[Funland] Xem Đào, phở và piano trên truyền hình

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,320
Động cơ
267,423 Mã lực
Thì thời đó đánh giặc ấu trĩ là phải rồi, có phải đội quân được huấn luyện tử tế đâu?
Nước Nam ta ấu trĩ lòi. Mọi thời mọi việc luôn. Làm phim cũng như kinh tế chính trị quốc phòng. Đều ấu trĩ.
Các cụ xem cách tranh luận đầy rẫy duy ý chí trong việc xây ĐSCT 350km /h vừa chở người vừa chở hàng ở tải trọng trục 22.5 tấn thì biết.
Nên trách nhau in ít thôi. Chẳng ích dì khi các cháu giổi.
Động viên nhau nên nhiều hơn. Với trẻ con, nên vỗ về nó.
Dân hai mươi triệu ai người lớn.
Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con.
Nước trẻ con các cụ liêu ý nhé.
Cả trái đất còn có mỗi nước ta được vậy thôi. Dân tộc còn lại ở trong phim "Đến Thượng Đế cũng phải cười".
Liêu ý giằng đây không phải là trê chách dé. Không ai làm được như người nước Nam ta đâu. Khả năng bất chấp thực tế ý.
 

con dơi 141

Xe tăng
Biển số
OF-836509
Ngày cấp bằng
4/7/23
Số km
1,842
Động cơ
89,379 Mã lực
ở góc độ nào đấy là sự vô tổ chức, vô kỷ luật của đồng chí Dân, chỉ huy có bảo đi lấy vũ khí đâu mà tự tiện rời bỏ hàng ngũ đội hình, đến lúc cả đơn vị rút đi thì không biết để mà đi cùng. Việc ở lại có thể là do tính sĩ diện, thích làm anh hùng :v. Quân ta là cảm tử chứ không phải quyết tử, chiến đấu không phải để cố chết như kiểu kamikaze của Nhật mà mình chiến đấu hết mình nhưng nếu còn đường sống thì rút lui bảo toàn lực lượng, còn người thì còn của. Trận Hà Nội cuối 1946 - đầu 1947 là mình chứng, bên ta không nhất thiết giữ HN bằng mọi giá, mà giữ đến lúc đạt được ý đồ chiến lược là cầm chân quân Pháp, kéo dài thời gian để các lực lượng của ta rút lui an toàn thì các đơn vị bảo vệ HN cũng rút theo
Vâng, có thể coi là vậy.
Nhiều chiến công của ta do sự vô kỷ luật đó ạ. Em không cổ vũ sự vô tổ chức nhưng đó là bối cảnh thời đó khi việc liên lạc, chỉ huy còn chưa thống nhất và nhanh chóng. Nên việc nhận định đó là vô kỷ luật cũng hơi phiến diện. Chỉ huy đâu có nắm được tình hình rằng Dân đã lấy được quả lựu đạn và dùng cái đó để sửa lại quả bom ba càng. Nếu quả bom đó không sửa được, mình tin rằng Dân sẽ không chấp nhận việc trụ lại và hi sinh vô nghĩa.
Trong chiến tranh Vệ Quốc vĩ đại và nhiều cuộc chiến khác, nhiều trường hợp bị lạc trong vùng địch kiểm soát cũng quậy tưng bừng thay vì ẩn nấp, tránh xung đột và lui về.
Nếu chiến tranh mà chỉ nhìn ở khía cạnh so về lực lượng, sức mạnh hỏa lực thì quân mình thua lâu rồi.
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,428
Động cơ
622,972 Mã lực
Sau 2 tháng đánh nhau chán chê mà nhận thức của người lính vẫn ở mức đấy thì đúng là khó đào tạo thật cụ nhỉ. =))

Thực tế vũ khí thời đó thì cái to nhất là quả xe tăng sai bét cụ ạ. Lính Pháp ở Hà Nội năm 47 đào đâu ra loại xe hoành tá tràng như trên phim? :))
Ồ thế hoá ra cụ nghĩ tất cả người lính đánh nhau ròng rã 2 tháng thật à? Họ đều đúc kết được mọi kinh nghiệm của 2 tháng ấy?
Vả lại bộ phim chỉ mượn bối cảnh chiến tranh để kể 1 câu chuyện khác nên có những chi tiết về vũ khí có thể không chuẩn xác với sự thật. Cái đó không quan trọng.
Một bộ phim bom tấn gần đây của Điện Ảnh Mỹ: Kong - Skull island, khi lấy bối cảnh Thái Lan thì dân ở đó lại đội nón Huế. Chẳng ai quan tâm đến điều đó.
 
Chỉnh sửa cuối:

Tuankhoi001

Xe tải
Biển số
OF-816773
Ngày cấp bằng
31/7/22
Số km
463
Động cơ
10,588 Mã lực
Ồ thế hoá ra cụ nghĩ tất cả người lính đánh nhau ròng rã 2 tháng thật à? Họ đều đúc kết được mọi kinh nghiệm của 2 tháng ấy?
Vả lại bộ phim chỉ mượn bối cảnh chiến tranh để kể 1 câu chuyện khác nên có những chi tiết về vũ khí có thể không chuẩn xác với sự thật. Cái đó không quan trọng.
Một bộ phim bom tấn gần đây của Điện Ảnh Mỹ: Kong - Skull island, khi lấy bối cảnh Thái Lan thì dân ở đó lại đội nón Huế. Chẳng ai quan tâm đến điều đó.
Vâng cụ coi là cái đó không quan trọng, khổ cái là đoàn phim tự hào là đầu tư rất nhiều vào phim trường, đạo cụ mới chết cơ chứ. Xòe tay ra nhận mấy chục tỉ tiền của dân, của nước chứ có phải chơi đâu.
Thật ra khá nhiều phim từ đầu người ta đã có ý đồ bỏ qua tính lịch sử của đạo cụ, ví dụ như gần đây phim Sisu của Phần Lan cho lính Đức quốc xã cưỡi tăng T55, lái máy bay IL... ầm ầm. Theo cụ phim Đào... của chúng ta cũng thuộc dạng này chăng? =))
Chết thật cơ, nhân vật, tình tiết, diễn biến phim thì đã lờ nhờ, lợt nhợt chả đâu vào đâu. Đến đạo cụ hoành tráng cũng bị coi là... không quan trọng thì đoàn phim này đúng là sướng nhất.
Thảo nào lúc phim ra rạp thì đạo diễn đang đi... du lịch. Phim quyết toán xong rồi, chiếu thế nào là chuyện của ai ấy chứ, cụ ấy có biết chi mô. =))
 
  • Vodka
Reactions: XPQ

Arm

Xe tải
Biển số
OF-866402
Ngày cấp bằng
21/8/24
Số km
235
Động cơ
2,031 Mã lực
Nơi ở
Vân Hải Giới
Quỳnh - Sơn ca, mợ làm em nhớ lại ngày xưa đọc Tuổi thơ dữ dội mà thiếu 1 tập tìm mãi không được, nhớ cả lời bình của các nhà văn in vào bìa sau.
Đọc còm của mợ làm em liên tưởng đến chuyện khác, 1 bài hát của chú Trần Tiến mà chắc ko nhiều người thích: "Hà Nội ngày ấy". Hà Nội lãng mạn và hào hoa...

