[Thảo luận] Xử lý ntn khi xe lao xuống dốc mà mất phanh

escape_hd

Xe hơi
Biển số
OF-87489
Ngày cấp bằng
5/3/11
Số km
115
Động cơ
409,150 Mã lực
Thầy em dạy là khi không kiểm soát được tốc độ thì mới dồn số ạ,tức là phanh bằng số.
Bởi làm vậy là phá xe nhưng để cứu mạng.
Thầy em dậy theo lí thuyết thì đúng rồi nhưng có phải tình huống nào cũng xử lí thế được đâu, cụ mà lái con xe nào quá tải hay số má kém mà xuống dốc thì bài của thầy cũng không có tác dụng đâu, và cái tốc độ mà thầy cụ dậy không kiểm soát được tốc độ thì sau đó chạy chán nó sẽ dừng thì mới xử lí được, còn với tốc độ không xử lí được khi xuống dốc mà làm thế thì chỉ có xử lí được khi xe nó đã xuống dưới vực thôi:))
 
Chỉnh sửa cuối:

Hoathanhtao

Xe điện
Biển số
OF-143470
Ngày cấp bằng
26/5/12
Số km
4,779
Động cơ
410,300 Mã lực
Thầy dậy sai.

Khi đổ đèo thì phải kiểm soát tốc độ bằng số chứ không được rà phanh.

Thầy dậy lái xe bây giờ cực kỳ bát nháo, văn thì hay nhưng thực tế rất láo khoét.
Đừng nóng,đừng nóng:D không phải bây giờ mà cách đây hơn hai chục năm rồi Cụ ợ!
Tất nhiên đổ đèo thì phải kiểm soát tốc độ bằng số,và không rà phanh.
Thế dốc vẫn còn dài và sâu,xe chất tải nặng Cụ muốn về số thấp hơn nữa thì Cụ làm sao?Cụ có dồn số không? Hử?????
 

Hoathanhtao

Xe điện
Biển số
OF-143470
Ngày cấp bằng
26/5/12
Số km
4,779
Động cơ
410,300 Mã lực
Thầy em dậy theo lí thuyết thì đúng rồi nhưng có phải tình huống nào cũng xử lí thế được đâu, cụ mà lái con xe nào quá tải hay số má kém mà xuống dốc thì bài của thầy cũng không có tác dụng đâu, và cái tốc độ mà thầy cụ dậy không kiểm soát được tốc độ thì sau đó chạy chán nó sẽ dừng thì mới xử lí được, còn với tốc độ không xử lí được khi xuống dốc mà làm thế thì chỉ có xử lí được khi xe nó đã xuống dưới vực thôi:))
Vấn đề là đồng tốc Cụ ạ! Bởi vậy mới phải nhuần nhuyễn kỹ thuật dồn số.
 

escape_hd

Xe hơi
Biển số
OF-87489
Ngày cấp bằng
5/3/11
Số km
115
Động cơ
409,150 Mã lực
Vấn đề là đồng tốc Cụ ạ! Bởi vậy mới phải nhuần nhuyễn kỹ thuật dồn số.
Đồng tốc thì em biết nếu đường bằng cụ giật được số ra và vù ga lên thì vào cũng rễ, vì tốc độ nó vẫn thế thôi, còn xuống dốc thì tốc độ nó phải nhanh hơn lúc trước khi gặp sự cố thì lúc đó đồng tốc còn tác dụng không cụ chủ nhẩy:))
 

ssgabeo

Xe buýt
Biển số
OF-153468
Ngày cấp bằng
21/8/12
Số km
598
Động cơ
350,778 Mã lực
đang chạy nhanh cứ dồn số ,có vào được số thấp không các cụ, nếu hỏng hộp số chắc cũng cam lòng để không bị lao xuống vực
 

