Tôi thì ủng hộ bác [@anhtho;71045].
Vì tôi cũng ko tìm thấy cái quy định nào về việc Đường ưu tiên lại ko được ưu tiên kiểu bác [@ubisapro;335434] "Chỉ được ưu tiên khi 2 xe đồng thời đến, thì hướng phụ phải nhường".
Bác lại phải đi định nghĩa cái Đồng thời.
Tôi ko phải là thằng đi nâng bi cho mấy thằng tây long nose.
Nhưng những gì chúng ta đang có về Biển chỉ đường, Đèn giao thông, rồi Quy tắc giao thông...., là copy của chúng nó. Cả cái quy định Phải trước Trái cũng vậy.
Và thằng tây nói như sau:
Đường ưu tiên: Anh được đi với tốc độ cho phép trong cái chỗ đó (city = 50kmh; ngoài city có biển riêng, ko có biển gì thì cứ 80kmh mà gõ).
Còn các ông khác phải đợi, cho đến khi cái ông Ưu tiên kia biến.
Quay lại cái vụ "Xe vào giao cắt trước được đi trước đó là điều hiển nhiên, ko chỉ ở Vn.":
Nếu đúng như thế, khi bác đang đi đường ưu tiên, cứ cho là 40kmh, một ông từ bên trái (phải đợi) phi đại vào trước mũi bác.
Cái ngã tư chỉ có mươi mét, nó phi vào như vậy, bác phanh làm sao nổi?
Đi như thế thì đâm suốt ngày.
Để tránh các trường hợp như vậy, họ mới đẻ ra cái Đèn giao thông, để ông đường phụ ko phải đợi lâu quá.
Ban đêm, nó cắt đèn, và ông Đường chính lại được ưu tiên, nhưng việc nhường đường cũng ko có ảnh hưởng xấu, vì ít xe.
Ngoài ra, tây nó quy định: Chỗ nào có biển Ưu tiên, thì cũng phải có biển Nhường ưu tiên. Hai cái ấy luôn song hành.
Mục đích: Để mình biết mình phải nhường - và ông kia biết là ông ấy được nhường.
Ở Việt nam, nhiều khi tôi thấy biển Nhường ưu tiên (tam giác), nhưng hình như chưa bao giờ thấy cái biển Ưu tiên kia.
Nhắc lại một chút: Vụ xe Camry bị xe khách tông ở Đà Nẵng, hiển nhiên là xe Camry vào giao cắt trước (thì mới bị tông ngang sườn).
Bác [@ubisapro;335434] có thấy lãnh đạo nào (tiến xĩ Khuất, rồi bác Trưởng ban an toàn GT quốc gia) nhắc nhở về Ai vào giao cắt trước không?
Toàn là Xe khách chạy nhanh quá, rồi 106/50, 85/50, hoặc 120/80......
Hết ạ.
Em đang nghỉ ngơi thì cụ gọi vào.
Cụ mới đề cập đến 1 chiều, mà cuộc sống và luật pháp là đa chiều. Luật giao thông và các nghị định quy định rồi,(như cụ nói thì cúng là xuất phát từ các kinh đô ánh sáng mà ra) chúng ta chỉ là người thực thi! Cụ sẽ tìm được điều cụ cần nếu như cụ không coi thường các thông tin cụ ubisapro cung cấp ở trên.
Tàu hỏa đang đi trên đường ray riêng, qua giao cắt vẫn phải giảm tốc độ và còi đèn báo hiệu, nếu phía trước vướng(vướng có nghĩa là người ta đã ở đấy trước mình rồi) mà vẫn có thể dừng tàu lại thì bắt buôc phải dừng, không dừng được thì phải giảm tốc. Còn giải quyết nguyên nhân đúng sai thì căn cứ vào các yếu tố tại hiện trường như đã có báo hiệu đường ngang chưa, đã hú còi đèn chưa, đã quan sát khi qua đường ra chưa.... Nhưng va chạm với tàu hỏa lại là vấn đề không ai mong muốn dẫu đúng hay sai phải không các cụ?
Đây là ví dụ cho trường hợp ưu tiên rất điển hình của tàu hỏa.
Vậy trong chúng ta đã có cụ nào có loại phưong tiện nào có quyền ưu tiên hơn được tàu hỏa?
Trứoc khi qua giao cắt thì phải giảm tốc và quan sát, đường là hướng ưu tiên và được đi 80km/h không có nghĩa giữ nguyên tốc độ qua giao cắt. Xảy ra va chạm thì thắng thua hạ hồi phân giải!
Hầu các cụ 1 chút:
Thói quen cứu mạng khi qua giao lộ
Không bao giờ vượt xe khác tại giao lộ dù khuất tầm nhìn ở bất kỳ hướng nào
Theo thông tin từ trang Roadtrip tại Mỹ, giao lộ là nơi nguy hiểm nhất đối với bất kỳ lái xe nào. Thống kê cho thấy có tới hơn 80% số vụ tai nạn giao thông ở các thành phố là xảy ra ở các giao lộ. Nguồn tin trên cũng kết luận rằng trong số những vụ tai nạn ôtô tại giao lộ thì phần lớn là bị đâm vào mạn sườn xe.
Nhưng mỗi lái xe cần làm gì, trước tiên là để đảm bảo tính mạng cho bản thân và tiếp đó là bảo vệ sự an toàn cho những người xung quanh?
