[Thảo luận] XXX Hải dương bắt vượt phải km36 QL18 Sao đỏ HD có đúng?

Biển số
OF-387380
Ngày cấp bằng
16/10/15
Số km
308
Động cơ
242,480 Mã lực
Tuổi
36
1. Về khái niệm "vượt xe" hay "vượt"
Khái niệm này không được định nghĩa riêng trong luật (không có chỗ nào giải thích "vượt xe" hay "vượt" là gì) nên mọi người có thể hiểu theo nhận thức của mình.
Cách hiểu của em là: Vượt xe là một quá trình hai xe đang lưu thông cùng chiều xe đang đi sau chuyển lên đi phía trước (có chỗ nào sai cụ chỉ dùm). Cụ có thể diễn giải theo kiểu "đi nhanh hơn" hay "đi lên phía trước" nhưng bản chất nó vẫn là "vượt".

Điều 14 Luật GTDB có quy định về vượt xe. Điều luật này chỉ quy định về vượt xe chứ không có chỗ nào định nghĩa thế nào là "vượt xe". Điều 14 có 5 khoản:
- Khoản 1: Quy định về báo hiệu khi vượt xe
- Khoản 2: Quy định về các điều kiện cần để vượt xe
- Khoản 3: Quy định cho các xe bị vượt phải làm gì, làm thể nào
- Khoản 4: Quy định các trường hợp được vượt bên trái và các trường hợp được vượt bên trái. (khoản này cho thấy vượt bên trái hay vượt bên phải cũng là vượt xe).
- Khoản 5: Quy định các trường hợp cụ thể không được vượt xe

Để vượt xe đúng luật thì điều kiện cần và đủ là phải đảm bảo đúng các quy định cả 5 khoản chứ không chỉ riêng khoản 2 nên không thể dùng các điều kiện của khoản này để suy diễn ra khái niệm được)

2. Về "tại sao luật lại cấm vượt phải ?"
- Luật không cấm vượt bên phải mà chỉ cấm hầu hết (không phải 100%) trường hợp vượt bên phải. Luật quy định những trường hợp được vượt bên phải nên không thể nói "luật cấm vượt bên phải".
- Còn lý do tại sao hầu hết là cấm vượt thì trên hết là đảm bảo an toàn vì vượt bên phải sẽ phá vỡ những quy định khác của luật như "người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình", "phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải",....
1. Theo ý hiểu của cụ, nhà cháu xin hỏi cụ tình huống như sau: đường 1 chiều có 3 làn ô tô. Có 2 xe đi 2 làn ngoài (không phải làn giữa). Vậy khi 1 trong 2 xe chuyển từ "đi sau" sang "đi trước" thì có gọi là vượt ko ?

2. Nhà cháu sẽ bàn sau.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
1. Theo ý hiểu của cụ, nhà cháu xin hỏi cụ tình huống như sau: đường 1 chiều có 3 làn ô tô. Có 2 xe đi 2 làn ngoài (không phải làn giữa). Vậy khi 1 trong 2 xe chuyển từ "đi sau" sang "đi trước" thì có gọi là vượt ko ?

2. Nhà cháu sẽ bàn sau.
Không gọi là vượt thì gọi là gì?
 
Biển số
OF-387380
Ngày cấp bằng
16/10/15
Số km
308
Động cơ
242,480 Mã lực
Tuổi
36
Không gọi là vượt thì gọi là gì?
Nguyên tắc khi vượt xe sau phải có tín hiệu cho xe trước. 2 xe đi ở 2 làn riêng biệt như vậy sẽ "báo vượt" cho nhau thế nào thưa cụ. Mà ko có tín hiệu thì có bị lỗi ko cụ ?
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Nguyên tắc khi vượt xe sau phải có tín hiệu cho xe trước. 2 xe đi ở 2 làn riêng biệt như vậy sẽ "báo vượt" cho nhau thế nào thưa cụ. Mà ko có tín hiệu thì có bị lỗi ko cụ ?
Hai xe đi làn riêng biệt vẫn nhìn thấy và nghe thấy. Tóm lại không gọi là vượt thì cụ gọi là gì.
Cụ nêu khái niệm vượt của cụ và ví dụ một tình huống vượt bên phải đúng luật.
 
