[Thảo luận] Xe mất phanh trôi 200m ở gần Mai Dịch

xmen

Xe buýt
Biển số
OF-130
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
623
Động cơ
587,340 Mã lực
Theo em đúng là đi AT phải đi 1 chân phải, tuy nhiên sẽ có lúc có thể phải dùng cả chân trái trong tinh huống khó để chống vọt khi lên 1 cái gờ nào đó chẳng hạn, còn khi đã đi trên đường rồi thì cái chân trái phải để ở đúng chỗ cái gờ để chân trái mà xe AT nào cũng có. (b)
 

KienNT71

Xe tải
Biển số
OF-58321
Ngày cấp bằng
4/3/10
Số km
437
Động cơ
448,870 Mã lực
Nơi ở
Sì Goòng, Q1
1. Em cũng biết vậy, nên luôn nhờ thợ chỉnh chân côn sao cho hành trình côn dài hơn chút. Mình cũng tiếc lá côn nên gác hờ lên đó thôi. Nếu gác mạnh thì biết ngay vì xe bị mớm côn thì tốc độ sẽ khác.
2. Đã đi quen xe thì chẳng có chuyện "chẳng may" đâu bác. Tì chân đến đâu nó thành thôi quen rồi mà.
3. Phanh động cơ tức là phanh số đấy ạ. Phanh số chỉ cần thiết khi đổ dốc, và phải chủ động để về số thích hợp. Còn nếu không chả mấy chốc mà tan hộp số. Nếu không đổ dốc thì em luôn đạp côn khi đạp phanh.
Cụ lại sai rồi, ở đường bằng hoặc đi trong phố cũng không được vừa côn vừa phanh, bao giờ cũng là phanh trước để giảm đến tốc độ phù hợp rồi mới đạp côn sang số phù hợp để đi tiếp. Em chưa nghe ai nói hỏng hộp số vì cái này.

Hộp số và động cơ là hệ bánh răng, kết nối với nhau qua ly hợp (côn), khi máy quay nhanh hơn hộp số thì nó kéo hộp số, còn khi ngược lại thì hộp số kéo máy, làm sao mà hỏng được. Khi cụ nhả ga thì động cơ quay chậm lại, hộp số và bánh xe đang quay nhanh hơn thì phải kéo động cơ và động cơ ghì bánh lại, vậy thôi.

Vừa côn vừa phanh là NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI, em chưa nghe thầy nào dạy kỹ năng này hết...Em thà phanh đến dừng hẳn, chết máy luôn, còn hơn đâm chết người...

Khi tình huống khẩn cấp xảy ra không ai có thể nói trước là mình sẽ phản xạ thế nào, vì lúc đó là phản xạ có điều kiện, chân tay tự nó xử lý chứ mình làm sao mà suy nghĩ xem phải đạp cái gì trước cái gì sau, vì thế bỏ chân trái ra khỏi bàn côn là để loại trừ việc vô ý đạp cả 2 chân, hộp số bị ly hợp ra khỏi động cơ và tự trôi theo quán tính, dẫn đến xe trôi, quãng đường phanh sẽ bị kéo dài ra hơn so với trường hợp có sự tham gia "ghì" của động cơ. Giảm được cm nào là đỡ cm đó, thêm vài phân có thể đè chết người ta...
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-33813
Ngày cấp bằng
23/4/09
Số km
123
Động cơ
477,320 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ LX 66củ!!! Em nghĩ rằng có vấn đề gì đó không thể là cuống hay nhầm chân ga, chân phanh!
Các cụ đang đi quen MT mà chuyển AT bao giờ cũng có thói quen chân côn, điều đó làm cho xe bị phanh gấp thôi! chứ làm xe "điên" thì ko thể!!!
Mà đã là lx có kinh nghiệm thì bao giờ cũng phanh trước, côn sau! Cụ nào mà côn trước hay về N sau đó mới phanh thì: "nghiêm túc xem lại cách lx!" dạo này em đọc nhiều cụ: đợ côn, đổ đèo tắt máy, đổ đèo về Mo... các cụ mà đi thế thì sẽ có ngày về "MO" thật!!!
 
