[Funland] Ẩn ý trong truyện Tây Du Ký

zXatruong

Xe hơi
Biển số
OF-42074
Ngày cấp bằng
1/8/09
Số km
177
Động cơ
454,301 Mã lực
Em đọc 1 lèo thấy hay quá, khâm phục sự hiểu biết của cụ
 

muoibaconcho

Xe điện
Biển số
OF-22710
Ngày cấp bằng
21/10/08
Số km
4,995
Động cơ
644,112 Mã lực
Thiền Sư Ô Sào (tổ quạ) và Đa (nhiều) Tâm Kinh

Sau khi thu phục Bát Giới, mấy thầy trò đi đến núi Phù Đồ và Tam Tạng được Thiền Sư Ô Sào truyền thụ Đa Tâm Kinh.

Phù Đồ: Stupa, là tòa tháp chôn giữ xá lợi của đức Phật hay để tưởng niệm đức Phật và các môn đệ có thánh tích.

Thiền Sư Ô Sào: Thiền sư Ô Sào là một cao tăng Trung Hoa vào đời Đường. Khi bà mẹ hạ sanh sư, bà không ưng ý lắm nên đem bỏ con vào một chiếc tổ quạ trên cội đại thọ trước hiên chùa rồi lẫn mất. Sư xuất gia từ đó, và người ta gọi sư là thầy Ô Sào (Ô là quạ, Sào là tổ).

Một hôm, quan thị lang Bạch Cư Dị, một thi hào lừng danh đương thời, đi dạo ngang cổng chùa, trông thấy nhà sư đang ngồi vắt vẻo trên tàng cây, vốn không ưa hạng người "lánh nợ đời" như thế, ông cau mày hỏi:
- Bộ hết chỗ rồi hay sao mà thầy lựa chỗ hiểm nghèo như thế để ngồi?
Thiền sư bình thản đáp:
- Chỗ của tôi xem ra còn vững vàng hơn chỗ của quan lớn đang an tọa nhiều.
Quan thị lang nhìn lại chiếc kiệu của mình đang ngồi, ngạc nhiên:
- Chỗ tôi đang ngồi có gì đáng ngại đâu?
- Thưa, chỗ đại quan là dưới vua, trên các quan và trăm họ. Vua thương thì quần thần ghét, được lòng dân thì mất lòng vua. Tính mạng của đại quan cùng thân quyến đều lệ thuộc vào lòng yêu ghét của vua và sự tật đố tị hiềm của bạn bè. Một chiếc ghế được kê trên đầu lưỡi thiên hạ thì làm sao bì được với sự cứng chắc của cội cây này được. Có phải thế không thưa đại quan?
Bạch Cư Dị nghe nhà sư nói chỉ im lặng cúi đầu, giây lâu vị đại quan lão thành mới cất tiếng hỏi:
- Thầy có thể cho tôi biết thế nào là đại ý của Phật pháp chăng?
Thiền sư đáp liền:
- Không gì dễ bằng câu hỏi này. Đại quan hãy nghe tôi trả lời đây, đó là:"Chư ác mạc tác. Chúng thiện phụng hành - Tự tịnh kỳ ý - Thị chư Phật Giáo” (Nghĩa là: Các điều ác chớ làm, các điều lành vâng giữ, tự thanh lọc ý mình, đó là lời Phật dạy).
Bạch Cư Dị nghe xong bảo:
- Những điều thầy vừa đáp, con nít lên ba cũng nói được.
Thiền sư mĩm cười:
- Thưa đại quan, con nít lên ba nói được, nhưng ông lão sáu mươi chưa chắc đã làm xong. Ngài có thấy như thế không?
Bạch Cư Dị lại im lặng cúi đầu. Ông bắt đầu học đạo với thiền sư Ô Sào từ đó. Người ta kể rằng dưới sự dẫn dắt của thiền sư "Tổ quạ", không bao lâu vị đại quan này "thoát nhiên đại ngộ".



Đa Tâm Kinh: Đây là một cách chơi chữ của Ngô Thừa Ân, ám chỉ Bát Nhã Ba La Mật Ða Tâm Kinh (Prajnaparamitahridaya Sutra) là một trong các kinh căn bản và phổ thông của Phật Giáo Ðại Thừa. Tâm Kinh đã được nhiều vị cao tăng chuyển dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Hán: ngài Cưu Ma La Thập dịch vào khoảng năm 402-412 C.N., ngài Huyền Trang dịch năm 649 C.N., ngài Nghĩa Huyền (700 C.N.), ngài Pháp Nguyệt (732 C.N.), ngài Bát Nhã và Lợi Ngôn (790 C.N.), ngài Trí Tuệ Luận (850 C.N.), ngài Pháp Thành (856 C.N.) và ngài Thi Hộ (980 C.N.). Trong đó, bản dịch của ngài Huyền Trang là phổ biến nhất. Bản mà chúng ta thường tụng niệm ở chùa chính là bản Hán Việt từ bản dịch của ngài Huyền Trang.