Biển số
OF-387380
Ngày cấp bằng
16/10/15
Số km
308
Động cơ
242,480 Mã lực
Tuổi
36
Hai xe đi làn riêng biệt vẫn nhìn thấy và nghe thấy. Tóm lại không gọi là vượt thì cụ gọi là gì.
Cụ nêu khái niệm vượt của cụ và ví dụ một tình huống vượt bên phải đúng luật.
Vâng. Tuy luật ko nói rõ, nhưng nhà cháu thấy rằng qui định về vượt (Điều 14) chủ yếu để áp dụng cho đường 2 chiều mà mỗi chiều chỉ có 1 làn ô tô thôi. Từ đó mới có qui tắc là "mượn" phần đường ngược chiều để vượt (trái).

Từ đó có thể thấy được lý do của cấm vượt phải. Đơn giản chỉ là vì với đường như thế thì KHÔNG ĐỦ KHÔNG GIAN để vượt phải thôi. Cụ được phép mượn làn ngược chiều, nhưng ko được phép "mượn" làn xe thô sơ cùng chiều. Mà trong nhiều trường hợp có mượn thế thì cũng ko đủ để vượt phải. Nếu đáp ứng được yếu tố đó thì vượt phải ko có gì nguy hiểm.

Cách hiểu của cháu cũng giải thích được lý do hiện giờ luật cho phép vượt phải nếu trên 1 chiều có 2 làn ô tô (có đủ không gian). Lúc này theo cháu nên hiểu là "di chuyển theo làn" (độc lập) chứ ko coi là vượt nữa.

Mô tả như trên để cụ thấy rằng nếu làn đường đúng chuẩn thì quá trình vượt (trái hoặc phải) bắt buộc phải có sự chiếm làn xe khác thì mới hợp lý. Sự chiếm làn đó ko được phép thì sẽ là lỗi vượt (trái hoặc phải).

Thế còn làn đường mà 2 ô tô (thậm chí 3 xe) vẫn có thể đi song song trong đó được (và ko có bất kỳ chỉ dẫn nào khác) thì theo cháu là cái làn "có vấn đề".
 

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
31,182
Động cơ
970,358 Mã lực
Chỗ cụ chủ bị bắt hình như trước đây có 1 cụ phọt clip lên rùi thì phải. Chỗ này đường rộng nhưng ko kẻ vạch phân làn nên xxx tính là 1 làn. Trong topic đó có 1 cụ phán chuẩn nhất (e chả nhớ tên:D): đường này tuy rộng nhưng ko đủ để chia 2 làn tiêu chuẩn nên để 1 làn. XXX mà nói thế này thì đúng là cứng họng thật. Còn thực tế thì ngay ở HN, đường chia thừa 3 làn, có khi chỉ vẽ 2 làn và khuyến mãi thêm em biển gộp: ô tô|xe máy or có nhiều đường to đùng mà chả có cái vạch phân làn nào :))
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Vâng. Tuy luật ko nói rõ, nhưng nhà cháu thấy rằng qui định về vượt (Điều 14) chủ yếu để áp dụng cho đường 2 chiều mà mỗi chiều chỉ có 1 làn ô tô thôi. Từ đó mới có qui tắc là "mượn" phần đường ngược chiều để vượt (trái).

Từ đó có thể thấy được lý do của cấm vượt phải. Đơn giản chỉ là vì với đường như thế thì KHÔNG ĐỦ KHÔNG GIAN để vượt phải thôi. Cụ được phép mượn làn ngược chiều, nhưng ko được phép "mượn" làn xe thô sơ cùng chiều. Mà trong nhiều trường hợp có mượn thế thì cũng ko đủ để vượt phải. Nếu đáp ứng được yếu tố đó thì vượt phải ko có gì nguy hiểm.

