- Biển số
- OF-2985
- Ngày cấp bằng
- 5/1/07
- Số km
- 4,927
- Động cơ
- 631,028 Mã lực
- Nơi ở
- Cầu Sì goòng
- Website
- www.facebook.com
Câu này em học theo cụ sgb, cụ nào hay theo dõi các còm của cụ bia sẽ thấy rất quen.
Nguyên bản: vì trong luật không định nghĩa thế nào là vượt cho nên không có lỗi ...
Dị bản 1: vì trong luật không định nghĩa thế nào là chuyển hướng cho nên ...
Dị bản 2: vì trong luật không định nghĩa thế nào là "có tín hiệu" báo cho các xe khác nên thay vì xi nhan, thay vì giơ tay xin đường như khi đi xe đạp, ta có thể khuỳnh tay ra để làm tín hiệu, thậm chí có thể nghiêng đầu về hướng cần rẽ...
Kụ Suzu có vẻ không thích cách lí luận trên, nhưng nó phù hợp luật, phù hợp thực tế lưu thông.
Phù hợp luật ở chỗ nào?
Luật Xử lí VPHC quy định
1- Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm chứng minh lỗi vi phạm,
2- Chỉ xử phạt vi phạm hành chính đối với lỗi do pháp luật quy định.
Khi trong luật chưa có, hoặc không có, định nghĩa cụ thể thế nào là một hành vi A, thì csgt không có cơ sở pháp lí để chứng minh công dân đã thực hiện hành vi A, càng không thể có cơ sở pháp lí để chứng minh công dân đã vi phạm lỗi "thực hiẹn hành vi A không đúng quy định".
Nhờ kụ thay chữ A ở câu trên bằng các chữ "vượt", "chuyển hướng", "có tín hiệu" thì sẽ thấy cái lí của nhà cháu.
Phù hợp thực tế lưu thông ở chỗ nào?
Về quy định phải "báo hiệu", "có tín hiệu", ở VN từ lâu vẫn coi "vẫy tay xin đường" là hình thức phù hợp.
Mọi người từng áp dụng "vẫy tay xin đường" từ thời cả nước đi xe đạp những năm 1970. Tới nay, khi đi xe máy, rồi ô tô vẫn áp dụng "vẫy tay xin đường" bình thường.
Khi xe dừng đỗ, còn bẻ cành lá đặt trên đường để "báo hiệu" xe dừng đỗ.
Ở nước ngoài, trong luật một số nước quy định cụ thể trong luật rằng "vẫy tay" là một trong những kiểu "tín hiệu" hợp pháp, phải dùng (như hình minh họa dưới đây)
.