[Funland] Xét tuyển sớm vào đh Bách Khoa năm nay khéo khủng hơn cả mấy trường đh bên Mỹ là có thật cccm ạ?

Rookies

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-799417
Ngày cấp bằng
5/12/21
Số km
1,015
Động cơ
35,460 Mã lực
Cái như cụ nói nó là thực trạng đáng buồn của giáo dục đại học Việt Nam đó cụ.
Chính vì tư duy tránh nặng tìm nhẹ, nhà nước cũng không đầu tư nên VN sẽ không bao giờ công nghiệp hóa nổi nếu còn tồn tại tư duy như này. Tất cả các nước công nghiệp hóa thành công đều phải khởi nguồn từ Luyện kim, cơ khí, chế tạo máy. Không biết chế tạo máy thì lấy gì công nghiệp hóa?? Hay công nghiệp hóa là cho Toyota, Samsung... thuê đất, thuê công nhân là xong?? Các cụ cứ ra rả cả ngày là công nghệ lõi này lõi kia, nhưng lõi nhất để công nghiệp hóa thành công là luyện kim đấy. Dẫu biết là để nắm được công nghệ lõi luyện kim là cực khó bởi vậy mới cần sự đầu tư của nhà nước, như bên TQ luyện kim cũng phải nhà nước đầu tư mới có thành quả dù công nghệ luyện kim TQ vẫn chưa đủ tầm Âu Mỹ.
Thức tế cũng cho thấy rằng các nước công nghiệp hóa bằng chân ngừơi khác( không nắm trong tay bí quyết công nghệ luyện kim, cơ khí, chế tạo máy...) thì mãi nằm trong bẫy thu nhập trung bình.
Tư duy chê luyện kim, cơ khí, chế tạo máy... nó tương tự tư duy chê" chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm.
Bởi vậy nên giáo dục ngày càng nát là thế: Giáo viên( người hướng dẫn) toàn là thấp nhất của các loại thấp thế, trình độ đầu vào thế thì đòi hỏi người học thành tài chẳng là mơ sảng sao?? Giống như đòi công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà chả biết sất gì về luyện kim, hóa chất, cơ khí, chế tạo máy...
Đừng nói là đi làm phò, kiếm nhiều tiền hơn, sắm được nhiều đồ công nghệ trong nhà(tức là tư duy có tiền tao mua xài mắc gì phải sản xuất) thì thành nước phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công.
Luyện kim là cái thứ phải thực làm, làm nhiều, đầu tư lớn rồi rút kinh nghiệm mới ra thành quả chứ ít nước nào nó chia sẽ hay bán bí quyết. TQ định mua 1 doanh nghiệp luyện kim nỏi tiếng của Đức nhưng chính phủ nó cấm ngay( vì nó giữ bí quyết cho quốc gia nó).
Ý em là toàn nói một đằng làm 1 nẻo đó!

Mấy thằng đội luyện kim làm tôn giáo toàn lý thuyết suông - biết rồi leo lẻo cửa miệng - bảo đóng góp đi thì nhường nhà khác
 

beSuSu

Xe điện
Biển số
OF-111306
Ngày cấp bằng
2/9/11
Số km
3,636
Động cơ
475,063 Mã lực
Hehe, cụ check lại coi bọn Mỹ còn SAT 2 ko nhé. Ngoài ra một số trường Mỹ trc đây định bỏ SAT do lo ngại vụ ôn luyện nhưng giờ đã phải quay lại rồi.
À chấp nhận hay ko phải tùy có thuyết phục ko chứ cụ, ko thì lại thành nghị gật à. Em tranh luận với cụ tức là nể cụ lắm rồi ấy.
Nhưng em xin dừng tranh luận với cụ tại đây và chúc cụ ngủ ngon :D.
PS: Lại ngứa mồm phát.
1. Cụ nói ko đánh giá tính học thuật của SAT là sao? Vậy theo cụ phân tích SAT kém học thuật so với TLH quan kỳ thi ĐGNL hay QG ở chỗ nào. À mà em hỏi luôn Văn, Sử, Địa có tính học thuật ko?
2. Nếu SAT ko đủ tính học thuật để sàng lọc SV vậy sao Mỹ và nhiều nc vẫn dùng đc và dùng tốt?
3. Cụ đã bao giờ đọc hay làm thử đề SAT chưa? Cụ thấy nó khó hay dễ, hay dở ở điểm nào.
Đừng nói với em rằng cụ chưa nhìn đề bao giờ nhưng vẫn phán nhé :D
Cụ tranh luận với ai mà mỗi lúc lại thêm 1 điều kiện để bảo vệ quan điểm của họ thì cụ tranh luận làm gì, vừa đá bóng vừa thổi còi.
Trên thì kêu giỏi tiếng Anh ko khó, dưới thì giỏi đọc tài liệu siêu còn các skill khác kém thì ko quan trọng,
Tranh luận như này ko phải tranh luận. Ko thống nhất khái niệm/
 

