[CCCĐ] Xuyên Việt - 4200km cảm xúc.

Mr.Tuxedo.tq

Xe tăng
Biển số
OF-73913
Ngày cấp bằng
26/9/10
Số km
1,527
Động cơ
938,482 Mã lực
Bà béo nhà cụ xinh xắn và vô tư đáng yêu quá. Chúc mừng cụ, chúc mừng chuyến đi thành công với nhiều trải nghiệm.
 

CD125TBL

Xe tải
Biển số
OF-14562
Ngày cấp bằng
5/4/08
Số km
351
Động cơ
517,684 Mã lực
Cụ chỉ có mấy nhân vật mà khắc họa chuyến đi tài tình và hấp dẫn quá: các cụ có độ tin cậy, 3 người - trong đó màn đặc sắc nhất là tình yêu tuyệt đẹp, tình bạn (với em nam đi cùng) rất rất hay. Sự trung thành tuyệt đối của em Escape ( không uể oài, lầm lũi chạy hoài không làm ai mệt, nhưng luôn cùng vui với moi người trong nhiều khuôn hình, thực ra cụ cũng rất ngầm thể hiên quan tâm đến em nó, thật hay, cái này làm em thích Escape). Có một cái nữa là nên chuyến đi của cụ là cái Tripod, công nó cao đấy vì chớp được tuyền cái đẹp. Cách ứng xử trên đường với CSGT cũng hay, sai - nhận, vui vẻ, em cũng thế.
Cụ cũng học rộng biết nhiều nên chuyến đi càng hay, tuy nhiên chính vì thế những việc không mấy vui cụ gặp trên đường chắc chỉ là thiểu số, xã hội phát triển sẽ tự loại bỏ những hiện tượng đó thôi.
Đi như thế mới thật là xê dịch. Hi;))
 
Chỉnh sửa cuối:

Pro car

Xe hơi
Biển số
OF-45266
Ngày cấp bằng
2/9/09
Số km
197
Động cơ
464,530 Mã lực
Nơi ở
Sydney, Australia
Website
www.facebook.com
Bà béo nhà cụ xinh xắn và vô tư đáng yêu quá. Chúc mừng cụ, chúc mừng chuyến đi thành công với nhiều trải nghiệm.
Tuổi trẻ tài cao. Hôi bằng tuổi cụ em chả nghĩ được và đi được nhiều như cụ. Chuyến đi tuyệt vời, cảm nhận thật nhưng chưa thật tới mức độ làm cho người đọc phải vật vã lên khi đọc tới những đoạn nhận xét về các tỉnh thành Miền Bắc. Đúng là có những cái mà chỉ có người nơi khác về mới nhận thấy dc, còn ở đây nó bình thường như cân đường hộp sữa. Chúc mừng 3 bạn trẻ đã có những trải nghiệm thú vị trong cuộc đời.
Vâng, cám ơn cụ đã động viên, thú thật là chỉ đến giờ người ta lên chuồng em mới có thời gian ngồi hầu các cụ, thành ra mắt nhắm mắt mở cố gắng viết cho gọn gàng nhất để post lên còn đi ngủ nên bỏ qua khá nhiều chi tiết cụ ạ!
 

Doanvien

Xe container
Biển số
OF-2239
Ngày cấp bằng
3/11/06
Số km
5,792
Động cơ
621,163 Mã lực
Nơi ở
Cánh buồm phiêu du!
Website
www.facebook.com
Vâng, cám ơn cụ đã động viên, thú thật là chỉ đến giờ người ta lên chuồng em mới có thời gian ngồi hầu các cụ, thành ra mắt nhắm mắt mở cố gắng viết cho gọn gàng nhất để post lên còn đi ngủ nên bỏ qua khá nhiều chi tiết cụ ạ!
Cụ làm em nhớ hồi đi rồi về cứ tranh thủ post khoe các cụ mợ trên này, rồi bừa bộn sách vở, đi làm thêm quá :D
 

Pro car

Xe hơi
Biển số
OF-45266
Ngày cấp bằng
2/9/09
Số km
197
Động cơ
464,530 Mã lực
Nơi ở
Sydney, Australia
Website
www.facebook.com
Bà béo nhà cụ xinh xắn và vô tư đáng yêu quá. Chúc mừng cụ, chúc mừng chuyến đi thành công với nhiều trải nghiệm.
Cụ chỉ có mấy nhân vật mà khắc họa chuyến đi tài tình và hấp dẫn quá: các cụ có độ tin cậy, 3 người - trong đó màn đặc sắc nhất là tình yêu tuyệt đẹp, tình bạn (với em nam đi cùng) rất rất hay. Sự trung thành tuyệt đối của em Escape ( không uể oài, lầm lũi chạy hoài không làm ai mệt, nhưng luôn cùng vui với moi người trong nhiều khuôn hình, thực ra cụ cũng rất ngầm thể hiên quan tâm đến em nó, thật hay, cái này làm em thích Escape). Có một cái nữa là nên chuyến đi của cụ là cái Tripod, công nó cao đấy vì chớp được tuyền cái đẹp. Cách ứng xử trên đường với CSGT cũng hay, sai - nhận, vui vẻ, em cũng thế.
Cụ cũng học rộng biết nhiều nên chuyến đi càng hay, tuy nhiên chính vì thế những việc không mấy vui cụ gặp trên đường chắc chỉ là thiểu số, xã hội phát triển sẽ tự loại bỏ những hiện tượng đó thôi.
Đi như thế mới thật là xê dịch. Hi;))
Cám ơn hai cụ đã có nhời động viên em ợ!
 

