Mời các cụ hóng tiếp ...
Cái nhìn về bộ đội đặc công Việt Nam từ phía Trung Quốc
"Bộ đội đặc công Việt Nam- những chú tắc kè hoa trong rừng rậm"
Nhà xuất bản quân sự Nghị Văn
Tác giả : Tiêu Đạt Hỷ, Hàn Chí Hồng
Năm xuất bản: tháng 6 năm 2003
Đoạn trích trong cuốn sách " Khái quát về các binh chủng đặc công trên thế giới"
Trang: 393-398
1/Bộ đội đặc công lục quân Việt Nam
Việt Nam là 1 cường quốc quân sự của khu vực Đông Nam Á , cũng là nơi bộc phát của nhiều cuộc chiến tranh lớn trong thế kỷ 20. Vì vậy quân đội Việt Nam đã được kinh qua trận mạc và dạn dày kinh nghiệm chiến đấu. Trong quá trình chiến đấu chống lại các thế lực xâm lược đến từ bên ngoài, quân đội Việt Nam (QDVN) cũng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm tác chiến thực chiến, trong đó nổi trội nhất là binh chủng bộ đội đặc công .
Lịch sử hình thành và phát triển của bộ đội đặc công Việt Nam bắt đầu từ kháng chiến chống Pháp. Khi ấy, nhằm chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp, Việt Nam đã tổ chức nhiều tiểu đội cốt cán, nổi trội , chuyên chịu trách nhiệm xuất phát từ căn cứ trong rừng rậm tiến hành ám sát sĩ quan quân đội Pháp và tập kích các căn cứ của quân đội Pháp. Năm 1964, các tiểu đội này bắt đầu tập hợp thành các tổ chiến đấu và nằm trong biên chế đoàn đặc công 305. Trong 10 năm kháng chiến chống Mỹ sau đó, đoàn đặc công 305 đã tổ chức nhiều trận đánh du kích, tập kích, gây nhiều tổn thất lớn cho Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Họ được mệnh danh là " B-52", " Những chú tắc kè hoa của Bắc Việt". Năm 1966, Hải quân Bắc Việt cũng bắt đầu thành lập đoàn đặc công nước 126 . Ngày 19 tháng 3 năm 1967, QDVN chính thức thành lập "Bộ tư lệnh bộ đội đặc công" tại Hà Nội.
Sau ngày giải phóng, QDVN nhằm đáp ứng yêu cầu chính trị, ngoại giao đã không ngừng đào tạo, huấn luyện, tăng cường trang bị vũ khí, cơ sở vật chất cho bộ đội đặc công. Hiện nay bộ đội đặc công Việt Nam là 1 binh chủng độc lập, do bộ tổng tham mưu trực tiếp chỉ huy. Biên chế bao gồm: đoàn 113, 429, 198 (đặc công lục quân), đoàn 126 (đặc công nước), đoàn 1 (Biệt động quân). Quân số từng đoàn từ 200-1100 người ,tổng quân số khoảng 5200 người. Ngoài ra hải quân Việt Nam còn có lữ đoàn đặc công hải quân 861, lữ đoàn đặc công lính thủy đánh bộ 126, 147 trực thuộc hải quân. Trong số 10 quân khu thì có 7 quân khu biên chế 1 đoàn đặc công trực thuộc quân khu.
Vũ khí của đặc công Việt Nam là pháo cối nòng 82mm, pháo không giật 60mm, súng chống tăng, súng tiểu liên hạng nhẹ, súng nhắm, súng ngắn và súng giảm thanh, các loại lựu đạn, mìn , dao và các thiết bị thông tin liên lạc hạng nhẹ.
Việc huấn luyện của bộ đội đặc công Việt Nam gồm 2 hạng mục: huấn luyện nhà trường và huấn luyện thực chiến. Việc huấn luyện tại trường do các sĩ quan đặc công trực tiếp đảm nhiệm. Hiện nay , Việt Nam có 2 trường huấn luyện đặc công chính là trường sĩ quan đặc công lục quân và trường đặc công hải quân. Số học viên mỗi trường khoảng hơn 200 người. Thời gian huấn luyện từ 3 đến 6 tháng . Sau khi kết thúc khóa huấn luyện và về với đơn vị, các tân binh phải trải qua khóa huấn luyện thực chiến hơn 200 ngày. Nội dun huấn luyện gồm : xạ kích, cài mìn, chiến đấu tay không, ngụy trang, đánh bộc phá cùng nhiều bài tập chiến đấu khác. Sau khi kết thúc các bài huấn luyện thực chiến cơ bản, căn cứ vào từng đơn vị và nhiệm vụ, các tân binh sẽ trải qua đợt huấn luyện thực chiến theo tổ , bao gồm: xạ kích, vượt và phá chướng ngại vật, võ thuật, bơi lội, lái xe, nhảy dù, trinh sát, ám sát, bắt cóc, giáo dục chính trị...