"Sao tôi cứ yêu phố mùa thu ấy lá rơi đầy
Và em mái tóc đen dáng ngày xưa ấy nghèo mà sang
...
Hà nội buồn thương nhớ ơi!
Cuốn phim quay dài năm tháng
Một thời đạn bom chiến tranh
Áo xanh mơ về phố cũ"



Trong "Tuổi thơ dữ dội", Quỳnh đàn như là con chim khát khao bầu trời tự do.
Còn "Đào, Phở...", đàn - đại diện cho giai tầng. Tất cả các giai tầng, đều cùng chung một chiến luỹ. Dân tộc Việt Nam, không phân biệt già trẻ, gái trai, giàu nghèo...đều dấy lên lòng căm thù.
Hai tác phẩm, đều thể hiện lòng yêu nước. Nhưng Thủ đô là hào hoa, thanh lịch.
Vì sao Thục Hương lại đàn cho các chiến sĩ? Vì sao đàn rơi thì tiếng chuông ngân lên day dứt?

Trong Tây Tiến, bác Quang Dũng có nhắc đến chi tiết lãng mạn đầy kiêu bạc của giai Hà Nội đấy cụ:
..."Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm"...

Theo em được biết, giai Hà Nội có chất riêng lắm. Không còm nào cũng đệm từ "lóng" vào đâu. Thật.
 

fallingwater

Xe tăng
Biển số
OF-147503
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
1,498
Động cơ
353,301 Mã lực
Tuần trước em xem phim The Protege có diễn viên gốc Việt Maggie Q đóng. Trong đó có nhiều cảnh phim lấy bối cảnh ở Đà Nẵng hiện tại. Điều làm em buồn cưới là các nhà làm phim Holywood hình như chẳng cập nhật đời sống ở VN gì cả. Trong phim, người đi bộ trên đường phố Đà Nẵng toàn đội nón lá, chắc họ bị ấn tượng hình ảnh của VN 30 năm về trước :) Hay là họ nghĩ phải đội nón lá mới là ở VN? :)
Holywood còn vậy thì vấn đề đạo cụ của Đào Phở là muỗi :)
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,428
Động cơ
622,972 Mã lực
Vâng cụ coi là cái đó không quan trọng, khổ cái là đoàn phim tự hào là đầu tư rất nhiều vào phim trường, đạo cụ mới chết cơ chứ. Xòe tay ra nhận mấy chục tỉ tiền của dân, của nước chứ có phải chơi đâu.
Thật ra khá nhiều phim từ đầu người ta đã có ý đồ bỏ qua tính lịch sử của đạo cụ, ví dụ như gần đây phim Sisu của Phần Lan cho lính Đức quốc xã cưỡi tăng T55, lái máy bay IL... ầm ầm. Theo cụ phim Đào... của chúng ta cũng thuộc dạng này chăng? =))
Chết thật cơ, nhân vật, tình tiết, diễn biến phim thì đã lờ nhờ, lợt nhợt chả đâu vào đâu. Đến đạo cụ hoành tráng cũng bị coi là... không quan trọng thì đoàn phim này đúng là sướng nhất.
Thảo nào lúc phim ra rạp thì đạo diễn đang đi... du lịch. Phim quyết toán xong rồi, chiếu thế nào là chuyện của ai ấy chứ, cụ ấy có biết chi mô. =))
Có 2 chục tỉ bọ mà cụ làm như ghê gớm lắm.
 

con dơi 141

Xe tăng
Biển số
OF-836509
Ngày cấp bằng
4/7/23
Số km
1,842
Động cơ
89,379 Mã lực
Vâng cụ coi là cái đó không quan trọng, khổ cái là đoàn phim tự hào là đầu tư rất nhiều vào phim trường, đạo cụ mới chết cơ chứ. Xòe tay ra nhận mấy chục tỉ tiền của dân, của nước chứ có phải chơi đâu.
Thật ra khá nhiều phim từ đầu người ta đã có ý đồ bỏ qua tính lịch sử của đạo cụ, ví dụ như gần đây phim Sisu của Phần Lan cho lính Đức quốc xã cưỡi tăng T55, lái máy bay IL... ầm ầm. Theo cụ phim Đào... của chúng ta cũng thuộc dạng này chăng? =))
Chết thật cơ, nhân vật, tình tiết, diễn biến phim thì đã lờ nhờ, lợt nhợt chả đâu vào đâu. Đến đạo cụ hoành tráng cũng bị coi là... không quan trọng thì đoàn phim này đúng là sướng nhất.
Thảo nào lúc phim ra rạp thì đạo diễn đang đi... du lịch. Phim quyết toán xong rồi, chiếu thế nào là chuyện của ai ấy chứ, cụ ấy có biết chi mô. =))
Nghe giọng khệnh khạng kiểu
"đoàn phim tự hào là đầu tư rất nhiều vào phim trường, đạo cụ mới chết cơ chứ. Xòe tay ra nhận mấy chục tỉ tiền của dân, của nước chứ có phải chơi đâu."

Toàn bộ kinh phí làm phim là 20 tỷ.
Bối cảnh phim trường thì tham khảo ở đây. Các phim hiện nay thì chỉ cần mượn vài căn nhà phù hợp là có thể có bối cảnh đẹp phù hợp. Nhưng đây là cảnh HN 1945 và bị tàn phá, khói lửa

Việc thiết kế một khu nhà bình thường khá đơn giản khi KTS nào cũng có thể làm được. Nhưng việc thiết kế phim trường theo bối cảnh đòi hỏi việc lao động nghệ thuật đặcbiệt. Kết hợp cả yếu tố Họa sĩ Thiết kế và Mỹ thuật. Họ vẫn phải lên 3D, dựng mô hình để hình dung được các ý đồ và góc độ trong từng góc máy. Cụ nào từng xây nhà và sửa nhà kỹ tính sẽ hiểu được mức độ yêu cầu của công việc. Thiết kế một căn nhà đẹp tỉ mỉ có thể cả tháng trời và thoải mái sáng tác nhưng thiết kế cả một trường quay còn cần nhiều thời gian hơn.