Chỉnh sửa cuối:

thichlexus

Xe điện
Biển số
OF-20947
Ngày cấp bằng
9/9/08
Số km
3,468
Động cơ
537,673 Mã lực
Nơi ở
Quán bia hơi
Có bác nào biết tình hình các nạn nhân giờ ra sao update cho mọi người với. Cầu mong không có ai bị làm sao đến tính mạng.
 

Meo Thamlam

Xe lăn
Biển số
OF-15733
Ngày cấp bằng
30/4/08
Số km
11,344
Động cơ
619,678 Mã lực
Nơi ở
Cognotiv Việt Nam
Website
www.cognotiv.vn
Nghe các bác thông tin mà thấy hãi ! Không biết có nạn nhân nào không????:'(
 

Spippo

Xe máy
Biển số
OF-54457
Ngày cấp bằng
7/1/10
Số km
92
Động cơ
451,020 Mã lực
Nếu gác mạnh thì biết ngay vì xe bị mớm côn thì tốc độ sẽ khác.
Theo em biết thì mớm côn rùi thì xe chỉ chạy theo đà thui chứ (chậm dần đều) ... lúc này có đạp ga thì máy cũng chỉ rú lên thôi chứ chẳng chạy nhanh hơn đc tí nào
 

KienNT71

Xe tải
Biển số
OF-58321
Ngày cấp bằng
4/3/10
Số km
437
Động cơ
448,870 Mã lực
Nơi ở
Sì Goòng, Q1
Theo em biết thì mớm côn rùi thì xe chỉ chạy theo đà thui chứ (chậm dần đều) ... lúc này có đạp ga thì máy cũng chỉ rú lên thôi chứ chẳng chạy nhanh hơn đc tí nào
Đạp hết côn thì xe chạy theo đà, còn mớm côn là xe vọt lên đó bác...
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,782
Động cơ
8,918 Mã lực
Bác lái MT thế là sai hết cả cơ bản rồi.

Côn là chỉ để sang số, nên khi không sang số thì chân không được tỳ lên bàn côn, dù là nhẹ. Có 3 lý do không để hờ chân lên bàn côn là:
1. Côn sẽ mòn rất nhanh nếu thường xuyên bị đè (bằng 1 lực có thể không mạnh).
2. Nếu chẳng may tỳ mạnh hơn một chút thì tỷ số truyền sẽ tăng làm xe vọt mạnh, số 4 có thể công suất bằng số 2 và dễ gây tai nạn.
3 Nếu gặp tình huống khẩn cấp mà chẳng may đạp cả 2 chân thì xe không có phanh động cơ, sẽ trôi theo quán tính làm quãng đường phanh dài hơn nhiều.

Đi đúng MT là chân trái bỏ ra ngoài, nếu gặp hình huống cần giảm tốc thì đầu tiên là phải phanh và chỉ phanh mà thôi, sau khi dừng hẳn hoặc chuẩn bị đi tiếp thì tùy theo tốc độ, theo tình huống thực tế, lúc này mới đạp côn để sang số thích hợp rồi đi tiếp.

Nếu đi đúng thế thì sang lái AT cũng vậy, chân trái luôn thoải mái (vì chỉ tham gia khi sang số), không tham gia khi xử lý tình huống khẩn cấp và nếu có đạp vào chốn hư không thì cũng không sao cả.

Chân không bao giờ được "tìm bàn côn" hay "tìm bàn phanh", mà phải luyện nguội cho quen tới mức phản xạ, khi cần là đạp trúng, nếu không thì xin đừng lái ra đường
Cụ nào giải thích hộ em cái đoạn đo đỏ cho em thông cái. Đạp phanh cho đến khi xe dừng hẳn rồi mới dùng côn thì xe tắt máy rồi còn đâu, đấy là kinh nghiệm em lái một số xe. Có thể xe của cụ ấy thông minh hơn chăng?
 

zhao

Xe tải
Biển số
OF-29581
Ngày cấp bằng
20/2/09
Số km
250
Động cơ
484,700 Mã lực
Bác lái MT thế là sai hết cả cơ bản rồi.