Hoathanhtao

Xe điện
Biển số
OF-143470
Ngày cấp bằng
26/5/12
Số km
4,779
Động cơ
410,300 Mã lực
Đồng tốc thì em biết nếu đường bằng cụ giật được số ra và vù ga lên thì vào cũng rễ, vì tốc độ nó vẫn thế thôi, còn xuống dốc thì tốc độ nó phải nhanh hơn lúc trước khi gặp sự cố thì lúc đó đồng tốc còn tác dụng không cụ chủ nhẩy:))
Đang ở tốc độ cao mà về số thì không bao giờ là dễ cả Cụ ạ,nhất là với các xe tải hạng nặng đời cũ.
bởi thế em mới nói phải luyện tập nhuần nhuyễn.
Mà thôi,người ta nói nghề xe không có tổ sư :D nên tranh luận cho vui vậy thôi,chúc Cụ lái xe an toàn:-h
 

congtuan89hp

Xe tải
Biển số
OF-175945
Ngày cấp bằng
9/1/13
Số km
382
Động cơ
344,120 Mã lực
Chỉ Đơn giản thế này cho dễ hiểu:
- Đường bằng : Buông ga, âm côn: Thì xe chạy chậm lại (Gia tốc âm) => Vào số thấp hơn rất dễ ...
- Đường xuống dốc: Buông ga, âm côn: Xe chạy nhanh lên ( Gia tốc dương) => Vào số thấp khó... Vì vậy mới phải đệm phanh trước khi âm côn về số
Cụ nào đã lái xe tải thì hãy "Thẩm định" giúp nhà cháu với...
Em chỉ chạy con tải còi Isuzu 1.25t đời Tống đi Sơn La cụ ạ. Những đoạn ở Tân Lạc với Mộc Châu dốc cao, dài, tương đối khó đi khi có hàng. Khi xuống dốc em thường đi số 3. Nếu xe trôi nhanh và cảm thấy phanh nhiều là em đạp côn, ga cao lên và về 2 là đc mà. Tuy nhiên lúc đó phải nhịp nhàng, nếu k rẩt hại xe vì khi thực hiện xong xe thường gầm lên rất to.
Thầy dậy sai.

Khi đổ đèo thì phải kiểm soát tốc độ bằng số chứ không được rà phanh.

Thầy dậy lái xe bây giờ cực kỳ bát nháo, văn thì hay nhưng thực tế rất láo khoét.
Cụ nói đúng nhưng thầy cụ kia cũng chỉ k sai đâu. Khi k kiểm soát đc tốc độ là nói chung và ở đây là áp dụng khi đi đường đèo. Lên số nào xuống số đó chính là cách thực hiện phanh bằng số đấy ah.
 

congtuan89hp

Xe tải
Biển số
OF-175945
Ngày cấp bằng
9/1/13
Số km
382
Động cơ
344,120 Mã lực
Đồng tốc thì em biết nếu đường bằng cụ giật được số ra và vù ga lên thì vào cũng rễ, vì tốc độ nó vẫn thế thôi, còn xuống dốc thì tốc độ nó phải nhanh hơn lúc trước khi gặp sự cố thì lúc đó đồng tốc còn tác dụng không cụ chủ nhẩy:))
Thế mới nói bài này cần phải thực hiện thuần thục, dứt khoát cụ ạ. Thời gian cụ ra số và chuyển về số thấp nếu thành thục thì k đến 3s đâu. Vì vậy trong 3s cắt côn thì xe cũng k thể tăng thêm quá nhiều. Sau đó thực hiện về số tiếp cho đến khi xe giảm tốc tiếp và chờ ý trời thôi ạ :D
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,147
Động cơ
1,130,884 Mã lực
Các cụ đang bàn chuyện "mất phanh" với xe con
Với chiếc xe 53 chỗ vừa gặp nạn ở Phố Ràng - Bảo Yên thì: phanh của xe là phanh "ngược". Má phanh mở ra khi động cơ sinh đủ áp xuất hơi. Khi người lái đạp phanh, nghĩa là hơi được xả ra bơt, phanh bó dần lại. Nguyên tắc này khiến hệ thống phanh an toàn, vì lẽ nếu nổ (vỡ gẫy) ống dẫn hơi, thì xe được phanh lại. Trong khi đó xe con, nếu đứt ống dẫn dầu phanh là … tèo
Theo em dự đoán
1) Đoạn đường mà lái xe đi bị gồ sống trâu, hai bên mép đường trơn. Xe to và dài như xe 53 nói trên chỗ chạy những khúc quanh co và gồ ghề, dễ bị nảy bánh trước lên khiến xe "mất lái" theo đúng nghĩa
2) Các cụ biết động năng của xe tính theo công thức E=mv2 (= khối lượng nhân với bình phương của tốc độ). Xe chạy không nhanh, nhưng do xe to động năng của xe cũng lớn. Đường xá lại trơn nhên cho dù phanh hành động tốt cũng dễ bị nghiêng xe dù có ABS