Twist

Xe đạp
Biển số
OF-786200
Ngày cấp bằng
1/8/21
Số km
35
Động cơ
28,086 Mã lực
trường đại học bách khoa học nặng. Chú nào vào là phải học cật lực mới theo được. Thằng cu nhà em cách đấy mấy năm trượt lòi tòi phòi và theo 1 trường kỹ thuật khác. Sau 1 năm thì em thấy may mà nó ko vào trường đó vì có vào cũng chả theo được. Con mình khả năng chỉ thế
 

gaquay123

Xe tăng
Biển số
OF-150512
Ngày cấp bằng
26/7/12
Số km
1,134
Động cơ
368,126 Mã lực
Cụ đùa, có những nơi như A0 còn ghi luôn là chỉ tuyển bằng giỏi, ko có quá 2 môn thi lại.
Công ty em chỉ tuyển BKHN, BKHCM, ĐHQG, bằng khá trở lên, trường hợp nào thấy hơi lăn tăn nhân sự còn gọi điện về trường check nhé chứ ko phải cứ muốn khai thế nào thì khai. Nếu các bạn học kĩ thuật trường khác thì 99% là làm mấy vị trí kiểu support hay back thôi.
Công ty cụ cẩn thận thế! Nhưng cũng đúng, vì các cháu bằng khá, giỏi có tư duy nhanh nhẹn và gần như chắc chắn chỉn chu trong công việc hơn các cháu bằng trung bình! Điều này sẽ thể hiện khá đúng khả năng giải quyết vấn đề trong công việc sau này, đặc biệt là ngành kỹ thuật!
Tương lai em nghĩ giáo dục đại học mình cũng theo xu hướng của Trung Quốc, Hàn Quốc là có 1 số trường đại học tinh hoa như: Thanh Hoa, Bắc Đại...Sinh viên chắc đa phần auto sẽ được 1 mặt bằng lương khác so với các trường còn lại!
 

tientung000

Xe điện
Biển số
OF-23067
Ngày cấp bằng
28/10/08
Số km
2,625
Động cơ
500,226 Mã lực
Đọc các cụ tranh luận vui quá. Ngại viết dài thật.
Em thấy cục Marda49 có tư duy khác biệt, chưa hẳn là phản biện, nhưng bị ném đá hơi ác. Cụ chưa đưa được luận chứng cho việc tuyển sinh theo SAT là 1 phương thức tuyển sinh bất ổn, vì áp bài của Tây vào môi trường VN.
Tuy nhiên, em lỗ mỗ cho rằng đa dạng hóa đầu vào tuyển sinh là 1 cách làm tốt. Các trường sẽ tùy giai đoạn sử dụng các công cụ để tuyển sinh đầu vào, không nhất thiết phải gò theo 1 cách. Lật lại lịch sử, có giai đoạn tuyển sinh theo lý lịch, thi chung đại học đầu vào, thi riêng đầu vào, thi ghép tốt nghiệp PTTH, tuyển thẳng dựa trên điểm tốt nghiệp PTTH, rồi mở rộng xét thêm điểm học bạ,.. và các phương thức này đã bị xóa sổ giai đoạn hiện tại.
VN ở ngã 3 đường ảnh hưởng ngôn ngữ, xửa xưa tiếng Trung, rồi Pháp, xong Mỹ - Nga 2 miền, giờ phổ cập Anh, ít hơn chút chắc là Trung, Nhật, Hàn, Đức, Pháp... nên để tối thiểu rủi ro vào đời, lập thân rất cần có ngoại ngữ. Tạm thời dùng chuẩn tiếng Anh tuyển sinh, mai mốt liên kết Nhật thì tuyển theo kiểu Nhật, liên kết Đức tuyển kiểu Đức chả có gì sai.
Kết quả SAT 1500+ có thể không khẳng định là bạn học sinh đó thi TLH sẽ trên 27 28++ điểm, nhưng nếu chỉ tuyển mấy bạn TLH 27 28++ điểm mà kém ngoại ngữ thì 1 lớp sẽ không có đầu tàu về ngoại ngữ, vô hình trung tạo ra 1 xu thế nhìn nhau, ngoại ngữ tàm tạm. Ít nhất cũng cần có những bạn giỏi ngoại ngữ để các bạn khác noi theo.
Thực tế em chỉ biết 1 số bạn học của F1 (2x bạn) có điểm SAT trên 1500, hầu hết cận, và khá smart. Các bạn cày cuốc TLH ngoại ngữ từ nhỏ để chiến vào C2, C3, cày thêm SAT, IELTS đến khi đạt SAT 1500+ , IELTS 7,5+ rồi thì tự giảm áp lực TLH, xong sớm nghỉ sớm, không thể nói các bạn đó kém TLH.
Gần 950 bạn thi nộp hồ sơ BK với điểm SAT, tạm coi là chỉ các học sinh chuyên tự nhiên TLH nộp hồ sơ. Riêng HN có ĐHKHTN, AMS, Sư phạm, CVA, Nguyễn Huệ, Sơn Tây; các tỉnh lân cận BN, TH, NA, HT... số lượng trường có thể ít hơn, nhưng mỗi lớp ở tỉnh chỉ cần 5-10 bạn, ở HN 10-15 bạn một lớp chuyên nộp thì đã vượt quá số 950 kia rồi. Nên đừng nói là các bạn SAT 1500+ kém tư chất. 1 ngành, 1 lớp đại học chỉ cần tuyển các bạn đủ năng lực tư duy, rồi còn đào tạo thêm ít nhất 7-8 năm mới có thể biết nghiên cứu, làm thày; biết làm thợ cày thì chỉ cần 3-4 năm. Quãng thời gian đại học và làm nghiên cứu hơn cả quãng thời gian trung học của các bạn (lớp 6-12), nên thực tế tuyển "the best" của phổ thông cũng chỉ nói là bạn đó có tư chất tốt, nhưng nếu không tự lực 7-8+ năm sau phổ thông thì còn lâu mới giỏi, xuất sắc.