Việc xây dựng bối cảnh nhiều lớp thì riêng việc chi phí xây dựng có thể lên tới cả chục tỉ do khối lượng xây dựng. Thêm vào đó, đoàn làm phim còn phải làm bối cảnh cũ kỹ đi, bổ sung vết tích bom đạn, khói lửa

Trên FB có mấy vị chê bai và phán đoán (Vì méo có cơ sở bằng chứng cụ thể) rằng chiếc xe tăng hồi Pháp đánh HN năm 1945 là M8 GreyHound hoặc Panhard 178 nhưng mà bọn đấy cũng chẳng thông minh gì. Riêng việc nghĩ con M8 lúc đó tham chiến là nu hết cỡ vì M8 từ sau 1945 mới phổ biến chứ 1945 mới bắt đầu phục vụ thì lấy đâu ra khả năng hàng mới đưa vào sx sang VN. Panhard 178 thì tổng số lượng sx chỉ vài nghìn chiếc và bị phá hủy nhiều trong W2 roài. Nên số lượng còn có khả năng phân bổ đến VN ít hơn cả vài chục lần so với M4 Sherman

Trong khi đó mức độ phổ biến của M4 thì phổ biến hơn nhiều, sx hơn 50000 chiếc và dùng bởi quân phe đồng minh Mỹ Anh Pháp. Trận ĐBP thì M4 cũng tham gia. Mấy vị thần tượng phim Hà nội mùa đông 1946 thì trong phim đó Pháp dùng T34 ạ, hoàn cảnh khó mà kiếm được nguyên mẫu nên chỉ vậy thôi. Giỏi thì làm thử đi. Ngay việc Nga dùng con T34 để duyệt binh, mình thì thấy quá giỏi và công phu khi phục hồi đc chiếc T34 chạy duyệt binh được, các ngợm thì chê bôi là cũ, là lạc hậu v.v.

Vậy khi chê: "Thực tế vũ khí thời đó thì cái to nhất là quả xe tăng sai bét cụ ạ. Lính Pháp ở Hà Nội năm 47 đào đâu ra loại xe hoành tá tràng như trên phim? :)) " thì đưa căn cứ cụ thể ra hồi đó Pháp dùng loại tank gì tấn công HN trong 60 ngày đó. Nếu không show được thì bẩn mặt thôi
Với việc làm bối cảnh khá tốn kém với kinh phí hạn hẹp thì tôi vẫn thấy đoàn làm phim đã làm tốt công việc của mình. Nhiều phim đã có lùm xum quay cát xê diễn viên nhưng ở phim này tôi thấy Tuấn Hưng còn bỏ tiền túi để đoàn làm phim liên hoan chia tay thì có thể thấy họ hiểu các đồng kinh phí mà đoàn làm phim chi ra không lãng phí.

Chia sẻ chút thôi với những ai quan tâm. Còn thiếu đi một người xem lệch lạc, tự nhục thì cũng chẳng có vấn đề gì.
 
Chỉnh sửa cuối:

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,320
Động cơ
267,423 Mã lực
Nghe giọng khệnh khạng kiểu
"đoàn phim tự hào là đầu tư rất nhiều vào phim trường, đạo cụ mới chết cơ chứ. Xòe tay ra nhận mấy chục tỉ tiền của dân, của nước chứ có phải chơi đâu."

Toàn bộ kinh phí làm phim là 20 tỷ.
Bối cảnh phim trường thì tham khảo ở đây. Các phim hiện nay thì chỉ cần mượn vài căn nhà phù hợp là có thể có bối cảnh đẹp phù hợp. Nhưng đây là cảnh HN 1945 và bị tàn phá, khói lửa

Việc thiết kế một khu nhà bình thường khá đơn giản khi KTS nào cũng có thể làm được. Nhưng việc thiết kế phim trường theo bối cảnh đòi hỏi việc lao động nghệ thuật đặcbiệt. Kết hợp cả yếu tố Họa sĩ Thiết kế và Mỹ thuật. Họ vẫn phải lên 3D, dựng mô hình để hình dung được các ý đồ và góc độ trong từng góc máy. Cụ nào từng xây nhà và sửa nhà kỹ tính sẽ hiểu được mức độ yêu cầu của công việc. Thiết kế một căn nhà đẹp tỉ mỉ có thể cả tháng trời và thoải mái sáng tác nhưng thiết kế cả một trường quay còn cần nhiều thời gian hơn.

Việc xây dựng bối cảnh nhiều lớp thì riêng việc chi phí xây dựng có thể lên tới cả chục tỉ do khối lượng xây dựng. Thêm vào đó, đoàn làm phim còn phải làm bối cảnh cũ kỹ đi, bổ sung vết tích bom đạn, khói lửa

Trên FB có mấy vị chê bai và phán đoán (Vì méo có cơ sở bằng chứng cụ thể) rằng chiếc xe tăng hồi Pháp đánh HN năm 1945 là M8 GreyHound hoặc Panhard 178 nhưng mà bọn đấy cũng chẳng thông minh gì. Riêng việc nghĩ con M8 lúc đó tham chiến là nu hết cỡ vì M8 từ sau 1945 mới phổ biến chứ 1945 mới bắt đầu phục vụ thì lấy đâu ra khả năng hàng mới đưa vào sx sang VN. Panhard 178 thì tổng số lượng sx chỉ vài nghìn chiếc và bị phá hủy nhiều trong W2 roài. Nên số lượng còn có khả năng phân bổ đến VN ít hơn cả vài chục lần so với M4 Sherman

Trong khi đó mức độ phổ biến của M4 thì phổ biến hơn nhiều, sx hơn 50000 chiếc và dùng bởi quân phe đồng minh Mỹ Anh Pháp. Trận ĐBP thì M4 cũng tham gia. Mấy vị thần tượng phim Hà nội mùa đông 1946 thì trong phim đó Pháp dùng T34 ạ, hoàn cảnh khó mà kiếm được nguyên mẫu nên chỉ vậy thôi. Giỏi thì làm thử đi. Ngay việc Nga dùng con T34 để duyệt binh, mình thì thấy quá giỏi và công phu khi phục hồi đc chiếc T34 chạy duyệt binh được, các ngợm thì chê bôi là cũ, là lạc hậu v.v.

