- Biển số
- OF-387380
- Ngày cấp bằng
- 16/10/15
- Số km
- 319
- Động cơ
- 242,480 Mã lực
- Tuổi
- 36
1. Luật ở Đức thì cháu ko biết tuy nhiên tất cả các yếu tố bên đó (lái xe, xxx, phân chia, chỉ dẫn, luật...) đều đã chuẩn chỉ, rõ ràng mới có thể áp dụng như cụ nói.1. Bác tham khảo thêm luật gt của Đức trên đường cao tốc (autobahn) để thấy là đường có 3 làn (1 bên/1 chiều) nhưng nó vẫn cấm tuyệt đối vượt phải trong khi đường vẫn có dải phân cách.
2. Vạch số 37 có chức năng thứ hai là cấm chuyển làn để vượt xe trong khi nó được sử dụng để phân chia các làn đường cùng chiều!
---------
Như vậy, vượt là nhô lên, bứt lên chứ không phải mượn miếc gì cả. Nó cực kỳ đúng khi áp cái khoản: cấm vượt nơi đường giao nhau. Nhô lên một tí thôi là ăn đòn đủ.
-----
Thế thôi bác nhỉ.
Tuy nhiên sẽ ko có chuyện xe đi làn phải ko được phép đi nhanh hơn xe đi làn trái (như cụ nói là vượt phải). Bởi vì các xe đã đi trên các làn khác nhau thì yếu tố ràng buộc chỉ là tốc độ tối đa ở mỗi làn.
Nói như cụ thì : cháu đang đi làn phải, thấy xe làn trái đi chậm lại thì cháu cũng phải đi chậm lại sao ??? Nếu đúng thì cụ trích giúp cháu điều luật này ở Đức nhé.
2. Tương tự như trên, khi qua ngã tư mà cháu đi ở "luồng" khác "luồng" xe trước thì "nhô lên" ko phải là vượt.
Điều luật trên chỉ có ý nghĩa là cháu phải bám mít xe cùng "luồng" với mình chứ ko được "né" sang để vượt lên.
Từ 1&2 để thấy rằng khái niệm vượt (trong giao thông) là phải gắn với làn & "luồng" di chuyển của mình cùng các xe trong đó thì mới hợp lý. Tức là vượt cái cản trở mình, chứ ko vượt cái ko cản trở mình.