PS. Toán phổ thông chỉ nói lên trình tư duy, chút mơ mộng của học sinh, chỉ có 1 phần nhỏ liên quan với toán đại học. Nếu chỉ cày TLH phổ thông thì vừa quá nặng mà không hoàn toàn hữu ích khi học ĐH. Tại sao không giảm tải cho hs thông qua các hình thức khác, như các bạn chuyên đang tự làm?
Tổng chi xã hội cho các bạn học ngoại ngữ là chi nội địa, chỉ có phí tham dự thi là ra nước ngoài, không nhiều. Bù lại, nó kéo mặt bằng chung ngoại ngữ lên 1 tầm cao mới. Em cho rằng ít nhất 50% các bạn đầu vào SAT, IELTS cao sẽ có ngoại ngữ thứ 2 ngoài tiếng Anh, chẳng phải đáng hoan nghênh? Đầu kéo xã hội cũng là từ đây chứ đâu. Mợ Jochi Daigaku là ví dụ tiếng Anh, tiếng Nhật; tiếng Trung đến đâu rồi nhỉ?
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,825
Động cơ
180,184 Mã lực
Mợ thật kiên nhẫn.
Đọc các bài viết của nick này, hoặc là tư duy có vấn đề, nhưng cùn. Hoặc cố tình cùn để trêu tức. Dù thế nào thì em cũng cho vào black list lâu rồi, khỏi mất tg, và mang nl tiêu cực vì cãi nhau vào người.
Phải nhân viên em là em đã chửi bậy và đá đít rồi đấy ạ :D
Em biết có tranh luận cũng vô ích vì cụ ấy hỏi một đằng nói một nẻo ko có luận điểm và bám vào vde cần tranh luận. Cơ mà em viết nốt cho vui thôi, đang lúc mất ngủ :D
 

