[Funland] Y tế công vỡ trận?

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
20,136
Động cơ
400,748 Mã lực
Các bệnh viện cấp quận huyện nên cổ phần hoá, để hút lượng bác sỹ giỏi từ bệnh viện lớn sang. Giảm tải cho viện lớn
Phương án của cụ rất hay nhưng với khả năng giám sát lỏng lẻo, tệ tham nhũng tràn lan thì làm thế người dân sẽ là người bị thiệt rất lớn vì ngành này dân nhiều lúc không mặc cả được. Họ mà bắt tay làm trò thì dân sẽ tốn tiền oan nhiều lắm. Đấy là em nói tình trạng ở các nước kém phát triển. Việt nam mình phát triển lắm rồi nên chắc không xảy ra như em nói. Hê hê
 

kunbo

Xe tải
Biển số
OF-458545
Ngày cấp bằng
4/10/16
Số km
257
Động cơ
206,545 Mã lực
Toàn đội lìu tìu nhảy ra.

Chứ đội có sừng có mỏ bám vẫn chắc nhé.
Đúng như cụ nói, những người lão làng, có ghế có chỗ - họ vẫn bám trụ vì tâm huyết với nghề, vì cái nghiệp đã theo và cũng vì miếng cơm manh áo của họ. "Đội có sừng có mỏ" đáng tởm nhất là đội cocc, phe cánh lợi ích nhóm, nó quấy và phá kinh hồn.
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
20,136
Động cơ
400,748 Mã lực
Điều tạo nên sự khác biệt chính là kiến thức nền tảng cụ ạ. Bác sĩ chính quy trải qua 6 năm trời vất vả, được dạy kỹ về dược lý và cơ chế bệnh sinh nên khi làm việc, nắm vấn đề rất nhanh. Tụi chuyên tu với tại chức không được đào tạo bài bản, học mót mỗi chỗ 1 tý. Bọn này lên chức cao nhờ thâm niên, điều trị theo kinh nghiệm chứ chẳng hiểu gì bản chất, lại thêm bảo thủ và thích ra oai nên mới xảy ra chuyện....
Chuẩn cụ, ngành em đang làm toàn thấy anh em trẻ từ quân y, y Thai Bình.... chuyển sang. Em không dám chê họ không giỏi nhưng em thấy cơ bản là thích học mót hơn là học bài bản.
 

ngoc_phuong

Xe lăn
Biển số
OF-311615
Ngày cấp bằng
13/3/14
Số km
11,362
Động cơ
396,565 Mã lực
Loạt bài depart tăng giá viện phí thôi. Dưng mà em nghĩ nên thay đổi theo cách nào đó chứ không thì bs cực, bv khổ, mà dân cũng nhục trong khi ai cũng sẵn tiền và sẵn lời để chửi. Và người nghèo càng khổ .
Tôi xin cảm đoan chuyện BS ở Đồng nai nghủ viện công là hoàn toàn chính xác.
Hiện nay chỗ gấu e làm đã tiếp nhận hàng chục Bs từ viện công. Có người là cán bộ nguồn...
Khú khú.
Tất yếu thôi.
Chính sách khám chữa bệnh của BHYT cũng là 1 nguyên nhân.
 

5banhxe

Xe điện
Biển số
OF-18522
Ngày cấp bằng
11/7/08
Số km
2,298
Động cơ
527,917 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Từng làm bệnh viện tuyến dưới (hạng 2) ở Hà Nội, em cũng phải rời bỏ vì quá nhiều bất cập. Nói sơ sơ thì:

(1) Áp lực từ bệnh viện. Là tuyến 2, bệnh nhân không nhiều, giám đốc chỉ đạo tăng thu cho bệnh viện bằng mọi giá. Vậy bằng cách nào? Là phải tích cực thu dung bệnh nhân, bệnh nhẹ không đáng cũng vào viện, hắt hơi sổ mũi nằm viện tuốt. Phải nhiều bệnh nhân mới có tiền giường, càng nhiều càng tốt.

(2) Áp lực từ bảo hiểm. Bệnh nhân khám tuyến dưới đa phần ít đk kinh tế. Bảo nằm viện tự túc họ chịu không? đương nhiên không rồi, vậy phải cho bhyt. Càng nhiều bệnh nhân, nguy cơ xuất toán càng cao. Cái nào bảo hiểm không trả thì đè cổ thằng bác sĩ bắt đền. Thêm nữa bác sĩ bảo hiểm không có kinh nghiệm lâm sàng nhưng luôn khống chế chuyên môn bác sĩ bệnh viện. "Một cổ hai tròng" trong hoàn cảnh này quá chính xác luôn.

