Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Nguyễn Xuân Thành cho biết: "Việc phát triển hệ thống trường chuyên là quan điểm của Đảng và Nhà nước đã được thể hiện trong Luật giáo dục". ---> Các cụ trẻ hết cãi. Ván đóng thuyền rồi.
Nếu cho thi hết ước tính sẽ có khoảng 7-8 ngàn hồ sơ, lệ phí thi ( nếu được phép thu ) sẽ là con số không nhỏ, tội gì không thử nhỉ. Nhưng nếu số lượng tuyển sinh chỉ có 200 hs ( 5 lớp ) thì tỷ lệ chọi cũng là con số khủng khiếp.Em đề nghị bỏ quy định về xét duyệt học bạ vòng ngoài. Đã là công bằng thì cứ cho thi hết đi, tự nhiên lại có chuyện loại học bạ. Nhiều đứa học giỏi nhưng không thể nào chạy được học bạ 5 năm toàn 10 được nếu bố mẹ nó không giàu.
Sáng tạo nào với tốc độ tên lửa? toàn sáo rỗng.Xin lỗi cụ trước chứ lối nghĩ của cụ quá ấu trĩ, yếm thế, makeno, chán ko buồn nói "Thời nguyên thuỷ có trường tài năng đâu mà vẫn phát minh ra lửa, bánh xe... ?"
Cụ có hiểu thế nào là phát minh tình cờ và phát minh chủ động. Hệ thống phát minh khoa học, tự động hóa sáng tạo (AI), vv sáng tạo với tốc độ tên lửa chứ ko lẹt đẹt như ngày xưa, hay như các viện nghiên cứu nhà nước chỉ biết nghĩ cách tiêu tiền. Một năm bây giờ bằng trăm năm ngày xưa.
Kể cả vẽ tranh, viết nhạc cũng là "lao động sáng tạo" có tác phẩm hay / mới thường xuyên, tác phẩm ko phải trên trời rơi xuống. Là lao động, cày, chứ ko phải nảy sinh từ bàn nhậu.
Đọc còm thấy cụ giỏi, nhung là cái giỏi vô bổ ko đem lại sản phẩm cho đời. Đáng tiếc!
Trường phổ thông nhưng đại học lại ... tổng hợp, đúng kiểu kim tự tháp lộn tu xứ NụiCác Cụ cứ yên tâm, chính sách của Nhà nước với lĩnh vực y tế, trường học (lĩnh vực an sinh, ảnh hưởng đến đời sống cơ bản của người dân) là rất thận trọng. Các cụ có thể thấy rất nhiều bệnh viện làm ăn rất hiệu quả nhưng nhà nước mới chỉ thí điểm cho tự chủ, chứ chưa cho phổ biến đại trà.
Đối với trường chuyên, dù có 1 số vấn đề này kia nhưng em nghĩ nó là mô hình tồn tại và đã phát huy hiệu quả bao nhiêu năm nay, em dám chắc nếu thống kê tại các Viện nghiên cứu, trường đại học tỷ lệ nhà khoa học xuất thân từ trường chuyên là khá lớn, chưa kể các nhà khoa học hiện nay làm việc nước ngoài chủ yếu là dân khối các trường chuyên. Hôm qua trong chương trình thời sự lúc 19h, em cũng nghe đại diện bên Bộ Giáo dục phát biểu về vấn đề này, đại loại là không có chuyện xóa bỏ các trường chuyên.
Xét về lợi ích của trường chuyên chúng ta cần nhìn một cách rất tổng thể. Xét về thực tiễn nước Đức là nước khá thực dụng và khoa học có thể nói phát triển hàng đầu thì việc định hướng cho học sinh đã diễn ra từ khi hết cấp 1, cháu nào học chuyên sâu có thể vào những trường nào, cháu nào không học được có thể định hướng vào trường nghề ....Trong quá trình học có thể thuyên chuyển nếu các cháu có định hướng và sở thích thay đổi. Đó là một cách giáo dục hiệu quả vì không thể cào bằng, dập khuôn, mỗi người có 1 năng khiếu khác nhau,...