Pro car

Xe hơi
Biển số
OF-45266
Ngày cấp bằng
2/9/09
Số km
197
Động cơ
464,530 Mã lực
Nơi ở
Sydney, Australia
Website
www.facebook.com
Cụ làm em nhớ hồi đi rồi về cứ tranh thủ post khoe các cụ mợ trên này, rồi bừa bộn sách vở, đi làm thêm quá :D
haha, đúng là chỉ trong chăn mới biết có rận, cụ phán chuẩn đấy ạ!
 

Song Bé

Xe hơi
Biển số
OF-308563
Ngày cấp bằng
20/2/14
Số km
130
Động cơ
300,760 Mã lực
Nghe văn phong của cụ thì đặc văn hóa Hà nội. Chỉ tiếc khi cụ về quê Hn thì cảm nhận lại không đẹp.
Phải nói đúng thực sự là vh ở tại đất HN đang xuống cấp lắm.
Lý do thì có nhiều nhưng e thử thống kê:
- Mật độ dân số quá đông
- Dân thập phuơng cư ngụ là chính ( Nên họ làm gì càng khác càng thích, coi HN là đất sinh sống thôi)
- Chính quyền nói nhiều chứ chả chăm sóc thực sự tới HN (Điển hình vụ chặt cây)
- Môi trường: (hệ quả của mật độ dân quá đông ) xuống cấp càng gây con người ta thêm phá hoại chứ không giữ gìn (có cả yếu tố khí hậu ẩm đặc thù)
.....
Rất nhiều lý do....
Nhưng những thứ trôi nổi ta nhìn thấy, va chạm hàng ngày làm bực mình, ghét bỏ....
Vẫn lẩn quất hay chảy ngầm ở dưới đo là nét đẹp truyền thống của văn hóa HN gốc (đang bị chèn ép)
Đó là ẩm thực, đó là cốt cách, đó là nghệ thuật, văn chuơng,....
Mà phải có điều kiện cũng như tinh ý để nhận ra nó trong muôn vàn cái hỗn tạp của đời thường....
Em bàn tí gọi là góp thêm vào bài của cụ chút ý nhỏ, làm phong phú thêm các nguồn thông tin, cảm nghĩ cho chuyến đi rất hay và có phàn bão táp của cụ.
Cụ trẻ người nhưng có những cảm nhận rất già...(khen)
Mời cụ tiếp em hóng!
ok. e "thống nhất cao" với ý của anh.
e theo dõi of lâu rồi, rất khoái chuyến đi của anh qua Lào ăn đám cưới, khoái vụ mấy anh cầm mấy chai "ô già chống gậy" ghê!!!!!!!!!!!!!!
 

HorsePower

Xe container
Biển số
OF-40974
Ngày cấp bằng
18/7/09
Số km
8,939
Động cơ
557,605 Mã lực
ok. e "thống nhất cao" với ý của anh.
e theo dõi of lâu rồi, rất khoái chuyến đi của anh qua Lào ăn đám cưới, khoái vụ mấy anh cầm mấy chai "ô già chống gậy" ghê!!!!!!!!!!!!!!
Vậy phỏng cụ Sông Bé.
Cám ơn cụ và mời cụ theo dõi tiếp những bài sau bài Lào của em.
Hiện bài quay lại Lào lần 2 của em đang bỏ dở.
Phải nói thật là đang để Tang.
Vì đang viết dở thì nhận tin chính cậu em em sang ăn cưới năm nào rơi máy bay, vụ chết Bộ trưởng quốc phòng, kiêm hó thỉ tướng Lào cũng đoàn tùy tùng...tỉnh trưởng.... Cậu ấy bạc mệnh đã RIP rồi.
Em không còn vụng dạ nào quay lại bài viết. Vì chính bào viết lần 2 đó lại cùng đi chơi, ăn nhậu với cậu em này.
 