trungbusiness

Xe tải
Biển số
OF-303179
Ngày cấp bằng
28/12/13
Số km
434
Động cơ
309,368 Mã lực
Cái như cụ nói nó là thực trạng đáng buồn của giáo dục đại học Việt Nam đó cụ.
Chính vì tư duy tránh nặng tìm nhẹ, nhà nước cũng không đầu tư nên VN sẽ không bao giờ công nghiệp hóa nổi nếu còn tồn tại tư duy như này. Tất cả các nước công nghiệp hóa thành công đều phải khởi nguồn từ Luyện kim, cơ khí, chế tạo máy. Không biết chế tạo máy thì lấy gì công nghiệp hóa?? Hay công nghiệp hóa là cho Toyota, Samsung... thuê đất, thuê công nhân là xong?? Các cụ cứ ra rả cả ngày là công nghệ lõi này lõi kia, nhưng lõi nhất để công nghiệp hóa thành công là luyện kim đấy. Dẫu biết là để nắm được công nghệ lõi luyện kim là cực khó bởi vậy mới cần sự đầu tư của nhà nước, như bên TQ luyện kim cũng phải nhà nước đầu tư mới có thành quả dù công nghệ luyện kim TQ vẫn chưa đủ tầm Âu Mỹ.
Thức tế cũng cho thấy rằng các nước công nghiệp hóa bằng chân ngừơi khác( không nắm trong tay bí quyết công nghệ luyện kim, cơ khí, chế tạo máy...) thì mãi nằm trong bẫy thu nhập trung bình.
Tư duy chê luyện kim, cơ khí, chế tạo máy... nó tương tự tư duy chê" chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm.
Bởi vậy nên giáo dục ngày càng nát là thế: Giáo viên( người hướng dẫn) toàn là thấp nhất của các loại thấp thế, trình độ đầu vào thế thì đòi hỏi người học thành tài chẳng là mơ sảng sao?? Giống như đòi công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà chả biết sất gì về luyện kim, hóa chất, cơ khí, chế tạo máy...
Đừng nói là đi làm phò, kiếm nhiều tiền hơn, sắm được nhiều đồ công nghệ trong nhà(tức là tư duy có tiền tao mua xài mắc gì phải sản xuất) thì thành nước phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công.
Luyện kim là cái thứ phải thực làm, làm nhiều, đầu tư lớn rồi rút kinh nghiệm mới ra thành quả chứ ít nước nào nó chia sẽ hay bán bí quyết. TQ định mua 1 doanh nghiệp luyện kim nỏi tiếng của Đức nhưng chính phủ nó cấm ngay( vì nó giữ bí quyết cho quốc gia nó).
Thực tế đáng buồn như cụ nói, nền kinh tế yếu và què quặt nguyên nhân chính là do giáo dục yếu kém, ngành kinh tế thì thôi không nhắc đến nhưng kỹ thuật sản xuất là nền tảng thì quá tệ. Giảng viên không biết thực tế sản xuất cần gì, làm như thế nào thì làm sao dạy được cái gì ra hồn. Nghe thiên hạ nói học BK khó, thi lại nhiều tưởng hay nhưng lại là thực tế đáng buồn cho những môn học đó vì sinh viên vào được BK là top đầu rồi mà học không hiểu thì nguyên nhân là do năng lực yếu kém của giảng viên hoặc chương trình học mơ hồ và thiếu thực tế. Khoa học công nghệ mà hệ thống phòng thí nghiệm và thư viện kỹ thuật lởm khởm như hiện nay thì đi đâu về đâu. Quan trọng nhất là người lãnh đạo nhà trường cần phải có tư duy khác biệt vượt ra ngoài suy nghĩ đánh đố những cái vớ vẩn. Lãnh đạo trường cần mở mắt và mở não ra nghĩ xem học sinh của mình khi ra trường sẽ làm được cái gì và thay đổi thì mới tiến bộ được. Thay vì ngồi chễm trệ trên ghế êm phòng đẹp thì hãy tìm đến các doanh nghiệp tốt đề đề nghị hợp tác hỗ trợ giáo dục đào tạo.
 
Chỉnh sửa cuối:

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,825
Động cơ
180,184 Mã lực
Cụ tranh luận với ai mà mỗi lúc lại thêm 1 điều kiện để bảo vệ quan điểm của họ thì cụ tranh luận làm gì, vừa đá bóng vừa thổi còi.
Trên thì kêu giỏi tiếng Anh ko khó, dưới thì giỏi đọc tài liệu siêu còn các skill khác kém thì ko quan trọng,
Tranh luận như này ko phải tranh luận. Ko thống nhất khái niệm/
:D, em viết vì em thích thôi, nên em ko cáu ko chán vì thế.
 

nhanchauchau

Xe tăng
Biển số
OF-153466
Ngày cấp bằng
21/8/12
Số km
1,976
Động cơ
1,036,890 Mã lực
Phải nhân viên em là em đã chửi bậy và đá đít rồi đấy ạ :D
Em biết có tranh luận cũng vô ích vì cụ ấy hỏi một đằng nói một nẻo ko có luận điểm và bám vào vde cần tranh luận. Cơ mà em viết nốt cho vui thôi, đang lúc mất ngủ :D
Èo, mất ngủ thì càng cần tĩnh tâm để ngủ được.
Đây mợ lại căng ra đi cãi nhau. Thà nc với đầu gối mình còn hơn.
 