Côn là chỉ để sang số, nên khi không sang số thì chân không được tỳ lên bàn côn, dù là nhẹ. Có 3 lý do không để hờ chân lên bàn côn là:
1. Côn sẽ mòn rất nhanh nếu thường xuyên bị đè (bằng 1 lực có thể không mạnh).
2. Nếu chẳng may tỳ mạnh hơn một chút thì tỷ số truyền sẽ tăng làm xe vọt mạnh, số 4 có thể công suất bằng số 2 và dễ gây tai nạn.
3 Nếu gặp tình huống khẩn cấp mà chẳng may đạp cả 2 chân thì xe không có phanh động cơ, sẽ trôi theo quán tính làm quãng đường phanh dài hơn nhiều.

Đi đúng MT là chân trái bỏ ra ngoài, nếu gặp hình huống cần giảm tốc thì đầu tiên là phải phanh và chỉ phanh mà thôi, sau khi dừng hẳn hoặc chuẩn bị đi tiếp thì tùy theo tốc độ, theo tình huống thực tế, lúc này mới đạp côn để sang số thích hợp rồi đi tiếp.

Nếu đi đúng thế thì sang lái AT cũng vậy, chân trái luôn thoải mái (vì chỉ tham gia khi sang số), không tham gia khi xử lý tình huống khẩn cấp và nếu có đạp vào chốn hư không thì cũng không sao cả.

Chân không bao giờ được "tìm bàn côn" hay "tìm bàn phanh", mà phải luyện nguội cho quen tới mức phản xạ, khi cần là đạp trúng, nếu không thì xin đừng lái ra đường
Tui cũng thắc mắc bài viết này ...
 

haoach

Xe tải
Biển số
OF-34147
Ngày cấp bằng
27/4/09
Số km
213
Động cơ
477,730 Mã lực
Nơi ở
Thái Hà-Hà Nội
Bác lái MT thế là sai hết cả cơ bản rồi.

Côn là chỉ để sang số, nên khi không sang số thì chân không được tỳ lên bàn côn, dù là nhẹ. Có 3 lý do không để hờ chân lên bàn côn là:
1. Côn sẽ mòn rất nhanh nếu thường xuyên bị đè (bằng 1 lực có thể không mạnh).
2. Nếu chẳng may tỳ mạnh hơn một chút thì tỷ số truyền sẽ tăng làm xe vọt mạnh, số 4 có thể công suất bằng số 2 và dễ gây tai nạn.
3 Nếu gặp tình huống khẩn cấp mà chẳng may đạp cả 2 chân thì xe không có phanh động cơ, sẽ trôi theo quán tính làm quãng đường phanh dài hơn nhiều.

Đi đúng MT là chân trái bỏ ra ngoài, nếu gặp hình huống cần giảm tốc thì đầu tiên là phải phanh và chỉ phanh mà thôi, sau khi dừng hẳn hoặc chuẩn bị đi tiếp thì tùy theo tốc độ, theo tình huống thực tế, lúc này mới đạp côn để sang số thích hợp rồi đi tiếp.

Nếu đi đúng thế thì sang lái AT cũng vậy, chân trái luôn thoải mái (vì chỉ tham gia khi sang số), không tham gia khi xử lý tình huống khẩn cấp và nếu có đạp vào chốn hư không thì cũng không sao cả.

Chân không bao giờ được "tìm bàn côn" hay "tìm bàn phanh", mà phải luyện nguội cho quen tới mức phản xạ, khi cần là đạp trúng, nếu không thì xin đừng lái ra đường
Báo cáo cụ là mấy cái đỏ đỏ ấy không chuẩn đâu còn tại sao không chuẩn em sẽ hầu chuyện cụ sau!
 

ECO-arch

Xe tăng
Biển số
OF-53110
Ngày cấp bằng
18/12/09
Số km
1,013
Động cơ
462,300 Mã lực
Cụ KienNT71 hình như chưa chạy xe 4B MT và xe 2B côn tay bao giờ thì phải, nếu không thì cụ đang xui dại người ta.
Tì côn để chạy ép số thấp đỡ giật, đỡ gằn máy, nôm na là để giảm bớt hệ số truyền động, xe mà tì côn để số 4 có công suất bằng sô 2 thì em cũng đến chịu chả hiểu xe gì.
Phanh mà không dí côn, đến khi dừng hẳn mới sang số đi tiếp, em cũng chịu chưa thấy loại xe MT nào như vậy không chết máy, cả 2B cũng vậy, cứ gọi là gập mặt dúi dụi.
Em đồ rằng cụ mới chỉ chạy AT thôi phỏng ạ?
 