HorsePower

Xe container
Biển số
OF-40974
Ngày cấp bằng
18/7/09
Số km
8,939
Động cơ
557,605 Mã lực
Thấy cụ Pro Car có vẻ bức xúc với tốc độ. So sánh ngaòi Bắc, Trong Nam...bắc thì 100, Nam thì 120
Vâng cụ tốc độ mỗi nơi 1 khác.
Em đi cao tốc HN Lào cai cũng bức xúc lắm, nhưng chợt nghĩ nếu thoải mái lên 120 chắc cũng không ổn.
Thứ nhất. Cốt đường làm rất ẩu, đi có thể cảm nhận bồng bềnh, những đoạn giao giữa cống, cầu với đường kêir gì cũng có gờ.
Thứ 2: các cụ ai cũng biết là ý thức lái xe của ta chưa cao. Hạn chế 100 thì chạy 120, cho chạy 120 chạy tới 140,150, tai nan lật xe khách, xe tải...rất khủng khiếp.
Nên theo em hạn chế vậy là hợp lý
Cụ cũng bên Úc roi, nhưng em tặng cụ cái hình Cao tốc bên Mỹ nó rộng cỡ này mà chỉ hạn chế 65 mile/h thoi (tuơng đuơng 105km/h)

 
Chỉnh sửa cuối:

VRX400

Xe tải
Biển số
OF-67110
Ngày cấp bằng
25/6/10
Số km
497
Động cơ
438,180 Mã lực
Nơi ở
Xuân Thủy-Cầu Giấy các cụ ợ
Tuổi trẻ tài cao. Hôi bằng tuổi cụ em chả nghĩ được và đi được nhiều như cụ. Chuyến đi tuyệt vời, cảm nhận thật nhưng chưa thật tới mức độ làm cho người đọc phải vật vã lên khi đọc tới những đoạn nhận xét về các tỉnh thành Miền Bắc. Đúng là có những cái mà chỉ có người nơi khác về mới nhận thấy dc, còn ở đây nó bình thường như cân đường hộp sữa. Chúc mừng 3 bạn trẻ đã có những trải nghiệm thú vị trong cuộc đời.
Em nhất trí với cụ là mình ở đây thì chả nhận thấy cái khó chịu của nơi mình sống nó giống như mấy ông taxi để xe hôi mù vì họ ngồi quen chứ không phải chịu đựng giỏi ,chỉ khách chui vào thì mới phát hiện ra là...hoi. Nhưng thỉnh thoảng mấy ông taxi mà nghỉ làm một vài ngày ở nhà đến lúc đi làm trèo lên là thấy hôi mù ngay, nên thỉnh thoảng mình cũng làm chuyến như cụ chủ vào Sài Ghềnh có khi đến lúc quay ra HN l lúc đấy mới là cảm nhận rõ rệt nhất ạ, còn hơn khách ấy ạ. Em thì cũng chỉ có cái CMND như cụ chủ thôi, chứ không ở HN từ bé, mà em theo cậu mợ vào trỏng, nhưng đến khi học ĐH lại máu về quê cho nó gần (nghe như các cụ hưu :D). Ngày mới ra em cảm nhận như cụ chủ đi chuyến này.Nhưng sau gần 20 năm "về quê" em lại thành người "quê", tức là không trông mong dịch vụ tự phục vụ mình mà bắt cái thằng dịch vụ nó phục vụ như ý mình (kiểu như rửa xe là phải đi vòng quanh, nhìn chằm chặp vào mặt nó rồi "mày xịt kỹ cho anh hốc bánh nhé", "chỗ kia vẫn còn mờ mờ bẩn kìa" ) thì nó mới như ý mình được ạ, chứ không phải như trỏng là cứ ngồi đọc báo,cafe rồi cháu nó phải rửa dọn kĩ cho mình đâu.Nên lâu rồi thấy bình thường, nhưng thỉnh thoảng em vào SG nghỉ ngơi đôi tuần, vì các cụ kiểu gì cũng không ra, như các cụ nói " ở trỏng cho nó lành". Khi quay lại còn thấy khó chịu hơn là lúc ra lần đầu, nhưng lại quen nhanh hơn ra lần đầu.:P
Em không biết còn nhiều không, nhưng ngày xưa các cụ em kể chuyện: lúc trước các cụ cưới nhau (lúc ấy là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) thì người ở đây vẫn quê lắm ạ, chưa hiện đại như sau khi đổi thành XHCN đâu ạ. Các cụ đi chợ thì thấy các bà bán hàng gọi là cậu mợ, không dám chèo kéo, chặt chém . Ra đường dù đi mua quả cà cũng không dám quần đùi, ba lỗ, dép lê phi bơ dô đi mua . Nói thì đến đủ gần, nói đủ nghe cho người nhận thông tin thôi ạ, không dám hò hét gọi với ... Thú thật với cụ chủ thớt là "người quê" vẫn còn, nhưng không sản xuất kịp với nhập khẩu cho nên các sản phẩm ngoại nó cứ ồ ạt tràn về rồi thành một bãi rác văn hóa, lâu dần gán cho thành văn hóa HN. Cụ chủ và khách du lịch cứ ngỡ ở phố cổ là thấy được nhiều nét tinh tế của người HN, nhưng em khẳng định với cụ là cụ mà hỏi người trên đấy là " bác là người Hà Nội à" thì 90% câu trả lời cụ nhận được là " vâng em Hà Lội".
Nếu cụ muốn đòi hỏi dịch vụ, thái độ dịch vụ ở HN tốt như SG thì cụ thông cảm, có thể phải đợi khá lâu, vì tem phiếu mới bỏ được hơn 20 năm, tức là cán bộ quản lý tem phiếu vẫn còn trong độ tuổi lao động (khoảng 50 tuổi).
Nếu cụ muốn tìm cái gì đó văn hóa đích thực HN, cụ phải ở thật lâu, đủ để gạn, đủ để tìm xem nó ở đâu. Hoặc cụ phải đến đúng dịp, như mùng 1 tết chẳng hạn thay vì 30 tểt. Cụ sẽ thấy HN hay lắm.
HN giống như ăn sầu riêng, hoặc như ăn mắm tôm. đầu rất khó ăn, nhưng ăn là nghiện.
 