Điểm thú vị là Thiền Sư Ô Sào, người đã đắc đạo, truyền thụ lại cho Tam Tạng, người đi tìm đạo, Đa Tâm Kinh chứ không phải là Tâm Kinh. Tại sao vậy?
Ma Ha Bát Nhã mà chúng ta thường tụng niệm khi vào chùa cũng chỉ là Đa Tâm Kinh bởi lẽ đa số chúng ta chẳng thể nào đốn ngộ nổi ý nghĩa của Tâm Kinh. Chẳng Ngộ là bởi còn đa Tâm, bởi lẽ đó mà gọi là Đa Tâm Kinh.

Pháp sư Huyền Trang
 
Chỉnh sửa cuối:

hoalocvung

Xe container
Biển số
OF-106549
Ngày cấp bằng
23/7/11
Số km
6,548
Động cơ
433,754 Mã lực
Gate gate paragate parasamgate bodhi svaha - Vượt qua, vượt qua, vượt qua bên kia, hoàn toàn vượt qua, đến bờ giác ngộ- đó là cốt tủy của Bát nhã, muốn vượt qua đc phải có Trí huệ.

Huyền trang và con đường thiên lý

 

dp090x

Xe tăng
Biển số
OF-152580
Ngày cấp bằng
13/8/12
Số km
1,458
Động cơ
365,710 Mã lực
Bây giờ đến một thử thách mà các cụ thích thú: Thất tình

.....Dây dưa lưới tình mãi không dứt được dẫn đến phần tiếp theo Tạm Tạng, Bát Giới, Sa Tăng trúng độc ở Am Huỳnh Hoa (rết tinh, anh em với yêu nhện) cuối cùng phải mời Tì Lam Bồ Tát đến giải quyết đem 7 con nhện về làm nhân viên vệ sinh.

[/b]
Em ngu muội, nay đọc kỹ bình giải của cụ ở đoạn này, em nghĩ nó còn có 1 ẩn ý nữa, kiến thức em hạn hẹp nên không cắt nghĩa được :D
 

spy_007

Xe buýt
Biển số
OF-343222
Ngày cấp bằng
18/11/14
Số km
505
Động cơ
277,704 Mã lực
Thưa các cụ, đầu xuân rảnh rỗi, nhân đọc 1 thớt về Thủy Hử, thấy các cụ bàn tán xôm tụ. Em mạn phép mở cái thớt này bàn về ẩn ý trong Tây Du Ký, một trong tứ đại kỳ thư nhưng đa số lại đánh giá là "truyện thần tiên chẻ con". Tây Du Ký cũng được một số nhận xét là phỉ báng đạo Phật với tình tiết A Nan, Ca Diếp đòi hối lộ bát vàng và một số tình tiết như yêu quái mà không phải COCC thì lập tức bị giết, yêu quái COCC thì lại được tha... những tình tiết này, từ từ em sẽ diễn giải.


Tây Du Ký ngoài mặt là câu chuyện thỉnh kinh của 5 thầy trò, (chỗ này nhiều người viết 4, theo em là không đúng vì phủ nhận vai trò của ngựa bạch) sâu xa bên trong là câu chuyện về những chặng đường, thử thách phải trải qua của người tu Thiền đạo Phật.

5 thầy trò là ai?

Hẳn các cụ đã nghe câu "Tâm viên Ý mã" ám chỉ tâm, ý luôn chuyển động, không đứng yên một chỗ. Người tu thiền phải định được tâm ý. Vậy mở đầu câu chuyện là TÂM, là con khỉ. Con khỉ này đang làm vua, bỗng một hôm nảy ra ý phải tìm được phép trường sinh bất lão để tránh đau khổ của cái chết (tình tiết này giống với thái tử Tất Đạt Đa bỏ đi tìm cách diệt khổ). Trải qua nhiều khó khăn cuối cùng khỉ cũng được chỗ học Đạo ở núi Linh Đài Phương Thốn, động Tà Nguyệt Tam Tinh với thầy là Bồ Đề Tổ Sư.

Linh Đài là huyệt phía sau lưng, điểm thẳng hàng chính giữa 2 núm vú. Cách Linh Đài 1 Phương Thốn (đơn vị đo lường TQ cổ, 1,11cm) là tim, là TÂM.
Tà nguyệt là trăng tà, tam tinh là 3 vì sao, tức là cái móc và 3 chấm, chính là chữ TÂM.
Kinh Kim Cương viết Bồ Đề là tự tánh, vậy Bồ Đề Tổ Sư chính là Tự Tánh Tổ Sư chứ không có thầy nào cả.
Ngộ Không là ngộ ra tất cả chỉ là không.