TieuFu

Xe container
Biển số
OF-148443
Ngày cấp bằng
7/7/12
Số km
8,798
Động cơ
482,923 Mã lực
Nơi ở
rừng
trường đại học bách khoa học nặng. Chú nào vào là phải học cật lực mới theo được. Thằng cu nhà em cách đấy mấy năm trượt lòi tòi phòi và theo 1 trường kỹ thuật khác. Sau 1 năm thì em thấy may mà nó ko vào trường đó vì có vào cũng chả theo được. Con mình khả năng chỉ thế
Học trường BK dễ tẩu hỏa nhập ma lắm ! KK
 

Dream Thai

Xe điện
Biển số
OF-70813
Ngày cấp bằng
16/8/10
Số km
4,318
Động cơ
481,029 Mã lực
Thực tế đáng buồn như cụ nói, nền kinh tế yếu và què quặt nguyên nhân chính là do giáo dục yếu kém, ngành kinh tế thì thôi không nhắc đến nhưng kỹ thuật sản xuất là nền tảng thì quá tệ. Giảng viên không biết thực tế sản xuất cần gì, làm như thế nào thì làm sao dạy được cái gì ra hồn. Nghe thiên hạ nói học BK khó, thi lại nhiều tưởng hay nhưng lại là thực tế đáng buồn cho những môn học đó vì sinh viên vào được BK là top đầu rồi mà học không hiểu thì nguyên nhân là do năng lực yếu kém của giảng viên hoặc chương trình học mơ hồ và thiếu thực tế. Khoa học công nghệ mà hệ thống phòng thí nghiệm và thư viện kỹ thuật lởm khởm như hiện nay thì đi đâu về đâu. Quan trọng nhất là người lãnh đạo nhà trường cần phải có tư duy khác biệt vượt ra ngoài suy nghĩ đánh đố những cái vớ vẩn. Mở mắt và mở não ra nghĩ xem học sinh của mình khi ra trường sẽ làm được cái gì và thay đổi thì mới tiến bộ được.
Các cháu giỏi vào BK nói riêng, các ngành kthuat nói chung e thấy mừng roài,

chứ trc cc giỏi toàn vào đại học an ninh, kte, marketing .... :)

Có cụ còn mơ mộng bảo giờ phải dậy = tiếng Anh ở trường ĐH, xl chứ kể cả mây ông TS ở tây về, dc mấy ông đi giảng dc bằng TA :(
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,825
Động cơ
180,184 Mã lực
Thực tế đáng buồn như cụ nói, nền kinh tế yếu và què quặt nguyên nhân chính là do giáo dục yếu kém, ngành kinh tế thì thôi không nhắc đến nhưng kỹ thuật sản xuất là nền tảng thì quá tệ. Giảng viên không biết thực tế sản xuất cần gì, làm như thế nào thì làm sao dạy được cái gì ra hồn. Nghe thiên hạ nói học BK khó, thi lại nhiều tưởng hay nhưng lại là thực tế đáng buồn cho những môn học đó vì sinh viên vào được BK là top đầu rồi mà học không hiểu thì nguyên nhân là do năng lực yếu kém của giảng viên hoặc chương trình học mơ hồ và thiếu thực tế. Khoa học công nghệ mà hệ thống phòng thí nghiệm và thư viện kỹ thuật lởm khởm như hiện nay thì đi đâu về đâu. Quan trọng nhất là người lãnh đạo nhà trường cần phải có tư duy khác biệt vượt ra ngoài suy nghĩ đánh đố những cái vớ vẩn. Mở mắt và mở não ra nghĩ xem học sinh của mình khi ra trường sẽ làm được cái gì và thay đổi thì mới tiến bộ được.
Vde này ko chỉ là vde của ngành giáo dục mà còn phải rộng hơn. Bao gồm sự trợ giúp và phối hợp từ các doanh nghiệp cũng như những nhà hảo tâm nữa.
Bọn Tây đặc biệt là bọn Mỹ, nó có văn hóa pay it forward, học hành thành tài hay nhiều tiền rồi thì đóng góp cho XH nhất là giáo dục.
Ví dụ trường con em ở Mỹ vừa rồi nhận đc 85tr usd từ hai nguồn, 25tr từ một nguồn của một quỹ của ông tỷ phú (quỹ này thấy giải ngân liên tục, ông ý donote 4 tỷ usd cho 4 trường đại học, trong đó có trường con em) để trợ giúp tài chính cho svien theo học. 50tr usd thì từ con của một giáo sư cũ của trường để cải tạo thư viện thành thư viện hiện đại nhất nc Mỹ.
Ngoài ra các DN cũng tham gia rất tích cực trong việc hợp tác với các trường trong nghiên cứu và nhận svien thực tập từ sớm... Nhưng VN thì mạnh ai nấy lo chỉ bo bo về mình thôi.
 