Chỉnh sửa cuối:

Song Bé

Xe hơi
Biển số
OF-308563
Ngày cấp bằng
20/2/14
Số km
130
Động cơ
300,760 Mã lực
Vậy phỏng cụ Sông Bé.
Cám ơn cụ và mời cụ theo dõi tiếp những bài sau bài Lào của em.
Hiện bài quay lại Lào lần 2 của em đang bỏ dở.
Phải nói thật là đang để Tang.
Vì đang viết dở thì nhận tin chính cậu em em sang ăn cưới năm nào rơi máy bay, vụ chết Bộ trưởng quốc phòng, kiêm hó thỉ tướng Lào cũng đoàn tùy tùng...tỉnh trưởng.... Cậu ấy bạc mệnh đã RIP rồi.
Em không còn vụng dạ nào quay lại bài viết. Vì chính bào viết lần 2 đó lại cùng đi chơi, ăn nhậu với cậu em này.
Vâng. Thành thật chia buồn cùng anh vs gia quyến. Chúc a mạnh khỏe, và hãy fun cùng OF
p/s: Tại vì e người miền Nam nên quen xưng hô là anh - em thôi. hi hi hi
 

chua_co_xe

Xe tải
Biển số
OF-18108
Ngày cấp bằng
1/7/08
Số km
301
Động cơ
508,340 Mã lực
Tình hình là do sau một ngày rong trâu cày cuốc khiến cái tấm long thể của em nó nhừ như tương Bần cộng với lộ trình hôm nay khá nhẹ nhàng nên em và gấu béo thỏa thuận từ trước khi đi ngủ là sáng nay sẽ nằm ườn trên giường đến 8h sáng. Nhưng sự đời lắm ngang trái, đúng 4h45 như thường nhật, cái đồng hồ sinh học chết tiệt nó đã dựng đầu em dậy, năn nỉ thế nào nó cũng không cho nấn ná thêm tí nữa, thôi dậy thì dậy. Em dậy ôm cái tab một mình ngồi đọc báo, chán báo em đổi sang đọc nghị quyết của ****
Cụ chủ trẻ khoẻ, vợ xinh, dậy sớm thế mà không tranh thủ làm cái Sàng buổi cháo à, phí thế :D
 

Pro car

Xe hơi
Biển số
OF-45266
Ngày cấp bằng
2/9/09
Số km
197
Động cơ
464,530 Mã lực
Nơi ở
Sydney, Australia
Website
www.facebook.com
Thấy cụ Pro Car có vẻ bức xúc với tốc độ. So sánh ngaòi Bắc, Trong Nam...bắc thì 100, Nam thì 120
Vâng cụ tốc độ mỗi nơi 1 khác.
Em đi cao tốc HN Lào cai cũng bức xúc lắm, nhưng chợt nghĩ nếu thoải mái lên 120 chắc cũng không ổn.
Thứ nhất. Cốt đường làm rất ẩu, đi có thể cảm nhận bồng bềnh, những đoạn giao giữa cống, cầu với đường kêir gì cũng có gờ.
Thứ 2: các cụ ai cũng biết là ý thức lái xe của ta chưa cao. Hạn chế 100 thì chạy 120, cho chạy 120 chạy tới 140,150, tai nan lật xe khách, xe tải...rất khủng khiếp.
Nên theo em hạn chế vậy là hợp lý
Cụ cũng bên Úc roi, nhưng em tặng cụ cái hình Cao tốc bên Mỹ nó rộng cỡ này mà chỉ hạn chế 65 mile/h thoi (tuơng đuơng 105km/h)

Nói chung tốc độ thì nó còn dựa vào nhiều yếu tố cụ ạ, nhiều khi đường rộng nhưng lưu lượng nó đông thì hạn chế tốc độ là đúng, riêng đoạn từ Yên Bái đến Lào Cai, với lưu lượng như thế em thấy để giới hạn 100 như đoạn đầu, đoạn từ Nội Bài đến Yên Bái thì lên 120 là ok, chứ 80 thì chả ai gọi là đường cao tốc làm gì.
 