(3) Trình độ đồng nghiệp tuyến dưới quá kém. Giám đốc nhà em Y Thái Nguyên, lên Hn cũng kéo một loạt bác sĩ Ytn theo, cả chuyên tu lẫn tại chức. Bọn này năng lực chuyên môn ngu như chó lợn nhưng làm trưởng phó khoa, chỉ đạo bác sĩ chính quy Yhn bọn em. Trình độ tệ hại nên gặp ca khó chút là bó tay, không giữ nổi bệnh nhân. Muốn đảm bảo doanh thu lại quay về (1) thôi.

(4) Chất lượng thuốc quá lởm. Bhyt khống chế trần nên dùng thuốc tốt thì không có lãi, phải nhập thuốc bán theo ký ngoài thị trường. Đa số từ TQ và Ấn Độ, chất lượng thế nào các bác tự hiểu. Dùng mấy thuốc ý, bệnh chính chưa khỏi td phụ đã tùm lum tá la. Người có y đức 1 chút, thấy vậy sao chẳng đau lòng...

Nói đến bất cập, chướng tai gai mắt ở viện công tuyến dưới thì ôi thôi, viết cả ngày không hết....
Lại hầu các cụ...

(5) Thuốc bảo hiểm cấp chất lượng kém là 1 phần, phần còn lại đến từ cung cách quản lý của bệnh viện. Để lên chức các cốp mất nhiều, nên khi có quyền cũng phải đớp ác. Vd đấu thầu 3 thuốc có cùng dược chất vào bệnh viện của 3 công ty A, B, C. Thuốc của A tốt nhưng chiết khấu thấp nhất, của C chất lượng kém nhưng chiết khấu cao hơn. Các cốp trong đầu chấm thằng C nhưng vẫn nói với A và B: cho tao dùng thử thuốc, đạt yêu cầu sẽ đặt hàng lâu dài chẳng hạn. Các công ty dược rất chiều bệnh viện và bác sĩ. Lô đầu tiên họ cấp cho bệnh viện dùng, sau 1 thời gian (thường 3 tháng) mới yêu cầu trả tiền. Mấy ổng lợi dụng điều này nên lúc đầu dùng của A rồi... quỵt luôn. Sang B làm tương tự, đến khi dùng của C mới trả tiền. A và B không thu được tiền sẽ khóa kho, không cấp thuốc nữa. Nên mới có chuyện bệnh nhân điều trị tiểu đường, lúc đầu đáp ứng tốt nhưng khi chuyển thuốc mới đường huyết tăng vù vù. Hỏi tại sao, bác sĩ chỉ biết cười trừ mà thôi. Thêm vào đó, bhyt chậm chi trả viện phí (cả năm trời)cũng khiến bệnh viện mất nguồn thu. Bệnh nhân cần thuốc gấp mà bệnh viện thiếu tiền thì phải làm gì? Ra mua thuốc rẻ tiền ngoài chợ trời chứ sao.

(6) Vấn đề chuyển viện: tuyến dưới không muốn chuyển tuyến trên vì đồng nghĩa với mất nguồn thu từ bảo hiểm, nhưng cũng sợ bệnh nhân tử vong sẽ dính líu đến pháp luật và kiện tụng. Vì thế những bệnh nặng ngoài khả năng điều trị (nhưng không chết ngay) vẫn giữ lại dùng thuốc mấy ngày, làm đủ xét nghiệm trên trời dưới bể mới cho chuyển. Bệnh nhân K phổi, hạch trung thất nổi rõ vẫn giữ lại tiêm kháng sinh cả tuần trước khi chuyển viện K là bình thường nhé.

(7) Vấn đề điều trị: đây mới là điều bức xúc nhất. Bệnh nhân nằm tuyến dưới đa phần là nghèo. Mà nghèo thì hèn + tham lam, chụp giật chiếm số đông chứ hiền lành lương thiện ít lắm. Họ xin thêm thuốc (phần lớn thuốc bổ, không liên quan đến bệnh lý), đòi xét nghiệm đủ thứ (cũng trả liên quan luôn). Bác sĩ chuyên môn lởm, muốn giữ bệnh nhân thì phải chiều họ thôi. Để đẹp lòng bệnh nhân và tránh bảo hiểm xuất toán thì phải bịa bệnh án: 1 bệnh thành 3, 4 bệnh; nặng 1 phần nâng thành 7, 8 phần. Chiều chuộng vô lối khiến bệnh nhân nhìn nhân viên y tế như những nàng hầu- "Bọn bác sĩ ở đây dễ lắm, tao bảo gì cũng nghe" (mình từng nghe bệnh nhân nói với nhau ở quán nước như vậy). Ngoài ra, y học là môn khoa học thực chứng, gian dối bao nhiêu càng chôn vùi chuyên môn vào vũng bùn bấy nhiêu. Dần dà chuyên môn càng kém, càng bị coi thường, càng phải chiều chuộng vô lối. Cứ như vậy tạo thành một vòng xoắn không ngừng nghỉ.