Ngay tại Việt nam thôi, chưa nói đến việc trường chuyên đã cung cấp bao nhiêu những học sinh sau này là nhà, bác sỹ, nhà khoa học, giảng viên (vì cái này cần số liệu thống kê cụ thể), các cụ chỉ cần nhìn vào hàng năm các em đi thi đội tuyển Quốc tế đều từ trường chuyên mà ra. Hơn 50 năm nay, đội tuyển thi Quốc tế cũng là một kênh ngoại giao, xây dựng hình ảnh rất quan trọng của Việt Nam. Những năm chiến tranh, kinh tế bị cấm vận, nghèo khó, hình ảnh cờ Việt Nam và quốc ca Việt Nam vẫn được kéo lên tại các kỳ thi quốc tế chẳng phải là niềm tự hào sao?
Để trường chuyên có thể phát huy vai trò của mình không chỉ là việc đầu tư cho trường chuyên bao nhiêu mà còn là chính sách đối với người làm khoa học. Chúng ta phải xác định rằng các học sinh học chuyên ra, nhất là chuyên khối tự nhiên là nguồn lực rất tốt để nghiên cứu làm khoa học và giảng dạy, nhưng bao nhiêu trong số đó đủ bản lĩnh để theo nghiệp nghiên cứu khi nhìn thấy các Viện nghiên cứu dặt dẹo như hiện nay, lương giảng viên mới ra trường của Đại học cũng chỉ 3-4 tr đồng. Thay vì tiếp tục theo con đường nghiên cứu là thế mạnh của học sinh chuyên, các cháu thi Ngoại thương, kinh tế để cuộc sống dễ thở hơn. Cả lớp chuyên của em, từ giải nhất quốc gia đến khuyên khích năm đó đều học các khối trường kinh tế, giờ gặp nhau ai cũng tương đối khá cả nhưng đều có một nỗi niềm chung, lớp mình không đưa nào theo ngành chuyên nhỉ? Nếu theo giờ cũng có thể có nhà khoa học nào đó rồi.
Còn về việc tiến sỹ này nọ phát biểu về việc xóa bỏ trường Ams, em nghĩ cũng có thể là màn ném đá dọn đường, thử xem dư luận thế nào. Chỉ buồn cho người có trình độ, được đào tạo mà vì tiền hoặc vì cái gì đó mờ mắt, phát biểu sốc nổi mà nghĩ là hay ho lắm. Chắc hẳn nhiều thầy cô trường Ams sẽ rất buồn khi được nghe cựu học sinh trường mình phát biểu như vậy.
Thớt này góp phần giải thích chính sách công của Nhà nước về y tế, giáo dục cho nhiều người còn lơ tơ mơ, hay lầm lẫn với nước Mỹ, nước Anh,...Các Cụ cứ yên tâm, chính sách của Nhà nước với lĩnh vực y tế, trường học (lĩnh vực an sinh, ảnh hưởng đến đời sống cơ bản của người dân) là rất thận trọng. Các cụ có thể thấy rất nhiều bệnh viện làm ăn rất hiệu quả nhưng nhà nước mới chỉ thí điểm cho tự chủ, chứ chưa cho phổ biến đại trà.
Đối với trường chuyên, dù có 1 số vấn đề này kia nhưng em nghĩ nó là mô hình tồn tại và đã phát huy hiệu quả bao nhiêu năm nay, em dám chắc nếu thống kê tại các Viện nghiên cứu, trường đại học tỷ lệ nhà khoa học xuất thân từ trường chuyên là khá lớn, chưa kể các nhà khoa học hiện nay làm việc nước ngoài chủ yếu là dân khối các trường chuyên. Hôm qua trong chương trình thời sự lúc 19h, em cũng nghe đại diện bên Bộ Giáo dục phát biểu về vấn đề này, đại loại là không có chuyện xóa bỏ các trường chuyên.
