Т-90 chống lại M1 Abrams
3/11/2010 11:14:00 PM
Nhiều thông tin trên báo chí khẳng định, ở tình trạng như hiện nay, Т-90 không thể được coi là xe tăng hiện đại. Mỹ coi tăng chủ lực M1A1 Abrams của họ là loại tăng tốt nhất thế giới, là đỉnh cao sáng tạo và cỗ máy giết chóc bất khả chiến bại. Theo họ, tăng Т-90 của Nga, đã lạc hậu vô hình ngay tại thời điểm ra đời nên không thể là đối thủ của M-1.
Т-90 và М1А1 Abrams là các đại diện tiêu biểu của các trường phái chế tạo xe tăng Liên Xô và phương Tây, áp dụng các ý tưởng thiết kế và công nghệ khác nhau.
Т-90 là biến thể hiện đại hoá sâu của loại tăng tin cậy và được kiểm nghiệm tốt trong thực tế Т-72, được chế tạo sau khi Liên Xô đã sụp đổ và hấp thụ tất cả những gì tốt nhất của các xe tăng Liên Xô. Pháo chình của T-90 là biến thể cải tiến của pháo nòng trơn 125 mm 2А46М4.
Vỏ giáp của xe tăng gia tăng gần như 3 lần so với các biến thể đầu của Т-72 và bao gồm cả vỏ giáp thụ động vững chắc với loại giáp đặc biệt kiểu “bán tích cực, cũng như giáp đông học “tích cực” (giáp phản ứng nổ) lắp liền, nên xe có mức độ bọc giáp cao mà không vượt quá những hạn chế về trọng lượng quy định bởi những thông số cơ động chiến lược.
T-90
Tăng chủ lực T-90 của quân đội Ấn Độ với tên gọi BHISHMA
Tăng chủ lực M1 Abrams của Mỹ
Xe tăng chủ lực М1 Abrams được chế tạo trước hết không phải để làm xe tăng đột phá mà như phương tiện chống tăng mà nhiệm vụ của nó là chặn đứng hay ít ra là làm chậm các làn sóng xe tăng Liên Xô đang lao đến eo biển Măng-sơ.
M1 được chế tạo với sự hợp tác chặt chẽ với các nhà chế tạo xe tăng Đức, song với đặc điểm của Mỹ. Kể từ biến thể М1А1, xe tăng được lắp pháo chính là pháo 120 mm М-256, vốn là biến thể cải tiến đôi chút của pháo Rh-120 của Đức.
Vỏ giáp của các biến thể đầu tiên của M1 là vỏ giáp phức hợp, nhiều lớp kiểu Chobham được chế tạo ở Anh. Các biến thể sau này sử dụng vỏ giáp có sử dụng gốm uranium thế hệ 1 và 2.
Vỏ giáp tháp xe tăng Т-90 thuộc loại “bán tích cực”. Ở phần trước tháp có 2 mặt phẳng nghiêng 55 độ so với trục dọc của pháo, trong đó có bố trí các bộ phận giáp đặc biệt kiểu “bán tích cực”.
Cấu trúc vỏ giáp với các tấm “phản xạ” là một vật cản gồm 3 lớp: các tấm thép, các vật liệu lót và tấm thép mỏng. Hiệu suất nhờ sử dụng các tấm “phản xạ” có thể đạt 40% so với vỏ giáp đồng nhất cùng trọng lượng. Ngoài ra, T-90 còn được lắp tổ hợp giáp phản ứng lắp liền Kontakt-5, có hiệu quả chống cả đạn xuyên lõm lẫn đạn xuyên giáp dưới cỡ. Kontakt-5 bảo đảm xung bên sườn mạnh, cho phép làm mất ổn định hoặc phá huỷ lõi xuyên của đạn xuyên giáp dưới cỡ trước khi nó bắt đầu xuyênphá giáp chính.
Т-90 lần đầu tiên được lắp hàng loạt hệ thống đối phó quang-điện tử TShU-1-7 Shtora-1. Shtora-1 dùng để bảo vệ xe tăng tránh bị các vũ khí chống tăng có điều khiển dùng hệ dẫn lệnh bán tự động như TOW, HOT, Milan, Dragon, dùng đầu tự dẫn laser như Maverick, Hellfire, Copperhead, cũng như các hệ thống pháo sử dụng máy đo xa laser tiêu diệt.
Tháp tăng М1А1 gồm các tấm giáp thép bên ngoài và bên trong, được liên kết bằng các khung xương ngang cứng, giữa chúng có bố trí các bộ phận giáp đặc biệt bằng vật liệu kim loại và phi kim loại. Nhờ có mật độ cao (mật độ uranium 19,03 g/cm3), các tấm này với độ dày tối thiểu tạo ra hiệu ứng “nổ” đã cản phá tác động của dòng lửa xuyên lõm.