Sau khi học Đạo thành công, khỉ về núi giương cờ dựng nghiệp rồi lên Thiên Đình "chăn ngựa".
TDK hồi 4 viết: Bật Mã Ôn ngày đêm không ngủ trông nom ngựa. Ban ngày còn chơi đùa được, ban đêm thì chăm sóc ân cần, như ngựa ngủ thì đánh thức dậy cho ăn cỏ, ngựa chạy quanh thì bắt đem về chuồng... Chăn kiểu rất đặc biệt phải không ợ. Đêm đang ngủ đánh thức dậy cho ăn cỏ, ngựa chạy quanh lại bắt đem về chuồng? thế mà ngựa lại khỏe và béo mập nữa, tức là chăn đúng phương pháp? Vâng, không chăn ngựa mà là chăn Ý.

Chăn ngựa bất thành, khỉ tung hoành ngang dọc, thần thông quảng đại, đánh cho Thiên Đình lên bờ xuống ruộng nhưng rốt cuộc vẫn thất bại và bị giam dưới núi Ngũ Hành 500 năm. Tức là, tu học cho lắm vào rồi cũng "bất lực" không thoát được cái xác phàm. Lúc đang Thiền thì đi mây về gió, xuất Thiền lại trở về với cái xác khô. Đoạn này giống với thái tử Tất Đạt Đa tu khổ hạnh nhưng không đạt được giải thoát (NIẾT BÀN) và phải tìm phép tu mới.

Em tạm ngừng ở đây, chốc nữa em biên tiếp.
Em đọc à ù hết cả tai..
 

cafesuada

Xe container
Biển số
OF-154599
Ngày cấp bằng
29/8/12
Số km
6,583
Động cơ
397,390 Mã lực
Gate gate paragate parasamgate bodhi svaha - Vượt qua, vượt qua, vượt qua bên kia, hoàn toàn vượt qua, đến bờ giác ngộ- đó là cốt tủy của Bát nhã, muốn vượt qua đc phải có Trí huệ.

Huyền trang và con đường thiên lý

Đến khi vượt qua rồi, nhìn lại bỗng thấy chẳng có sông nào để vượt qua, chẳng có bờ nào để đạt đến, và chẳng còn thấy ai vượt cả.
 

muoibaconcho

Xe điện
Biển số
OF-22710
Ngày cấp bằng
21/10/08
Số km
4,995
Động cơ
644,112 Mã lực
Tịch Hàng, Tịch Thử, Tịch Trần:

Theo hành trình thực tế, ngài Huyền Trang đi qua nước Tô Diệp (Tokmak, Liên Xô) sau khi đã trải qua núi Tăng Sơn giá rét (Lạnh) và hồ nước nóng Nhiệt Hải - Issik Kol (Liên Xô) (Nóng). Tại nước Tô Diệp, vua Diệp Hộ mở tiệc khoản đãi ngài và thỉnh ngài thuyết pháp. Vua hoan hỉ thọ lãnh nhưng yêu cầu ngài dừng bước hành trình (Trần), tuy nhiên ngài Huyền Trang đã từ chối và tiếp tục lên đường.

link tham khảo thêm: http://www.budsas.org/uni/u-duongtamtang/duongtang-02.htm

Trong truyện 5 thầy trò đi đến quận Thiên Trúc, Phủ Kim Bình và dừng lại xem hội Nguyên Tiêu. Hàng năm, các hộ giàu có đều cúng tiến dầu TÔ DIệP cho 3 con trâu nước giả Phật là Tịch Hàng, Tịch Thử và Tịch Trần. Tam Tạng vì đứng gần nên bị 3 con yêu quái bắt về hướng Đông Bắc núi Thanh Long (đông), động Huyền Anh (huyền vũ, bắc). (3 con yêu quái này thật ra chưa từng hại ai mà chỉ hút dầu tô diệp và chúng cũng không cố ý bắt Đường Tăng). Ngộ Không trên đường đi tìm thầy thấy có 4 người đuổi 3 con dê, miệng la to: Khai Thái.
Bình thường Ngộ Không thường hay dở hết các thần thông, mưu trí để hàng phục yêu quái, đến khi không còn cách nào khác mới đi tìm cứu viện. Lần này thì lại khác, yêu quái chả có tài nghệ gì mà Ngộ Không cũng chưa gặp phải khó khăn, thần binh lợi khí gì mà đã vội bỏ chạy lên Thiên cung tìm cứu viện.
Tại Thiên Cung, Ngộ Không được Thái Bạch Kim Tinh (kim sinh thuỷ, là cội nguồn của Thuỷ nên biết cách trừ Thuỷ) mách bảo phải có 4 vị sao Mộc: Giác mộc giao, Ðẩu mộc giải, Khuê mộc lang, Tỉnh mộc ngạn mới có thể đánh thắng 3 yêu trâu nước (thuỷ). Ở đây không dùng Thổ khắc Thuỷ mà dùng Mộc tổn hao Thuỷ (thuỷ sinh mộc), bởi lẽ không phải chặn khí mà phải điều khiển khí đúng hướng.
Kết quả, 3 con yêu đều bị chết, 5 thầy trò được các phú hộ mời tiệc đến hơn nửa tháng mà chưa đi được và phải bỏ trốn, tương ứng với sự thực là ngài Huyền Trang được mời ở lại nước Tô Diệp.