Cách hiểu của cháu cũng giải thích được lý do hiện giờ luật cho phép vượt phải nếu trên 1 chiều có 2 làn ô tô (có đủ không gian). Lúc này theo cháu nên hiểu là "di chuyển theo làn" (độc lập) chứ ko coi là vượt nữa.

Mô tả như trên để cụ thấy rằng nếu làn đường đúng chuẩn thì quá trình vượt (trái hoặc phải) bắt buộc phải có sự chiếm làn xe khác thì mới hợp lý. Sự chiếm làn đó ko được phép thì sẽ là lỗi vượt (trái hoặc phải).

Thế còn làn đường mà 2 ô tô (thậm chí 3 xe) vẫn có thể đi song song trong đó được (và ko có bất kỳ chỉ dẫn nào khác) thì theo cháu là cái làn "có vấn đề".
Quan trọng là hiểu như cụ thì không có hành vi vượt phải. Mà đã không có thì làm sao có lỗi mà phạt
 

Ranfer

Xe buýt
Biển số
OF-26068
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
788
Động cơ
488,509 Mã lực
Nơi ở
Hà lội
em cũng bị bắt lỗi vượt phải trên đường 18 đúng đoạn này, tuy nhiên vì vội nên em không cãi cọ mà đi luôn 5 lít. Tuy nhiên em tình huống của em như thế này, các Bác cho ý kiến xem có phạm luật không?:

- em đi sau 1 xe khách to, đi làn ngoài bên phải
- Đường rộng, đủ 2 làn 1 bên (em không nhớ là có vach chia làn không)
- Em đi vào làn trong, bên trái, khi đi có xi nhan.

Theo em hiểu thì vì có 2 làn 1 bên, nên trừ khi có biển cấm vượt còn em đi làn nào (trong hay ngoài) là tùy em chứ?
 
Biển số
OF-387380
Ngày cấp bằng
16/10/15
Số km
308
Động cơ
242,480 Mã lực
Tuổi
36
Quan trọng là hiểu như cụ thì không có hành vi vượt phải. Mà đã không có thì làm sao có lỗi mà phạt
Có chứ cụ. Đó là khi chiếm làn ko được phép để vượt phải.

Thế còn ở tình huống ở thớt này, việc 1 làn đường mà 2 ô tô đi song song được là rất bất hợp lý. Cụ hình dung 1 xe đi bên trái làn, 1 xe đi bên phải làn thì giống như đi 2 làn độc lập vậy. Thành ra áp dụng khái niệm vượt ở đây là ko hợp lý (phải hiểu vượt là khi xe đi sau bị xe trước chắn/ ngăn cản trong cùng 1 làn, bắt buộc phải mượn làn khác để vượt)

Hiện giờ quốc lộ thì cháu ko biết chứ HN thì đang tồn tại rất nhiều cái "làn siêu rộng" kiểu thế này. VOV giao thông thậm chí đã có phóng sự phản ánh tình trạng này. Nó khiến cho các dòng xe trên đường đi ko theo luồng lạch, qui củ nào. Nếu bắt lỗi vượt phải như ý cụ nhà cháu e rằng biên bản ko in kịp để dùng đâu :))
 
Biển số
OF-387380
Ngày cấp bằng
16/10/15
Số km
308
Động cơ
242,480 Mã lực
Tuổi
36
em cũng bị bắt lỗi vượt phải trên đường 18 đúng đoạn này, tuy nhiên vì vội nên em không cãi cọ mà đi luôn 5 lít. Tuy nhiên em tình huống của em như thế này, các Bác cho ý kiến xem có phạm luật không?:

- em đi sau 1 xe khách to, đi làn ngoài bên phải
- Đường rộng, đủ 2 làn 1 bên (em không nhớ là có vach chia làn không)
- Em đi vào làn trong, bên trái, khi đi có xi nhan.