Những bác sĩ có lòng tự trọng, ý chí vươn lên không bao giờ chấp nhận điều đó...
Với những cơ chế đầy u nhọt như thế, tìm cách sửa chữa nó khó gấp vạn lần xoá đi bày ván mới. Tư nhân hoá chính là bày ván mới một cách nhẹ nhàng. Ở đây lại phải khen chị Tế, chính chị là người tạo ra phong trào tư nhân hoá các bệnh viện.
 

Matizkavt

Xe buýt
Biển số
OF-86013
Ngày cấp bằng
21/2/11
Số km
568
Động cơ
413,792 Mã lực
Điều tạo nên sự khác biệt chính là kiến thức nền tảng cụ ạ. Bác sĩ chính quy trải qua 6 năm trời vất vả, được dạy kỹ về dược lý và cơ chế bệnh sinh nên khi làm việc, nắm vấn đề rất nhanh. Tụi chuyên tu với tại chức không được đào tạo bài bản, học mót mỗi chỗ 1 tý. Bọn này lên chức cao nhờ thâm niên, điều trị theo kinh nghiệm chứ chẳng hiểu gì bản chất, lại thêm bảo thủ và thích ra oai nên mới xảy ra chuyện....
Nghĩ đơn giản đi cụ. "Bác sĩ" là một nghề và "lãnh đạo" cũng là một nghề. Cơ chế "quản trị" Bệnh viện đã và đang thay đổi. Khi các Bệnh viện chi trả thu nhập theo hiệu quả công việc thì em tin rằng những người làm chuyên môn thuần túy, có trình độ cao sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi phải làm nghề tay trái là "quản lý".
 

Dũng Ốc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86161
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
17,548
Động cơ
585,441 Mã lực
Nơi ở
Một chốn bốn nơi.
Em thì ko hiểu nhiều,khó hiểu lắm cụ.Cụ hiểu nhiều khai sáng thêm em tí :).
Làm nghề gì thì làm,cái loại nứt mắt ra,cũng từng đi trình thuốc cho bsy,góp phần cho bsy kê đơn mà quay lại cắn bsy bảo làm vì % với hoa hồng thì em khinh cụ a.
Điều trước tiên cụ cần tìm hiểu thêm về các trường đào tạo y đã. Lúc ấy tìm hiểu sâu thêm chưa muộn.
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
17,467
Động cơ
102,103 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Khi có chủ trương xã hội hoá y tế, xã hội hoá giáo dục thì chuyện nhân lực dịch chuyển giữa các mô hình là chuyện quá đỗi bình thường, để tồn tại các cơ sở đều phải có chính sách hợp lý cho theo kịp với chính sách chung và xu thế chung, nói là vỡ trận thì nâng tầm quá, vì chuyện bác sĩ BV tư xin vào BV công để đi con đường biên chế, chức vụ cũng có, bác sĩ BV công chạy sang BV tư để theo con đường nâng cao thu nhập cũng có, chuyện này xảy ra hàng ngày mà.
 

bantaitulai

Xe tăng
Biển số
OF-439324
Ngày cấp bằng
23/7/16
Số km
1,827
Động cơ
229,640 Mã lực
Tuổi
31
Quả thực là bài toán quá khó với cơ chế này.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,274
Động cơ
898,102 Mã lực
captured nói:
Toàn đội lìu tìu nhảy ra.
Chứ đội có sừng có mỏ bám vẫn chắc nhé.
Đúng như cụ nói, những người lão làng, có ghế có chỗ - họ vẫn bám trụ vì tâm huyết với nghề, vì cái nghiệp đã theo và cũng vì miếng cơm manh áo của họ. "Đội có sừng có mỏ" đáng tởm nhất là đội cocc, phe cánh lợi ích nhóm, nó quấy và phá kinh hồn.
Sừng mỏ ở đây là đội ngũ bác sỹ giỏi thật sự.
Các bệnh viện tư có nổi đến mấy vẫn phải bám để có lúc mời được họ sang chữa từng ca khó mà các bác sỹ chính thức ăn lương cùa họ hoàn toàn bó tay.
Còn họ chẳng bao giờ rời khỏi chỗ đang tạo điều kiện cả về chuyên môn và thu nhập thực sự cho họ đâu.
Những người mới ra có đủ kiến thức, chăm chỉ vẫn dược họ dìu dắt. Đây là môi trường mà chưa có bệnh viện tư nào có được.
COCC cũng chỉ mon men đấu với nhau và dọa hội mới ra trường thôi.
 

