Em chém tiếp vụ quảng cáo cho loại bình cứu hỏa F-500 EA với cái dung dịch chữa cháy thấm sâu vào kết cấu pin và vì sao nó tào lao:
- Pin cái máy tính cũng có loại 3, 5, 7 cell. Pin ô tô, xe điện cũng nhiều cell và nhiều cục nối với nhau với lớp vỏ, màng ngăn cách. Không hiểu thấm sâu vào cấu trúc pin là thấm sâu như thế nào với các vỏ màng ngăn cách này.
- khi pin phát cháy (không phải chỉ là bốc khói âm ỉ) thì thường sẽ chuyển sang trạng thái cháy dữ dội, lửa phun phè phè thì cái áp suất của dung dịch chữa cháy phun ra không đủ để đưa dung dịch tiếp cận được tới pin. Hoặc nhìn theo cách khác thì tốc độ cháy quá nhanh, có kịp chạy đi kiếm cái bình chữa cháy không là một chuyện. Như link dưới đây là cục pin xe điện và đã tháo ra để ở ngoài.
Cháy pin xe máy điện ở Trung Quốc - Nguồn: báo Tiến Phong
- Pin để ở cốp xe, dưới chỗ để chân, hoặc phức tạp hơn như trong ô tô là dưới gầm xe. Đặc biệt ở ô tô thì cục pin bị che chắn nhiều nên việc phun xịt cho cái gì tới được cục pin (nguồn cháy) là vấn đề rất khó khăn và gần như không thể.
Do vậy nếu các cụ định mua loại bình cứu hỏa trên để phòng cháy pin Li thì nên cân nhắc theo hoàn cảnh và mục đích sử dụng của mình. Đừng mua vì nỗi sợ.
Bản thân trang web mà cụ mintalicca trích dẫn cũng gọi dung dịch chữa cháy loại này là chất làm mát (cooling agent). Nó có tác dụng hạ nhiệt đám cháy và theo em thì tác dụng tốt nhất đối với cháy pin của loại dung dịch này là làm mát, ngăn ngừa cháy lan.
Với cục pin để ở ngoài, như pin cho hệ thống điện mặt trời của một cụ ở đây thì em nghĩ là hiệu quả cao (không đồng nghĩa với việc dập tắt nguồn cháy). Với pin xe đạp điện xe máy điện, do phương tiện nhỏ, vị trí đặt pin vẫn tiếp xúc được thì hiệu quả tương đối trong việc giảm nhiệt, ngăn cháy lan. Tương đối vì nếu pin bị phá hoại nặng, phản ứng cháy dữ dội thì chạy tụt quần vẫn không kịp lấy cái bình để xịt. Với xe ô tô điện, cục pin lớn, vị trí pin khó tiếp xúc, theo em là hiệu quả hạn chế. Nên đầu tư vào các biện pháp cách ly vật lý ở chỗ đỗ/sạc xe để giảm cháy lan, và các phương tiện cảnh báo để biết mà chạy sớm.
1 KWh = 0,86kg TNT nhé các cụ, qui đổi theo mức năng lượng, chứ không có nghĩa là nó sẽ nổ như TNT.
Bình thường năng lượng (điện-hóa) sạc và xả được kiểm soát bởi bo mạch của pin, tải của thiết bị. Khi tháo nhiệt (thermal runaway - nhiều nguyên nhân miễn bàn, bàn em cũng deck hiểu) năng lượng đã được tích lũy trong pin bị xả không kiểm soát. Cả một đống electron tích tụ bị phóng ra và đây là nguồn gây cháy, nên đừng hy vọng dập tắt nguồn cháy của pin Li-ion. Có hạ nhiệt nó vẫn cháy cho tới khi xả hết cái đám năng lượng đã tích lũy. May mắn là tốc độ giải phóng năng lượng này nhanh nhưng không đủ nhanh như thuốc nổ, nếu không cứ nghĩ cái pin ô tô đã sạc được 50KWh nó nổ, tương đương gần nửa tạ TNT, chắc chung cư lại như 11/9.