Trong truyện tình tiết lại lịch 3 yêu quái là Tê giác hay là Trâu nước chưa được rõ ràng cho lắm. Có đoạn Ngộ Không bảo Bát Giới yêu quái là Tây (Tê) Ngưu thì Bát Giới bảo cắt sừng bán được khối tiền. Thế nhưng đoạn cuối lại đề cập yêu quái là 3 trâu nước. Theo diễn giải của riêng em, vào thời kỳ này, không mấy người biết mặt mũi con Tê giác nó ra sao, nên Ngô Thừa Ân có nhầm lẫn đánh đồng Tê Giác là trâu nước. Tê giác mà Ngô Thừa Ân mô tả có thể là loài Tê Giác Sumatra có 2 sừng (vì đoạn cuối mô tả cắt đến 6 cái sừng tê đem đi khắp nơi) có kích cỡ có thể khá nhỏ, chỉ dài 2,5m năng 600-800kg, tương đồng với kích thước trâu. Tê giác châu Phi mà các cụ hay mua sừng chắc chắn không phải là đối tượng miêu tả trong Tây Du.

Trong "Bản thảo Cương mục" Lý Thời Trân còn trích dẫn một số điều nói về tính năng kỳ dị của sừng tê giác, mà các thư tịch cổ đã ghi chép lại, như sau:
Sách "Khai nguyên di sự" có nói về loại sừng tê giác có tính năng chống lạnh, gọi là "tịch hàn tê"; loại sừng này màu vàng, xuất xứ từ Giao Chỉ; mùa Đông loại sừng này tỏa ra hơi ấm, làm khí lạnh không nhiễm được vào người.
Sách "Bạch khổng lục thiếp" nói về loại sừng tê giác có tính năng chống nắng nóng, gọi là "tịch thử tê”; Đường Văn Tông nhờ có được loại sừng này, mà mùa Hè nóng bức vẫn thấy mát mẻ.
Sách "Lĩnh biểu lục dị" nói về loại sừng tê giác có tính năng chống bụi bẩn gọi là "tịch trần tê"; dùng loại sừng này chế ra lược hay châm cài đầu, ... thì người luôn sạch sẽ, không sợ bị bụi bẩn bám vào.


Như vậy Tịch Hàng (có lẽ hàn thì đúng hơn), Tịch Thử, Tịch Trần chính là 3 công dụng trừ lạnh, trừ nóng, trừ bụi của sừng Tê giác. Điều này biểu lộ người tu Thiền đã đạt đến cảnh giới cách ly được với những ảnh hưởng của môi trường bên ngoài. Trong truyện thì 3 yêu quái ở quận Thiên Trúc, giáp ranh với đất Phật, tức là gần kết thúc hành trình.

Câu chuyện này đan xen khá nhiều ý nghĩa. Nếu ngài Huyền Trang ở lại nước Tô Diệp tức là tham uống dầu Tô Diệp - dầu lá tía tô thì dù đã tịch hàn, thử, trần cũng chỉ là Phật giả. Mục đích cuối cùng của ngài là tìm đến cội nguồn đất Phật.
Trong truyện thì 3 yêu quái thật sự chẳng làm hại ai và cũng không cố ý bắt Đường Tăng song lại bị chết thảm. Điều đó có ý nghĩa là phải cương quyết theo đuổi mục đích cuối cùng. Tu Thiền có câu: “Gặp Phật chém Phật, gặp Ma chém Ma” chính là thể hiện ý nghĩa này.

