Rảnh ngồi tâm sự với cc về chuyện Ngoại ngữ của dân kỹ thuật:
- Thực tế nói về % thông minh, chất xám thì phải nói dân khối A hơn hẳn các khối còn lại ,,,vì thế ko thể nói là học cái này khó cái kia khó ..học ko vào. Tuy nhiên về Ngoại ngữ thì dân kỹ thuật bị coi là "dốt", "kém giao tiếp" ... tại sao thế?
1. Dân Kỹ thuật thường theo tư duy theo định lượng, vì vậy khi học NN thường học ngữ pháp rất tốt nhưng phần nghe nói thì kém là do nghĩ mình làm Kỹ thuật thì chỉ cần đọc hiểu là được, đa số là tra tài liệu kỹ thuật.
2. Học NN ko cần thông minh lắm mà cái cần là phải rất chăm chỉ, cần cù luyện hằng ngày kiểu học thuộc nên dân Kỹ thuật ko thích lắm, cái này là thực tế
3. Môi trường làm việc của dân Kỹ thuật thường ít giao tiếp trực tiếp với người nước ngoài, trừ 1 bộ phận làm chuyên môn sau chuyển sang sales vì thế đa số họ học ngoại ngữ để đọc hiểu, trao đổi qua email ...là đủ.
Trường hợp riêng của em:
- Ngày xưa học tiếng Nga đến 11 năm (c2, c3, ĐH) mà em thuộc diện học NN nhanh nên hồi lên học ĐH cũng thuộc diện khá của lớp (các bạn ở tỉnh chưa học tiếng Nga thì rất chật vật), em giao tiếp cơ bản = tiếng Nga được vậy mà khi ra trường chỉ ứng dụng đc tầm 1 năm khi thực tập ở 1 đơn vị kỹ thuật của Quân đội do khí tài toàn tiếng Nga. Sau đó thì ko bao giờ sd nữa, rất phí.
Mọi người cứ bảo tiếng Nga khó hơn tiếng Anh, tiếng Pháp...nhưng dân Kỹ thuật như em lại thấy dễ hơn bởi vì:
--- Tiếng Nga viết ntn đọc như thế ko kiểu đọc linh tinh xòe như tiếng Anh, ngữ pháp khó lắm cách lắm thì nhưng lại chặt chẽ ko như tiếng Anh quá nhiều trường hợp riêng ko theo chuẩn phải học thuộc lòng quá nhiều. Phiên âm tiếng Anh cũng lắm trường hợp riêng nên cần phải chăm chỉ học thuộc luyện nhiều mới giỏi được.
- Năm thứ 5 Đh thì em cũng theo phong trào đi học tiếng Anh, giáo trình TA thời sơ khai là Kernel ( giáo trình này chắc ít người biết), mãi sau mới phổ cập đi học đại trà là Sờ-chim-like
Hồi đó đang học tiếng Nga chuyển sang học tiếng Anh nó khác kiểu nên chán lắm + thời đó gv phát âm ko chuẩn do gv cũng học lại từ trong nước nên cả thế hệ thời đó phát âm sai (Sau đi công tác,đi học ở NN mới biết là mình sai do mình nói nó ko hiểu còn nó nói luận mãi mới ra là nó nói gì
).
Quá trình học TA của bọn em thời đó toàn học các trung tâm đại trà ở HN vì vậy chất lượng phần giao tiếp ko cao, chỉ người Việt nói với nhau thì hiểu thôi
Sau đi làm phần thì bận, phần thì do ko cần thiết lắm vì vậy trình TA chỉ đến mức đọc hiểu và thi thoảng trao đổi với Tây thì đều y/c nó Mess hoặc email, nói vài câu là ngọng
Email đọc thì hiểu vì đa số là thuật ngữ kỹ thuật và trả lời luôn sử dụng bảo bối GG dịch 2 chiều, Tây nó hiểu ý chính là đc rồi.
Sau lên quản lý rồi thì mọi việc em đều giao NV thay mặt giao tiếp hết, họp với đối tác NN em đều yêu cầu phải có phiên dịch, ko vì sĩ diện mà rồi có lúc không hiểu dẫn tới quyết định sai
Các bạn trẻ sau này khi phát triển internet tiếp cận được nhiều nguồn, nhiều pp học nên kết quả rất tốt, cái này phải công nhận.