[TT Hữu ích] Xung quanh cuộc đào tẩu chấn động của phi công MiG-25 Liên Xô

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,457
Động cơ
1,138,380 Mã lực
Ban đầu, người Nhật không biết xử lí Belenko và chiếc tiêm kích đào tẩu như nào. Trong lúc Liên Xô muốn Nhật trao trả viên phi công này thì Mỹ muốn kiểm tra chiếc tiêm kích vẫn là bí ẩn với họ.
Khi Trung tâm Tình báo Không quân và Không gian Quốc gia Mỹ tháo rời chiếc tiêm kích MiG-25, họ thực sự kinh ngạc nhận ra hệ thống điện tử trên khoang dựa trên công nghệ bóng đèn điện tử chân không lạc hậu chứ không phải thiết bị bán dẫn mới nhất thời đó. Các quan chức Lầu Năm Góc đã cười khẩy khi biết Liên Xô sử dụng công nghệ đời cũ như vậy trên chiếc máy bay hiện đại nhất của họ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,457
Động cơ
1,138,380 Mã lực
Tuy nhiên, người Mỹ vẫn tiếp tục muốn tìm hiểu lý do tại sao người Nga sử dụng bóng đèn điện tử chân không thay vì bóng bán dẫn. Sau nhiều năm nghiên cứu, họ mới nhận ra người thiết kế chiếc tiêm kích Foxbat rất thông minh. Nhờ các bóng điện tử chân không, radar MiG-25 phát huy được uy lực đến mức không thể bị gây nhiễu điện tử dưới mọi hình thức.
Ngoài ra, bóng điện tử chân không cũng giúp các hệ thống trên máy bay chịu được xung điện từ, do đó, nếu một cuộc chiến tranh hạt nhân nổ ra, tiêm kích Foxbat là máy bay duy nhất cất cánh được trên thế giới.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,457
Động cơ
1,138,380 Mã lực
Các kỹ sư Mỹ đã nhận thấy công nghệ Liên Xô sử dụng lạc hậu đáng kinh ngạc. Đôi cánh MiG-25 được hàn thủ công thay vì sử dụng máy móc và các đinh tán không được làm nhẵn để giảm lực cản.
Bất chấp những điểm yếu này, một chuyên gia đã thừa nhận rằng MiG-25 là một máy bay tuyệt vời. Động cơ của máy bay thải ra ít muội than hơn máy bay Mỹ và tạo lực đẩy tới 12.246 kg chứ không phải 11.113 kg như các chuyên gia Mỹ ước tính.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,457
Động cơ
1,138,380 Mã lực
Tổn thất lớn nhất của Liên Xô là tài liệu hướng dẫn vận hành máy bay mà Belenko mang theo. Không quân Liên Xô cũng phải phát triển một hệ thống radar hoàn toàn mới cho MiG-25 bởi tính năng radar cũ đã bị lộ và các phi công Mỹ sẽ biết cách khắc chế, khiến tiêm kích này gặp bất lợi trong bất kỳ trận không chiến nào trong tương lai. Liên Xô sau đó thiết kế lại tiêm kích này, khắc phục những hạn chế, và cho ra mắt tiêm kích đánh chặn huyền thoại MiG-31 với tốc độ tương đương.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,457
Động cơ
1,138,380 Mã lực
Việc phi công đào thoát và bí mật quân sự về tiêm kích MiG-25 không hẳn là một thảm họa với Liên Xô bởi đây cũng là cách tiếp thị sản phẩm tốt khiến một loạt các nước Trung Đông đặt mua, dù Liên Xô không bán các máy bay đời mới của mình.
Các lực lượng không quân Ai Cập, Iraq và Syria đã mua lượng lớn tiêm kích Foxbat và đối phó hiệu quả với các lực lượng không quân Mỹ và Israel vốn có số lượng chiến đấu cơ lớn hơn nhiều và phi công được huấn luyện bài bản hơn. Trong chiến tranh Vùng Vịnh, tiêm kích Phantom và Mirage của Israel đã từng bất lực trước tốc độ của những chiếc MiG-25 trong biên chế không quân Ai Cập.
 