Hải Hoà

Xe tăng
Biển số
OF-421517
Ngày cấp bằng
10/5/16
Số km
1,154
Động cơ
205,309 Mã lực
Tuổi
61
Nơi ở
thanh hoa
Đọc tin, em vừa mừng vừa sợ. Mừng vì đóng góp của các bác sĩ được đánh giá đúng, nhưng cũng sợ cứ thế này lấy ai chữa cho dân bhyt...

https://tinmoi60.net/id-2897648735/?fbclid=IwAR2X7x6lW5aultIzsGHdwyVY1riglKwDHCgx0_M_uYWU0Y6iBm0azo8FwKk


Ngày càng nhiều bác sĩ của bệnh viện công chạy sang bệnh viện tư làm việc, khiến các nhà quản lý ngành y tế đau đầu.

BS BV công trong vòng vây áp lực bệnh nhân quá tải, cần tạo môi trường làm việc thoải mái, tiền lương phù hợp ẢNH: DUY TÍNH

Sẽ xảy ra nhiều hơn?

Nằm trong nỗ lực giữ chân BS ở BV công, BS Lê Thị Phương Trâm, Phó giám đốc BV đa khoa Đồng Nai, cho biết BV đã đưa ra 3 phương án khảo sát, lấy ý kiến thực hiện.

Phương án 1 là khoán việc theo hiệu quả kinh tế cho từng BS – tức lấy tổng thu trừ tổng chi (thuốc men, điện nước, cơ sở vật chất…), còn bao nhiêu chia phần trăm thêm cho BS. Như vậy, ngoài lương cứng và thu nhập theo quy định, BS còn được thêm khoản thu này. BV không khoán theo tổng thu, vì BS chỉ cần kê vài đơn thuốc mắc tiền, giá cao là đủ chỉ tiêu; lúc này thiệt hại bệnh nhân phải gánh chịu. Phương án 2 là khoán việc cho từng khoa. Phương án 3 là khoán theo giường bệnh.

L.Lâm – D.Tính

Theo Sở Y tế Đồng Nai, những năm qua tình trạng bác sĩ (BS) ở bệnh viện (BV) công nghỉ việc sang “đầu quân” cho BV tư ngày một tăng.

Cụ thể: năm 2016 chỉ có 65 BS của BV công nghỉ việc, thì năm 2017 tăng lên 98 người, đến năm 2018 là 102 người. Từ đầu năm 2019 đến nay đã có 6 BS BV công nghỉ việc và 5 BS đã nộp đơn.

BS Lê Thị Phương Trâm, Phó giám đốc BV đa khoa Đồng Nai, cho biết trong năm 2018, BV này có 32 BS nghỉ việc, trong đó có 3 phó khoa và 8 BS có trình độ thạc sĩ. Nhóm BS nghỉ việc nhiều nhất nằm trong số BS trẻ (từ 2 – 5 năm kinh nghiệm), sau vài năm làm tại BV công, được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc học xong chuyên khoa 1 thì… bỏ đi.

Tương tự, năm 2018, ngành y tế TP.HCM cũng lo lắng khi có 23 nhân viên y tế gồm 6 BS, 6 điều dưỡng, tài xế thuộc Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM… nghỉ việc. Lý do chủ yếu là thu nhập quá thấp. PGS-TS Tăng Chí Thượng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, lo ngại khuynh hướng BS chuyển dịch chỗ làm sẽ xảy ra nhiều hơn trong thời gian tới.

BS Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai, cảnh báo: “Tình hình “chảy máu chất xám” BS BV công đang báo động. Cần phải có giải pháp can thiệp nếu không tình trạng trên tiếp tục dễ dẫn đến hiệu ứng domino là ngành y tế “vỡ trận”.

Không chỉ thu nhập

BS Lê Thị Phương Trâm cho biết BV đa khoa Đồng Nai đã tổ chức khảo sát lấy ý kiến về tiền lương và đa số BS muốn mức lương khoảng 20 – 25 triệu đồng/tháng. Để đáp ứng nguyện vọng này, ngoài việc đa dạng các hoạt động khám chữa bệnh, BV còn đang xây dựng đề án khoán việc để tăng thu nhập cho BS.

