- Biển số
- OF-87189
- Ngày cấp bằng
- 2/3/11
- Số km
- 25
- Động cơ
- 408,450 Mã lực
Cụ chạy thử con Mazda 2 MT 1.5 là biết liền. Tăng tốc cực nhanh.
Cụ phải nói so trong hoàn cảnh nào chứ. Người máy có thể bê vác khỏe, nhưng gắp món ăn thì làm sao bằng tay người được !Một bên là máy một bên là người thì so sánh làm sao được
Cụ ơi, hãng đưa tin MT như vậy chưa phải time ngắn nhất của MT đâu. Hãng nó dựa trên vòng tua phù hợp để sang số cho MT, chứ với mình cần time ngắn nhất thì ép số tại các vòng tua cao nhất, time sẽ ngắn hơn nữa.Các cụ có thể nhìn bức ảnh này, đây là 1 ví dụ, Volvo V70
theo như thông số của hãng đưa ra thì 6 số manual sẽ là 7.7 sec, còn 6 số với hộp số Powershift thì là 7.9 sec
em chụp tạm một bức ảnh cho nên ko thể hiện được cụ thể.
em ko nghĩ vậy cụ ợ, những người thử xe ở đây toàn các EXPERT đới cụ ạ, chắc chắn họ phải tính toán chán rồi mới đưa ra thông số như thế chứ, họ đâu dám tùy tiện cứ đưa thông tin bừa ra đấy đâuCụ ơi, hãng đưa tin MT như vậy chưa phải time ngắn nhất của MT đâu. Hãng nó dựa trên vòng tua phù hợp để sang số cho MT, chứ với mình cần time ngắn nhất thì ép số tại các vòng tua cao nhất, time sẽ ngắn hơn nữa.
Theo e thì tùy người lái nhưng nếu lái như nhau thì MT tăng tốc nhanh hơnEm đang có câu hỏi muốn nhờ các bro giải đáp , em đọc trên mạng thấy 2 luồng ý kiến trái chiều nhau là :
Xe số tay ( MT) tăng tốc nhanh hơn xe số tự động (AT) và ngược lại, các bro biết có thể giải đáp rõ hơn cho em là cái nào tăng nhanh hơn và tại sao ?
thank !
à quên hỏi các cụ luôn xe số tự động kô đề được , đùn xe đi liệu có nổ được không ?
thank all !
theo ngu ý của e là: khi người ta thiết kế số tự động, khi vòng tua máy đạt khoảng 2000v/phút thì sẽ tự động chuyển số. Còn xe MT, mình sẽ có gia tốc cao hơn khi vòng tua lớn hơn 2000v/phút, có thể là 3000 hoặc 4000, lúc đó lợi dụng được gia tốc lớn của các số nhỏ nên xe sẽ vượt dễ hơn. đấy là ưu điểm khi xe đua thường là số MT.Em không nghĩ thế đâu. Em đã chạy 1 con AT 2.0 xuyên Việt mà nhiều lúc vượt xe bí lắm. Vấn đề là các van điện tử nó ko theo ý mình, nó muốn sao cho vòng tua và tốc độ hợp lý nhất để đỡ hao xăng. Nhưng khi vượt, ta cần xe phải nhanh nhất, xăng ko còn quan trọng nữa.
Bác giải thích rất sát nhưng còn thiếu 1 phần khi xe "bức phá" ở tốc độ và số thấp, cần lực kéo mạnh: đó là ma sát của các lá côn ở xe MT khác hoàn toàn cách truyền lực qua dòng chất lỏng của AT. Khi côn được thả hoàn toàn thì hầu như không còn hiện tượng trượt (như rà côn) ở xe MT (truyền hoàn toàn 100% lực từ máy), trong khi với xe AT thì chuyển động của 2 phần trước và sau ly hợp vẫn khác nhau (lực từ máy không hoàn toàn 100% được truyền qua). Những xe AT không có nút OD nhưng nhún ga "kick down" vẫn làm cho số lùi lại 1 cấp để "ép số". Tuy vậy, khi ga mạnh vẫn cảm giác thấy chất lỏng trong hộp số "sôi" rất mạnh (chắc em trình bầy không gẫy góc, nhưng dễ hiểu nhất là lúc xe vẫn cài số, máy vẫn nổ và phanh để xe đứng ở xe AT, nhưng với MT thì máy chết ngay!).Điểm khác biệt lớn giữa hộp số AT và hộp số MT là ở bộ ly hợp (côn). Xe AT thường là ly hợp thủy lực, xe MT ly hợp cơ khí do đó xe AT thường bị trễ sau khi chuyển số do hệ thống thủy lực cần 1 thời gian nhất định để bơm đủ dầu ép ly hợp. Lực truyền từ động cơ xuống cầu xe của AT nó gián tiếp qua dầu hộp số nên có sự "trượt" khi đạp thốc ga (giống vê côn MT), còn với xe MT là truyền động cơ khí trực tiếp nên sức bứt mạnh hơn. Ngoài ra chíp điện tử của xe AT làm việc theo 1 chương trình định sẵn có tính toán nhằm đảm bảo an toàn, bền bỉ cho hộp số nên sẽ xử lý các thao tác tuần tự 1 cách "điềm đạm" hơn là sự "cố ép" hay "nóng vội" của người lái với xe MT.