Với việc làm bối cảnh khá tốn kém với kinh phí hạn hẹp thì tôi vẫn thấy đoàn làm phim đã làm tốt công việc của mình. Nhiều phim đã có lùm xum quay cát xê diễn viên nhưng ở phim này tôi thấy Tuấn Hưng còn bỏ tiền túi để đoàn làm phim liên hoan chia tay thì có thể thấy họ hiểu các đồng kinh phí mà đoàn làm phim chi ra không lãng phí.

Chia sẻ chút thôi với những ai quan tâm. Còn thiếu đi một người xem lệch lạc, tự nhục thì cũng chẳng có vấn đề gì.
Giao tôi thiết kế đôi cái villa mà giới hạn 20 tỵ thì đã cắt đầu gọt đít rồi. Tiền thiết kế cỡ cát xê Tuấn Hưng thì có khi lên cái phối cảnh dán pano còn không đủ.
 

Tuankhoi001

Xe tải
Biển số
OF-816773
Ngày cấp bằng
31/7/22
Số km
463
Động cơ
10,588 Mã lực
Nghe giọng khệnh khạng kiểu
"đoàn phim tự hào là đầu tư rất nhiều vào phim trường, đạo cụ mới chết cơ chứ. Xòe tay ra nhận mấy chục tỉ tiền của dân, của nước chứ có phải chơi đâu."

Toàn bộ kinh phí làm phim là 20 tỷ.
Bối cảnh phim trường thì tham khảo ở đây. Các phim hiện nay thì chỉ cần mượn vài căn nhà phù hợp là có thể có bối cảnh đẹp phù hợp. Nhưng đây là cảnh HN 1945 và bị tàn phá, khói lửa

Việc thiết kế một khu nhà bình thường khá đơn giản khi KTS nào cũng có thể làm được. Nhưng việc thiết kế phim trường theo bối cảnh đòi hỏi việc lao động nghệ thuật đặcbiệt. Kết hợp cả yếu tố Họa sĩ Thiết kế và Mỹ thuật. Họ vẫn phải lên 3D, dựng mô hình để hình dung được các ý đồ và góc độ trong từng góc máy. Cụ nào từng xây nhà và sửa nhà kỹ tính sẽ hiểu được mức độ yêu cầu của công việc. Thiết kế một căn nhà đẹp tỉ mỉ có thể cả tháng trời và thoải mái sáng tác nhưng thiết kế cả một trường quay còn cần nhiều thời gian hơn.

Việc xây dựng bối cảnh nhiều lớp thì riêng việc chi phí xây dựng có thể lên tới cả chục tỉ do khối lượng xây dựng. Thêm vào đó, đoàn làm phim còn phải làm bối cảnh cũ kỹ đi, bổ sung vết tích bom đạn, khói lửa

Trên FB có mấy vị chê bai và phán đoán (Vì méo có cơ sở bằng chứng cụ thể) rằng chiếc xe tăng hồi Pháp đánh HN năm 1945 là M8 GreyHound hoặc Panhard 178 nhưng mà bọn đấy cũng chẳng thông minh gì. Riêng việc nghĩ con M8 lúc đó tham chiến là nu hết cỡ vì M8 từ sau 1945 mới phổ biến chứ 1945 mới bắt đầu phục vụ thì lấy đâu ra khả năng hàng mới đưa vào sx sang VN. Panhard 178 thì tổng số lượng sx chỉ vài nghìn chiếc và bị phá hủy nhiều trong W2 roài. Nên số lượng còn có khả năng phân bổ đến VN ít hơn cả vài chục lần so với M4 Sherman

Trong khi đó mức độ phổ biến của M4 thì phổ biến hơn nhiều, sx hơn 50000 chiếc và dùng bởi quân phe đồng minh Mỹ Anh Pháp. Trận ĐBP thì M4 cũng tham gia. Mấy vị thần tượng phim Hà nội mùa đông 1946 thì trong phim đó Pháp dùng T34 ạ, hoàn cảnh khó mà kiếm được nguyên mẫu nên chỉ vậy thôi. Giỏi thì làm thử đi. Ngay việc Nga dùng con T34 để duyệt binh, mình thì thấy quá giỏi và công phu khi phục hồi đc chiếc T34 chạy duyệt binh được, các ngợm thì chê bôi là cũ, là lạc hậu v.v.

Với việc làm bối cảnh khá tốn kém với kinh phí hạn hẹp thì tôi vẫn thấy đoàn làm phim đã làm tốt công việc của mình. Nhiều phim đã có lùm xum quay cát xê diễn viên nhưng ở phim này tôi thấy Tuấn Hưng còn bỏ tiền túi để đoàn làm phim liên hoan chia tay thì có thể thấy họ hiểu các đồng kinh phí mà đoàn làm phim chi ra không lãng phí.

Chia sẻ chút thôi với những ai quan tâm. Còn thiếu đi một người xem lệch lạc, tự nhục thì cũng chẳng có vấn đề gì.
Giao tôi thiết kế đôi cái villa mà giới hạn 20 tỵ thì đã cắt đầu gọt đít rồi. Tiền thiết kế cỡ cát xê Tuấn Hưng thì có khi lên cái phối cảnh dán pano còn không đủ.
Có 2 chục tỉ bọ mà cụ làm như ghê gớm lắm.
Giai đoạn 2021-2022, mỗi năm nhà nước chi tài trợ cho điện ảnh Việt Nam làm phim khoảng 50 tỉ, sang 2023 tăng lên độ 100 tỉ.
20 tỉ cho một bộ phim nó là 20-50% ngân sách tài trợ của ngành, xem ra cô Đào xơi còn quá... tàu há mồm. Đào ăn thì các đoàn phim khác nhịn, chuyện bình thường. Nhưng anh sử dụng ngân sách một cách hiệu quả hay không, nó lại là chuyện khác.