Tuy nhiên, Giám đốc BVĐK Thống Nhất (Đồng Nai) Phạm Văn Dũng cho rằng ngoài vấn đề thu nhập, tiền lương, còn một số nguyên nhân khác như về cơ chế, chính sách. Bên cạnh áp dụng cơ chế khoán việc, ngành y tế cần có sự thay đổi một số chính sách, cơ chế cho phù hợp và quản lý chặt hơn.

PGS-TS Nguyễn Hoài Nam, Trường đại học Y Dược TP.HCM, cho rằng nhiều người bỏ BV công không phải vì tiền mà còn do môi trường làm việc không thoải mái. Theo PGS-TS Tăng Chí Thượng, nguồn thu đối với BS không phải là vấn đề quyết định tất cả mà môi trường làm việc.

“Nhiều khi được cống hiến trí tuệ, tài năng mang lại niềm vui cho người dân là niềm động viên cho BS”, PGS-TS Tăng Chí Thượng nói và dẫn chứng: “Nhiều BS qua BV tư dù lương cao nhưng vẫn nghỉ vì không được đi học tập, nghiên cứu nâng cao tay nghề. BV H.Củ Chi một năm tuyển được nhiều BS, là do chính quyền địa phương quan tâm về chính sách (phụ cấp, chỗ ở), không khí làm việc tốt”.

3 – 5 năm trước cũng từng có “cơn sốt” ngầm các BS giỏi của BV công tại Hà Nội về đầu quân cho một BV tư nhân lớn trên địa bàn TP. BV Hữu nghị Việt – Đức và BV Bạch Mai là hai trong số các BV công có điều dưỡng và BS sang “đầu quân” cho BV này. Tuy nhiên, theo phản ánh từ một số BS trong cuộc, không ít người đã rời khỏi BV tư, bởi thu nhập cao không phải là điều kiện đủ để một BS hay điều dưỡng gắn bó với BV.

Ông Bùi Thành Chi, nguyên Phó giám đốc BV Bạch Mai (Hà Nội) – người có nhiều kinh nghiệm trong điều hành BV công cũng như BV tư, cho rằng BS giỏi hàng đầu, trong tuổi lao động, đang làm trong BV lớn như Việt Đức, Bạch Mai hầu như không có nhu cầu chuyển đến BV tư chỉ vì thu nhập. “Nếu lựa chọn BV tư chỉ vì có thu nhập cao thì chưa đủ. Bởi với nghề y, cùng với thu nhập, thì môi trường làm việc phù hợp cũng là yếu tố giúp cho BS có thể cống hiến và gắn bó”, ông Chi nói.
Xã hội này dân BS chạy đâu cho thoát nắng, BV tư thì mấy ông chủ trả cao hơn chút nhưng so với mặt bằng, công sức lao động vẫn không xứng mà thu của BN lại cao, cái mà cung cấp cho BN hài lòng chủ yếu là dịch vụ phi y tế, còn chuyên môn giỏi chủ yếu là ở BV công.
Tại BV công các BS có môi trường học tập, nâng cao tay nghề nhưng lại bị bóc lột thậm tệ, một ông giỏi phải gánh bao nhiêu ông dốt và phục vụ nhóm lợi ích: VTYT, Dược,TCKT, TCCB......
Một giải pháp hay các bs BV công hay áp dụng là mở phòng mạch tư, còn chờ nhà nước ư: Mơ thôi.
Tại BV công khổ nhất là các ông BS ở các khoa: Vi sinh, Huyết học, sinh hóa, chẩn đoán hình ảnh, Phòng KHTH, giải phẫu bệnh. Các ông Dr ở các khoa này đói nhăn răng nhưng lại phải học rất nhiều.
 

Dũng Ốc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86161
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
17,548
Động cơ
585,441 Mã lực
Nơi ở
Một chốn bốn nơi.
Giá đó là điều dưỡng hay hộ lý cụ ơi, giờ các bv công thiếu bs trầm trọng, cứ xin là được nhận.
BV công tuyến dưới thoy, BV tuyến trên không có chuyện xin là nhận đâu.
 