ah99x6

Xe điện
Biển số
OF-354153
Ngày cấp bằng
9/2/15
Số km
3,743
Động cơ
-203,310 Mã lực
E vào hóng tư liệu cụ!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,457
Động cơ
1,138,380 Mã lực
MiG-25 không phải một siêu máy bay mà Lầu Năm Góc đã lo sợ. Thay vì thế, đó chỉ là một chiếc máy bay không hề cơ động, nhưng có khả năng làm một nhiệm vụ hết sức đặc biệt là bay nhanh nhất có thể.
MiG-25 là sản phẩm không hoàn thiện. Bay ở tốc độ Mach 3 trở lên gây áp lực khủng khiếp cho các động cơ. Chiếc SR-71 của Lockheed xử lý vấn đề này bằng cách đặt các mũ hình chóp trước động cơ và qua đó giảm tốc độ dòng chảy không khí để không ảnh hưởng tới phụ kiện của động cơ. Không khí sau đó tiếp tục bị ép ra phía sau động cơ để giúp tạo thêm lực đẩy.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,457
Động cơ
1,138,380 Mã lực
Trong khi đó, các động cơ phản lực của MiG-25 tạo lực đẩy thông qua việc hút không khí vào để đốt nhiên liệu. Tuy nhiên ở tốc độ 3.200 km/h, lực tác động khổng lồ từ không khí đã khiến các bơm xăng quá tải và càng lúc chúng càng xả nhiều nhiên liệu vào động cơ, khiến tốc độ tăng thêm và vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Các máy nén khí của động cơ dần tạo ra lực tác động lớn tới mức nó bắt đầu “nuốt chửng” những linh kiện khác trong động cơ. Nói một cách khác thì chiếc MiG đã bắt đầu tự ăn thịt chính nó trong khi bay.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,457
Động cơ
1,138,380 Mã lực
Các phi công MiG-25 được cảnh báo không bao giờ bay quá tốc độ Mach 2.8. Chiếc MiG bị Israel theo dõi được khi bay với tốc độ Mach 3.2 vào năm 1971 về cơ bản đã tự hủy hoại các động cơ của nó trong quá trình bay và chỉ nhờ may mắn mới có thể trở lại căn cứ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,457
Động cơ
1,138,380 Mã lực
Chỉ khi nhìn tận mắt, chiếc MiG từng khiến phương Tây rất đỗi lo lắng hóa ra chỉ là một con hổ giấy. Hệ thống radar khổng lồ của nó rất lạc hậu so với các máy bay Mỹ, bởi thay vì dùng các mạch bán dẫn, nó lại dùng các đèn chân không cổ lỗ. Hai động cơ cỡ lớn cần quá nhiều nhiên liệu tới mức chiếc MiG chỉ có tầm bay ngắn tới mức đáng kinh ngạc. Nó có thể cất cánh rất nhanh và bay thẳng đủ nhanh để bắn tên lửa, hoặc phục vụ hoạt động chụp ảnh khoe thành tích. Nhưng chiếc máy bay cũng chỉ làm được có thế mà thôi.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,457
Động cơ
1,138,380 Mã lực
Chiếc MiG-25 mà Liên Xô giữ bí mật với thế giới trong vài năm sau đó đã được lắp ráp lại một phần và đưa trở lại Liên Xô. Chỉ khi có được chiếc MiG này, phương Tây mới nhận ra rằng nó không thể ngăn chặn được chiếc máy bay do thám SR-71 của Mỹ.
Những hạn chế này không ngăn cản Liên Xô chế tạo hơn 1.200 chiếc MiG-25. Nó trở thành một công cụ tuyên truyền đáng gờm của Liên Xô, trong vai trò chiếc máy bay nhanh thứ hai trên Trái đất. Có tin nói Algeria và Syria vẫn dùng MiG-25 cho tới tận giờ. Ấn Độ thì sử dụng mẫu MiG-25 do thám và thu được rất nhiều thành công trong 25 năm trời. Họ mới chỉ cho nó nghỉ hưu vào năm 2006 vì thiếu phụ tùng thay thế.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,457
Động cơ
1,138,380 Mã lực
Dù MiG-25 không hoàn hảo nhưng nó vẫn mang tới nhiều lợi ích cho Liên Xô, trong đó việc khiến phương Tây khiếp sợ là tác động ấn tượng nhất. Cho tới năm 1976, Mỹ không biết rằng MiG-25 không có khả năng ngăn chặn SR-71 nên đã giữ các máy bay do thám của mình ở ngoài không phận Liên Xô suốt thời gian đó.
Nỗi ám ánh từ MiG-25 đã khiến Mỹ phải triển khai một dự án máy bay mới, giúp tạo ra F-15 Eagle, chiếc chiến đấu cơ được thiết kế để vừa bay nhanh vừa cực kỳ cơ động, giống như người Mỹ đã tưởng tượng về MiG-25.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,457
Động cơ
1,138,380 Mã lực
Những hạn chế của MiG-25 và sự ra đời của F-15 cũng mang tới tác động thúc đẩy tích cực cho người Nga. Các nhà thiết kế máy bay ở đây đã sáng tạo ra một loạt mẫu mới, trong đó thành công nhất là loạt máy bay Su-27 của Sukhoi. Đây chính là mẫu máy bay mà người Mỹ từng lo ngại vào thời kỳ đầu những năm 1070 - bay nhanh và cực kỳ cơ động. Với việc Su-27 liên tục được cải tiến, các mẫu máy bay mới nhất của dòng này được giới chuyên gia đánh giá là thuộc hàng tốt nhất thế giới hiện nay
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,457
Động cơ
1,138,380 Mã lực
Câu chuyện của MiG-25 không dừng hoàn toàn ở đây. Thiết kế máy bay này đã được thay đổi rất nhiều để tạo ra MiG-31, một chiếc chiến đấu cơ trang bị các cảm biến hiện đại, radar cực mạnh và các động cơ tốt hơn nhiều. “MiG-31 và sự hiện thực hóa những mục tiêu mà MiG-25 lẽ ra phải làm”, Stephen Trimble, Tổng Biên tập tờ Flightglobal, cho biết.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,457
Động cơ
1,138,380 Mã lực
Chiếc MiG-31 đi vào phục vụ chỉ vài năm trước khi kết thúc Chiến tranh Lạnh và hàng trăm chiếc hiện vẫn tuần tra biên giới rộng lớn của Nga. Các nhà quan sát phương Tây đã có hàng trăm cơ hội ngắm MiG-31 tại các triển lãm hàng không, nhưng chỉ có thể đoán mò về những gì có trong nó.
Sau rốt thì không giống vụ MiG-25, chẳng phi công Nga nào muốn chạy trốn khỏi đất nước rộng lớn này bằng cách lái chiếc MiG-31 hạ cánh xuống một sân bay nước ngoài.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,457
Động cơ
1,138,380 Mã lực
Sau khi phát hiện vụ việc, phía Liên Xô tuyên bố Belenko đã mất phương hướng khi bay và bị ép phải hạ cánh xuống Nhật Bản, nhưng Belenko khi trả lời đại diện của Liên Xô đã nói việc chạy trốn là có chủ đích và đã được lên kế hoạch từ trước. Kết quả tính toán đường bay dựa vào tải trọng nhiên liệu và dữ liệu lưu trong hộp đen cũng khẳng định Belenko bay thẳng đến Hokkaido, không có dấu hiệu chuyển hướng.
Ngày 19-9, Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tuyên bố Belenko đã câu kết với tình báo Mỹ từ trước và vụ việc là một “chiến thắng lớn” của Mỹ.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Liên Xô khi đó, Leo V.Krylov đã phủ nhận các tuyên bố trên, rằng chúng chỉ nhằm mục đích tuyên truyền, và cho biết thêm đại diện phía Liên Xô sau rất nhiều lần bị từ chối, đã được gặp nhưng chỉ được nói chuyện ít phút với Belenko dưới sự giám sát của an ninh Nhật và Mỹ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,457
Động cơ
1,138,380 Mã lực
116 người trong gia đình, họ hàng và đồng nghiệp của Belenko đã bị thẩm vấn, điều tra trong hơn một năm. Kết quả thu được cho thấy Belenko không thể hiện tư tưởng thù nghịch. Người vợ cho biết, ông ta chưa từng bắt sóng radio của các đài phát thanh phương Tây, thậm chí còn từ mặt một người bạn học đã lập gia đình với người nước ngoài và định cư ở Italy.
 