4 người đuổi 3 con dê và Khai Thái: đây là cách chơi chữ của câu Tam Dương Khai Thái. Tháng 11, Tý - Thuỷ, thuộc quẻ Khôn gồm toàn hào âm, tháng 11, quẻ Phục, đã xuất hiện 1 hào dương, tháng 12 thuộc quẻ Lâm, Sửu – Thổ, có hai hào dương nên gọi là nhị dương. Tháng giêng (tam dương) mở đầu (khai) cho sự hanh thông của cả năm. Quẻ Thái ứng với mùa xuân, tháng giêng, Dần - Mộc. (Chỗ này tương ứng với việc phải có đủ 4 vì sao Mộc để đánh thắng 3 trâu nước- thuỷ. Thuỷ sinh Mộc có nghĩa là Thuỷ sẽ tổn hao vì phải sinh Mộc).


Khi thấy Ngộ Không dắt 4 vị Mộc tinh đến, 3 con yêu hoảng kinh không giao đấu mà bỏ chạy về hướng Cấn (quẻ Cấn thuộc phương vị Đông Bắc, biểu tượng cho sự đứng yên, ngăn chặn, ngược với khai thông. Các cụ chơi Phong Thuỷ có mua Tam dương Khai Thái thì nhớ tránh đặt ở phương vị Đông Bắc nhá.)


Càn trên Khôn dưới là quẻ Thiên Địa Bĩ (bế tắc), Khôn trên Càn dưới là quẻ Địa Thiên Thái. Thuật ngữ đạo giáo “Chiết Khảm điền Ly” dùng hoả hầu đem khí lưu chuyển, chuyển đổi âm dương hai quẻ Khảm Ly thành Càn Khôn, thành quẻ Địa Thiên Thái. (em đã trình bày trong phần Hàng Long Phục Hổ). Đến giai đoạn này coi như đã gần thành công, chỉ còn 1 chút nữa là đến kết quả, tương ứng với hành trình của 5 thầy trò đã vào đến nước Thiên Trúc.
 
Chỉnh sửa cuối:

muoibaconcho

Xe điện
Biển số
OF-22710
Ngày cấp bằng
21/10/08
Số km
4,995
Động cơ
644,112 Mã lực
TU BỒ ĐỀ - ĐỆ NHẤT GIẢI KHÔNG


Là một trong thập đại đệ tử của Đức Phật và được xưng tụng là Đệ nhất giải không, tương truyền vào ngày ngài sinh ra thì toàn bộ gia sản của gia đình bỗng nhiên biến mất, vì vậy mà đặt tên là Không Sinh. Lớn lên, Không Sinh có tính cách rất khác thường, bao nhiêu của cải đều đem cho người nghèo.

Sau này khi đã xuất gia ngài lại chuyên đi khất thực nhà giàu chứ không đến nhà nghèo. Một vị tì kheo đã chất vấn: Đại đức chỉ muốn tới cửa nhà giàu để được ăn sung mặc sướng? và Tu Bồ Đề trả lời: Người nghèo tự nuôi gia đình đã rất khó khăn, chúng ta không giúp họ lương thực thì thôi, sao còn bắt họ chịu thêm gánh nặng.

Ngược với Tu Bồ Đề, Ca Diếp lại chuyên đi khất thực ở nhà nghèo, ngài giải thích: Sở dĩ tôi đi khất thực ở nhà nghèo vì tôi muốn họ gieo trồng phước đức, nhờ đó mà thoát nghèo khổ.

Thái độ khất thực của 2 tôn giả trở thành 2 mũi nhọn đối chọi nhau, Đức Phật không đồng ý với cả 2 vị và quở trách vì đã khất thực không đúng giáo chế (không lựa chọn, phân biệt giàu nghèo, sạch bẩn...)

Một lần nọ, Đức Phật dự định thuyết pháp về kinh Kim Cang Bát Nhã, nhưng chưa kịp nói điều gì thì Tu Bồ Đề đã hiểu rõ tâm ý Phật liền đứng dậy, trật vai áo bên phải, lạy Phật và hỏi:

Bạch Thế Tôn! Tất cả chúng con đều biết rằng Thế Tôn rất khéo léo ái hộ chúng con, nhưng đối với các thiện nam tín nữ khi phát tâm bồ đề thì làm thế nào mới có thể an trú được? Và khi họ bị các vọng niệm quấy phá thì làm thế nào mới có thể hàng phục được? Xin Thế Tôn từ bi dạy bảo chúng con!