Pro car

Xe hơi
Biển số
OF-45266
Ngày cấp bằng
2/9/09
Số km
197
Động cơ
464,530 Mã lực
Nơi ở
Sydney, Australia
Website
www.facebook.com
Cụ chủ trẻ khoẻ, vợ xinh, dậy sớm thế mà không tranh thủ làm cái Sàng buổi cháo à, phí thế :D
Cụ cứ thử một ngày ôm vô lăng suốt 650km xem thử tối về còn thòm thèm không?! Ai chê em yếu thì em nhận chứ món đấy nó bào sức lắm cụ ạ, bằng xúc 3 tấn than chứ đùa à. =)))
 

man_bb89

Xe hơi
Biển số
OF-319729
Ngày cấp bằng
15/5/14
Số km
120
Động cơ
292,320 Mã lực
Một số cảnh cụ chụp nhìn như nước ngoài, xem mà phê pa quá, e cũng muốn đi :(
 

glare

Xe điện
Biển số
OF-27971
Ngày cấp bằng
29/1/09
Số km
2,807
Động cơ
506,020 Mã lực
Dạ để bẩm cụ, ông bô em là dân Hà Nội, bà bô là người Đà Nẵng, em thì sinh ra và lớn lên ở Vũng Tàu nhưng không hiểu sao cmnd nó lại ghi nguyên quán Hà Nội ợ. :(
Cái "nguyên quán" này rất hài ! Như nhà em 1 loạt cô dì chú bác, Đ.ảng viên cả mớ, có cả bộ đội, CA, tòa án, tuyền "nòng cốt" :P thía mà nguyên quán linh tinh xòe. Có cụ ghi tận Cao băng, ông xuống Nam định, vị thì Vĩnh phúc, bố lại Hà nội. Họp giỗ mà con cháu cứ trêu kêu là cóc phải anh em. Hỏi ra các cụ bảo ngày xưa khai linh tinh sau cóc dám sửa, đã sai thì sai cho trót đúng như truyền thống ... :P
 

minck

Xe container
Biển số
OF-103427
Ngày cấp bằng
19/6/11
Số km
8,316
Động cơ
478,989 Mã lực
Nghe văn phong của cụ thì đặc văn hóa Hà nội. Chỉ tiếc khi cụ về quê Hn thì cảm nhận lại không đẹp.
Phải nói đúng thực sự là vh ở tại đất HN đang xuống cấp lắm.
Lý do thì có nhiều nhưng e thử thống kê:
- Mật độ dân số quá đông
- Dân thập phuơng cư ngụ là chính ( Nên họ làm gì càng khác càng thích, coi HN là đất sinh sống thôi)
- Chính quyền nói nhiều chứ chả chăm sóc thực sự tới HN (Điển hình vụ chặt cây)
- Môi trường: (hệ quả của mật độ dân quá đông ) xuống cấp càng gây con người ta thêm phá hoại chứ không giữ gìn (có cả yếu tố khí hậu ẩm đặc thù)
.....
Rất nhiều lý do....
Nhưng những thứ trôi nổi ta nhìn thấy, va chạm hàng ngày làm bực mình, ghét bỏ....
Vẫn lẩn quất hay chảy ngầm ở dưới đo là nét đẹp truyền thống của văn hóa HN gốc (đang bị chèn ép)
Đó là ẩm thực, đó là cốt cách, đó là nghệ thuật, văn chuơng,....
Mà phải có điều kiện cũng như tinh ý để nhận ra nó trong muôn vàn cái hỗn tạp của đời thường....
Em bàn tí gọi là góp thêm vào bài của cụ chút ý nhỏ, làm phong phú thêm các nguồn thông tin, cảm nghĩ cho chuyến đi rất hay và có phàn bão táp của cụ.
Cụ trẻ người nhưng có những cảm nhận rất già...(khen)
Mời cụ tiếp em hóng!
Nhà cháu tiếp lời cụ bằng một bài viết của một người đã và đang sinh sống nơi được gọi là THỦ ĐÔ (Thủ đô nhé !?)

XIN LỖI HÀ NỘI

MẠC VĂN TRANG

Đúng vào dịp 10 ngày Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, tôi lại có việc phải vào Sài Gòn. Nhưng trước hôm đi, tối 1/10, ngày khai mạc Đại Lễ tôi đã tranh thủ chạy xe máy dạo quanh Hồ Gươm, Ba Đình và mấy phố chính, cảm nhận không khí Đại Lễ để vào còn có cái khoe với bà con trong Nam, đang ngóng trông về Hà Nội.
Ngay buổi tối hôm ấy tôi đã cảm thấy điều gì đó không ổn.
Những dòng người chen chúc nhau lộn xộn khắp các phố phường ở trung tâm. nhất là quanh bờ Hồ, trước tượng đài Lý Thái Tổ... Người ta háo hức, xô đẩy nhau như vào sân vận động xem đá bóng, chứ không phải để trải nghiệm những giá trị đặc sắc của Thăng Long- Hà Nội, nơi "lắng hồn núi sông ngàn năm"...

