- Biển số
- OF-146690
- Ngày cấp bằng
- 22/6/12
- Số km
- 10,961
- Động cơ
- 973,615 Mã lực
Luật gtđb nói riêng và luật pháp VN nói chung không nghiêm.
Nguyên nhân sâu xa là do lỗi phong thủy cụ nhé
Ngành nào cũng vậy, k riêng anh thông. Vậy nên tạm kết luận do bị trấn yểm.Do vị trí địa lý
Cụ tâm tư quá, giống vợ em, tối nào cũng kêu ca "đường sá giờ tệ quá, ko có cả cái vỉa hè cho người đi bộ..", em mới hỏi vợ: mẹ nó thử kể ra một lĩnh vực nào mà thấy "ổn" ở VN xem nào?Hàng ngày ra đường chúng ta đều thấy rất nhiều người tham gia giao thông không theo luật lệ nào cả, lái xe theo sở thích và rất tuỳ tiện, kể cả 2 bánh, 3 bánh và ô tô.
Trên đường cao tốc là nơi nguy hiểm cũng vẫn đi ngược chiều, lùi xe, hay thậm chí dừng đỗ xuống trải bạt nằm ngủ, ăn uống, hút thuốc, đ.ái đường,..
Chạy xe trên cao tốc thì giành giật nhau, tạt đầu, vượt ẩu, lấn lane vô tội vạ. Chạy chậm nhưng cứ đủng đỉnh ở lane ngoài cùng, thích thì dùng lane khẩn cấp để vượt.
Trong phố thì dừng đỗ tuỳ tiện, chạy ngược chiều. Nhiều đường cấm rẽ phải/trái, nhưng ngó nghiêng không thấy anh áo vàng là cứ thoải mái rẽ.
Đi đứng chẳng theo luật nào cả. Ví dụ, luật quy định là qua vòng xoay thì nhưởng đường bên trái. Vậy nhưng thực tế là ông nào liều, bố láo hơn thì sẽ được "ưu tiên" đi trước.
Đi từ trong đường nhỏ ra đường lớn thì cứ chạy thẳng một phát ra luôn lane ngoài cùng, khỏi cần nhường bố con thằng nào, bắt thằng đang đi thẳng phải nhường.
Nhiều ông lái xe ô tô mà rẽ phải / trái còn không cần mở xi nhan luôn. Cứ đến chỗ rẽ là đánh lái đè thằng khác để rẽ.
......Kể về thói xấu lái xe của người Việt nam thì chắc phải viết thành cuốn sách.
Đường phố, cao tốc của Việt nam thì áo vàng túc trực đầy đường, chỗ nào cũng có mặt. Cam phạt nguội cũng muôn nơi.
Mức phạt đang áp dụng ở Việt nam, em thấy cũng đâu có quá thấp so với thu nhập bình quân đầu người và so với các nước khác.
Vậy sao người Việt vẫn đi lại một cách tuỳ tiện và nhiều khi còn kiểu: "Bố mày thích thế, phạt thì phạt !" ?
Nguyên nhân sâu xa là do đâu hả các bác?
Bác đã thấy rõ dồi đấy: Nó nằm ở Mức phạt VÀ Khả năng bị phạt.ha ha. Bác nói chuẩn đấy. Em chứng kiến nhiều vụ rồi. Sang bên Sing lại còn thấy họ dặn dò nhau: Bên này sang đường đ.éo giống như ở nhà mình đâu nhé. Muốn sang đường phải đi đúng chỗ mới sang được !
Vậy là cũng biết tìm chỗ có cầu vượt hoặc vạch sơn và cũng biết bấm đèn dành cho người đi bộ và chờ để sang đường một cách ngoan ngoãn.
Chứ tuyệt nhiên không có kiểu sang một cách thiên nhiên: vừa úp mặt vào điện thoại, vừa gãi tr.ym lững thững bước qua.
Đúng dồi. Tương kế tựu kế.Giờ chỉ có cuộc cách mạng giao thông, đó là đúng tinh thần “nhân dân giám sát”. Và “tự tố nhau” đó là các hình ảnh, clip người dân cung cấp sẽ phạt nguội, và chia đều 50/50 thì đảm bảo chỉ sau 90 ngày thì ko còn ai vi phạm GT.
Ý thức người dân là ntn, vì phạm GT nó có tất từ GS, TS, Ths, từ cấp quản lý tới dân thường. Vậy quy đều ý thức là ntn. Luật là phải nghiêm, nghiêm như nồng độ cồn thì sạch bách vi phạm. Còn bắt cóc bỏ đĩa thì muôn đời GT vẫn mạnh ai đó đi.