Tóm lại lái xe đang chạy đường bằng, lên đường núi chưa kịp làm quen dễ ăn đòn
 

hungnokia3300

Xe tải
Biển số
OF-27680
Ngày cấp bằng
19/1/09
Số km
485
Động cơ
490,254 Mã lực
Tuổi
42
Nơi ở
VẠN PHÚC - QUÊ LỤA HÀ ĐÔNG
Website
www.facebook.com
Các cụ đang bàn chuyện "mất phanh" với xe con
Với chiếc xe 53 chỗ vừa gặp nạn ở Phố Ràng - Bảo Yên thì: phanh của xe là phanh "ngược". Má phanh mở ra khi động cơ sinh đủ áp xuất hơi. Khi người lái đạp phanh, nghĩa là hơi được xả ra bơt, phanh bó dần lại. Nguyên tắc này khiến hệ thống phanh an toàn, vì lẽ nếu nổ (vỡ gẫy) ống dẫn hơi, thì xe được phanh lại. Trong khi đó xe con, nếu đứt ống dẫn dầu phanh là … tèo
Theo em dự đoán
1) Đoạn đường mà lái xe đi bị gồ sống trâu, hai bên mép đường trơn. Xe to và dài như xe 53 nói trên chỗ chạy những khúc quanh co và gồ ghề, dễ bị nảy bánh trước lên khiến xe "mất lái" theo đúng nghĩa
2) Các cụ biết động năng của xe tính theo công thức E=mv2 (= khối lượng nhân với bình phương của tốc độ). Xe chạy không nhanh, nhưng do xe to động năng của xe cũng lớn. Đường xá lại trơn nhên cho dù phanh hành động tốt cũng dễ bị nghiêng xe dù có ABS

Tóm lại lái xe đang chạy đường bằng, lên đường núi chưa kịp làm quen dễ ăn đòn
Kụ nói đến cái này thì có lẽ là xe đó bị hỏng bộ nén hơi. Kụ có để ý một số xe đời cũ phải nổ máy khoảng 10 đến 15 phút trước khi xuất phát để làm gì không ạ? Để nó lấy hơi bơm cho thằng trợ lực phanh. Nếu không có thao tác này thì không bao giờ xuất phát được vì nó bị bó phanh.

Nhà cháu chạy 16 chỗ đi Tam Đảo toàn đi số 2, khi lên dốc có thể số 3. Khi xuống chạy số 2 mà nhiều đoạn nó vẫn phi ầm ầm, bắt buộc phải rà phanh đoạn đường thẳng. Đến đương cua không bao giờ đạp phanh. Vậy mà khi xuống đến chân Tam Đảo sờ vào má phanh và la zang vẫn ấm ấm.