Rồi dù xa Hà nội, tôi vẫn tối tối theo dõi các hoạt động Đại lễ được chiếu trên Tivi, đặc biệt là chăm chú xem buổi truyền hình trực tiếp lễ Diễu binh, diễu hành "lớn nhất trong lịch sử" tại quảng trường Ba Đình sáng 10/10 và Đêm hội Văn hóa, nghệ thuật kết thúc Đại Lễ tại sân vận động Mỹ Đình tối 10/10. Tất cả đã qua đi, còn lại cảm nhận: lễ hội thật công phu, hoành tráng, tưng bừng, đông đúc... Nhưng sao vẫn không thấy tâm hồn xao xuyến, lâng lâng và con tim nhiều rung động tha thiết, tự hào về Hà Nội?
Đêm khuya, Sài Gòn mưa lạnh như tiết trời thu Hà Nội, tôi vẫn nằm trằn trọc. Rồi chợt nhớ ra điều gì, tôi bật dậy mở máy tính, tìm trên mạng ‘Những ca khúc nổi tiếng về Hà Nội" và mở ra, nằm nghe một mình trong đêm tĩnh mịch. "Đây Hồ gươm, Hồng Hà, Hồ Tây... Đây lắng hồn núi sông ngàn năm"...; "Hà Nội ơi, phố phường dãi ánh trăng mơ, liễu mềm như gió ngây thơ"...; "Hồ Gươm hôm nay chiều về thu, làn nước xanh xanh lặng lờ trôi, soi bóng tháp Rùa như đắm chìm trong nắng vàng"... Lạ lùng thật, chỉ nghe hát thôi, không có hình ảnh minh họa như xem Video ca nhạc, mà từng lời hát lan tỏa trong tâm hồn lại hiện lên một Hà Nội linh thiêng, sâu lắng, êm đềm, mơ mộng, sang trọng khiến con tim dâng lên bao nỗi niềm yêu thương, tự hào rưng rưng khôn tả xiết... Ngay cả những thời khắc nguy nan 1972, B52 Mỹ ném bom hủy diệt thì "Mặt hồ Gươm vẫn lunh linh mây trời, càng tỏa ngát hương thơm hoa Thủ đô, ... chân ta bước lòng ung dung tự hào"... Rồi sau chiến tranh, những tháng năm đầy kham khổ, túng bấn thì: "Em ơi Hà Nội phố, ta còn em mùi hoàng lan, ta còn em mùi hoa sữa..." và " Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thấm nâu... Chiều thu Hồ Tây... đàn sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời"..., "Tây Hồ mênh mông... sương thu lan trong gó...". Rồi người Hà Nội ra đi bốn phương... "Ôi nhớ hồ Gươm xanh thắm, nơi tháp rùa nghiêng soi bóng, thành cũ Thăng Long, hồn nước non thiêng còn lắng đâu đây, dấu xưa oai hùng..." . Lạ lùng nhất là bài hát Tiến về Hà Nội của Văn Cao viết năm 1949, khi cuộc kháng chiến còn chủ yếu với súng kíp, gậy tày, lựu đạn... mà đến mùa Thu 1954, ngày 10 tháng Mười đoàn quân chiến thắng tiến vào Hà Nội đúng theo "kịch bản" của Văn Cao. "Trùng trùng quân đi như sóng ... lấp lánh lưỡi lê sáng ngời...Chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng... Thật trầm hùng, hào sảng mà dung dị, êm đềm đúng với hình ảnh những người con của Hà Nội chiến thắng trở về sáng láng, hân hoan, thân thiết với nhân dân... Đó không phải là những chiến binh khí thế ngút trời, hùng hổ, nện gót giầy rầm rập tiến vào thành phố. Và dân Hà Nội cũng không xô đẩy, chen nhau, chạy bổ ra đường, hò hét, nhảy cẫng lên, vồ vập ôm hôn các chiến sĩ... Đúng như lời Văn Cao: "Trùng trùng say trong câu hát... Năm cửa ô đón mừng...nở năm cánh đào chảy dòng sương sớm long lanh..." Người Hà Nội mừng vui khôn xiết, đứng kín hai bên đường nhưng cử chỉ vẫn chừng mực, giữ gìn, lịch thiệp. Các mẹ các cô mặc áo dài, nét mặt rạng ngời, tay cầm hoa tươi và những lá cờ nhỏ đón đoàn quân trong nụ cười và nước mắt; các chàng trai thì đánh đàn, kéo acooc và hát vang cùng đoàn quân... "Chúng ta ươm lại hoa, sắc hương phai ngày xa, ôi phố phường Hà Nội xưa yêu dấu...". Cảnh tượng ấy, không khí ấy thật đặc sắc, chưa thấy ở đâu, đúng là tâm hồn, cốt cách Hà Nội, thể hiện chiều sâu và tầm cao văn hiến Thăng Long - Hà Nội.
Có phải cái thiếu chính là 10 ngày Đại lễ đã không thấy được hồn cốt ấy của Hà Nội? Nhưng tại sao?...
