Em mời cụ ly vodka cho cái phần
đo đỏ của cụ, câu hỏi của sắc bén đến nỗi xxx phải đực mặt ra thôi vì em chưa thấy cái văn bản nào quy định thiết bị chữa cháy phải ntn mới đạt yêu cầu
Cho em hỏi cụ tý cái phần
xanh xanh trên kia thì mình trích dẫn
văn bản nào cụ ơi, theo NĐ52 thì em không tìm thấy, chỉ thấy NĐ52
Điều 28 khoản 1 có nói
Điều 28. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành nhiệm vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.
Vậy những chiến sĩ CAND ở đây có áp dụng cho CSGT không đi cùng CS PCCC không cụ (chúng ta assume là CSGT tuân thủ đầy đủ TT65) ? Cụ hiểu biết nhiều về luật hơn em, giải đáp cho em cái. Thanks cụ.
Không phải có văn bản nào nói thế cả, mà ta suy luận từ quy định về việc áp dụng các văn bản QPPL mà ra cụ ạ.
(Luật ban hành văn bản QPPL)
Nguyên tắc của 1 NĐ hoặc TT, khi ban hành nó nhằm mục đích quy định chi tiết các điều chỉnh của 1 bộ luật cụ thể. Cụ cứ xem phần căn cứ của nó sẽ biết nó điều chỉnh cho luật nào. Và theo đó, nó điều chỉnh cho bộ luật nào thì sẽ lấy căn cứ áp dụng là luật đó. CSGT đối tượng chính sử dụng PL là Luật GT và nhiệm vụ chính là xử lý GT chứ ko phải xử lý PCCC. Tự tiện dừng xe cụ thì chỉ có thể theo TT65, vậy nếu CSGT mà dừng xe để chỉ kiểm tra thiết bị PCCC thì phải làm theo kiểm ta hành chính theo chuyên đề, chuyên đề về thiết bị PCCC chẳng hạn, và tất nhiên sự hiểu biết và chuyên ngành về chuyên đề này phải là CS PCCC. Em lấy ví dụ thực tế về VB QPPL cho cụ dễ hiểu nhé.
Đây là phần căn cứ của NĐ 52 cụ nói đến này:
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.
Còn đây là phần căn cứ của NĐ 71 cụ này:
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ,
Vậy, theo căn cứ rõ ràng này sẽ biết bộ luật nó điều chỉnh. Từ bộ luật mà nó điều chỉnh, ta sẽ xét đến lĩnh vực ta đang tham gia vào điều chỉnh. Ở đây cụ đang tham gia giao thông, theo tính ưu tiên ngành luật e đã nói, chắc cụ hiểu là ta sẽ áp dụng luật nào chứ ạ ??
Còn ở Điều 28 NĐ 52 cụ đã trích dẫn. Em xin nói luôn là, CSPCCC nó cũng là chiến sĩ công an nhân dân cụ ạ. Cụ có thể nghía qua cái Luật phòng cháy chữa cháy giúp em, cụ sẽ thẩm thấu hơn 1 chút.
Nói tóm lại là gì. Cụ ko cần biết bất cứ 1 luật nào khác khi mà cụ đang tham gia giao thông ngoài Luật giao thông cũng như các văn bản QPPL về giao thông
(E nói thật với cụ là chính bọn xxx GT cũng không dại gì dám đùa với lửa dùng các văn bản luật khác không thuộc phạm vi của nó đâu ạ, bọn nó cũng biết lắm chứ. Còn nếu nó cố tình dùng, cụ cứ vặn đúng PL như e nói, chúng nó sẽ câm ngay vì biết chúng nó đang vận dụng sai, việc cố tình vận dụng sai này có thể lột lon chúng nó nếu cụ làm phát khiếu nại đấy ạ). Và thẩm quyền của CSGT là xử lý các vụ việc liên quan đến giao thông. Trong trường hợp CSGT phải thực hiện nhiệm vụ khác hỗ trợ lực lượng khác như ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn đối tượng vi phạm PL thì phải có văn bản hoặc phải có sự kết hợp với lực lượng chuyên ngành. Và chúng ta thường hay gọi là lực lượng liên ngành. Hoặc giả thiết chưa có lực lượng liên ngành kết hợp tại chỗ, nhằm đảm bảo tình huống khẩn cấp, vẫn được dừng xe để ngăn chặn, nhưng ko được tự tiện xử lý mà phải đợi lực lượng chuyên ngành đến xử lý.
Ví dụ: CSGT nhận được tin báo xe cụ chở hàng lậu. CSGT sẽ dừng xe cụ theo thông báo này (Đã có quy định trong TT65). Có thể kiểm tra xe cụ và giữ xe cụ chờ cơ quan Quản lý thị trường đến bàn giao xử lý. Ko được tự tiện xử lý.
Dẫn chứng sang trường hợp dừng xe cụ với lý do thiếu bình chữa cháy là dừng láo, vì ko dừng xe thì ko thể biết xe cụ có hay không có, thường là xxx bị đuối lý nên nghĩ ra lý do này định vặt anh em. OK thôi, nhưng muốn xử lý theo NĐ 52, phải gọi lực lượng CSPCCC đến ra quyết định xử lý, vì NĐ 52 thuộc phạm vi của Luật PCCC. Còn muốn xử lý theo NĐ 71, được thôi, nhưng giải thích, lý do dừng xe cụ. Vì chỉ đc phép dừng xe cụ trong các trường hợp đã nêu trong TT65. Trong TT65 ko có mục dừng xe để ktra thiết bị PCCC. Cụ cứ luận với xxx những điều e nói vừa xong, ko ai dám bắt bẻ lại cụ, còn đòi thiết bị chứ gì?? Cụ yêu cầu xem cái quy định tiêu chuẩn bình chữa cháy giúp em, xem nói móc đâu ra cái đấy. Còn ko có, cụ cứ lấy chai lavi ra cho em. Nếu cảm thấy có gan, cứ lập BB đi.
Các cụ ạ. Thế nào là 1 hành vi vi phạm pháp luật? Là phải có quy phạm PL điều chỉnh và sự kiện pháp lý. Nó coi đấy là sự kiện pháp lý, thì quy phạm đâu? Quy phạm nói theo quy định, vậy cái quy định tiêu chuẩn nó thế nào ? Cụ cứ theo đó mà làm cho em. Em có số dây thép, nếu cần tư vấn sống tại chỗ nếu gặp trường hợp này, cứ alo cho em 1 phen xem sao. Phỏng ơ