Xét về lợi ích của trường chuyên chúng ta cần nhìn một cách rất tổng thể. Xét về thực tiễn nước Đức là nước khá thực dụng và khoa học có thể nói phát triển hàng đầu thì việc định hướng cho học sinh đã diễn ra từ khi hết cấp 1, cháu nào học chuyên sâu có thể vào những trường nào, cháu nào không học được có thể định hướng vào trường nghề ....Trong quá trình học có thể thuyên chuyển nếu các cháu có định hướng và sở thích thay đổi. Đó là một cách giáo dục hiệu quả vì không thể cào bằng, dập khuôn, mỗi người có 1 năng khiếu khác nhau,...
Ngay tại Việt nam thôi, chưa nói đến việc trường chuyên đã cung cấp bao nhiêu những học sinh sau này là nhà, bác sỹ, nhà khoa học, giảng viên (vì cái này cần số liệu thống kê cụ thể), các cụ chỉ cần nhìn vào hàng năm các em đi thi đội tuyển Quốc tế đều từ trường chuyên mà ra. Hơn 50 năm nay, đội tuyển thi Quốc tế cũng là một kênh ngoại giao, xây dựng hình ảnh rất quan trọng của Việt Nam. Những năm chiến tranh, kinh tế bị cấm vận, nghèo khó, hình ảnh cờ Việt Nam và quốc ca Việt Nam vẫn được kéo lên tại các kỳ thi quốc tế chẳng phải là niềm tự hào sao?
Để trường chuyên có thể phát huy vai trò của mình không chỉ là việc đầu tư cho trường chuyên bao nhiêu mà còn là chính sách đối với người làm khoa học. Chúng ta phải xác định rằng các học sinh học chuyên ra, nhất là chuyên khối tự nhiên là nguồn lực rất tốt để nghiên cứu làm khoa học và giảng dạy, nhưng bao nhiêu trong số đó đủ bản lĩnh để theo nghiệp nghiên cứu khi nhìn thấy các Viện nghiên cứu dặt dẹo như hiện nay, lương giảng viên mới ra trường của Đại học cũng chỉ 3-4 tr đồng. Thay vì tiếp tục theo con đường nghiên cứu là thế mạnh của học sinh chuyên, các cháu thi Ngoại thương, kinh tế để cuộc sống dễ thở hơn. Cả lớp chuyên của em, từ giải nhất quốc gia đến khuyên khích năm đó đều học các khối trường kinh tế, giờ gặp nhau ai cũng tương đối khá cả nhưng đều có một nỗi niềm chung, lớp mình không đưa nào theo ngành chuyên nhỉ? Nếu theo giờ cũng có thể có nhà khoa học nào đó rồi.
Còn về việc tiến sỹ này nọ phát biểu về việc xóa bỏ trường Ams, em nghĩ cũng có thể là màn ném đá dọn đường, thử xem dư luận thế nào. Chỉ buồn cho người có trình độ, được đào tạo mà vì tiền hoặc vì cái gì đó mờ mắt, phát biểu sốc nổi mà nghĩ là hay ho lắm. Chắc hẳn nhiều thầy cô trường Ams sẽ rất buồn khi được nghe cựu học sinh trường mình phát biểu như vậy.
Lệ phí thi theo quy định của UBND thành phố, nếu có ít hồ sơ dự thi thì trường bị... “lỗ”.Nếu cho thi hết ước tính sẽ có khoảng 7-8 ngàn hồ sơ, lệ phí thi ( nếu được phép thu ) sẽ là con số không nhỏ, tội gì không thử nhỉ. Nhưng nếu số lượng tuyển sinh chỉ có 200 hs ( 5 lớp ) thì tỷ lệ chọi cũng là con số khủng khiếp.
Bạn chả biết cái cm gì cả, trường công có đc thu lệ phí đâu, lấy cái gì ra bù đắp.Lệ phí thi theo quy định của UBND thành phố, nếu có ít hồ sơ dự thi thì trường bị... “lỗ”.
Nếu thu đủ bù chi thì tốt, nhưng “lỗ” thì trường phải tự bù đắp từ các quỹ của đơn vị sự nghiệp chứ Sở GD không cấp bù.