Đức Phật rất hoan hỉ đối với vấn đề tôn giả vừa nêu ra. Ngài dạy:
- Làm thế nào để an trú ở tâm bồ đề và không bị vọng niệm quấy phá ư? Này Tu Bồ Đề! Chính là trong khi bố thí, nên thực hành hạnh bố thí vô tướng; trong khi độ sinh, nên thực hành cách độ sinh vô ngã. Cứ theo cách thức ấy mà an trú, cứ theo cách thức ấy mà hàng phục vọng tâm.
Vô tướng bố thí, vô ngã độ sinh! Tu Bồ Đề chợt hiểu rõ một cách sâu sắc lời Phật vừa dạy. Tôn giả vô cùng cảm kích pháp âm của Phật. Vui mừng đến độ chảy nước mắt, tôn giả quì xuống trước Phật, thưa rằng:
- Bạch Thế Tôn! Từ ngày con được làm người cho tới nay, đây là lần thứ nhất con được nghe giáo pháp cao sâu nhiệm mầu như vậy. Từ nay trở đi hai thứ chấp trước ngã và pháp đều không còn quấn chặt được con nữa. Tất cả bốn tướng trạng là ta, người, chúng sinh và sinh mạng cũng không thể trói buộc được con nữa. Phải xa lìa được mọi vọng tướng chấp trước mới có thể thấy được tính không. Phải trừ khử mọi ý niệm về danh, tướng mới có thể thấy được thực tại nhân sinh. Hôm nay con đã thể nhập được tâm ý của Phật, con đã thấy rõ được chính mình.
Sau lần khai ngộ này, tôn giả Tu Bồ Đề đã trở thành người đệ tử của đức Phật đứng đầu tăng đoàn về hiểu rõ tính không.

Do sự giảng dạy của đức Đại Giác Thế Tôn, Tu Bồ Đề hiểu rằng, tất cả mọi loài, mọi vật trong vũ trụ đều do nhân duyên mà sinh thành và cũng do nhân duyên mà hoại diệt. Duyên sinh là lời giải thích rõ ràng nhất của chữ “không". Do đó, chữ “không" ở đây không phải là không có gì cả, không phải sự trống vắng của sự vật; nó không rời khỏi mối liên hệ nhân quả của sự vật, không phá hoại mối nhân duyên sinh thành vạn pháp; nó mang đầy tính cách mạng và tính tích cực.

Không là giáo lí trung tâm của Phật pháp; nó tượng trưng cho tinh thần của đạo Phật. Nếu không phải là đệ tử của Phật thì không thể lĩnh hội được giáo nghĩa không; ngay như là đệ tử Phật, cũng có lắm người không thể nhập được giáo lí mầu nhiệm này. Bởi vậy tôn giả Tu Bồ Đề thường than rằng: “Người liễu ngộ được tính không sao mà ít oi quá!”

Vậy, Tu Bồ Đề và tính Không có liên quan gì đến Tây Du Ký?

Bồ Đề Tổ Sư chính là thầy và đã đặt tên Ngộ Không cho khỉ đá.
 

bibi2015

Xe máy
Biển số
OF-367706
Ngày cấp bằng
22/5/15
Số km
83
Động cơ
254,670 Mã lực
Em xin phép đánh cái dấu để nghiền ngẫm thêm ạ!
 