KienNT71

Xe tải
Biển số
OF-58321
Ngày cấp bằng
4/3/10
Số km
437
Động cơ
448,870 Mã lực
Nơi ở
Sì Goòng, Q1
Thưa cụ là em chạy có 4 đời Win100 từ tem xanh đến tem tím đến tem rách và hiện đang chạy 525i số sàn 5 cấp ạ.

Cụ thử gài số 4 hoặc số 3 rồi mớm nửa côn hoặc 1/3 côn, gọi là vê côn đấy, xem xe nó có vọt như ngựa không? Chạy xe Win khi vượt xe ngoài QL, cụ có thể về số 4 để vọt hoặc để số 5 rồi vê nửa côn để vọt cũng đc

Về cái "dừng hẳn" thì hơi sai một tý nhưng đúng là "gần dừng hẳn" mới đạp côn cụ ạ

Chắc các cụ toàn lái non, đi xe MT sợ nhất là chết máy (chứ không phải chết người) nên lúc nào cũng côn, côn, côn :)) Hoặc là toàn lái trong phố, không đụng chạm đường trường và đèo dốc nên lúc nào cũng chỉ lo đỡ côn, đỡ côn, đỡ côn, :)) Đổ xuống đèo mà đỡ côn, đỡ côn thì nhanh lên báo cáo tình hình ATGT với anh Ngọc Hoàng lắm

Còn về tỷ số truyền thì mời các cụ xem lại, vd số 1 tỷ số truyền là 9:1, số 3 là 4.5:1, số 5 là 2.25:1, khi các cụ vê côn để chạy số 3 với tốc độ xe chậm như số 1 thì tỷ số truyền tăng hay giảm (từ 4,5 lên 9 là tăng hay giảm) và công suất thằng nào cao hơn?

Nói nôm na thì cùng 1 vòng tua máy, (1000v/phút), số 1 có tỷ số truyền cao nhất, công suất cao nhất nhưng xe chạy chậm nhất, nhưng dù chậm vẫn nguy hiểm vì nó vọt mạnh, dừng xe khó hơn, nên lúc gặp tai nạn mà đang ở số thấp hoặc đang vê côn thì cầm chắc là nghiến chết người ta chứ dừng xe sao được...

Cụ nào cứ thử nghiệm thế này xem em đúng hay sai nhé: đang chạy gần đến ngã tư đèn đỏ, ở số 5, rà thắng từ từ cho xe chậm lại, gần dừng hẳn thì đạp côn, về Mo, phanh lại đứng chờ, bỏ chân côn ra, lúc nào đèn xanh thì đạp côn vào số 1 đi tiếp, máy có chết không? Còn nếu trong lúc chầm chậm thả đến ngã tư mà đèn nó chuyển xanh thì đạp côn sang tắt từ số 5 về số 2 (ví dụ là xe còn trôi khoảng >10km/h) rồi đi tiếp luôn, có chết máy không? Có cần đỡ côn liên tục trong khi phanh không? Hộp số ô tô cho phép các cụ sang số tắt từ bất kỳ số nào sang số nào cũng được mà...
 
Chỉnh sửa cuối:

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,264
Động cơ
897,064 Mã lực
Ngày xưa khi bắt đầu học 4B, thầy kích xe lên giữa cánh đồng Định Công trời nắng có mỗi 2 đứa 1 Uát thay nhau đầu tiên học vuốt vô lăng sau chỉ có mỗi động tác côn ra-ga vào và ngược lại, rồi chuyển số giữa các vị trí. Hai chân cứ nhịp nhàng tập nguội giữa trời nắng như thế đúng 1tuần. Sau đó tự lại, cứ như vậy đến tận bây giờ thành quen mất rồi. Đúng là lý thuyết ngày xưa khác hẳn bây giờ. Đang đi trên đường, cứ bất cứ "động tĩnh" gì cảm giác hơi nguy hiểm thì chân trái em đã tự động "cắt côn", còn phanh có khi lại tùy tình huống. Tập đạp phanh 2 guốc của Uát quen, đến khi chạy xe không ABS, những hôm đi sớm mặt đường mùa đông đóng băng mà giao thông -công chính chưa kịp rải đá răm dù thỉnh thoảng có phải chạm chân phanh xe vẫn không trôi vì bánh không bị bó...
Đúng ra mọi thứ đều là lý thuyết, cuối cùng vẫn phải tạo được phản ứng, và quan trọng nhất hiểu được cái xe có thể làm được gì trong điều kiện đường xá đang đi (mặt đường và các phương tiện cùng tham gia giao thông khác). Khi điều khiển nó thì không nên bắt nó chạy tới ngưỡng, luôn quan sát phía trước để dự đoán trước các tình huống có thể xảy ra.
Rà côn thì sẽ hại côn, nhưng điều kiện đường Việt Nam mình để xe chạy đỡ giật thì phải chuyển số và chân côn cũng phải làm việc liên tục!
 