Cụ nói năng bừa bãi quá, lên mặt giống kiểu cậu Thành. Trường công là đơn vị thu hoặc nộp về tài khoản của sở tại kho bạc nhà nước để quản lý và phân phối lại cho trường hoặc các trường trên địa bàn, hoặc cho trường để lại toàn bộ để chi phí tuyển sinh.Bạn chả biết cái cm gì cả, trường công có đc thu lệ phí đâu, lấy cái gì ra bù đắp.
Tôi nộp hồ sơ cho cháu thi vào Ams không có lệ phí, bạn có trải nghiệm thực tế không hay thế nào.Cụ nói năng bừa bãi quá, lên mặt giống kiểu cậu Thành. Trường công là đơn vị thu hoặc nộp về tài khoản của sở tại kho bạc nhà nước để quản lý và phân phối lại cho trường hoặc các trường trên địa bàn, hoặc cho trường để lại toàn bộ để chi phí tuyển sinh.
Hà Nội giàu thì miễn lệ phí dự tuyển vào lớp 10. Các trường chuyên chả lấy từ nguồn được cấp, nguồn xã hội hóa, quỹ phát triển sự nghiệp thì lấy ở đâu để chi phí tuyển sinh.
Các trường chuyên thuộc đại học thì nằm trong cơ chế tự chủ tài chính của đại học, chả tự quyết định mức thu phí (theo quy chế của đại học hoặc bộ chủ quản) để bù đắp chi phí tuyển sinh.
Từ năm 2020, Bộ GD và ĐT (và Bộ Tài chính) không quy định mức thu phí theo Luật phí, lệ phí tuyển sinh vào các CSGD công lập sau khi các thông tư về thu phí đều hết hiệu lực. Các cơ sở giáo dục đào tạo chuyển sang thu, quản lý, sử dụng phí tuyển sinh, dự tuyển theo luật Giá.
Tỷ lệ ăn chia về phí tuyển sinh chỉ còn giữa các trường (đại học, trung học,...) với các sở GD tự thỏa thuận với nhau hoặc hồn ai nấy giữ.
Thì nói rồi. Hà Nội miễn phí lệ phí tuyển sinh, dự tuyển vào lớp 10 công lập.Tôi nộp hồ sơ cho cháu thi vào Ams không có lệ phí, bạn có trải nghiệm thực tế không hay thế nào.
Thế thì thu bù chi cái gì?Thì nói rồi. Hà Nội miễn phí lệ phí tuyển sinh, dự tuyển vào lớp 10 công lập.
Các tỉnh khác người ta nghèo hơn hoặc thích thu thì không miễn gì hết.
Bù là bù vào chỗ thiếu chứ là cái gì.Thế thì thu bù chi cái gì?
a) Tổ chức cho thí sinh đăng ký dự thi và phục vụ công tác chuẩn bị kỳ thi, gồm:
- Chi phí phục vụ công tác triển khai tuyển sinh từ Bộ Giáo dục và Đào tạo đến Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục;
- Chi hội nghị, tập huấn cán bộ, kiểm tra, thanh tra;
- Chi giao nhận, xử lý hồ sơ đăng ký dự thi;
- Chi nhập và xử lý số liệu trên máy tính;
- Chi làm đề thi, in sao đề thi, bảo vệ an toàn cho đề thi;
- Chi thuê phòng thi, thuê phương tiện vận chuyển, đảm bảo y tế, nước uống, an ninh trật tự và văn phòng phẩm;
- Chi in giấy báo dự thi, danh sách phòng thi;
- Chi công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng (bao gồm cả mạng Internet);
- Chi in, mua giấy nháp, giấy thi, biên lai thu lệ phí;
- Chi khác liên quan trực tiếp đến công tác tổ chức tuyển sinh.
b) Phục vụ công tác thi tuyển, gồm:
- Chi công tác quản lý, điều hành cụm thi.