Nhiều năm tôi luyện trong chiến tranh đã giúp cho bộ đội đặc công Việt Nam có được trình độ tác chiến, kỹ năng chiến đấu và kinh nghiệm chiến trường rất cao. 1 cựu binh Mỹ đã nhận xét về đặc công Việt Nam như sau: " Khi hành quân trong rừng rậm, bạn không bao giờ phát hiện ra họ. Bạn chỉ biết đến sự có mặt của họ khi bạn phát hiện ra mình chỉ còn lại một mình". Những điểm mạnh của bộ đội đặc công Việt Nam gồm:
- Thiên về độc lập tac chiến. Mỗi 1 tổ đặc công đều có những nhiệm vụ tác chiến riêng biệt. Mệnh lệnh của sỉ quan chỉ huy được chấp hành triệt để. Trong khi tác chiếm, rất ít khi có sự liên lạc giữa tổ đặc công và sở chỉ huy, giữa các tổ đặc công với nhau. Khi xảy ra tình huống bất ngờ, quyền quyết định thuộc về tổ trưởng tổ đặc công đó. Điều này tạo nên sự linh hoạt và cơ động rất cao cho đặc công Việt Nam.
-Ưu điểm về ngụy trang. Để đạt được tính đột biến và sự bất ngờ trong tác chiến. Ngoài việc thành thạo lợi dụng màn đêm và điều kiện thời tiết , đặc công Việt Nam còn nổi bật trong khả năng ngụy trang thành dân thường, sử dụng ngôn ngữ đối phương để hoạt động tình báo. Trong chiến đấu, đặc công Việt Nam có sở trường ngụy trang phù hợp với từng hoàn cảnh chiến đấu như: rừng rậm, ao hồ, đầm lầy, hoang mạc...
-Khả năng sinh tồn cao. Đặc công Việt Nam luôn được huấn luyện để sống sót trong mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Thông thường, lương khô mang theo của từng người lính chỉ đủ dùng trong 3,4 ngày, số còn lại là do chính người lính tìm kiếm bằng săn bắt và hái lượm.
(phần 2 )
2/Bộ đội đặc công nước Việt Nam
Quy định đầu tiên về tiêu chuẩn của đặc công nước Việt Nam là : mỗi người lính bắt buộc phải bơi được liên tục quãng đường 20 km , đứng nước liên tục trong 4 tiếng đồng hồ, lặn không ống thở với độ sâu trên 30 m, có thể liên tục mang thủy lôi hẹn giờ đặt tại vị trí đã định trong 24 giờ . Những năm gần đây, đặc công nước Việt Nam ngày càng nâng cao năng lực chiến đấu của mình thông qua việc không ngừng tham gia diễn tập tác chiến biển đảo và tác chiến gần bờ.
Thành lập từ năm 1967, đặc công nước hải quân Việt Nam là 1 đơn vị đặc công chuyên nghiệp, trình độ chiến đấu cao. Bao gồm 2 lữ đoàn đặc công chính: đoàn 126 tại Cam Ranh và đoàn 861 tại Nha Trang.
Thủ pháp quen thuộc của đặc công hải quân Việt Nam là xâm nhập tàu thuyền, căn cứ hậu cần, căn cứ chỉ huy gần bờ nhằm đột kích phá hoại. Cách thức tác chiến thường là lợi dụng đêm tối , điều kiện thời tiết xấu như mưa, bão, sương mù...cơ động tổ chức từ 1 đến 2 tổ đặc công dùng thuyền nhỏ và đồ lặn chuyên dụng nhằm tiếp cận địch . Lúc này, bán kính tiếp cận không quá 5 km, bán kính trinh sát 1 km. Sau khi tiếp cận với cự ly gần nhất theo yêu cầu tác chiến, các tổ đặc công sẽ tiến hành đột kích bất ngờ, tiêu hủy căn cứ hậu cần, thiết bị vũ khí và sinh lực địch.
Mục tiêu chủ yếu thường là khu chỉ huy địch, kho vũ khí, khu hậu cần tiếp tế...Trong số thủy lôi mà đặc công nước Việt Nam thường dùng, có cả loại thủy lôi 69-I, 69-II do Trung Quốc viện trợ trước đây.
Chiến sĩ đặc công nước lữ đoàn 147, quân chủng Hải quân huấn luyện đánh phá tàu
Hiện nay, bộ đội đặc công nước Việt Nam đã được trang bị thêm nhiều vũ khí hạng nặng như: hỏa tiễn chống tăng, xe thiết giáp lội nước...
Hải quân Việt Nam chủ trương huấn luyện bộ đội đặc công nước trở thành "đội tiên phong" trong tác chiến đổ bộ biển đảo hiện nay. Mục đích tác chiến là hoàn thành vai trò "cú đấm thép" trong các trận chiến quan trọng-đánh vào đầu não địch. Các thành tích nổi bật của đặc công nước Việt Nam có thể kể đến việc tiêu diệt hàng chục tàu chiến địch trong kháng chiến chống Mỹ, trong đó có cả tàu chở dầu trọng tải hàng chục ngàn tấn, đánh chiếm cảng Xihanuc trong chiến tranh xâm lược Campuchia và nhiều thành tích khác.
* Có 1 điều đáng chú ý trong cuốn sách này, đó là bảng xếp hạng 50 đơn vị đặc công hàng đầu thế giới thì binh chủng đặc công Việt Nam được xếp thứ 14. Đơn vị đặc công của 10 nước đứng đầu là : Mỹ, Nga, Anh, Isarel, Nhật, Pháp, Ấn Độ, Đức, ý, Nam Phi. Trong số này, các nước Đông Nam Á có: Thái Lan (12), Việt Nam (14), Singapo (28), Malayxia (43), Phillipin (44)