượng lão quân vv...). Bởi nhu cầu quảng bá đạo Phật không còn như buổi sơ khai?

Nếu giả sử vẫn có nhu cầu muốn quảng bá đạo, làm cho hòa hợp với các đạo giáo khác để dễ được chấp nhận hơn thì sau này sao lại đến thời hiện đại Phật giáo không còn các biểu tượng trên (như trường hợp 16 vị La Hán thành 18 vị)?
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

hoalocvung

Xe container
Biển số
OF-106549
Ngày cấp bằng
23/7/11
Số km
6,548
Động cơ
433,754 Mã lực
Thất tình lục dục sớm trừ xong,

Luyện tập ngày đêm sửa tấm lòng,

Khử diệt thất tình an tánh thiện,

Tu hành phải để chí không không(st)
 

Gato2009

Xe điện
Biển số
OF-53653
Ngày cấp bằng
26/12/09
Số km
2,805
Động cơ
371,250 Mã lực
Chuyện ngoài lề, Cụ chủ giải ngố cho em tí ạ.
Như mọi người đã biết, Phật giáo truyền vào trung quốc bởi Đạt ma- vị tổ thứ 28, vậy Tam tạng đi lấy kinh là trước hay sau khi Tổ sư Đạt ma đã tryền đạo Phật vào TQ, nếu Tổ Đạt ma truyền đạo trước thì chẳng lẽ Tổ lại không có kinh Phật để truyền dạy chúng sinh?, nếu Tổ Đạt ma có kinh phật mà Tam vẫn phải đi thỉnh kinh thì chẳng lẽ Tổ Đạt ma đã truyền dạy không đến nơi đến chốn hoặc kinh không đủ bộ?. Trong trường hợp Tam tạng đi thỉnh kinh và mang kinh về TQ trước khi Tổ Đạt ma sang TQ thì có lẽ khômg hợp lôgic. Thắc mắc nhỏ lờii lẽ thô vụng của kẻ vụng dại, momg cụ chủ thớt giải thích ạ. Cám ơn cụ
 

hoalocvung

Xe container
Biển số
OF-106549
Ngày cấp bằng
23/7/11
Số km
6,548
Động cơ
433,754 Mã lực
A Di Đà Phật, suốt 45 năm hoằng pháp hóa độ chúng sinh, Đức Phật đã để lại Pháp nhiều vô số lượng với nhiều môn tông khác nhau.

Bởi như Ngài nói :”Ta chỉ là người chỉ đường còn mọi người hãy tự thắp ngọn đuốc cho mình mà đi......”

Ngay như đơn giản 1 vấn đề trong truyện này đưa ra mà đã có 2 luồng ý kiến khác nhau và có rất nhiều cụ mợ vào còm. Vậy rộng ra việc truyền bá đâu chỉ 1 người là đủ. Tại sao 1 người đến rồi, lại ko thể có người khác đi để tìm hiểu, để chiếm bái để tu tập, để hoằng dương chính Pháp ......

Hơn nữa về Phương Diện Truyền Giáo: Hai ngài Đạt Ma và Huyền Trang chính là những nhân vật tiên phong trong việc phát triển, chuyển hóa Phật Giáo từ Ấn Độ sang Trung Hoa.

- Một Vị, từ Trung Hoa theo con đường tơ lụa, sang Ấn Độ để nghiên cứu về Duy Thức Học.
- Một Vị, đưa Thiền tông từ Ấn Độ sang phát triển ở Trung Hoa.

Nguyên tắc của việc du nhập này là: Tùy Cơ Bất Biến, ứng dụng và từng khung cảnh xã hội khác nhau, để truyền bá.

Còn việc Ngài nào có trước Ngài nào có sau, cụ có thể click chuột mà tìm hiểu và như thế có nhẽ lại thêm đc những thông tin quý giá đối với lĩnh vực này.

Kiến thức của em hạn hẹp xin có đôi dòng
 

kt3x

Xe tăng
Biển số
OF-200151
Ngày cấp bằng
29/6/13
Số km
1,174
Động cơ
331,728 Mã lực
Em đọc mãi không chán, xem lâu rồi mà nghe cụ phân tích thấy như mới :)
 

insight

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-12409
Ngày cấp bằng
2/1/08
Số km
130
Động cơ
524,730 Mã lực
Với em thì xã hội có 5 loại người như là 5 thầy trò ảnh đi lấy kinh vậy.
 

trauxanh

Xe cút kít
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
17,905
Động cơ
427,864 Mã lực
Có nhiều tác phẩm được lấy cốt từ một sự việc có thật, sau đó thì thần thánh hóa, thêm thắt chi tiết cho kịch tính hấp dẫn, sửa đổi cho phù hợp với căn cốt của người viết, hay là thậm chí cho phù hợp với nhu cầu hợp pháp hóa hoặc nhu cầu chính trị đương thời...
Như ta xem Đông Chu liệt quốc, thấy là có khi chỉ 1 dòng hay 1 trang trong đó thì sau xuất hiện hẳn 1 tác phẩm riêng biệt ly kỳ chi tiết đến từng hành động, từng câu nói của những nhân vật thời đó. Lấy đâu ra như vậy?

Cái Tây Du này hay ở chỗ là ai đọc cũng thỏa chí tưởng tượng mà coi đó là đúng với gu của mình, từ ông Lão, ông Nho, ông Phật...cho đến những ông tự do tưởng tượng ra đó là 1 nhóm người, 1 tập thể người hay là ngay trong 1 con người...Và như thế nó mới nổi tiếng, và lan truyền rộng rãi.
Cái tài của tác giả (hoặc có những giả thuyết là nhiều tác giả) là làm cho ai đọc cũng thấy hay, và thấy giông giống cái gì đó...
 

conchip13

Xe hơi
Biển số
OF-362491
Ngày cấp bằng
11/4/15
Số km
113
Động cơ
258,970 Mã lực
Website
toidenkuro.com
đoạn cuối này e thấy chưa hạp lý: Ngộ Không vẫn dùnh cân đẩu vân đến chỗ Như Lai và Bồ Tát suốt đấy thôi. Như tập 2 ngộ Không 1 giả 1 thật chẳng hạn
Theo em, đấy là trí để ý đến phật, nhưng tâm thì chưa với tới, nên chưa tính là phật. Nếu sai em xin chịu phạt.
 

dp090x

Xe tăng
Biển số
OF-152580
Ngày cấp bằng
13/8/12
Số km
1,458
Động cơ
365,710 Mã lực
Cụ bình giải hay quá, em oánh dấu đọc sau :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top