Theo em hiểu thì vì có 2 làn 1 bên, nên trừ khi có biển cấm vượt còn em đi làn nào (trong hay ngoài) là tùy em chứ?
Đủ rộng chia 2 làn nhưng vạch chỉ kẻ 1 làn thôi. Chơi vậy mới khoai chứ.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Vâng. Tuy luật ko nói rõ, nhưng nhà cháu thấy rằng qui định về vượt (Điều 14) chủ yếu để áp dụng cho đường 2 chiều mà mỗi chiều chỉ có 1 làn ô tô thôi. Từ đó mới có qui tắc là "mượn" phần đường ngược chiều để vượt (trái).

Từ đó có thể thấy được lý do của cấm vượt phải. Đơn giản chỉ là vì với đường như thế thì KHÔNG ĐỦ KHÔNG GIAN để vượt phải thôi. Cụ được phép mượn làn ngược chiều, nhưng ko được phép "mượn" làn xe thô sơ cùng chiều. Mà trong nhiều trường hợp có mượn thế thì cũng ko đủ để vượt phải.
:D Lại có thêm một bác nữa suy diễn luật về vấn đề vượt theo kiểu mượn phần đường ngược chiều.

Như thế này: vượt = vượt bên trái hoặc vượt bên phải.

Luật cho phép một số tình huống vượt phải.

Em hỏi bác đúng một câu đơn giản này: Khi vượt phải thì lấy đâu ra xe ngược chiều và phần đường ngược chiều?
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
em cũng bị bắt lỗi vượt phải trên đường 18 đúng đoạn này, tuy nhiên vì vội nên em không cãi cọ mà đi luôn 5 lít. Tuy nhiên em tình huống của em như thế này, các Bác cho ý kiến xem có phạm luật không?:

- em đi sau 1 xe khách to, đi làn ngoài bên phải
- Đường rộng, đủ 2 làn 1 bên (em không nhớ là có vach chia làn không)
- Em đi vào làn trong, bên trái, khi đi có xi nhan.

Theo em hiểu thì vì có 2 làn 1 bên, nên trừ khi có biển cấm vượt còn em đi làn nào (trong hay ngoài) là tùy em chứ?
- Tình huống của bác lâu chưa?

- Nếu tại thời điểm đấy có vạch chia 2 làn xe cơ giới thì bác mất 2 thùng bia rồi.
 
Biển số
OF-387380
Ngày cấp bằng
16/10/15
Số km
308
Động cơ
242,480 Mã lực
Tuổi
36
Chỗ cụ chủ bị bắt hình như trước đây có 1 cụ phọt clip lên rùi thì phải. Chỗ này đường rộng nhưng ko kẻ vạch phân làn nên xxx tính là 1 làn. Trong topic đó có 1 cụ phán chuẩn nhất (e chả nhớ tên:D): đường này tuy rộng nhưng ko đủ để chia 2 làn tiêu chuẩn nên để 1 làn. XXX mà nói thế này thì đúng là cứng họng thật. Còn thực tế thì ngay ở HN, đường chia thừa 3 làn, có khi chỉ vẽ 2 làn và khuyến mãi thêm em biển gộp: ô tô|xe máy or có nhiều đường to đùng mà chả có cái vạch phân làn nào :))
Ko đủ chia 2 làn tiêu chuẩn thì ít ra cũng chia được 1 làn tiêu chuẩn + phần còn lại. Kèm theo đó cần có biển cấm vượt hoặc biển phân làn chứ cụ. Cứ vậy có phải là 1 cái bẫy ngọt ngào ko?
 
Biển số
OF-387380
Ngày cấp bằng
16/10/15
Số km
308
Động cơ
242,480 Mã lực
Tuổi
36
:D Lại có thêm một bác nữa suy diễn luật về vấn đề vượt theo kiểu mượn phần đường ngược chiều.

Như thế này: vượt = vượt bên trái hoặc vượt bên phải.

Luật cho phép một số tình huống vượt phải.

Em hỏi bác đúng một câu đơn giản này: Khi vượt phải thì lấy đâu ra xe ngược chiều và phần đường ngược chiều?
Cụ đọc kỹ chưa ạ. Nhà cháu nói vượt phải mượn phần đường ngược chiều khi nào ?
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Cụ đọc kỹ chưa ạ. Nhà cháu nói vượt phải mượn phần đường ngược chiều khi nào ?
Ở post dưới đây bác này.