nhanchauchau

Xe tăng
Biển số
OF-153466
Ngày cấp bằng
21/8/12
Số km
1,976
Động cơ
1,036,890 Mã lực
Thực tế đáng buồn như cụ nói, nền kinh tế yếu và què quặt nguyên nhân chính là do giáo dục yếu kém, ngành kinh tế thì thôi không nhắc đến nhưng kỹ thuật sản xuất là nền tảng thì quá tệ. Giảng viên không biết thực tế sản xuất cần gì, làm như thế nào thì làm sao dạy được cái gì ra hồn. Nghe thiên hạ nói học BK khó, thi lại nhiều tưởng hay nhưng lại là thực tế đáng buồn cho những môn học đó vì sinh viên vào được BK là top đầu rồi mà học không hiểu thì nguyên nhân là do năng lực yếu kém của giảng viên hoặc chương trình học mơ hồ và thiếu thực tế. Khoa học công nghệ mà hệ thống phòng thí nghiệm và thư viện kỹ thuật lởm khởm như hiện nay thì đi đâu về đâu. Quan trọng nhất là người lãnh đạo nhà trường cần phải có tư duy khác biệt vượt ra ngoài suy nghĩ đánh đố những cái vớ vẩn. Mở mắt và mở não ra nghĩ xem học sinh của mình khi ra trường sẽ làm được cái gì và thay đổi thì mới tiến bộ được.
Thi lại nhiều vì k chịu học hàng ngày, đến cuối kì mới cong mông lên học trong mấy hôm.
H con em k cho theo BK đâu, học thì nhiều môn, dài tận 5 năm.
Quay ra nghiên cứu mấy trường như kiểu USTH hay Việt Đức cũng tốt chả kém mấy.
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,825
Động cơ
180,184 Mã lực
Các cháu giỏi vào BK nói riêng, các ngành kthuat nói chung e thấy mừng roài,

chứ trc cc giỏi toàn vào đại học an ninh, kte, marketing .... :)

Có cụ còn mơ mộng bảo giờ phải dậy = tiếng Anh ở trường ĐH, xl chứ kể cả mây ông TS ở tây về, dc mấy ông đi giảng dc bằng TA :(
Em mơ như vậy đó cụ :D, thực ra bây giờ thầy cô đi du học về nhiều, dậy = tiếng Anh một số môn là hoàn toàn khả thi đó. Vì cũng ko cần nói TA quá xịn xò đâu, làm riết rồi quen thôi. Em có khá bạn dạy BK, em nghĩ hoàn toàn có thể dạy cả bằng TA và TP, bằng chứng là vẫn đi dạy các trường hoặc chương trình qte ạ. Chỉ là ko bắt buộc nên ko làm vì dù sao cũng mệt hơn.Cứ thêm phụ cấp giảng dạy vào là chạy đc ngay :D.
 

nhanchauchau

Xe tăng
Biển số
OF-153466
Ngày cấp bằng
21/8/12
Số km
1,976
Động cơ
1,036,890 Mã lực
Vde này ko chỉ là vde của ngành giáo dục mà còn phải rộng hơn. Bao gồm sự trợ giúp và phối hợp từ các doanh nghiệp cũng như những nhà hảo tâm nữa.
Bọn Tây đặc biệt là bọn Mỹ, nó có văn hóa pay it forward, học hành thành tài hay nhiều tiền rồi thì đóng góp cho XH nhất là giáo dục.
Ví dụ trường con em ở Mỹ vừa rồi nhận đc 85tr usd từ hai nguồn, 25tr từ một nguồn của một quỹ của ông tỷ phú (quỹ này thấy giải ngân liên tục, ông ý donote 4 tỷ usd cho 4 trường đại học, trong đó có trường con em) để trợ giúp tài chính cho svien theo học. 50tr usd thì từ con của một giáo sư cũ của trường để cải tạo thư viện thành thư viện hiện đại nhất nc Mỹ.
Ngoài ra các DN cũng tham gia rất tích cực trong việc hợp tác với các trường trong nghiên cứu và nhận svien thực tập từ sớm... Nhưng VN thì mạnh ai nấy lo chỉ bo bo về mình thôi.
PIF, như trong tháp nhu cầu thì khi người ta đầy đủ, thỏa mãn hết rồi các tầng dưới rồi, chỉ cần thỏa mãn tầng trên cùng nữa thôi.
Mình thì mới thoát nghèo, lo cho bản thân, lo cho con cái, rồi tương lai thì bất ổn, nên k nhiều người làm được PIF theo kiểu quyên góp, đóng góp lại xh đâu.
Nhưng cũng nên học cái tư tưởng đó ở tầm vi mô. Là mình nhận được giúp đỡ từ người khác, thì k nhất thiết chỉ tìm cách trả ơn chính người đó, mà nên nghĩ rộng hơn. Mình thành công nhờ được giúp đỡ, thì tiếp tục đi giúp người khác trong xh. Đấy cũng là PIF.
 