Nói chung là theo nhà cháu thì đi đổ đèo xuống dốc thì đi số thấp, làm chủ tốc độ của mình. Nếu xe con không nên đi quá 30km (Tất nhiên kụ nào cao tay thì nhà cháu không dám đề cập đến). Bật hết điều hòa lên để tăng sức ghì của động cơ. Hạn chế dùng phanh. Xác định xe lao nhanh thì phải xử lý hãm phanh để đạt được tốc độ an toàn trước khi vào cua, khi đã vào cua thì không nên giữ phanh.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Trường hợp của cụ khi xuống dốc vẫn về được số và êm ái mà không cần đệm phanh là trong trường hợp cụ kiểm soát được tốc độ trước khi cụ thao tác để dồn số, còn trong trường hợp đã mất phanh khi xuống dốc khi xe đang xuống dốc với tốc độ đang nhanh thì ta mới cần rà phanh cho xe chậm lại, lúc đó ta mới phát hiện mất phanh, khi phát hiện mất phanh thì xe đã phi xuông với tốc độ cực cao, với tốc độ đó khi xuống dốc ta không còn kiểm soát được nữa, mà không kiểm soát được tốc độ thì trong trường hợp đó ta xử lí tới côn số là không thể, khi dật số ra được mà không vào được thì xe lúc đó bon tít gấp mấy lần luôn, khi bon với tốc độ đó thì cụ biết là hết thuốc chữa.
Cụ cũng chỉ dự đoán thôi chứ chưa thử bao giờ đúng không. Tầm tốc độ 60-70 thì dồn số để giảm tốc không có gì phức tạp. Cái xe trôi đang ở số 5 khác với cái xe ở số 4 hoặc số 3... Cho dù có thể phải va vào taluy dương, nhưng với tốc độ thấp hơn phần nào là đỡ thiệt hại hơn phần đó.
 

hungnokia3300

Xe tải
Biển số
OF-27680
Ngày cấp bằng
19/1/09
Số km
485
Động cơ
490,254 Mã lực
Tuổi
42
Nơi ở
VẠN PHÚC - QUÊ LỤA HÀ ĐÔNG
Website
www.facebook.com
Cụ cũng chỉ dự đoán thôi chứ chưa thử bao giờ đúng không. Tầm tốc độ 60-70 thì dồn số để giảm tốc không có gì phức tạp. Cái xe trôi đang ở số 5 khác với cái xe ở số 4 hoặc số 3... Cho dù có thể phải va vào taluy dương, nhưng với tốc độ thấp hơn phần nào là đỡ thiệt hại hơn phần đó.
Nếu kụ đang đổ dốc mà với tốc 50 cũng là cả 1 vấn đề đấy ạ. Với tốc độ 50 mà đi số 4 thì về số đơn giản nhưng thao tác sẽ bị chậm hơn nếu xử lý vào cua ngay lúc đó. Còn đã tốc 50 mà đang số 2 thì quả thật là tai họa. Lúc này mà mất phanh thì nhà cháu dự là chỉ có cọ vào núi là phương pháp chốt hạ :D

Thật sự cái vấn đề này thì cũng ít người gặp phải. Nếu ai gặp đã gặp phải mà phụt được bài lên đây thì kụ mợ đó quả là cực kỳ may mắn ợ :D
 

toilakhang

Xe tải
Biển số
OF-150370
Ngày cấp bằng
25/7/12
Số km
363
Động cơ
358,985 Mã lực
Nơi ở
Đống Đơ - Hà Lội
Kụ nói đến cái này thì có lẽ là xe đó bị hỏng bộ nén hơi. Kụ có để ý một số xe đời cũ phải nổ máy khoảng 10 đến 15 phút trước khi xuất phát để làm gì không ạ? Để nó lấy hơi bơm cho thằng trợ lực phanh. Nếu không có thao tác này thì không bao giờ xuất phát được vì nó bị bó phanh.

Nhà cháu chạy 16 chỗ đi Tam Đảo toàn đi số 2, khi lên dốc có thể số 3. Khi xuống chạy số 2 mà nhiều đoạn nó vẫn phi ầm ầm, bắt buộc phải rà phanh đoạn đường thẳng. Đến đương cua không bao giờ đạp phanh. Vậy mà khi xuống đến chân Tam Đảo sờ vào má phanh và la zang vẫn ấm ấm.

Nói chung là theo nhà cháu thì đi đổ đèo xuống dốc thì đi số thấp, làm chủ tốc độ của mình. Nếu xe con không nên đi quá 30km (Tất nhiên kụ nào cao tay thì nhà cháu không dám đề cập đến). Bật hết điều hòa lên để tăng sức ghì của động cơ. Hạn chế dùng phanh. Xác định xe lao nhanh thì phải xử lý hãm phanh để đạt được tốc độ an toàn trước khi vào cua, khi đã vào cua thì không nên giữ phanh.
Cụ nói có lý này, đổ đèo xuống dốc cơ bản nhất là làm chủ tốc độ, từ tam đảo xuống độ dốc cao, để số 2 nó vẫn phi ầm ầm.
Còn đã mất phanh mà lao xuống thì đành cố dồn số giảm tốc rồi nhắm đến taluy dương và chờ xem ông bà tổ tiên có phù hộ cho không thôi :D
 

tuanphuongduong

Xe tăng
Biển số
OF-158571
Ngày cấp bằng
28/9/12
Số km
1,268
Động cơ
362,888 Mã lực
Nơi ở
cùng gấu và F1
Về số 1 càng nhanh càng tốt
 