muoibaconcho

Xe điện
Biển số
OF-22710
Ngày cấp bằng
21/10/08
Số km
4,995
Động cơ
644,112 Mã lực
Chuyện ngoài lề, Cụ chủ giải ngố cho em tí ạ.
Như mọi người đã biết, Phật giáo truyền vào trung quốc bởi Đạt ma- vị tổ thứ 28, vậy Tam tạng đi lấy kinh là trước hay sau khi Tổ sư Đạt ma đã tryền đạo Phật vào TQ, nếu Tổ Đạt ma truyền đạo trước thì chẳng lẽ Tổ lại không có kinh Phật để truyền dạy chúng sinh?, nếu Tổ Đạt ma có kinh phật mà Tam vẫn phải đi thỉnh kinh thì chẳng lẽ Tổ Đạt ma đã truyền dạy không đến nơi đến chốn hoặc kinh không đủ bộ?. Trong trường hợp Tam tạng đi thỉnh kinh và mang kinh về TQ trước khi Tổ Đạt ma sang TQ thì có lẽ khômg hợp lôgic. Thắc mắc nhỏ lờii lẽ thô vụng của kẻ vụng dại, momg cụ chủ thớt giải thích ạ. Cám ơn cụ
Mặc dù cụ hoalocvung đã trả lời câu hỏi của cụ nhưng em vẫn muốn giải thích thêm một chút
(trích dẫn Wiki)
Bồ-đề-đạt-ma (zh. 菩提達磨, sa. bodhidharma, ja. bodai daruma), dịch nghĩa là Đạo Pháp (zh. 道法), ~470-543. Ông ấy được coi là người truyền bá và sáng lập ra Thiền học và Võ thuật tới Trung Quốc. Theo truyền thuyết Trung Quốc, ông đã truyền thụ phương pháp rèn luyện thân thể cho các nhà sư Thiếu Lâm và dẫn đến việc hình thành môn võ Thiếu Lâm. Ông cũng là cha đẻ của Thiền Phật giáo. Còn rất ít thông tin về tiểu sử của ông, chủ yếu, chủ yếu chỉ còn lại là truyền thuyết. Truyền thuyết về nguồn gốc của ông cũng khác nhau, tại Trung Quốc tồn tại 2 truyền thuyết về ông, tại Ấn Độ truyền thuyết kẻ rằng Bồ Đề Đạt Ma là con trai thứ 3 của một vị vua Pallava Tamil từ Kanchipuram, trong khi ở Nhật Bản truyền thuyết kể rằng ông đến từ Ba Tư. Thời điểm ông đến Trung Quốc cũng khác nhau, một trong những thuyết nói rằng ông đến vào triều đại Lưu Tống(420-479) hay muộn hơn vào triều đại nhà Lương (502-557). Ông chủ yếu hoạt động tại lãnh thổ của các triều đại Bắc Ngụy (386-534). Thời kỳ truyền bá của ông khoảng vào đầu thế kỷ thứ 5. Ông là Tổ thứ 28 và cuối cùng sau Phật Thích-ca Mâu-ni của Thiền tông Ấn Độ và là Sơ tổ của Thiền tông Trung Quốc. Các tên gọi khác là: Bồ-đề-đạt-ma-đa-la (zh. 菩提達磨多羅), Đạt-ma-đa-la (zh. 達磨多羅), Bồ-đề-đa-la (菩提多羅), và tên viết tắt thường gặp trong văn cảnh nhà Thiền là Đạt-ma (zh. 達磨).
Bồ-đề-đạt-ma là đệ tử và truyền nhân của Tổ thứ 27, Bát-nhã-đa-la (sa. prajñādhāra) và là thầy của Huệ Khả, Nhị tổ Thiền Trung Quốc.

Huyền Trang (chữ Hán: 玄奘; bính âm: Xuán Zàng; khoảng 602–664), cũng thường được gọi là Đường Tam Tạng hay Đường Tăng, là một Cao tăng Trung Quốc, một trong bốn dịch giả lớn nhất, chuyên dịch kinh sách Phạn ngữ ra tiếng Hán. Nhà sư cũng là người sáng lập Pháp tướng tông (zh. fǎxiàngzōng 法相宗), một dạng của Duy thức tông (zh. 唯識宗, sa. yogācāra, vijñānavāda) tại Trung Quốc. Vì tinh thông Kinh điển Phật giáo nên nhà sư còn mang danh hiệu là Tam Tạng (pháp sư), là người tinh thông cả Tam tạng.

Trong thời Huyền Trang còn tại thế, Phật giáo Trung Quốc có nhiều trường phái và học thuyết được thành hình, họ tranh cãi nhau về các vấn đề cơ bản. Trong số đó, nhiều trường phái dựa trên các kinh sách không rõ xuất xứ nhưng được xem là phiên dịch từ nguồn gốc Ấn Độ. Một số khác dựa trên kinh sách đích thật nhưng các bản dịch thiếu chính xác đã sinh ra một loạt nhiều sai lầm, ngày càng phổ biến tại Trung Quốc và Triều Tiên.
Sau 16 năm tại Trung Á và Ấn Độ, trở về Trung Quốc, Huyền Trang cống hiến đời mình bằng cách đưa Phật giáo Trung Quốc thời đó trở lại phù hợp với những gì Sư học hỏi được tại Ấn Độ. Sư thực hiện điều đó bằng cách phiên dịch lại các kinh sách quan trọng, trình bày lại một cách chính xác hơn cũng như giới thiệu những kinh sách mới và nhiều tài liệu chưa hề có tại Trung Quốc. Song song với công trình dịch thuật khổng lồ – 74 bộ kinh luận trong 19 năm – trong đó có một số kinh với quy mô to lớn, như bộ Ma-ha-bát-nhã-ba-la-mật-đa đã nhắc đến dài hàng ngàn trang – Sư còn đào tạo tăng sĩ học tập hệ thống Duy thức và Nhân minh Ấn Độ, đồng thời Sư là tăng sĩ biện giải số một của triều đình cho đến ngày nhập diệt.
Sư là một trong những dịch giả người Hán dịch các văn bản của Phật Giáo Ấn Độ vĩ đại nhất và mang lại thành quả lớn lao nhất (và cũng chính xác nhất).


Như vậy:

Phật giáo có rất nhiều Pháp Môn, và có khối lượng kinh sách rất khổng lồ. Để cụ dễ hiểu thì Thoát Khổ chính là đích đến và Pháp môn là các con đường đi đến đích khác nhau tuỳ thuộc vào cơ duyên, nhận thức của mỗi người.

