- Biển số
- OF-165072
- Ngày cấp bằng
- 3/11/12
- Số km
- 160
- Động cơ
- 348,743 Mã lực
Đặc điểm của lính đặc công là giỏi sử dụng nhiều loại vũ khí. Từ vũ khí thông thường đến các loại pháo như ĐKZ, ĐKB... Và họ cũng là "chuyên gia" bậc thầy về các loại chất nổ, bộc phá. Chuẩn bị trận đánh kho xăng Nhà Bè năm 1973, qua nghiên cứu có 49 bồn chứa lớn, mỗi bồn phải đặt ít nhất 10 kg chất nổ C4 mới phá hủy nổi. Như vậy phải cần gần 500 kg chất nổ cho trận đánh. Một tổ tám người xuất kích không thể mang vác nổi khối lượng đó. Trước đây đã từng thử dùng pháo ĐKZ bắn trúng nhưng không cháy. Với kiến thức và kinh nghiệm đã có, anh em liền cưa trái bom 750 cân Anh bị lép, lấy 100 kg thuốc sản xuất 50 trái mìn lõm, mỗi quả chỉ nặng 1 kg. Lấy vỏ trái bom cho đánh thử, xuyên phá tốt. Kết quả là kho xăng bị đánh cháy suốt 12 ngày đêm, thiêu hủy 250 triệu lít xăng.
Đặc công còn là những chiến sĩ giỏi đánh cận chiến, kể cả bằng tay không và dao găm. Những thế võ đặc công trong các trận giáp lá cà với lính Mỹ, lính chư hầu Nam Triều Tiên, làm cho đám lính khét tiếng thiện chiến này phải kinh hồn. Gặp trường hợp bị vây hãm, đặc công sẵn sàng chấp nhận hy sinh, hoặc mạng đổi mạng để giữ bí mật và khí tiết người lính. Như ở trận đánh kho xăng Nhà Bè, hai chiến sĩ Bao và Tìm khi bị địch bao vây tứ phía, liền "cưa đôi" quả lựu đạn với chúng. Một cựu tư lệnh đặc công cho rằng tinh thần chiến đấu quyết tử của đặc công làm nên phẩm chất anh hùng của người lính, khiến cho quân địch sợ hãi và khâm phục.
Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, để yểm trợ hoả lực cho quân viễn chinh Mỹ, Quân đội Sài Gòn ở miền Nam, Quân đội phái hữu Lào và Quân đội Lon Non Cămpuchia. Chính phủ Mỹ đã thuê 8 sân bay của Chính phủ Thái Lan để làm căn cứ cho các máy bay Quân sự Mỹ dừng tiếp dầu, sửa chữa nhỏ trước khi thực hiện các phi vụ ném bom trên lãnh thổ ba nước Đông Dương.
Với quyết tâm trừng trị máy bay Mỹ ngay tại nơi chúng xuất phát, đặc biệt là nơi máy bay B52 tạm dừng tiếp dầu trước khi bay tiếp đi ném bom, loại máy bay ném bom chiến lược mà lúc đó ta chưa có vũ khí tương ứng đối phó. Nhiệm vụ được giao cho Bộ đội Đặc công...Utapao là mục tiêu chính vì là sân bay quân sự duy nhất mà Thái Lan cho Mỹ thuê tiếp nhận được B52 cất cánh hạ cánh; các mục tiêu quan trọng khác là U đon, Ubon, Cò rạt...Trong thời kỳ chống Mỹ, Đặc công ta đã tiến công một số sân bay nói trên, trong đó Utapao bị đánh ba lần, có lần chỉ với ba chiến sỹ, ta đánh cháy 6 B52, đánh hỏng hai chiếc khác. (Mỹ thú nhận tại Utapao, một B-52 bị hư hại trung bình và hai chiếc B-52 khác bị hư hại nhẹ) Vì nhiều lý do, chiến công không được tuyên truyền rộng rải, nhưng trong quân sử chiến công này được cả ta và địch đánh giá cao.
Tuy nhiên, tấm huân chương nào cũng có mặt sau của nó: Trong quá trình chiến đấu có một số chiến sỹ Đặc công của ta khi trinh sát hoặc chiến đấu đã bị quân đội Thái Lan canh giữ sân bay bắt giữ. (Nếu mình nhớ không nhầm, có cả một số các đồng chí ở đoàn tàu không số vận tải vũ khí cho miền Nam qua ngã biển Tây Nam Bộ, bị lộ đánh nhau với Hải quân quân đội Sài Gòn đắm tàu bơi dạt vào vùng biển Thái Lan)
Lính ta đồn nhau rằng (Mà lính đã đồn không chồn thì cáo): Năm 1977, Thủ tướng ta lúc đó là cụ Phạm Văn Đồng sang thăm hữu nghị chính thức Thái Lan theo lời mời của Thủ tướng Thái là Ngài Criêngxắc Chamanăn. Trước khi thành Thủ tướng Thái ngài C.Chamanăn là Đại tướng Tư lệnh Lục quân Thái Lan, một chức vụ đầy quyền uy trên chính trường Thái. Xuất thân nhà binh nhưng ngài Đại tướng nấu ăn rất giỏi. Để bày tỏ sự thân thiện, Ngài Thủ tướng Thái đã mời Thủ tướng ta về nhà riêng tự tay vào bếp làm tiệc khoản đãi. Khi vui chuyện ( hay là thủ đoạn ngoại giao không biết) Ngài Thủ tướng Thái nói với Thủ tướng ta:
- Thưa Ngài, chúng tôi có bắt giữ một số chiến binh tuyệt vời của Ngài trong cuộc chiến tranh Việt Nam vừa qua, nhân dịp chuyến viếng thăm của Ngài, để bày tỏ thiện chí, chúng tôi xin trao trả cho Ngài những công dân ưu tú ấy!