cuongtelecoms

Xe buýt
Biển số
OF-328062
Ngày cấp bằng
22/7/14
Số km
715
Động cơ
300,080 Mã lực
Xã hội hóa giáo dục và y tế về bản chất là gì? Bản chất là nhà nước không thể "lo", bao cấp các nội dung này nữa. Nói cách khác, như các nước tư bản phát triển, nhà nước chỉ có trách nhiệm với hai ngành này ở mức tối thiểu (hoặc cơ bản tùy quan điểm của các cụ) và cũng chỉ dân thu nhập thấp, dân không có điều kiện kinh tế mới sử dụng dịch vụ ở mức tối thiểu này. Đối với các yêu cầu nâng cao (thuốc tốt hơn, dịch vụ tốt hơn, bác sỹ tốt hơn...) thì người dân có quyền và "phải" trả thêm tiền để phục vụ. Nói cách khác là dần chuyển sang kinh tế thị trường theo cung - cầu và nhà nước chỉ còn duy trì để đảm bảo dịch vụ ở mức tối thiểu, tránh tình trạng người nghèo không có chỗ khám bệnh, không có trường cho con đi học vì không thể trả viện phí, học phí thôi. Vậy để chuyển dịch như vậy thì sẽ có giai đoạn là bác sỹ giỏi, thầy giáo giỏi sẽ chuyển sang bệnh viện tư, trường tư vì một trong các lý do rõ ràng cho người giàu, người có tiền cho đi bệnh viện tư, học trường tư là cần bác sỹ giỏi, thầy giáo giỏi (ngoài các lý do khác như dịch vụ tốt hơn, quản lý tốt hơn, minh bạch hơn, thuốc hay điều kiện cơ sở vật chất tốt hơn...). Quá trình đó là không thể đảo ngược và nhất là trong giai đoạn hiện nay khi quá trình xã hội hóa hay nói cách khác là tư nhân hóa y tế và giáo dục đang diễn ra mạnh mẽ (nhà nước không lo nổi nữa và nhu cầu của người dân có thu nhập cao (trung lưu trở lên) đang rất lớn với các dịch vụ này).
Mình nói thêm là không phải tất cả bác sỹ giỏi ở viện công sẽ sang viện tư và ngược lại, không phải tất cả bác sỹ ở viện tư là giỏi nhưng cái ở trên là xu hướng chung rồi. Sau một khoảng thời gian thì mặt bằng mới sẽ được thiết lập.
 

Hải Hoà

Xe tăng
Biển số
OF-421517
Ngày cấp bằng
10/5/16
Số km
1,154
Động cơ
205,309 Mã lực
Tuổi
61
Nơi ở
thanh hoa
Xin cụ!chả biết hệ nào nhưng đhy hà nội,đại học dược hà nội,y hà nội cũng đầy lớp cử tuyển,mà cử tuyển đâu có 50% điểm so với chính quy là cũng đỗ đúng ko cụ?
Tinh tướng!đâu cũng người nọ người kia,cụ so thế thì đại học y hà nội của cụ so với ĐHY TP Hồ Chí Minh xem ntn?vãi cả vạch áo khoe hình xăm!
HMU có cử tuyển, chuyên tu, cụ chủ không nắm được thông tin rồi.
 

Cao Biền 02

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-497114
Ngày cấp bằng
13/3/17
Số km
4,298
Động cơ
231,010 Mã lực
Vâng
Nếu không là BS viện công, mà phải viện công tương đối một tý nhé, và cũng phải có trên dưới chục năm chinh chiến viện công nhé thì mới mơ là xin được (chứ gọi là được mới thì còn khướt nữa) sang viện tư nhá

Chứ bác sĩ tự do hả, bác sĩ mới ra trường dăm năm hả, bác sĩ viện công tuyến huyện hả, bác sĩ viện công mới làm việc, chưa đi học thêm hả..... có mà xin gẫy lưỡi thì cho' nó nhận chứ nói gì viện tư.

Nên đừng nghĩ, đừng mơ, đừng ước, đừng mong.... xin vào viện công là dễ ạ; học hành làng nhàng ra trường là viện công họ nhận luôn ạ.

Giá xin vào vẫn mấy trăm củ. Cccm giải thích nghịch lý này hộ em.
Vào BV công để lấy số má là chính. Ông nào có cơ thì nhẩy lên Bộ làm chính khách, không có cơ thì ra ngoài kiếm tiền bằng mác trưởng phó này nọ. Mấy trăm triệu tiền bệ phóng là phải rồi.
Sừng mỏ ở đây là đội ngũ bác sỹ giỏi thật sự.
Các bệnh viện tư có nổi đến mấy vẫn phải bám để có lúc mời được họ sang chữa từng ca khó mà các bác sỹ chính thức ăn lương cùa họ hoàn toàn bó tay.
Còn họ chẳng bao giờ rời khỏi chỗ đang tạo điều kiện cả về chuyên môn và thu nhập thực sự cho họ đâu.
Những người mới ra có đủ kiến thức, chăm chỉ vẫn dược họ dìu dắt. Đây là môi trường mà chưa có bệnh viện tư nào có được.
COCC cũng chỉ mon men đấu với nhau và dọa hội mới ra trường thôi.
BV công tuyến dưới thoy, BV tuyến trên không có chuyện xin là nhận đâu.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,274
Động cơ
898,102 Mã lực
Nghề y là 1 nghề rất đúng cho cái câu "Trăm hay không bằng tay quen".
Được vào luyện trong mấy cái bệnh viện lớn thì chỉ trừ khi quá ngu, quá lười,... thì không muốn cũng biết chữa bệnh tốt hơn mấy ông rất giỏi nhưng chẳng có được điều kiện ở các bệnh viện tuyến dưới!
 