Bồ Đề Đạt Ma là sơ Tổ Thiền Trung Quốc (pháp môn Thiền), hành trang ngài đem theo là các giáo lý Thiền xem trọng sự đốn ngộ hơn là tìm đọc kinh sách. Vì thế mới có chuyện ngũ Tổ không truyền Y bát cho Thần Tú thành thạo kinh điển, kiến thức uyên thâm mà lại truyền cho Huệ Năng (lục Tổ), một cư sĩ giã gạo, không biết chữ phải nhờ người khác viết hộ bài kệ.

Trong khi đó, Pháp sư Huyền Trang lại là người sáng lập Pháp tướng công, một dạng của Duy Thức Tông tại Trung Quốc và ngài rất thông thạo kinh điển Phật giáo vì vậy mà được xưng tụng là Tam Tạng (thông thạo cả 3 tạng kinh điển).



Hy vọng cụ đã hiểu.
 

canhhoabatdiet

Xe container
Biển số
OF-308850
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
6,844
Động cơ
275,034 Mã lực
Em xem Tây Du Ký (phiên bản 1986) thích nhất xem các tập phim Ngộ Không đánh yêu diệt quái. Giờ đây, khi đã có tí tuổi lại thích xem nhất tập "Thỉnh Kinh Qua Tây Lương Nữ Quốc". Không nghĩ rằng nội dung của nó rất "sâu xa" như vậy các cụ ạ: 8->

 

muoibaconcho

Xe điện
Biển số
OF-22710
Ngày cấp bằng
21/10/08
Số km
4,995
Động cơ
644,112 Mã lực
Em xem Tây Du Ký (phiên bản 1986) thích nhất xem các tập phim Ngộ Không đánh yêu diệt quái. Giờ đây, khi đã có tí tuổi lại thích xem nhất tập "Thỉnh Kinh Qua Tây Lương Nữ Quốc". Không nghĩ rằng nội dung của nó rất "sâu xa" như vậy các cụ ạ: 8->

ông Ngô Thừa Ân chịu ảnh hưởng thuyết Tam giáo đồng quy nên các câu chuyện trừ yêu diệt ma luôn được lồng ghép các tư tưởng Thiền Phật và Thiền Đạo giáo. Mỗi một truyện đều là một tầng nấc mà người tu hành phải vượt qua. Mỗi truyện đều liên quan đến truyện khác chứ không rời rạc. VD ngay sau khi đủ 5 thầy trò là đến quả Nhân Sâm với vị tiên Dữ thế đồng quân. Truyện này ngụ ý nếu giữ gìn tinh khí sẽ luyện thành thánh thai (quả nhân sâm, quả chứ không phải củ). Truyện tiếp theo là Bạch Cốt Tinh ngụ ý về phép tu quán bộ xương của đạo Phật cũng là một biện pháp diệt dục. Vì tham đắm dục nên bỏ mất chân tâm, dẫn đến Ngộ Không (Tưởng - trí tuệ) bị đuổi và Tam tạng mắc nạn Hoàng Bào quái. Ở phần này, ngựa bạch biến hình đánh yêu quái bị đả thương ở chân. Trong 5 thầy trò thì Ngựa bạch là sắc, là thân thể, tức tham đắm dục sẽ hại thân thể, ý nghĩa phần này là như vậy.
 

JAL

Xe tăng
Biển số
OF-352836
Ngày cấp bằng
29/1/15
Số km
1,422
Động cơ
278,145 Mã lực
Nơi ở
СССР
Em xem Tây Du Ký (phiên bản 1986) thích nhất xem các tập phim Ngộ Không đánh yêu diệt quái. Giờ đây, khi đã có tí tuổi lại thích xem nhất tập "Thỉnh Kinh Qua Tây Lương Nữ Quốc". Không nghĩ rằng nội dung của nó rất "sâu xa" như vậy các cụ ạ: 8->

Vâng, ưu vật của tạo hoá, dễ gì vượt qua?! Còn qua được, tức là chưa phải đích :) vậy thôi
 

JAL

Xe tăng
Biển số
OF-352836
Ngày cấp bằng
29/1/15
Số km
1,422
Động cơ
278,145 Mã lực
Nơi ở
СССР
Nhưng cũng phải nói diễn viên đóng Tây Lương Nữ Quốc đẹp và đóng đạt thật. Kinh điển!
Vâng, giờ em xem lại vẫn đê mê ;) có cái thần, cái sắc, cái thật, cái chân ;)
Phàm là con người, ai cũng như nhau thôi, khác nhau ở cái giới hạn cực điểm, cao nhân hay phàm thịt đều vậy ;)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top