Ngày 13/10 tôi ra Hà Nội, vợ tôi bảo, may quá anh đi hộ đám cưới con cô em họ, còn em đi đám cưới con bà bạn bên hàng xóm. Tôi lại tranh thủ chạy xe máy qua mấy phố trung tâm và quanh Hồ Gươm. Đúng là không còn một thảm cỏ xanh nào sống sót; còn ngổn ngang nhiều thứ và cờ phướn, khẩu hiệu, đèn lồng ... vẫn đỏ rực khắp nơi... Nhưng không đến nỗi như một số người kêu "Sau Đại lễ, Hà Nội như cơn bão đi qua", "Cả Hà Nội như một bãi rác khổng lồ!...". Không! Hà Nội đang đẹp trở lại. Đó là nhờ những anh chị em lao động Vệ sinh Môi trường đã miệt mài, cắm cúi quét dọn, chuyên chở rác suốt ngày đêm không ngừng nghỉ để Hà Nội được gọn gàng, sach sẽ. Và những anh chị em trồng hoa, chăm sóc hoa khắp Hà Nội trước, trong và sau Đại Lễ. Những bồn hoa, chậu hoa tươi rực rỡ tỏa sắc hương khắp Hà Nội, nhất là quanh Hồ Gươm, quảng trường Ba Đình. Các thảm hoa kết hình rồng và các biểu tượng của Hà Nội thật kỳ công, tinh xảo. Hoa tươi khắp nơi dưới trời Thu, Hà Nội thật đẹp. Nhưng có ai biết rằng những người công nhân vẫn còn lam lũ ấy đã vất vả và kiên nhẫn suốt ngày đêm: "Chúng nó nhổ cây, bẻ cành, giẫm nát, ta lại khôi phục, trồng mới; lại giẫm nát, lại trồng mới và chăm sóc cho luôn luôn hoa tươi!
Không biết Hà Nội đã nhớ cảm ơn và khen thưởng những anh chị em làm vệ sinh môi trường và trồng hoa tươi chưa? Đó là hai lực lượng chính yếu đã làm đẹp cho Hà Nội nói chung và Đại Lễ nói riêng, tương phản với những gì còn lại!
Tôi mở thiếp mời đám cưới ra để xem lại địa chỉ. Thiếp mời không phải viết chữ ta và có chữ "song hỉ" hay đôi bồ câu, đèn lồng như thường thấy. Bìa thiếp có chữ Wedding. Kính mời.... Tôi thầm nghĩ, hai vợ chồng cô này cùng ở quê đi bộ đội, chuyển ngành ra làm gì ở Hà Nội mà oai thế: thiếp mời kiểu Tây lại tổ chức đám cưới tại trung tâm Hà Nội, ngay cạnh Nhà hát lớn, ở một địa điểm sang trọng vào loại đẹp nhất của Hà Nội. Tôi đến trước giờ ăn một chút để tìm xem có ai ở quê ra còn trò chuyện. Kia rồi trong góc hội trường thấy một đám người lớn, trẻ em nhốn nháo đúng kiểu quê ta rồi. Tôi bước lại thì một chị lạnh lùng hỏi: "Bác nhà trai hay gái"?..."Nhà trai phía bên kia!". Tôi tiu nghỉu quay lại, nhìn phía nhà trai không thấy ai quen, toàn bộ đội, quan chức thì phải. Tôi định vào chỗ mấy mâm còn vắng đợi xem... thì cái bà đang đứng đó xua tay: "Ba mâm này nhà cháu đăng ký rồi!". Tôi quay ra cửa, bỏ phong bì vào cái hòm hình trái tim, rôi định đi về thì cô em họ, chủ tiệc, túm tay lôi vào, ấn ngồi xuống cái mâm còn khuyết một chỗ: "Báo cáo các thủ trưởng, đây là ông anh em!" Thế là tôi đã nhập cuộc... Tiếng MC oang oang qua 2 chiếc loa thùng cỡ đại, chỉ đạo cho "hội hôn" răm rắp làm theo: "Xin hội hôn nổ những tràng pháo tay thật ròn rã đón cô dâu, chú rể lên sân khấu!"...; " Mời thân phụ, thân mẫu cô dâu chú rể lên sân khấu!"; "Chú rể trao nhẫn cho cô dâu!"; "Cô dâu, chú rể cùng rót sâm - banh mời song thân"; "Các vị quý khách cùng hai họ rót bia đầy cốc chuẩn bị chúc mừng... Tôi hô 1,2,3... tất cả cùng zô, zô, zô... nhé!"... Rồi dàn "nhạc sống" ra sân khấu. Không thấy nhạc công đâu. Nhưng loa phát ra tiếng nhạc xập xình, réo rắt và ca sĩ uốn éo... mấp máy môi. Thế mà loa phát ra giọng hát của một ca sĩ chuyên nghiệp nào đó rất quen thuôc. Tôi quay sang ông bên canh: "Nó hát nhép à?". Ông thản nhiên: "Nó cho quả lừa, các cụ chả biết đâu!"...Ở dưới cứ ăn rào rào. Ở trên sân khấu các "nhép sĩ" cứ thay nhau trình diễn!...
Tôi chuồn ra khỏi tiệc cưới lúc còn chưa tan, đến trước cửa Nhà hát Lớn lặng ngắm nó hồi lâu và chợt nhớ tới nhận xét của một người bạn Pháp nghiên cứu khá nhiều năm về Hà Nội: Ở Pháp đã diễn ra một quá trình Paris hóa nước Pháp thì ở Việt Nam lại diễn ra quá trình nông thôn hóa Hà Nội... Phải chăng đám cưới vừa nói cũng là một ví dụ? (Chứ đâu vì "ma chê, cưới trách" mà tôi lại kể ra!).
Tôi đã hiểu ra điều gì đó. Tôi đã sống và làm việc ở Hà Nội hơn 40 năm. Đã làm việc, tiếp xúc với khá nhiều người Hà Nội gốc (tức là họ sống ở Hà Nội trước 10/10/1954). Vậy mà bây giờ tôi mới thực sự nhận ra mình vẫn là anh nhà quê, bắt đầu giác ngộ về Hà Nội.