alexandra

Xe điện
Biển số
OF-21973
Ngày cấp bằng
4/10/08
Số km
2,381
Động cơ
518,832 Mã lực
Em nghe nói rằng các sinh viên mới tốt nghiệp thì tìm mọi cách xin vào làm hợp đồng ở bệnh viện công, mục đích cốt yếu là để có được kinh nghiệm (vì trong các bệnh viện công có nhiều ca phức tạp, mổ xẻ...), đủ thời gian được cấp chứng chỉ hành nghề là ai cũng muốn chân trong chân ngoài, hoặc áp lực quá thì ra ngoài làm riêng cho khỏe.
 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
16,662
Động cơ
545,110 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
Đọc tin, em vừa mừng vừa sợ. Mừng vì đóng góp của các bác sĩ được đánh giá đúng, nhưng cũng sợ cứ thế này lấy ai chữa cho dân bhyt...

https://tinmoi60.net/id-2897648735/?fbclid=IwAR2X7x6lW5aultIzsGHdwyVY1riglKwDHCgx0_M_uYWU0Y6iBm0azo8FwKk


Ngày càng nhiều bác sĩ của bệnh viện công chạy sang bệnh viện tư làm việc, khiến các nhà quản lý ngành y tế đau đầu.

BS BV công trong vòng vây áp lực bệnh nhân quá tải, cần tạo môi trường làm việc thoải mái, tiền lương phù hợp ẢNH: DUY TÍNH

Sẽ xảy ra nhiều hơn?

Nằm trong nỗ lực giữ chân BS ở BV công, BS Lê Thị Phương Trâm, Phó giám đốc BV đa khoa Đồng Nai, cho biết BV đã đưa ra 3 phương án khảo sát, lấy ý kiến thực hiện.

Phương án 1 là khoán việc theo hiệu quả kinh tế cho từng BS – tức lấy tổng thu trừ tổng chi (thuốc men, điện nước, cơ sở vật chất…), còn bao nhiêu chia phần trăm thêm cho BS. Như vậy, ngoài lương cứng và thu nhập theo quy định, BS còn được thêm khoản thu này. BV không khoán theo tổng thu, vì BS chỉ cần kê vài đơn thuốc mắc tiền, giá cao là đủ chỉ tiêu; lúc này thiệt hại bệnh nhân phải gánh chịu. Phương án 2 là khoán việc cho từng khoa. Phương án 3 là khoán theo giường bệnh.

L.Lâm – D.Tính

Theo Sở Y tế Đồng Nai, những năm qua tình trạng bác sĩ (BS) ở bệnh viện (BV) công nghỉ việc sang “đầu quân” cho BV tư ngày một tăng.

Cụ thể: năm 2016 chỉ có 65 BS của BV công nghỉ việc, thì năm 2017 tăng lên 98 người, đến năm 2018 là 102 người. Từ đầu năm 2019 đến nay đã có 6 BS BV công nghỉ việc và 5 BS đã nộp đơn.

BS Lê Thị Phương Trâm, Phó giám đốc BV đa khoa Đồng Nai, cho biết trong năm 2018, BV này có 32 BS nghỉ việc, trong đó có 3 phó khoa và 8 BS có trình độ thạc sĩ. Nhóm BS nghỉ việc nhiều nhất nằm trong số BS trẻ (từ 2 – 5 năm kinh nghiệm), sau vài năm làm tại BV công, được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc học xong chuyên khoa 1 thì… bỏ đi.

Tương tự, năm 2018, ngành y tế TP.HCM cũng lo lắng khi có 23 nhân viên y tế gồm 6 BS, 6 điều dưỡng, tài xế thuộc Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM… nghỉ việc. Lý do chủ yếu là thu nhập quá thấp. PGS-TS Tăng Chí Thượng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, lo ngại khuynh hướng BS chuyển dịch chỗ làm sẽ xảy ra nhiều hơn trong thời gian tới.