Ở đời người ta có câu "liệu cơm gắp mắm", nếu anh thấy với từng đó tiền không đủ làm đại cảnh, không đủ làm phim trường hoành tráng thì phải tính toán để có quy mô hợp lý. Từ trước đến nay rất nhiều đạo diễn trong và ngoài nước đã thành công khi chỉ mô tả đúng một góc nhỏ nhưng làm nổi bật sự ác liệt của cả một chiến trường lớn. Quan trọng là tác phẩm sẽ xây dựng nhân vật thế nào, phát triển kịch bản ra sao để người xem tin tưởng, bị thuyết phục bởi bộ phim, theo đúng ý đồ của những nhà làm phim.
Xem Hà Nội mùa đông năm 46, người khó tính thấy ngay năm 46 lính Pháp và Việt Minh dùng tiểu liên Mat 49, Pháp có cả tăng M41 (cơ khổ, tay nào bảo dùng T34 đi khám lại mắt, hoặc lên chửi bọn facebook nói láo mà không bảo cho bố biết, làm bố google xong bốc phét nhầm). Phim sử dụng cả những loại khí tài nhiều năm sau mới xuất hiện trên chiến trường. Nhưng đó chỉ là những cái thoáng qua vài giây, người ta sẵn sàng chấp nhận vì cái tầm cỡ, thần thái của những nhân vật trong phim được xây dựng quá tốt. Phim không phải là quá xuất sắc, nhưng từng nhân vật chính phụ đều được chăm chút chỉnh chu. Từ hình ảnh lãnh tụ cho đến chiến sĩ, từ cụ già đến em bé... đều tròn vai làm nổi bật tư tưởng của bộ phim. Ít nhất người ta vẫn thấy đây là một bộ phim được làm cẩn thận, có trách nhiệm, chưa nói đến nó thành công ở mức độ nào đó.

Trở lại câu chuyện ả Đào và cái biệt thự. Nếu đạo diễn thấy với số tiền đó không đủ xây biệt thự, có ai cấm anh xây một căn nhà phố vừa phải đủ chất lượng, thẩm mỹ để có người vào ở? Nhưng với khả năng có hạn, anh lại thích xây biệt thự cho oai, anh đã cho ra một căn biệt thự tạp nhạp, dở dang, chày bửa... thì phải bớt kha khá liêm sỉ mới làm được. Nói thế chứ cũng sẽ có những người hợp cạ với anh vào ở thôi. =))
 

Uyển Lam

Xe hơi
Biển số
OF-860888
Ngày cấp bằng
6/6/24
Số km
190
Động cơ
14,428 Mã lực
Nơi ở
Vanity
Quỳnh - Sơn ca, mợ làm em nhớ lại ngày xưa đọc Tuổi thơ dữ dội mà thiếu 1 tập tìm mãi không được, nhớ cả lời bình của các nhà văn in vào bìa sau.
Đọc còm của mợ làm em liên tưởng đến chuyện khác, 1 bài hát của chú Trần Tiến mà chắc ko nhiều người thích: "Hà Nội ngày ấy". Hà Nội lãng mạn và hào hoa...

"Sao tôi cứ yêu phố mùa thu ấy lá rơi đầy
Và em mái tóc đen dáng ngày xưa ấy nghèo mà sang
...
Hà nội buồn thương nhớ ơi!
Cuốn phim quay dài năm tháng
Một thời đạn bom chiến tranh
Áo xanh mơ về phố cũ"
[...]
"Ôi hôm nay họ nhớ mái nhà hoang
Bức tường điêu tàn ngày xưa trấn ngự
Nhớ đêm ra đi, đất trời bốc lửa
Cả kinh thành nghi ngút cháy sau lưng
Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng
Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm
Rách tả tơi đôi giày vạn dặm
Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa..."
 

con dơi 141

Xe tăng
Biển số
OF-836509
Ngày cấp bằng
4/7/23
Số km
1,842
Động cơ
89,379 Mã lực
Giai đoạn 2021-2022, mỗi năm nhà nước chi tài trợ cho điện ảnh Việt Nam làm phim khoảng 50 tỉ, sang 2023 tăng lên độ 100 tỉ.
20 tỉ cho một bộ phim nó là 20-50% ngân sách tài trợ của ngành, xem ra cô Đào xơi còn quá... tàu há mồm. Đào ăn thì các đoàn phim khác nhịn, chuyện bình thường. Nhưng anh sử dụng ngân sách một cách hiệu quả hay không, nó lại là chuyện khác.

Ở đời người ta có câu "liệu cơm gắp mắm", nếu anh thấy với từng đó tiền không đủ làm đại cảnh, không đủ làm phim trường hoành tráng thì phải tính toán để có quy mô hợp lý. Từ trước đến nay rất nhiều đạo diễn trong và ngoài nước đã thành công khi chỉ mô tả đúng một góc nhỏ nhưng làm nổi bật sự ác liệt của cả một chiến trường lớn. Quan trọng là tác phẩm sẽ xây dựng nhân vật thế nào, phát triển kịch bản ra sao để người xem tin tưởng, bị thuyết phục bởi bộ phim, theo đúng ý đồ của những nhà làm phim.
Xem Hà Nội mùa đông năm 46, người khó tính thấy ngay năm 46 lính Pháp và Việt Minh dùng tiểu liên Mat 49, Pháp có cả tăng M41 (cơ khổ, tay nào bảo dùng T34 đi khám lại mắt, hoặc lên chửi bọn facebook nói láo mà không bảo cho bố biết, làm bố google xong bốc phét nhầm). Phim sử dụng cả những loại khí tài nhiều năm sau mới xuất hiện trên chiến trường. Nhưng đó chỉ là những cái thoáng qua vài giây, người ta sẵn sàng chấp nhận vì cái tầm cỡ, thần thái của những nhân vật trong phim được xây dựng quá tốt. Phim không phải là quá xuất sắc, nhưng từng nhân vật chính phụ đều được chăm chút chỉnh chu. Từ hình ảnh lãnh tụ cho đến chiến sĩ, từ cụ già đến em bé... đều tròn vai làm nổi bật tư tưởng của bộ phim. Ít nhất người ta vẫn thấy đây là một bộ phim được làm cẩn thận, có trách nhiệm, chưa nói đến nó thành công ở mức độ nào đó.

Trở lại câu chuyện ả Đào và cái biệt thự. Nếu đạo diễn thấy với số tiền đó không đủ xây biệt thự, có ai cấm anh xây một căn nhà phố vừa phải đủ chất lượng, thẩm mỹ để có người vào ở? Nhưng với khả năng có hạn, anh lại thích xây biệt thự cho oai, anh đã cho ra một căn biệt thự tạp nhạp, dở dang, chày bửa... thì phải bớt kha khá liêm sỉ mới làm được. Nói thế chứ cũng sẽ có những người hợp cạ với anh vào ở thôi. =))
Thật không thấy ngượng khi phát biểu như dưới đây. Thế có biết riêng phần kỹ sảo cho vài phút B52 trong phim HN 12 ngày đêm đã USD 630k không? Riêng kinh phí hàng năm duy trì cho trung tâm thể thao TPHCM đã 131 tỷ rồi.

20 tỉ cho một bộ phim nó là 20-50% ngân sách tài trợ của ngành, xem ra cô Đào xơi còn quá... tàu há mồm.20 tỉ cho một bộ phim nó là 20-50% ngân sách tài trợ của ngành, xem ra cô Đào xơi còn quá... tàu há mồm.

