Cụ này đã dốt lại còn thích phán bừa! Theo cách trả lời của cụ thì em chắc chắn là cụ chưa hề biết vê côn tăng tốc là cái quái gì!
Nguyên lý của nó như sau:
+ Khi xe khởi hành, nếu cụ chạy AT, bắt buộc cụ phải khởi động từ 1k rpm trở đi, nhưng xe MT thì có thể vê côn để bắt đầu từ bất cứ vòng tua nào, nhờ đó mà tận dụng được moment xoắn tối đa của xe ngay từ lúc khởi hành.
+ Khi đổi số, xe AT sẽ tự động giảm ga để vòng tua máy ăn khớp với số mới, điều đó có nghĩa là xe AT sẽ mất công suất trong khoảng thời gian sang số. Xe MT thì ngược lại, nó có thể giữ nguyên ga tối đa mà lên số. Tuy quá trình đổi số lâu hơn, nhưng moment xoắn lại được tích tụ ở bánh đà động cơ (thông qua tốc độ vòng tua máy), nên sau khi chuyển số xong, moment xoắn mà hộp số nhận được sẽ lớn hơn rất nhiều so với AT.
Cách thực hiện, cụ thể là với con forte của cụ:
*Khâu chuẩn bị: tìm hiểu về xe
Moment xoắn tối đa: 159 Nm @ 4.200 rpm
Công suất tối đa: 124 ps @ 6.300 rpm
Hộp số: em không rành hộp số 6 cấp, nên lấy tạm hộp số 5 cấp làm ví dụ:
1st: 7km/h / 1k rpm
2nd: 15km/h / 1k rpm
*Khâu thực hiện:
+ Trước khi khởi hành: vào sẵn số 1, đạp côn.
+ Xuất phát: chân phải đạp lút ga, chân trái nhả côn vừa phải (vị trí vừa đủ để khởi hành dốc 5%), nhìn vào đồng hồ tốc độ vòng tua máy & tốc độ xe.
+ Giữ nguyên chân côn, khi thấy tốc độ vòng tua sắp vượt 5k rpm thì nới chân côn ra (chân ga vẫn nằm yên ở vị trí tối đa), nếu tốc độ vòng tua xuống dưới 4k thì không được nới chân côn ra nữa. Không được để tốc độ vòng tua vượt quá 5k rpm, không được để thấp hơn 4k rpm, cũng như không được để trượt bánh trong giai đoạn này.
+ Chờ tốc độ xe lên được 35~40km/h thì thả hẳn côn ra, không vê côn nữa.
+ Chờ tốc độ vòng tua lên khoảng 7.5k, đạp côn, chuyển sang số 2.
+ Nhả côn với tốc độ vừa phải, thường thì trong khoảng thời gian 1s là ok. Nếu thấy hiện tượng trượt bánh xảy ra thì lần sau nhả côn chậm hơn một chút. Nếu không bị trượt bánh thì lần sau có thể thử nghiệm nhả côn với tốc độ cao hơn.
100 km/h tương ứng với 6.6k rpm ở số 2.
Lưu ý là chân ga luôn đạp hết mức trong toàn bộ quá trình.
Quá trình trên mô tả thì dài, nhưng trong thực tế thì rất nhanh, cần phải tập ít nhất vài lần mới nhuyễn được.