30F972x

Xe đạp
Biển số
OF-196009
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
46
Động cơ
326,960 Mã lực
các cụ cứ nói tắt chìa khóa với về số.đó chỉ là lý thuyết
e đã từng bị trên cao bằng , đường cua liên tục ko có thời gian mà nghĩ ra mấy cái đó đâu ạ.số em còn may là đoạn đường đó hào giao thông bằng đất nên em hạ 1 bánh xuống xuống hào phanh bằng gầm .còn lý do mất phanh có vô vàn lý do chứ đâu cứ phải dùng phanh liên tuc.như khi e bị thì gần như từ đầu dốc e chỉ đạp nhả có vài cái nhưng vẫn bật ống dầu dẫn tới mất phanh.chỉ có 1 kinh nghiệm là bình tĩnh tìm chỗ nào mềm mà tựa vào thôi.còn đổ đèo thì ko ai chạy số 6 với số 5 đâu ạ.nếu đang xuống mà gặp đông người thì cầu trời đừng đâm ai mà thôi
 

dinhngan

Xe tăng
Biển số
OF-136396
Ngày cấp bằng
29/3/12
Số km
1,729
Động cơ
386,322 Mã lực
Thời gian thò tay tắt chìa khóa cũng đủ để mình nghĩ làm việc khác, và tắt máy mà volant cứng lại thì thật nguy hiểm. Bản thân máy đang nổ ở chế độ ralenty mà về số thấp thì sức ghì của động cơ cũng rất lớn. Xuống dốc Tam đảo hay đền Thượng, nhiều lúc em đóng số 2 hoặc số 1 là không phải dùng một tí phanh nào.
Để tránh tối đa khả năng bị mất phanh khi đang đổ đèo, các cụ nhớ xuống dốc dài thì chạy số thấp tương ứng để 'tiết kiệm' phanh.
Một kinh nghiệm rất quan trọng ạ.
 

dinhngan

Xe tăng
Biển số
OF-136396
Ngày cấp bằng
29/3/12
Số km
1,729
Động cơ
386,322 Mã lực
Cụ phán chuẩn luôn! Đã để mất phanh, mà các cụ bảo âm côn-dồn số thấp là tự sát...Vì mất phanh là khi xuống dốc ở số lớn=> Phải đệm phanh nhiều dẫn mất phanh. Khi đó lại âm côn dồn số thì ko thể về được số nhỏ hơn...Và xe sẽ chạy nhanh hơn theo quán tính...Hậu quả là ko muốn nói.
( Để chứng minh điều này các cụ có thể thực nghiệm trên đường = : đang chạy số 5 với TĐ khoảng 60km/h -Âm côn (Ko đệm phanh) về nhanh số 4 sẽ biết có về dễ dàng ko)
Để an toàn khi xuống dốc thì thực hiện nguyên lý: Lên số nào thì xuống số ấy! Hoặc là xuống dốc với số nào mà hơn 10 giây ko phải đệm phanh.( Đôi lúc lại phải đè tý ga để có tốc độ mong muốn ) Đó là kỹ năng cơ bản cho lái xe...Khi đã chạy đúng như vậy mà mất phanh chân thì kéo ngay phanh tay là có thể an toàn...
Còn nếu đã kéo phanh tay rồi mà tốc độ vẫn tăng thì dựa ngay vào ta luy dương để giảm thiểu thiệt hại...
Đấy là "Ngu ý" của nhà cháu...Cụ nào ko tin thì đừng làm theo...
Cụ phân tích chuẩn quá, kinh nghiệm quý báu cho lái xe mỗi chuyến đi lên vùng đồi núi.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top