Chi tiết những cái sai trong HN mùa đông năm 46 thì lại "thông cảm" bảo là thoáng qua. Công nhận công phu miệng lưỡi tốt. Phim đó cũng hay nhưng lại khá rập khuôn khi chỉnh chu quá. Dù thực tế không phải lúc nào cũng vậy. Còn phim này muốn theo một hướng mới, thoáng hơn, ướt át và phóng khoáng hơn nhưng vẫn phải thể hiện được cái hào hùng, hào hoa của HN thời đó.

Giao tôi thiết kế đôi cái villa mà giới hạn 20 tỵ thì đã cắt đầu gọt đít rồi. Tiền thiết kế cỡ cát xê Tuấn Hưng thì có khi lên cái phối cảnh dán pano còn không đủ.
Vâng, âm thanh, ánh sáng, thiết kế sân khấu cho các liveshow lớn tầm vài tỷ. phim trường có diện tích xây dựng vài nghìn mét vuông, riêng tìm gạch lát, lát gạch hè phố cũng tốn cả mớ.
 

Tuankhoi001

Xe tải
Biển số
OF-816773
Ngày cấp bằng
31/7/22
Số km
463
Động cơ
10,588 Mã lực
Thật không thấy ngượng khi phát biểu như dưới đây. Thế có biết riêng phần kỹ sảo cho vài phút B52 trong phim HN 12 ngày đêm đã USD 630k không? Riêng kinh phí hàng năm duy trì cho trung tâm thể thao TPHCM đã 131 tỷ rồi.

20 tỉ cho một bộ phim nó là 20-50% ngân sách tài trợ của ngành, xem ra cô Đào xơi còn quá... tàu há mồm.20 tỉ cho một bộ phim nó là 20-50% ngân sách tài trợ của ngành, xem ra cô Đào xơi còn quá... tàu há mồm.

Chi tiết những cái sai trong HN mùa đông năm 46 thì lại "thông cảm" bảo là thoáng qua. Công nhận công phu miệng lưỡi tốt. Phim đó cũng hay nhưng lại khá rập khuôn khi chỉnh chu quá. Dù thực tế không phải lúc nào cũng vậy. Còn phim này muốn theo một hướng mới, thoáng hơn, ướt át và phóng khoáng hơn nhưng vẫn phải thể hiện được cái hào hùng, hào hoa của HN thời đó.



Vâng, âm thanh, ánh sáng, thiết kế sân khấu cho các liveshow lớn tầm vài tỷ. phim trường có diện tích xây dựng vài nghìn mét vuông, riêng tìm gạch lát, lát gạch hè phố cũng tốn cả mớ.
Thế anh có phân biệt được tank T34 với M41 khác nhau thế nào chưa? Google đi rồi vào xem trên Hà Nội mùa đông 46 chiếc tăng ấy xuất hiện mấy giây. =))

Điều cơ bản là phần lớn bộ phim về lãnh tụ người ta tập trung vào xây dựng nhân vật, kịch bản, đường dây câu chuyện để làm bật lên chủ đề. Bản thân đạo diễn phim cũng biết mình không có sở trường về đại cảnh, chả dại gì tập trung đầu tư vào xe tăng máy bay tàu bò. Ông già đầu có sạn đủ thông minh để biết cần đầu tư vào đâu, không chơi bỏ sở trường dùng sở đoản. Do vậy khán giả xem cái biết ngay cái gì là chính, cái gì là tiểu tiết.
Đằng này anh đạo diễn của ả Đào tài năng có hạn, đầu tư vào đại cảnh hoành tráng làm gì để thiên hạ chửi. Xe tăng đạo cụ đã làm giả thì giả cái nào chả được. Chế bằng được chiếc M4 rồi cho nó chạy ầm ầm, bắn chí chóe, làm nền cho chiến công của ta vươn lên tầm cao vời vợi. Khổ cái là lại vừa xem phim Fury của Mỹ nên cứ nghĩ Tây nó phải có chiếc đấy, chứ có biết đâu bọn nó cũng... thường thôi. Tóm lại khả năng của anh giỏi những cận cảnh xyz thì khai thác cái đó đi, trèo cao làm gì để ngã lộn cổ. Cuối cùng lại "thì là mà tại bị..." mà em làm phim không được đến nơi đến chốn. =))
 

Mr. Bảnh

Xe tải
Biển số
OF-866082
Ngày cấp bằng
17/8/24
Số km
268
Động cơ
990,573 Mã lực
Tuổi
54
Nơi ở
Khoái Châu
Nôm na đây là 1 bộ phim khó xem, vì 2 lẽ: 1 nó đòi hỏi người xem có nền kiến thức lịch sử văn hóa nhất định về HN giai đoạn kháng chiến 9 năm chống Pháp, thậm chí là từ thời HN thất thủ, để hiểu sự thua kém mọi mặt của phía VN.

2. Mục tiêu của phim có lẽ là muốn gợi nhắc lại các sự kiện, hình ảnh điển hình của giai đoạn hào hùng đó. Câu chuyện trong phim chỉ là phương tiện để giúp các sự kiện đó xuất hiện mà thôi. Nhưng do kịch bản xây dựng câu chuyện đó chưa tới, chưa sâu chuỗi các sự kiện đó thành 1 câu chuyện logic, dễ hiểu, dễ cảm nhận. Nó na ná như câu chuyện của các cụ già ôn cố tri tân, không đầu không cuối, ngổn ngang các sự kiện, nhưng người trong cuộc thì truyện trò rôm ra sôi nổi, còn người ngoài cuộc thì cứ há hốc mồm lắc đầu, nghe lõm bõm câu được câu chăng, chịu không hiểu gì được.

Do đó, với đa số người xem là những người có khoảng cách 2-3 thế hệ với những nhân vật trong phim, thì phim này thú vị, nhưng khó hiểu.

Túm lại, để phim xem thấy hay, 1 mặt kịch bản phim cần được đầu tư kỹ lưỡng hơn nữa để trở nên dễ hiểu và hấp dẫn với những người xem ngày càng pro, chứ không chỉ là 1 tập các hình ảnh rời rạc để nhắc nhở người xem cần phải ghi nhớ. Mặt khác, người xem cần chuẩn bị kiến thức nhất định cho mình khi đi xem phim, nhất là xem phim lịch sử, khi mà mỗi chi tiết của nó luôn ẩn dụ nhiều câu chuyện, nhiều lớp nghĩa phía sau.