Thèm lấy vợ

Xe buýt
Biển số
OF-801590
Ngày cấp bằng
27/12/21
Số km
757
Động cơ
579 Mã lực
Tuổi
34
Dù Liên Xô đã chết nhưng nỗ cổ vũ cho các dân tộc khác vươn lên để k bị bỏ quên.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,457
Động cơ
1,138,380 Mã lực
Cho đến nay, lý do được biết đến nhiều nhất về động cơ tẩu thoát của Belenko là do bất mãn với chỉ huy và điều kiện sống tại vùng biên giới lúc bấy giờ. Nhà bình luận quân sự Nga Viktor Baranets, người có gần 20 năm thu thập các tình tiết của vụ việc, trả lời trang mạng Moskva 24 rằng, từ khi chuyển đến đơn vị, Belenko đã có tham vọng được thăng chức nhưng bị từ chối. Ông ta bắt đầu “thích” đi nghỉ ở những thị trấn xa phía Bắc nơi cư trú. Một điều kỳ lạ là thông thường sẽ có thông báo gửi bằng kênh đặc biệt từ thủ đô Moscow để xác nhận việc thuyên chuyển phi công, một công việc mang tính thủ tục. Đơn vị ở nơi Belenko được chuyển đến nhận được bức điện với mã vùng của Moscow nhưng sau vụ việc họ phát hiện ra rằng nó được gửi đi từ trường không quân Stavropol, nơi Belenko công tác trước đó thay vì từ Moscow. Baranets nhận định có khả năng ai đó đã làm giả mã vùng để Belenko được thuyên chuyển đến nơi gần Nhật Bản.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,457
Động cơ
1,138,380 Mã lực
Từ tháng 7-1976, các báo cáo cho biết, Belenko có những biểu hiệu bất thường như hay hồi hộp, cáu gắt, kéo dài cho đến ngày vụ việc xảy ra. Một trong những phi công cùng ban bay nhận thấy Belenko có sắc mặt nhợt nhạt, nhiều chấm đỏ nổi lên ở cổ. Khi ngồi vào buồng lái, ông ta ở trong trạng thái mất bình tĩnh, tay run, gặp khó khăn khi gắn chip liên lạc radio vào bảng điều khiển và phải nhờ đến kỹ thuật viên giúp đỡ. Với tình trạng trên, lẽ ra Belenko không được phép bay ngày hôm đó.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top