1. Giảm tốc và liếc trái trước tiên
Tháng 3/2013: Một chiếc xe taxi đã bị một xe hai bánh chạy tốc độ cao vượt đèn đỏ đâm vào cánh cửa bên lái khi đi qua ngã tư Trường Trinh – Tôn Thất Tùng (Hà Nội). Hậu quả là người đi xe máy bị thương nặng, còn xe taxi bị bẹp rúm cánh cửa.
Hiển nhiên là bạn được đi khi đèn xanh, nhưng hãy giảm tốc độ hoặc xuất phát thật từ từ nếu trước đó dừng đèn đỏ, liếc nhanh hướng bên trái trước, rồi liếc bên phải, rồi lại liếc bên trái một lần nữa, bởi nguy hiểm sẽ đến từ bên trái trước (với hệ thống giao thông đi bên phải).
Nếu giao lộ khuất tầm nhìn, thì tốc độ phải giảm tới mức lái xe có thể kịp phản ứng khi có xe chạy cắt ngang từ bên trái, rồi tiếp đến là bên phải. Tuyệt đối không đi qua giao lộ nếu chưa nhìn rõ hai hướng ở đường cắt ngang.
2. Quan sát và phán đoán xung quanh
Tháng 6/2013: Một thành viên diễn đàn OF đã gây tai nạn cho một xe máy đi cùng chiều khi người lái xe máy bất ngờ rẽ trái mà không bật xi-nhan ở gần Sao Đỏ - Hải Dương. Người đi xe máy bị ngã, nhưng rất may là chỉ bị thương nhẹ.
Trong số những xe ở hướng đi ngược lại chuẩn bị qua giao lộ, rất có thể có những lái xe lơ đễnh quên bật xi-nhan hoặc có bật nhưng rất muộn (đặc biệt là xe hai bánh). Xe đi cùng chiều cũng vậy, họ có thể rẽ bất chợt trước mặt bạn mà không xi-nhan, thậm chí thực tế đã có trường hợp bật xi-nhan một bên nhưng lại rẽ bên kia. Chính vì vậy, bạn cần phán đoán hành vi của họ qua ánh mắt, cử chỉ của đầu hoặc qua bánh trước chứ không nên quá tin vào đèn tín hiệu và luôn chuẩn bị sẵn sàng phanh gấp.
3. Phanh “nhại” xe bên cạnh che tầm nhìn
Tháng 11/2012: Lái xe của một chiếc Hyundai Getz đã hú hồn khi tránh được vụ va chạm tại ngã tư phố Huế - Trần Nhân Tông (Hà Nội). Chị vô tình không nhận thấy là chiếc xe buýt đi bên cạnh đang phanh do có một xe hai bánh rẽ trái từ làn xe máy.
Đây có lẽ là từ khá mới đối với nhiều người khi tham gia giao thông, nhưng lại là mấu chốt để giúp bạn thoát khỏi những vụ tai nạn đáng tiếc. Khi đang đi song song với một chiếc xe khác khiến bạn bị khuất tầm nhìn ở giao lộ từ bất kỳ một hướng nào, nếu thấy xe đó phanh/giảm tốc thì bạn nhất định phải phanh/giảm tốc theo xe đó. Lý do là lái xe đó đã quan sát thấy trước một mối nguy hiểm đang tới nên xử lý (phanh) hoặc đề phòng (giảm tốc). Chỉ vượt xe khác khi bạn nhìn rõ khả năng an toàn từ mọi hướng.
4. Quan sát tất cả các làn đối diện khi rẽ trái
Tháng 4/2013: Một chiếc xe 4 chỗ đã va chạm với một xe hai bánh ngay sau khi rẽ trái cắt đầu một xe 7 chỗ khác tại giao lộ Nguyên Hồng – Huỳnh Thúc Kháng (Hà Nội). Rất may là va chạm nhẹ nên không thiệt hại về người.
Cắt đầu một xe khác khi rẽ trái hoặc quay đầu là bạn đang tự đặt mình vào tình huống cực kỳ nguy hiểm. Xe bị cắt đầu có thể nhường bạn và phanh kịp, nhưng các xe đi ngay sau xe đó ở làn bên cạnh có thể sẽ không nhìn thấy bạn và ngược lại bạn cũng không thấy họ do chiếc xe bị bạn cắt đầu che khuất. Thường trong những tình huống này, khoảng cách di chuyển giữa các xe là rất ngắn, lại rất bất ngờ, nên khả năng xảy ra va chạm rất cao.
5. Đặc biệt chú ý các điểm mù
Cuối năm 2012: Một chiếc Camry khi rẽ phải từ Dương Đình Nghệ ra Phạm Hùng (Hà Nội) đã va chạm với một xe hai bánh đi cùng chiều. Người lái xe hai bánh bị thương nhẹ, còn xe ôtô bị móp cửa bên phụ.
Khi rẽ phải, tâm lý của nhiều lái xe là chủ quan do nghĩ rằng mình đã đi sát bên phải của làn ngoài cùng và bật xi-nhan từ trước đó. Trong khi đó, nhiều xe hai bánh đi bên cạnh sẽ không thấy ôtô bật đèn tín hiệu, đặc biệt là các dòng xe không tích hợp đèn xi-nhan trên gương ngoài, hoặc có thấy nhưng không kịp tránh. Người lái ôtô thì nhiều khi chỉ liếc gương chiếu hậu, mà quên mất rằng có những phương tiện khác đi ngay bên cạnh nhưng không nhìn thấy qua gương.
Theo Autocar Vietnam