E thấy film truyền tải khá nhiều thông điệp hay ho, cái này mỗi người cảm nhận khác nhau, về kịch bản khá OK

Cái bàn ở đây là cách truyền tải hơi nông dân, dân ta xem nhiều film tây tàu thấy họ làm cái này khá tốt, nên khi xem film này thấy nó kém thật, cảm giác như xem 1 vở kịch do dân nghiệp dư đóng :(
 
Chỉnh sửa cuối:

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,320
Động cơ
267,423 Mã lực
Giai đoạn 2021-2022, mỗi năm nhà nước chi tài trợ cho điện ảnh Việt Nam làm phim khoảng 50 tỉ, sang 2023 tăng lên độ 100 tỉ.
20 tỉ cho một bộ phim nó là 20-50% ngân sách tài trợ của ngành, xem ra cô Đào xơi còn quá... tàu há mồm. Đào ăn thì các đoàn phim khác nhịn, chuyện bình thường. Nhưng anh sử dụng ngân sách một cách hiệu quả hay không, nó lại là chuyện khác.

Ở đời người ta có câu "liệu cơm gắp mắm", nếu anh thấy với từng đó tiền không đủ làm đại cảnh, không đủ làm phim trường hoành tráng thì phải tính toán để có quy mô hợp lý. Từ trước đến nay rất nhiều đạo diễn trong và ngoài nước đã thành công khi chỉ mô tả đúng một góc nhỏ nhưng làm nổi bật sự ác liệt của cả một chiến trường lớn. Quan trọng là tác phẩm sẽ xây dựng nhân vật thế nào, phát triển kịch bản ra sao để người xem tin tưởng, bị thuyết phục bởi bộ phim, theo đúng ý đồ của những nhà làm phim.
Xem Hà Nội mùa đông năm 46, người khó tính thấy ngay năm 46 lính Pháp và Việt Minh dùng tiểu liên Mat 49, Pháp có cả tăng M41 (cơ khổ, tay nào bảo dùng T34 đi khám lại mắt, hoặc lên chửi bọn facebook nói láo mà không bảo cho bố biết, làm bố google xong bốc phét nhầm). Phim sử dụng cả những loại khí tài nhiều năm sau mới xuất hiện trên chiến trường. Nhưng đó chỉ là những cái thoáng qua vài giây, người ta sẵn sàng chấp nhận vì cái tầm cỡ, thần thái của những nhân vật trong phim được xây dựng quá tốt. Phim không phải là quá xuất sắc, nhưng từng nhân vật chính phụ đều được chăm chút chỉnh chu. Từ hình ảnh lãnh tụ cho đến chiến sĩ, từ cụ già đến em bé... đều tròn vai làm nổi bật tư tưởng của bộ phim. Ít nhất người ta vẫn thấy đây là một bộ phim được làm cẩn thận, có trách nhiệm, chưa nói đến nó thành công ở mức độ nào đó.

Trở lại câu chuyện ả Đào và cái biệt thự. Nếu đạo diễn thấy với số tiền đó không đủ xây biệt thự, có ai cấm anh xây một căn nhà phố vừa phải đủ chất lượng, thẩm mỹ để có người vào ở? Nhưng với khả năng có hạn, anh lại thích xây biệt thự cho oai, anh đã cho ra một căn biệt thự tạp nhạp, dở dang, chày bửa... thì phải bớt kha khá liêm sỉ mới làm được. Nói thế chứ cũng sẽ có những người hợp cạ với anh vào ở thôi. =))
Kết quả về doanh thu của Đào? Vuọt mọi kỳ vọng về phim NN.
Về tác động đến công chúng: vượt mọi kỳ vọng đối với dòng film chọn đề tài kháng chiến.
Về chất lượng: tôi đánh giá là hay. Sạn trong diễn xuất hay kịch bản hoặc đạo diễn: dưới 5%.
Sạn trong dựng hình: chừng 10%.
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,428
Động cơ
622,972 Mã lực
Giai đoạn 2021-2022, mỗi năm nhà nước chi tài trợ cho điện ảnh Việt Nam làm phim khoảng 50 tỉ, sang 2023 tăng lên độ 100 tỉ.
20 tỉ cho một bộ phim nó là 20-50% ngân sách tài trợ của ngành, xem ra cô Đào xơi còn quá... tàu há mồm. Đào ăn thì các đoàn phim khác nhịn, chuyện bình thường. Nhưng anh sử dụng ngân sách một cách hiệu quả hay không, nó lại là chuyện khác.

Ở đời người ta có câu "liệu cơm gắp mắm", nếu anh thấy với từng đó tiền không đủ làm đại cảnh, không đủ làm phim trường hoành tráng thì phải tính toán để có quy mô hợp lý. Từ trước đến nay rất nhiều đạo diễn trong và ngoài nước đã thành công khi chỉ mô tả đúng một góc nhỏ nhưng làm nổi bật sự ác liệt của cả một chiến trường lớn. Quan trọng là tác phẩm sẽ xây dựng nhân vật thế nào, phát triển kịch bản ra sao để người xem tin tưởng, bị thuyết phục bởi bộ phim, theo đúng ý đồ của những nhà làm phim.
Xem Hà Nội mùa đông năm 46, người khó tính thấy ngay năm 46 lính Pháp và Việt Minh dùng tiểu liên Mat 49, Pháp có cả tăng M41 (cơ khổ, tay nào bảo dùng T34 đi khám lại mắt, hoặc lên chửi bọn facebook nói láo mà không bảo cho bố biết, làm bố google xong bốc phét nhầm). Phim sử dụng cả những loại khí tài nhiều năm sau mới xuất hiện trên chiến trường. Nhưng đó chỉ là những cái thoáng qua vài giây, người ta sẵn sàng chấp nhận vì cái tầm cỡ, thần thái của những nhân vật trong phim được xây dựng quá tốt. Phim không phải là quá xuất sắc, nhưng từng nhân vật chính phụ đều được chăm chút chỉnh chu. Từ hình ảnh lãnh tụ cho đến chiến sĩ, từ cụ già đến em bé... đều tròn vai làm nổi bật tư tưởng của bộ phim. Ít nhất người ta vẫn thấy đây là một bộ phim được làm cẩn thận, có trách nhiệm, chưa nói đến nó thành công ở mức độ nào đó.