Dream Thai

Xe điện
Biển số
OF-70813
Ngày cấp bằng
16/8/10
Số km
4,318
Động cơ
481,029 Mã lực
Em mơ như vậy đó cụ :D, thực ra bây giờ thầy cô đi du học về nhiều, dậy = tiếng Anh một số môn là hoàn toàn khả thi đó. Vì cũng ko cần nói TA quá xịn xò đâu, làm riết rồi quen thôi. Em có khá bạn dạy BK, em nghĩ hoàn toàn có thể dạy cả bằng TA và TP, bằng chứng là vẫn đi dạy các trường hoặc chương trình qte ạ. Chỉ là ko bắt buộc nên ko làm vì dù sao cũng mệt hơn.Cứ thêm phụ cấp giảng dạy vào là chạy đc ngay :D.
Như ở ĐH FPT, hôm trc có cháu qua chơi, hỏi giờ các thầy dậy bằng TA chưa, nghe xong cháu nó cười sằng sặc :)

E nghe thì cũng ko ngạc nhiên, vì e từng làm ở FPT 13 năm, nhiều đồng nghiệp giờ làm thầy ở đó

Thực ra chỉ có slide và tài liệu bằng TA thôi, còn các thầy thỉnh thoảng đá vài term tiếng A, còn lại nói TV cho đỡ mệt

Du học vài năm về e đảm bảo TA đủ đọc hiểu, để lưu loát, đủ để tranh luận, chắc phải ở bển 10 năm :)
 
Chỉnh sửa cuối:

tientung000

Xe điện
Biển số
OF-23067
Ngày cấp bằng
28/10/08
Số km
2,625
Động cơ
500,226 Mã lực
Thực tế đáng buồn như cụ nói, nền kinh tế yếu và què quặt nguyên nhân chính là do giáo dục yếu kém, ngành kinh tế thì thôi không nhắc đến nhưng kỹ thuật sản xuất là nền tảng thì quá tệ. Giảng viên không biết thực tế sản xuất cần gì, làm như thế nào thì làm sao dạy được cái gì ra hồn. Nghe thiên hạ nói học BK khó, thi lại nhiều tưởng hay nhưng lại là thực tế đáng buồn cho những môn học đó vì sinh viên vào được BK là top đầu rồi mà học không hiểu thì nguyên nhân là do năng lực yếu kém của giảng viên hoặc chương trình học mơ hồ và thiếu thực tế. Khoa học công nghệ mà hệ thống phòng thí nghiệm và thư viện kỹ thuật lởm khởm như hiện nay thì đi đâu về đâu. Quan trọng nhất là người lãnh đạo nhà trường cần phải có tư duy khác biệt vượt ra ngoài suy nghĩ đánh đố những cái vớ vẩn. Mở mắt và mở não ra nghĩ xem học sinh của mình khi ra trường sẽ làm được cái gì và thay đổi thì mới tiến bộ được.
Đúng rồi cụ. Có 1 thực tế là đa số giảng viên chỉ ngồi văn phòng trường, thư viện trường để làm nghiên cứu, mà không có cơ hội đi doanh nghiệp. Người có kinh nghiệm làm doanh nghiệp muốn chuyển qua giảng dạy thì ít có cơ hội nhập vào.
Muốn giải quyết điều này phải từ 2 phía, doanh nghiệp tạo điều kiện cho nhà trường cử giảng viên, sinh viên đến thực tập dài hạn. Sinh viên thì 1 vài tháng, nhưng giảng viên thì ít nhất 1 năm, nắm bắt và chỉ ra các cải tiến cần thiết cho doanh nghiệp. Có như vậy, cả 2 phía sẽ tiến lại gần nhau nhanh hơn. Chi phí cho sự kết hợp này không nhiều, nhưng hiệu quả thì khá lớn.
Có lẽ chỉ có ngành tài chính, quản trị là có số ít giảng viên tham gia doanh nghiệp. Các ngành kỹ thuật đa phần các giảng viên chỉ nhận dạng đề tài đặt hàng của doanh nghiệp, hoặc chào bán 1 công cụ nào đó; trong khi điều doanh nghiệp cần là cải tiến liên tục, cần 1 tiếng nói đề xuất độc lập không ngại ngần. Chờ đợi cán bộ, công nhân đề xuất với ban điều hành chắc chỉ có ở 1 số ít doanh nghiệp có lãnh đạo cởi mở.
1 số doanh nghiệp đã chuyển qua hình thức trung dung, là chàm mời, tuyển dụng giảng viên đại học về làm 1 số việc. Tuy nhiên hình thức này cũng chỉ là tạm thời, vì thời gian đầu thì sẽ có tiếng nói, 1 thời gian sau sẽ lại như là 1 nhân viên, tiếng nói mất dần đi trọng lượng.
 