Chỉnh sửa cuối:

KienNT71

Xe tải
Biển số
OF-58321
Ngày cấp bằng
4/3/10
Số km
437
Động cơ
448,870 Mã lực
Nơi ở
Sì Goòng, Q1
Ngày xưa khi bắt đầu học 4B, thầy kích xe lên giữa cánh đồng Định Công trời nắng có mỗi 2 đứa 1 Uát thay nhau đầu tiên học vuốt vô lăng sau chỉ có mỗi động tác côn ra-ga vào và ngược lại, rồi chuyển số giữa các vị trí. Hai chân cứ nhịp nhàng tập nguội giữa trời nắng như thế đúng 1tuần. Sau đó tự lại, cứ như vậy đến tận bây giờ thành quen mất rồi. Đúng là lý thuyết ngày xưa khác hẳn bây giờ. Đang đi trên đường, cứ bất cứ "động tĩnh" gì cảm giác hơi nguy hiểm thì chân trái em đã tự động "cắt côn", còn phanh có khi lại tùy tình huống!
Hự, đang chạy trên cao tốc khoảng 100km/h mà gặp thằng đi trước 5 giây bị nổ lốp thì cụ phanh trước hay côn trước ạ? :)):))
 

KienNT71

Xe tải
Biển số
OF-58321
Ngày cấp bằng
4/3/10
Số km
437
Động cơ
448,870 Mã lực
Nơi ở
Sì Goòng, Q1
Em chạy MT 10 năm nay, đi hết đất nước VN từ Móng Cái đến Cà Mau rồi mà chưa được vinh hạnh va chạm phát nào nghiêm trọng, trừ cái chuyện xe máy nó quẹt mình trong phố. Em toàn phanh trước - côn sau - chỉ dùng côn khi sang số, và chuyện chết máy hầu như không có. Xe em có cái chỗ gác chân trái, em tận dụng tối đa để cho chân nghỉ, sử dụng côn ít lắm...

Em tuyệt đối không bao giờ dùng chân trái để xử lý tình huống cả, chỉ dùng nó để xử lý sau khi tình huống đã kết thúc thôi

Gặp tình huống xấu thì ưu tiên số 1 phải là giảm tốc xe hoặc dừng xe, vì vậy chỉ có nhả ga đạp phanh (bằng chân phải), chuyện côn số kệ xác nó cho đến khi nào loại trừ xong nguy hiểm thì mới tính đến chuyện vào số mấy để đi tiếp, nên không cần dùng đến côn nhiều đâu ạ, thậm chí nếu có khả năng tai nạn chết người thì cứ phanh đã, chết máy cũng đâu có sao??

Việc dùng phanh thế nào thì phải hiểu con xe mình đang lái, tốc độ mình đang đi: xe thấp có ABS thì cứ nhấn lút chân phanh, tùy theo thực tế mà đánh lái hay không. Còn xe cao, nhẹ, không có ABS thì phải nhồi nhiều đúp để giảm tốc nhưng vẫn còn lái. Nếu đạp lút cán thì bó 4 bánh và 4 điểm bánh xe trượt trên mặt đường theo quán tính và vì thế mất lái luôn (lái chỉ còn dẫn hướng được khi bánh còn quay).