Trở lại câu chuyện ả Đào và cái biệt thự. Nếu đạo diễn thấy với số tiền đó không đủ xây biệt thự, có ai cấm anh xây một căn nhà phố vừa phải đủ chất lượng, thẩm mỹ để có người vào ở? Nhưng với khả năng có hạn, anh lại thích xây biệt thự cho oai, anh đã cho ra một căn biệt thự tạp nhạp, dở dang, chày bửa... thì phải bớt kha khá liêm sỉ mới làm được. Nói thế chứ cũng sẽ có những người hợp cạ với anh vào ở thôi. =))
Ồ, hiệu quả? Phim này tiền vé thu về vượt quá tiền đầu tư rồi, so với các phim khác chiếu xong vài hôm cất kho mà vẫn còn đi so sánh hiệu quả?
Tại sao phim VN chất lượng thấp? Là vì số lượng ít quá. Cứ có chi phí làm số lượng gấp 100 lần xem có lên tay hay không?
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,320
Động cơ
267,423 Mã lực
Nôm na đây là 1 bộ phim khó xem, vì 2 lẽ: 1 nó đòi hỏi người xem có nền kiến thức lịch sử văn hóa nhất định về HN giai đoạn kháng chiến 9 năm chống Pháp, thậm chí là từ thời HN thất thủ, để hiểu sự thua kém mọi mặt của phía VN.

2. Mục tiêu của phim có lẽ là muốn gợi nhắc lại các sự kiện, hình ảnh điển hình của giai đoạn hào hùng đó. Câu chuyện trong phim chỉ là phương tiện để giúp các sự kiện đó xuất hiện mà thôi. Nhưng do kịch bản xây dựng câu chuyện đó chưa tới, chưa sâu chuỗi các sự kiện đó thành 1 câu chuyện logic, dễ hiểu, dễ cảm nhận. Nó na ná như câu chuyện của các cụ già ôn cố tri tân, không đầu không cuối, ngổn ngang các sự kiện, nhưng người trong cuộc thì truyện trò sôi nổi, còn người ngoài cuộc thì cứ há hốc mồm lắc đầu, nghe lõm bõm câu được câu chăng, chịu không hiểu gì được.

Do đó, với đa số người xem là những người có khoảng cách 2-3 thế hệ với những nhân vật trong phim, thì phim này thú vị, nhưng khó hiểu.

Túm lại, để phim xem thấy hay, 1 mặt kịch bản phim cần được đầu tư kỹ lưỡng hơn nữa để trở nên dễ hiểu và hấp dẫn vớ những người xem ngày càng pro, chứ không chỉ là 1 tập các hình ảnh rời rạc để nhắc nhở người xem cần phải ghi nhớ. Mặt khác, người xem cần chuẩn bị kiến thức nhất định cho mình khi đi xem phim, nhất là xem phim lịch sử, khi mà mỗi chi tiết của nó luôn ẩn dụ nhiều câu chuyện, lớp nghĩa phía sau.
Ít người được như cụ quá. Tôi đợt này bận quá nên đầu hàng các cụ ấy cho nhanh.
 

Tuankhoi001

Xe tải
Biển số
OF-816773
Ngày cấp bằng
31/7/22
Số km
463
Động cơ
10,588 Mã lực
Kết quả về doanh thu của Đào? Vuọt mọi kỳ vọng về phim NN.
Về tác động đến công chúng: vượt mọi kỳ vọng đối với dòng film chọn đề tài kháng chiến.
Về chất lượng: tôi đánh giá là hay. Sạn trong diễn xuất hay kịch bản hoặc đạo diễn: dưới 5%.
Sạn trong dựng hình: chừng 10%.
Ồ, hiệu quả? Phim này tiền vé thu về vượt quá tiền đầu tư rồi, so với các phim khác chiếu xong vài hôm cất kho mà vẫn còn đi so sánh hiệu quả?
Phim nhà nước tính doanh thu có mà... nhục. Có dám đưa số liệu để bên thứ 3 kiểm tra online đâu mà tính. Doanh thu tự công bố so với phim khác của tư nhân chiếu cùng thời điểm lại chưa bằng... 1 phần 20.
Phim lên rạp giá vé giảm một nữa, rạp không thu phí phát hành. Doanh thu đúng bằng chi phí làm phim. Thế rạp nhà nước chạy bằng nước lã hay bằng điện? Các cụm rạp tư nhân cho chiếu nhờ có tính đồng nào không? Phim chả dám cho bán vé online, kêu là... trục trặc phần mềm. Trong khi các phim khác chiếu cùng thời điểm thì vô tư, có trục trặc gì đâu. Nếu tính đúng, tính đủ, giá vé cạnh tranh sòng phẳng, rạp ăn 50-55%, có mà lỗ sặc máu.

Nhưng thôi, bỏ qua việc so với phim tư nhân. Phim nhà nước tệ đến mức này mà vẫn được ca tụng, so sánh với những phim làm xong rồi cất kho thì nói thật nền điện ảnh quốc doanh nó đã tụt đến đáy rồi. Thảo nào cái hãng Phim truyện Việt Nam, cánh chim đầu đàn của điện ảnh VN bao nhiêu năm nay như cái nhà hoang, đi ngang chán chả muốn bước chân vào.

1729252251080.png

1729252203356.png
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,428
Động cơ
622,972 Mã lực
Phim nhà nước tính doanh thu có mà... nhục. Có dám đưa số liệu để bên thứ 3 kiểm tra online đâu mà tính. Doanh thu tự công bố so với phim khác của tư nhân chiếu cùng thời điểm lại chưa bằng... 1 phần 20.
Phim lên rạp giá vé giảm một nữa, rạp không thu phí phát hành. Doanh thu đúng bằng chi phí làm phim. Thế rạp nhà nước chạy bằng nước lã hay bằng điện? Các cụm rạp tư nhân cho chiếu nhờ có tính đồng nào không? Phim chả dám cho bán vé online, kêu là... trục trặc phần mềm. Trong khi các phim khác chiếu cùng thời điểm thì vô tư, có trục trặc gì đâu. Nếu tính đúng, tính đủ, giá vé cạnh tranh sòng phẳng, rạp ăn 50-55%, có mà lỗ sặc máu.

Nhưng thôi, bỏ qua việc so với phim tư nhân. Phim nhà nước tệ đến mức này mà vẫn được ca tụng, so sánh với những phim làm xong rồi cất kho thì nói thật nền điện ảnh quốc doanh nó đã tụt đến đáy rồi. Thảo nào cái hãng Phim truyện Việt Nam, cánh chim đầu đàn của điện ảnh VN bao nhiêu năm nay như cái nhà hoang, đi ngang chán chả muốn bước chân vào.

View attachment 8790887
View attachment 8790885
Mỗi năm làm được có 1-2 phim thì còn muốn gì? Chỉ có thế mà đẻ ra được phim Oscar thì đi cắn thuốc lắc cho nhanh. Cắn xong tưởng mình là siêu nhân ngay.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top