- Chi tổ chức coi thi, thanh tra, kiểm tra;
- Chi chấm thi, chấm kiểm tra và chấm thẩm định;
- Chi công tác sơ tuyển, xét tuyển, triệu tập trúng tuyển;
- Chi in số điểm, giấy chứng nhận kết quả thi;
- Chi công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng (bao gồm cả mạng Internet);
- Chi in, mua biên lai thu phí và chi phí văn phòng phẩm;
- Chi khác liên quan trực tiếp đến công tác tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, công tác thi tuyển ở các trường tổ chức tuyển sinh bằng phương thức thi tuyển hoặc thi tuyển kết hợp với xét tuyển.
c) Phục vụ công tác xét tuyển
- Chi tổ chức thu nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển;
- Chi công tác nhập dữ liệu xét tuyển, cập nhật thông tin xét tuyển vào hệ thống và trên trang thông tin điện tử của trường;
- Chi in và gửi giấy báo nhập học;
- Chi công tác kiểm tra, rà soát hồ sơ đăng ký nhập học;
- Chi duyệt đề cương của nghiên cứu sinh, thực tập sinh;
- Chi khác liên quan đến công tác xét tuyển.
Cụ trải nghiệm với tư cách là cha mẹ của học sinh đi thi, dự xét tuyển.Tôi nộp hồ sơ cho cháu thi vào Ams không có lệ phí, bạn có trải nghiệm thực tế không hay thế nào.
Tôi đồng ý với các ý trên ngoại trừ câu này "Học sinh Ams không giỏi về triết... nên không hợp với chính trị."UVTW không phải là người thành đạt... mà là người quan trong.. 180 người đưa ra toàn bộ quyết sách cho hơn 90 triệu dân và hàng trăm nghìn tiến sỹ, giáo sư...
Nó quyết định tương lai của học sinh trường công, trường tư, trường chuyên.....Về công việc
Nó quyết định các em đi du học có đất dụng để quay về không
Nó quyết định nguồn NSNN có tiếp tục nên chi vào các dịch vụ công ích xã hội không.
Nếu quyết sách chính trị sai ===> nó kéo theo cả nước sai===> họ hơn cả người thành đạt.
Học sinh Ams không giỏi về triết... nên không hợp với chính trị.
Như thế này còn là "khiêm tốn":Nhà cháu biết phi lợi nhuận là gì.
Nói về việc giữ lại lãi để đầu tư cho học sinh. Cụ có lẽ hơi lạc quan tếu.
Nhà cháu đề nghị cụ phải có tinh thần lạc quan cách mạng như thế này: Những khoản ưu đãi về thuế, phí, miễn phí "mượn đất đai" phải thật sự được giữ lại để tăng năng lực cho trường ngày càng phát triển cả về cơ sở vật chất và học thuật, không bị chuyển cho các công ty "sân sau" của các cổ đông: nay cắt cỏ giá 1 tỷ, mai san hố giá nửa tỷ, ngày kia cạo tường giá 2 tỷ,...
Một cách rút tiền có gốc gác của chung bằng phương thức tinh vi nhưng phổ biến ở Việt Nam. Đến ngân hàng của nó nó còn tìm mọi cách rút ruột nữa là trường học.
Tặng cụ 1 đoạn trích trong cuốn "Chính đề". Tham khảo thôi, e ko nói cuốn đó đúng, nhưng đó là sách hay. Còn AI sáng tạo khắp nơi tận giường ngủ cụ rồi mà cụ vẫn mơ màng, như tối ưu grab, tối ưu search engines, giao hàng, mô phỏng phát hiện mô hình lây lan covid, vv cũng như rất nhiều bí mật quân sự + kinh doanh để có lợi thế competitive edge mà ko ai tiết lộ với cụ cả. Nó là sinh tồn của doanh nghiệp, quốc gia, dân tộc, sao tiết lộ được?Sáng tạo nào với tốc độ tên lửa? toàn sáo rỗng.
Chả có phát minh nào là tình cờ mà đều từ nhu cầu phát triển sản xuất, nâng cao cuộc sống cá nhân và cộng đồng cả về lượng và chất cả.
Cụ chỉ em xem cái AI thần thánh nó phát minh ra cái gì rồi cái.