Tôi thấy quá thương mến và cảm phục những người Hà Nội gốc. Trước sự ngang nhiên, ào ạt, nhập cư của những người nhà quê chúng tôi, người Hà Nội chỉ phản ứng một cách yếu ớt, tế nhị, kín đáo. Người nhà quê rất tự tin, hùng hổ đảo lộn cả Hà Nội, ngày càng nắm quyễn lãnh đạo từ phường cho đến quận, rồi cả thành phố và các cơ quan trung ương đóng tại Hà Nội. Người Hà Nội gốc thành thiểu số, họ co cụm lại và bền bỉ, khéo léo bảo vệ những giá trị của mình...Người Hà Nội khó có thể làm lãnh đạo, quản lý được trong bối cảnh xã hội mới, vì họ biết rộng, làm gì cũng cân nhắc cẩn trọng; họ quá nhạy cảm, tế nhị, ngại va chạm, sợ làm tổn thương người khác và rất sợ bị tổn thương... Với sự lịch lãm, tài hoa, tâm hồn phong phú, tinh tế của mình, họ thường sáng tạo được những giá trị cao trong các lĩnh vực khoa học, âm nhạc, hội họa, văn học... Còn lãnh đạo thời nay đòi hỏi phải biết mưu mẹo và đấu tranh, "dám nghĩ, dám làm" mọi chuyện, phải "dấy lên phong trào", "Quyết tâm phấn đấu", "Đồng loạt ra quân", "Chỉ đạo quyết liệt", "Quyết tâm đột phá"... Những thứ đó đều xa lạ với tư duy và cách ứng xử của người Hà Nội. Thế là người nhà quê chúng tôi được thể vừa nắm quyền, vừa làm giàu ào ạt trước con mắt ngỡ ngàng của người Hà Nội. Và chúng tôi đương nhiên thành người Hà Nội mới, đem lại cho Hà Nội một sức sống mới... kiểu nhà quê! ("Hà Nội của cả nước"... mà!). Vì vậy Đại Lễ, theo quan điểm của người nhà quê chúng em nghĩa là phải vôi ve lại nhà cửa, phải làm thật to, phải dài ngày, phải thật nhiều khẩu hiệu, băng rôn, cờ phưỡn, kèn trống, loa đài tưng bừng khí thế, đèn xanh đỏ nhấp nháy khắp nơi, hàng quán bung ra bóp chẹt và người như nêm, chen nhau bẹp ruột, trai gái cấu véo nhau chí chóe...
Ông cha ta nói đúng quá: giàu có thể một đời, còn sang phải ba đời. Cơ sự nó là như thế, mong được cảm thông và thành thật xin lỗi Hà Nội.
 
Chỉnh sửa cuối:

manu4ever87

Xe đạp
Biển số
OF-330711
Ngày cấp bằng
11/8/14
Số km
13
Động cơ
282,595 Mã lực
Ảnh đẹp. Chúc mừng cụ đã có một chuyến đi an toàn, đáng nhớ. Có những đoạn văn rất cảm xúc.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top