nhanchauchau

Xe tăng
Biển số
OF-153466
Ngày cấp bằng
21/8/12
Số km
1,976
Động cơ
1,036,890 Mã lực
Em mơ như vậy đó cụ :D, thực ra bây giờ thầy cô đi du học về nhiều, dậy = tiếng Anh một số môn là hoàn toàn khả thi đó. Vì cũng ko cần nói TA quá xịn xò đâu, làm riết rồi quen thôi. Em có khá bạn dạy BK, em nghĩ hoàn toàn có thể dạy cả bằng TA và TP, bằng chứng là vẫn đi dạy các trường hoặc chương trình qte ạ. Chỉ là ko bắt buộc nên ko làm vì dù sao cũng mệt hơn.Cứ thêm phụ cấp giảng dạy vào là chạy đc ngay :D.
USTH bắt học bằng TA, k biết thì phải mất 1 năm chỉ học TA rồi mới được học chính.
 

nhanchauchau

Xe tăng
Biển số
OF-153466
Ngày cấp bằng
21/8/12
Số km
1,976
Động cơ
1,036,890 Mã lực
Đúng rồi cụ. Có 1 thực tế là đa số giảng viên chỉ ngồi văn phòng trường, thư viện trường để làm nghiên cứu, mà không có cơ hội đi doanh nghiệp. Người có kinh nghiệm làm doanh nghiệp muốn chuyển qua giảng dạy thì ít có cơ hội nhập vào.
Muốn giải quyết điều này phải từ 2 phía, doanh nghiệp tạo điều kiện cho nhà trường cử giảng viên, sinh viên đến thực tập dài hạn. Sinh viên thì 1 vài tháng, nhưng giảng viên thì ít nhất 1 năm, nắm bắt và chỉ ra các cải tiến cần thiết cho doanh nghiệp. Có như vậy, cả 2 phía sẽ tiến lại gần nhau nhanh hơn. Chi phí cho sự kết hợp này không nhiều, nhưng hiệu quả thì khá lớn.
Có lẽ chỉ có ngành tài chính, quản trị là có số ít giảng viên tham gia doanh nghiệp. Các ngành kỹ thuật đa phần các giảng viên chỉ nhận dạng đề tài đặt hàng của doanh nghiệp, hoặc chào bán 1 công cụ nào đó; trong khi điều doanh nghiệp cần là cải tiến liên tục, cần 1 tiếng nói đề xuất độc lập không ngại ngần. Chờ đợi cán bộ, công nhân đề xuất với ban điều hành chắc chỉ có ở 1 số ít doanh nghiệp có lãnh đạo cởi mở.
1 số doanh nghiệp đã chuyển qua hình thức trung dung, là chàm mời, tuyển dụng giảng viên đại học về làm 1 số việc. Tuy nhiên hình thức này cũng chỉ là tạm thời, vì thời gian đầu thì sẽ có tiếng nói, 1 thời gian sau sẽ lại như là 1 nhân viên, tiếng nói mất dần đi trọng lượng.
Thế cụ k biết các thầy trong BK rồi. Các thầy có cty riêng, hoặc nhận công trình về làm đầy.
Em thực tập cũng đi làm trong cty của thầy.
K hề lí thuyết suông đâu.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top