Ta và Thái Lan không ở trong trạng thái chiến tranh nên hồi đó về ngoại giao không thể công khai chuyện Đặc công ta xâm nhập lãnh thổ Thái tấn công các sân bay Mỹ thuê được. Vì vậy khi bị bắt quân ta đều khai: “Thanh niên Việt Kiều căm thù bọn Mỹ ném bom giết hại đồng bào trong nước nên tự phát chế tạo vũ khí đánh máy bay Mỹ chứ không nhằm đánh sân bay Thái Lan.”
Đặc công còn là những chiến sĩ giỏi đánh cận chiến, kể cả bằng tay không và dao găm. Những thế võ đặc công trong các trận giáp lá cà với lính Mỹ, lính chư hầu Nam Triều Tiên, làm cho đám lính khét tiếng thiện chiến này phải kinh hồn. Gặp trường hợp bị vây hãm, đặc công sẵn sàng chấp nhận hy sinh, hoặc mạng đổi mạng để giữ bí mật và khí tiết người lính. Như ở trận đánh kho xăng Nhà Bè, hai chiến sĩ Bao và Tìm khi bị địch bao vây tứ phía, liền "cưa đôi" quả lựu đạn với chúng. Một cựu tư lệnh đặc công cho rằng tinh thần chiến đấu quyết tử của đặc công làm nên phẩm chất anh hùng của người lính, khiến cho quân địch sợ hãi và khâm phục.
Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, để yểm trợ hoả lực cho quân viễn chinh Mỹ, Quân đội Sài Gòn ở miền Nam, Quân đội phái hữu Lào và Quân đội Lon Non Cămpuchia. Chính phủ Mỹ đã thuê 8 sân bay của Chính phủ Thái Lan để làm căn cứ cho các máy bay Quân sự Mỹ dừng tiếp dầu, sửa chữa nhỏ trước khi thực hiện các phi vụ ném bom trên lãnh thổ ba nước Đông Dương.
Với quyết tâm trừng trị máy bay Mỹ ngay tại nơi chúng xuất phát, đặc biệt là nơi máy bay B52 tạm dừng tiếp dầu trước khi bay tiếp đi ném bom, loại máy bay ném bom chiến lược mà lúc đó ta chưa có vũ khí tương ứng đối phó. Nhiệm vụ được giao cho Bộ đội Đặc công...Utapao là mục tiêu chính vì là sân bay quân sự duy nhất mà Thái Lan cho Mỹ thuê tiếp nhận được B52 cất cánh hạ cánh; các mục tiêu quan trọng khác là U đon, Ubon, Cò rạt...Trong thời kỳ chống Mỹ, Đặc công ta đã tiến công một số sân bay nói trên, trong đó Utapao bị đánh ba lần, có lần chỉ với ba chiến sỹ, ta đánh cháy 6 B52, đánh hỏng hai chiếc khác. (Mỹ thú nhận tại Utapao, một B-52 bị hư hại trung bình và hai chiếc B-52 khác bị hư hại nhẹ) Vì nhiều lý do, chiến công không được tuyên truyền rộng rải, nhưng trong quân sử chiến công này được cả ta và địch đánh giá cao.
Tuy nhiên, tấm huân chương nào cũng có mặt sau của nó: Trong quá trình chiến đấu có một số chiến sỹ Đặc công của ta khi trinh sát hoặc chiến đấu đã bị quân đội Thái Lan canh giữ sân bay bắt giữ. (Nếu mình nhớ không nhầm, có cả một số các đồng chí ở đoàn tàu không số vận tải vũ khí cho miền Nam qua ngã biển Tây Nam Bộ, bị lộ đánh nhau với Hải quân quân đội Sài Gòn đắm tàu bơi dạt vào vùng biển Thái Lan)
Lính ta đồn nhau rằng (Mà lính đã đồn không chồn thì cáo): Năm 1977, Thủ tướng ta lúc đó là cụ Phạm Văn Đồng sang thăm hữu nghị chính thức Thái Lan theo lời mời của Thủ tướng Thái là Ngài Criêngxắc Chamanăn. Trước khi thành Thủ tướng Thái ngài C.Chamanăn là Đại tướng Tư lệnh Lục quân Thái Lan, một chức vụ đầy quyền uy trên chính trường Thái. Xuất thân nhà binh nhưng ngài Đại tướng nấu ăn rất giỏi. Để bày tỏ sự thân thiện, Ngài Thủ tướng Thái đã mời Thủ tướng ta về nhà riêng tự tay vào bếp làm tiệc khoản đãi. Khi vui chuyện ( hay là thủ đoạn ngoại giao không biết) Ngài Thủ tướng Thái nói với Thủ tướng ta:
- Thưa Ngài, chúng tôi có bắt giữ một số chiến binh tuyệt vời của Ngài trong cuộc chiến tranh Việt Nam vừa qua, nhân dịp chuyến viếng thăm của Ngài, để bày tỏ thiện chí, chúng tôi xin trao trả cho Ngài những công dân ưu tú ấy!
Ta và Thái Lan không ở trong trạng thái chiến tranh nên hồi đó về ngoại giao không thể công khai chuyện Đặc công ta xâm nhập lãnh thổ Thái tấn công các sân bay Mỹ thuê được. Vì vậy khi bị bắt quân ta đều khai: “Thanh niên Việt Kiều căm thù bọn Mỹ ném bom giết hại đồng bào trong nước nên tự phát chế tạo vũ khí đánh máy bay Mỹ chứ không nhằm đánh sân bay Thái Lan.”