Từ đó có thể thấy được lý do của cấm vượt phải. Đơn giản chỉ là vì với đường như thế thì KHÔNG ĐỦ KHÔNG GIAN để vượt phải thôi. Cụ được phép mượn làn ngược chiều, nhưng ko được phép "mượn" làn xe thô sơ cùng chiều. M
 
Biển số
OF-387380
Ngày cấp bằng
16/10/15
Số km
308
Động cơ
242,480 Mã lực
Tuổi
36
Ở post dưới đây bác này.
Chỗ in đậm cháu đâu có nói là để vượt phải. Cụ đừng suy diễn chứ =))

Ở trên cháu có nói mượn đường ngược chiều để vượt trái thôi mà :))

Xin cụ đọc kỹ để hiểu ý cháu nói.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Chỗ in đậm cháu đâu có nói là để vượt phải. Cụ đừng suy diễn chứ =))

Ở trên cháu có nói mượn đường ngược chiều để vượt trái thôi mà :))

Xin cụ đọc kỹ để hiểu ý cháu nói.
1. Bác tham khảo thêm luật gt của Đức trên đường cao tốc (autobahn) để thấy là đường có 3 làn (1 bên/1 chiều) nhưng nó vẫn cấm tuyệt đối vượt phải trong khi đường vẫn có dải phân cách.

2. Vạch số 37 có chức năng thứ hai là cấm chuyển làn để vượt xe trong khi nó được sử dụng để phân chia các làn đường cùng chiều!

---------

Như vậy, vượt là nhô lên, bứt lên chứ không phải mượn miếc gì cả. Nó cực kỳ đúng khi áp cái khoản: cấm vượt nơi đường giao nhau. Nhô lên một tí thôi là ăn đòn đủ.

-----

Thế thôi bác nhỉ.
 

LuckyCar

Xe container
Biển số
OF-48864
Ngày cấp bằng
16/10/09
Số km
8,154
Động cơ
2,951,720 Mã lực
Nơi ở
Internet
Cái làn siêu rộng ở đường Giải Phóng, ngày nào cháu cũng vượt phải mấy phát, may chưa bị thịt, chứ mà bị thì cũng không đảm bảo là cãi thắng được.
 

Matxech

Xe container
Biển số
OF-362818
Ngày cấp bằng
13/4/15
Số km
6,092
Động cơ
326,312 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Đoan này xxx hd thường hay cho 1 con xe bò rùa để bâỹ lỗi vượt phải
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Có chứ cụ. Đó là khi chiếm làn ko được phép để vượt phải.

Thế còn ở tình huống ở thớt này, việc 1 làn đường mà 2 ô tô đi song song được là rất bất hợp lý. Cụ hình dung 1 xe đi bên trái làn, 1 xe đi bên phải làn thì giống như đi 2 làn độc lập vậy. Thành ra áp dụng khái niệm vượt ở đây là ko hợp lý (phải hiểu vượt là khi xe đi sau bị xe trước chắn/ ngăn cản trong cùng 1 làn, bắt buộc phải mượn làn khác để vượt)

Hiện giờ quốc lộ thì cháu ko biết chứ HN thì đang tồn tại rất nhiều cái "làn siêu rộng" kiểu thế này. VOV giao thông thậm chí đã có phóng sự phản ánh tình trạng này. Nó khiến cho các dòng xe trên đường đi ko theo luồng lạch, qui củ nào. Nếu bắt lỗi vượt phải như ý cụ nhà cháu e rằng biên bản ko in kịp để dùng đâu :))
Còm trước cụ vừa hỏi hai xe đi khác làn ra tín hiệu xin vượt kiểu gì, tức ra không cho chuyện vượt ở đây. Trong khi lại "hiểu vượt là phải chiếm 1 làn xe khác (cùng chiều hoặc ngược chiều)". Khi đã chiểm làn xe khác thì không có khái niệm vượt nữa.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top