Em ghét nhất cái bọn rẽ trái này, như ăn cướp, nối đuôi nhau đi sai, mình đi thẳng phải dừng nhường nó thế là tắc đg, đèn xanh mà đc vài xe đi thẳng qua đc. Trong khi chúng nó chậm rãi đi vào giữa ngã tư thì đi thẳng đã hết xe rồi. Quá lắm thì chờ hướng rẽ trái xanh lúc ý nó đứng trong ngã 4 mới chuyển hướng thì chả xung đột bố con thằng nào.Em thấy ở Việt Nam người ta đang lái xe ngược với cái gì đã được học và nội dung bài thi sát hạch lái xe.
Chẳng hạn, bài thi đầu tiên trên sa hình lái xe là bài dừng xe nhường đường cho người đi bộ. Nhưng thực tế khi chạy xe ngoài đường nếu nhìn thấy thằng đi bộ đang qua đường trên vạch ngựa vằn là: bóp còi inh ỏi, nháy pha như chớp giật, đạp thốc ga lao thẳng về thằng đi bộ, cấm được để nó qua trước mình.
Khi 2 xe ngược chiều gặp nhau thì phải chuyển từ chiếu sáng xa sang chiếu gần: Đi trong phố hẹp nhưng đến gần là đá pha liên tục vào mặt thằng đi ngược chiều.
Đường quanh co cấm vượt: Thích là vượt thôi.
Em cũng không hiểu mấy ông lái xe học được ở đâu kiểu rẽ trái: Tới gần giao lộ cần rẽ còn cách vài chục mét là cho xe chạy hết sang bên trái, ngược chiều, rồi ôm sát góc bên trái và lao ra. Giống hệt như chạy xe 2 bánh.
Nhiều đối tượng tràn sang thì dân Sing lại phải học theo cụ nhểCũng 1 đối tượng, ở trong nước thì như cụ tả, sang Sing ngoan như cún, thành công dân mẫu mực.
Cái này cần xã hội hóa nhỉ, xxx chỉ có nhiệm vụ giám sát. Đổi vai trò vậy có khi hơnĐúng dồi. Tương kế tựu kế.
Tất cả là do luật pháp không nghiêmHàng ngày ra đường chúng ta đều thấy rất nhiều người tham gia giao thông không theo luật lệ nào cả, lái xe theo sở thích và rất tuỳ tiện, kể cả 2 bánh, 3 bánh và ô tô.
Trên đường cao tốc là nơi nguy hiểm cũng vẫn đi ngược chiều, lùi xe, hay thậm chí dừng đỗ xuống trải bạt nằm ngủ, ăn uống, hút thuốc, đ.ái đường,..
Chạy xe trên cao tốc thì giành giật nhau, tạt đầu, vượt ẩu, lấn lane vô tội vạ. Chạy chậm nhưng cứ đủng đỉnh ở lane ngoài cùng, thích thì dùng lane khẩn cấp để vượt.
Trong phố thì dừng đỗ tuỳ tiện, chạy ngược chiều. Nhiều đường cấm rẽ phải/trái, nhưng ngó nghiêng không thấy anh áo vàng là cứ thoải mái rẽ.
Đi đứng chẳng theo luật nào cả. Ví dụ, luật quy định là qua vòng xoay thì nhưởng đường bên trái. Vậy nhưng thực tế là ông nào liều, bố láo hơn thì sẽ được "ưu tiên" đi trước.
Đi từ trong đường nhỏ ra đường lớn thì cứ chạy thẳng một phát ra luôn lane ngoài cùng, khỏi cần nhường bố con thằng nào, bắt thằng đang đi thẳng phải nhường.
Nhiều ông lái xe ô tô mà rẽ phải / trái còn không cần mở xi nhan luôn. Cứ đến chỗ rẽ là đánh lái đè thằng khác để rẽ.
......Kể về thói xấu lái xe của người Việt nam thì chắc phải viết thành cuốn sách.
Đường phố, cao tốc của Việt nam thì áo vàng túc trực đầy đường, chỗ nào cũng có mặt. Cam phạt nguội cũng muôn nơi.
Mức phạt đang áp dụng ở Việt nam, em thấy cũng đâu có quá thấp so với thu nhập bình quân đầu người và so với các nước khác.
Vậy sao người Việt vẫn đi lại một cách tuỳ tiện và nhiều khi còn kiểu: "Bố mày thích thế, phạt thì phạt !" ?
Nguyên nhân sâu xa là do đâu hả các bác?
Luật nghiêm đấy chứ chỉ người bảo vệ Luật ko nghiêm thôi.Tất cả là do luật pháp không nghiêm