Có lần em lái Suzuki chở lợn 7 chỗ chạy khoảng 90km/h trên QL18 đoạn Phả Lại, đột nhiên trước em khoảng vài chục mét có bà già đi xe đạp cùng chiều rẽ vèo sang trái để qua đường. Lựa chọn của em lúc ấy là chỉ ngớt ga và vỉa theo bà già đến gần phía bên kia đường mới dám rà thắng và vỉa trở lại, thoát. Quả đấy phanh lút cán thì lật xe chết luôn mà chưa chắc bà già kia thoát chết, tự nhiên mình xử lý thế thôi chứ sau đó không thể lý giải sao mình làm thế, bà ấy rẽ vào làng rùi mà em còn dừng xe, chân tay run lẩy bẩy chừng 15 phút sau, hút hết 3 điếu thuốc mới dám lên xe chạy tiếp...

Hồi đầu em mới lái, chân phải toàn nhấc ra để chuyển từ đạp ga sang đạp phanh hoặc ngược lại, sau 1 lần đi xe tốc hành HN-Móng Cái ngồi ngay sau tài xế mới thấy cha đó để gót chân một chỗ, xoay qua xoay lại để xử lý phanh & ga, nên em học được cách này.

Chân ga nằm thấp hơn chân phanh, nên khi để gót 1 chỗ thì bàn chân đạp trọn bàn phanh nhưng khi đạp ga thì hơi xa, chủ yếu đạp bằng phần mũi chân vào khoảng gốc của bàn ga, vì thế khi đạp ga phải tốn sức hơn đạp phanh, nhưng hóa ra lại an toàn vì chỉ dùng phần mũi chân thì khó đạp ga lút cán nhưng lại dễ đạp phanh lút cán bằng cả bàn chân ==> lái xe an toàn hơn nhiều...
 
Chỉnh sửa cuối:

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,264
Động cơ
897,064 Mã lực
Hự, đang chạy trên cao tốc khoảng 100km/h mà gặp thằng đi trước 5 giây bị nổ lốp thì cụ phanh trước hay côn trước ạ? :)):))
Ở tốc độ và khoảng cách đó thì chắc chỉ còn bó tay thôi!
Trên đường cao tốc em không dám bám đuôi xe như các bác tài khác vẫn làm. Tuy vậy, tụi em cũng được hướng dẫn sơ qua cho xử lý gặp tai nạn trên đường cao tốc và họ vẫn khuyên không nên tránh va chạm bằng mọi giá mà tìm cách hạn chế như phanh và chuẩn bị tư thế "đâm" vào đám tai nạn ạh. Các bác thường khuyên giảm bớt từng cm của vạch phanh. Nhưng ngồi trên xe nếu ra đường trường em thường cố gắng giảm cả trăm mét, còn trong phố thì cũng cố gắng đến mét tối đa!
(Có khi số lần em phải phanh "cháy" lê bánh trên mặt đường đến giờ số đốt của 1 ngón tay vẫn thừa, vì em đi rất "dát". Cái bằng đầu tiên của em hình như tháng 7 năm 1989 - em đi thi 4 lần và cả bằng ta và bằng tây thì có 4 cái cơ, vì tội đến chỗ mới cố đi rồi đổi muộn thôi)!
 
Chỉnh sửa cuối:

KienNT71

Xe tải
Biển số
OF-58321
Ngày cấp bằng
4/3/10
Số km
437
Động cơ
448,870 Mã lực
Nơi ở
Sì Goòng, Q1
Nó nổ lốp bất ngờ nhưng nó vẫn còn chạy, dù là chậm dần lại, chứ không dừng lại ngay tắp lự, nên khoảng cách 5 giây vẫn đủ để cho mình rà thắng và lựa chọn phương án đánh lái hoặc đâm thẳng. Em là em cứ phanh phát đã, mặc kệ côn số. Đến lúc nào xong tình huống rồi em mới tính đến chuyện chân trái làm gì...

@bác coolpix: em là Newbie_SG trên vnphoto đây mà, hì hì...
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,264
Động cơ
897,064 Mã lực
Chào bác Kiên!
Em được hướng dẫn xử lý tai nạn trên đường cao tốc (có được tập)!
Bác nói như thế, cái xe nổ lốp nó phản ứng bất thường lắm, có nhiều cái nó còn văng, lộn... Chỗ ý chỉ có mỗi cái giảm tốc độ (nhưng em không miết phanh nếu xe không có ABS), ở tốc độ 100km/h bỏ chân ga ra là tốc độ xe đã giảm rất nhanh nếu đi MT (nhưng 5" thì kinh lắm, chắc không kịp cầu nguyện đâu bác Kiên ơi!).
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top