BS Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai, cảnh báo: “Tình hình “chảy máu chất xám” BS BV công đang báo động. Cần phải có giải pháp can thiệp nếu không tình trạng trên tiếp tục dễ dẫn đến hiệu ứng domino là ngành y tế “vỡ trận”.

Không chỉ thu nhập

BS Lê Thị Phương Trâm cho biết BV đa khoa Đồng Nai đã tổ chức khảo sát lấy ý kiến về tiền lương và đa số BS muốn mức lương khoảng 20 – 25 triệu đồng/tháng. Để đáp ứng nguyện vọng này, ngoài việc đa dạng các hoạt động khám chữa bệnh, BV còn đang xây dựng đề án khoán việc để tăng thu nhập cho BS.

Tuy nhiên, Giám đốc BVĐK Thống Nhất (Đồng Nai) Phạm Văn Dũng cho rằng ngoài vấn đề thu nhập, tiền lương, còn một số nguyên nhân khác như về cơ chế, chính sách. Bên cạnh áp dụng cơ chế khoán việc, ngành y tế cần có sự thay đổi một số chính sách, cơ chế cho phù hợp và quản lý chặt hơn.

PGS-TS Nguyễn Hoài Nam, Trường đại học Y Dược TP.HCM, cho rằng nhiều người bỏ BV công không phải vì tiền mà còn do môi trường làm việc không thoải mái. Theo PGS-TS Tăng Chí Thượng, nguồn thu đối với BS không phải là vấn đề quyết định tất cả mà môi trường làm việc.

“Nhiều khi được cống hiến trí tuệ, tài năng mang lại niềm vui cho người dân là niềm động viên cho BS”, PGS-TS Tăng Chí Thượng nói và dẫn chứng: “Nhiều BS qua BV tư dù lương cao nhưng vẫn nghỉ vì không được đi học tập, nghiên cứu nâng cao tay nghề. BV H.Củ Chi một năm tuyển được nhiều BS, là do chính quyền địa phương quan tâm về chính sách (phụ cấp, chỗ ở), không khí làm việc tốt”.

3 – 5 năm trước cũng từng có “cơn sốt” ngầm các BS giỏi của BV công tại Hà Nội về đầu quân cho một BV tư nhân lớn trên địa bàn TP. BV Hữu nghị Việt – Đức và BV Bạch Mai là hai trong số các BV công có điều dưỡng và BS sang “đầu quân” cho BV này. Tuy nhiên, theo phản ánh từ một số BS trong cuộc, không ít người đã rời khỏi BV tư, bởi thu nhập cao không phải là điều kiện đủ để một BS hay điều dưỡng gắn bó với BV.

Ông Bùi Thành Chi, nguyên Phó giám đốc BV Bạch Mai (Hà Nội) – người có nhiều kinh nghiệm trong điều hành BV công cũng như BV tư, cho rằng BS giỏi hàng đầu, trong tuổi lao động, đang làm trong BV lớn như Việt Đức, Bạch Mai hầu như không có nhu cầu chuyển đến BV tư chỉ vì thu nhập. “Nếu lựa chọn BV tư chỉ vì có thu nhập cao thì chưa đủ. Bởi với nghề y, cùng với thu nhập, thì môi trường làm việc phù hợp cũng là yếu tố giúp cho BS có thể cống hiến và gắn bó”, ông Chi nói.
Thay Tiến bằng Lùi thì đâu vào đó hết!
 

ototrieutien

Xe buýt
Biển số
OF-56881
Ngày cấp bằng
11/2/10
Số km
924
Động cơ
455,772 Mã lực
Nơi ở
Sài gòn
Bv đồng nai em lạ mẹ gì, csvc thì ngon, nhưng đội ngũ bs lâu năm kinh nghiệm bỏ gần hết, toàn bs trẻ măng khám, nó tệ từ lâu lắm rồi...nói chung nó là thực trạng của đa số tuyến dưới.
Đèo mẹ ,ông già em khám bhyt ở đó suốt 1 tháng (2007) mà phán viêm mũi... lên tuyến trên khám DV , hội chẩn thì K..
Bv Công hay có kiểu bs chuyên tu tại chức, con ông cháu cha dốt nát... xui gặp bs này thì xđ.
Bảo sao dân ta khổ thế, phải dồn lên tuyến trên bệnh nặng may ra còn đường sống
Con em em hơn chục năm trước thi hvqy Hn , 25 đ, thiếu nửa điểm mới vào hệ quân (miễn học phí), nó học hệ dân sự chung với cocc mà điểm đầu vào của dám này khoảng 1/2 điểm
chuẩn, ko biết khả năng như thế sau này chữa bệnh thế nào nhỉ?.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top